LỜI NÓI ĐẦU Trong nhà trường phổ thông nói chung và các trường trung học phổ thông nói riêng, nếu như chúng ta khai thác tốt nội dung bài học môn Giáo Dục Công Dân (GDCD) sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hình thành nên những nhân cách tốt đẹp cho học sinh, góp phần làm đẹp xã hội. Thế nhưng, thực tế không như mong muốn của chúng ta. Bởi lẽ, trong nhà trường hiện nay không ít thầy, cô giáo còn có tư tưởng xem thường, coi nhẹ môn học, chưa thấy được vai trò tích cực của bộ môn trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức ở học sinh. Thậm chí, còn nhiều thầy, cô giáo có thái độ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên giảng dạy bộ môn bằng những lời lẽ thiếu sự tôn trọng và thông cảm đồng nghiệp như: “ Dạy như môn GDCD hoặc học như học môn GDCD”, suy nghĩ ấy vẫn còn đọng lại ở thầy cô thử hỏi về phía học sinh các em có thái độ trân trọng môn học hay không! … Đối với học sinh, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của môn GDCD trong nhà trường nên chưa có cái nhìn đúng đắn về môn học từ đó, các em thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho bộ môn so với các môn học khác hơn nữa, các em lại chịu áp lực quá lớn từ gia đình là chỉ nên đầu tư nhiều cho các môn tốn , lý, hố … còn môn GDCD chỉ là môn học phụ, không cần thiết phải đầu tư chỉ cần ngồi cho có là đạt yêu cầu. Chính từ lẽ đó mà bản thân giáo viên giảng dạy bộ môn luôn mặc cảm với đồng nghiệp, thiếu tự tin trong giảng dạy, dẫn đến tình trạng dạy qua loa, dạy cho có dạy nên môn học này ngày càng bị hạ thấp so với vai trò vốn có của nó trong nhà trường phổ thông là giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, hình thành ở các em hình ảnh con người mới xã hội chủ nghĩa. Vai trò môn hocï bị hạ thấp, phẩm chất đạo đức của học sinh ngày càng sa sút nhiều vi phạm nghiêm trọng về đạo đức và pháp luật đang ở tình trạng báo động trong học sinh và sinh viên hiện nay. Để góp phần nâng cao giá trị con người mới xã hội chủ nghĩa, hồn thành tốt nhiệm vụ trồng người của người giáo viên giảng dạy bộ SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 1 môn GDCD trong nhà trường phổ thông, bản thân tôi xét thấy việc cần thiết nâng cao vai trò môn học trong trường trung học là điều cần thiết vì đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó cho ngành giáo dục. Với những lý do đó, mà tôi chọn nội dung “ Nâng cao vai trò môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm cho mình. CƠ SỞ LÝ LUẬN Cùng với sự phát triển của xã hội lồi người, nhân loại từng bước chảy qua các nền văn minh khác nhau, từ nền văn minh nông nghiệp cho đến văn minh tin học hiện đại. Dù rằng mỗi thời đại có những lý do khác nhau để tiến hành tổ chức bộ máy nhà nước hay cách thức để tiến hành quản lý xã hội thế nhưng, ở mọi giai đoạn lịch sử đều có chung một điểm cơ bản đó chính là quan niệm của họ về việc giáo dục đạo đức – pháp luật cho con người như thế nào? và giáo dục những nội dung cơ bản gì? SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 2 để vừa thúc đẩy sự phát triển của xã hội đồng thời, phù hợp với quy luật phát triển chung của thời đại. Hay nói cách khác, Đạo đức và pháp luật luôn là người bạn đồng hành với xu thế phát triển của xã hội lồi người. Thực tế đã chứng minh, Nhân loại dù ở thời kỳ nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay tư bản chủ nghĩa… Muốn ổn định lâu dài và bền vững không thể thiếu một nền tảng vững chắc đó chính là đạo đức và pháp luật. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức – pháp luật cho con người trong xã hội là điều cần thiết, một xã hội muốn có trật tự, kỷ cương, ổn định về mặt chính trị, phát triển mạnh về kinh tế lâu dài thì xã hội đó không thể không xây dựng một phạm trù đạo đức và pháp luật cho xã hội mình, tất nhiên phạm trù đó phải phù hợp với quyền và lợi ích của giai cấp đang quản lý xã hội. Xã hội ta là xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì không có lý do gì mà chúng ta thiếu nền tảng đạo đức – pháp luật trong việc xây dựng nhân cách phẩm chất con người mới. Đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) thì vấn đề giáo dục về truyền thống quý báu của dân tộc càng phải được phát