1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao vai trò của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay”.

30 4K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

Kinh tế tri thức là một khái niệm mới, về nội hàm, kinh