huy tốt hơn vì đó là tài sản vô giá mà đã qua bao thế hệ cha ông ta vun đấp nên. Vì vậy, ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI đảng ta khẳng định sự cần thiết phải “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mỗi cá nhân cần thiết phải biết trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đạo đức và pháp luật, biết phải làm gì và làm như thế nào để phát huy tốt đẹp những truyền thống quý báu của cha ông, góp phần nâng cao giá trị nền văn hóa Việt Nam trên trường thế giới nhưng vẫn thể hiện rõ nét nhất, đặc trưng nhất của nền văn hóa dân tộc có hơn 4000 năm văn hiến. Nhiệm vụ đó không chỉ của riêng ai nhưng người đóng vai trò tích cực nhất cho việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất cho thế trẻ không ai khác hơn là những thầy, cô giáo đang giảng dạy bộ môn GDCD. Thế nhưng, trong đa số chúng ta nói chung và học sinh của ta nói riêng khi nói đến bộ môn GDCD hay môn triết học, đạo đức học, kinh tế học … chúng ta đều có SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 3 cùng chung một cảm giác như nhau đó chính là sự ngán ngẩm, chán trường. Bởi đây là môn học mang một đặc trưng khá đặc biệt, đó là sự khô khan, mang tính triết lý, trừu tượng một cách tương đối khuôn mẫu, bài bản. Nhất là, khi tìm hiểu về các vấn đề chính trị, về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thì càng không được hiểu sai lầm về quan điểm cả về tư tưởng. Chính vì thế, mà khi tiếp xúc với môn học chúng ta đều có chung một thái độ e ngại. Hơn nữa, trong nhà trường của ta hiện nay giáo viên chuyên trách ở môn học này chưa sâu vì vậy mà việc đầu tư cho bộ môn chưa cao, chưa phát huy tốt những đặc trưng cơ bản của bộ môn với lẽ đó mà vị thế của môn học chưa thật sự xứng với tầm vóc của nó trong trường phổ thông từ đó dẫn đến học sinh tỏ ra thái độ thiếu tích cực trong việc tìm hiểu môn học Giáo dục công dân. Nhưng nếu chúng ta chịu khó hơn một chút cho việc tìm hiểu, nghiên cứu bộ môn, có thời gian đầu tư tốt cho bài giảng thì chúng ta sẽ giúp các em thấy được vị trí, vai trò tích cực của bộ môn đối với mọi lĩnh vực của đời sống, kích thích ở các em có niềm say mê nghiên cứu môn học trong mối quan hệ với các môn học khác trong nhà trường như: Văn, tốn, lý, hố … Đặc biệt là trong việc giáo dục phẩm chất, đạo đức cho các em, hình thành ở các em lối sống lành mạnh, trong sáng, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà chúng đã là thành viên chính thức của WTO, để hội nhập cùng với xu thế phát triển chung của nhân loại thì vấn đề nâng cao nhận thức về quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết từ đó, các em sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, vận dụng tốt hơn về mọi vấn đề của cuộc sống trong đó, bao gồm cà vấn đề tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại một cách có sáng tạo. Dân tộc ta xưa nay luôn có một truyền thống tốt đẹp đó chính là biết tiếp cận nền văn hố của nhân loại một cách sáng tạo để làm giàu cho bản sắc văn hố dân tộc mình. Thế nhưng, gần đây một bộ phận không ít trong giới trẻ của chúng ta, có cả học sinh, sinh viên lại tiếp thu nền văn hố nước ngồi một cách thụ động, gập khuôn, máy móc dần dần tự đánh mất đi vẻ đẹp của chính mình, đánh mất đi cái tinh túy nhất SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 4 của dân tộc… Có phải chăng đó là do chúng ta còn quá lơ là trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh? Lồi người đã bước và thời đại của nền văn minh tin học, sự việc xung quanh chúng ta luôn thay đổi từng giờ, từng phút việc thiếu thốn thông tin sẽ dẫn chúng ta đến tình trạng lạc hậu. Trong khi ấy, chúng ta không thể tách mình ra khỏi sự phát triển chung của nhân loại. Vì vậy, việc nâng cao vị thế của môn GDCD trong nhà trường phổ thông là điều không thể thiếu nhằm tăng cường việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, trang bị cho các em kiến thức cơ bản về cuộc sống, về khoa học kỹ thuật – Công nghệ và cả những điều có tính chất thời sự như: Các vấn đề chiến tranh, dân số, môi trường… để các em có thể vững bước vào đời hồ cùng với xu thế đi lên của thanh niên thế giới, góp phần vào thắng lợi chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay của đất nước. Với vai trò và ý nghĩa như đã trình bày, tôi thấy rằng sự cần thiết phải nâng cao vị thế của bộ môn trong nhà trường là điều mà ta cần phải tiến hành ngay nhưng để môn học thật sự phát huy được tính tích cực của nó đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự đầu tư thỏa đáng cho môn học, từng bước tạo ra uy tín của bộ môn đối với học sinh góp phần vào thành công chung của nhà trường trong công tác trồng người. Đóng góp vào kết quả chung đó, từng bước cuốn hút các em vào việc học tập bộ môn, xem môn học nhưng là món ăn tinh thần cần thiết, không thể thiếu trong học tập của bản thân, luôn tự hiểu rằng môn GDCD là môn học cần thiết cho những ai là người Việt thì cần phải biết, hiểu và vận dụng như thế nào cho phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc mà bao đời nay cha ông ta đã gìn giữ. Với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã từng thực hiện bởi nó đã và đang mang lại cho tôi nhiều niềm tin trong nhiều giờ dạy. SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 5 NỘI DUNG CƠ BẢN Như trên đã trình bày, từng bước nâng cao vai trò của môn GDCD trong nhà trường phổ thông, phát huy tính tích cực của môn học vào việc giáo dục, chăm bồi phẩm chất đạo đức, tình cảm cho các em, hình thành nhân cách sống có ích cho xã hội, tiến đến việc xây dựng hồn chỉnh về mẫu người mới trong công cuộc đổi mới hiện nay có đầy đủ phẩm chất đạo đức cách mạng cũng như các tri thức khoa học cần thiết để hội nhập cùng xu thế phát triển của thời đại. Mà trước mắt là rèn luyện ý thức tôn trọng tính kỷ luật, tính tập thể, có tinh thần thái độ đúng đắn trong học tập, trong giao tiếp … Để làm được điều này theo tôi người giáo viên đứng lớp cần thực hiện một số công việc như sau: SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 6 IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để thực hiện tốt các vấn đề trên, theo tôi chúng ta cần chú ý đến một số nội dung cơ bản sau: - Giáo viên cần tạo được uy tín trước học sinh. - Định hướng ý thức học tập cho các em. - Tạo được không khí thoải mái cho các em trong học tập. - Tuỳ vào nội dung bài học mà giáo viên giúp các em nhận thức được cần học và làm gì cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó mà giáo dục các em phát huy đúng hướng. V/ KẾT QỦA THỰC HIỆN Trên đây là những vấn đề, những nội dung mà tôi đã từng thực hiện và đã đem lại cho tôi bước đầu thành công ở một số lớp. Vì vậy, mong rằng thầy, cô sẽ đóng góp thêm ý kiến cho tôi để góp phần thành công vào công tác giảng dạy bộ môn cũng như giáo dục học sinh, từng bước nâng cao vị thế môn học trong nhà trường THPT của chúng ta. VI/ KIẾN NGHỊ Nhằm từng bước nâng cao vị trí, vai trò của môn học trong nhà trường đóng góp vào thành tích chung trong việc giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: - Tránh tư tưởng cho rằng đây là một môn học phụ, môn học không cần thiết. SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 7 - Cần có sự giúp đỡ tích cực của Ban giám hiệu, Đồn trường và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em. - Tổ chuyên môn cần tạo điều kiện thật tốt để giáo viên hồn thành tốt công việc góp phần nâng cao vị thế môn học trong nhà trường. MỤC LỤC I/ Lời nói đầu Trang 1 II/ Cơ sở lý luận Trang 3 III/ Nội dung cơ bản Trang 8 1/ Khâu chuẩn bị Trang 8 2/ soạn bài và tiến hành bài dạy Trang 11 3/ Yêu cầu ở học sinh Trang 12 IV/ Biện pháp thực hiện Trang 13 SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 8 V/ Kết qủa thực hiện Trang 13 VI/ Kiến nghị Trang 14 SKKN (GDCD/ 2007 – 2008) Mã Anh Phong. 9 . tâm mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó cho ngành giáo dục. Với những lý do đó, mà tôi chọn nội dung “ Nâng cao vai trò môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông làm đề tài viết sáng. Phong. 1 môn GDCD trong nhà trường phổ thông, bản thân tôi xét thấy việc cần thiết nâng cao vai trò môn học trong trường trung học là điều cần thiết vì đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà. NÓI ĐẦU Trong nhà trường phổ thông nói chung và các trường trung học phổ thông nói riêng, nếu như chúng ta khai thác tốt nội dung bài học môn Giáo Dục Công Dân (GDCD) sẽ góp phần tích cực trong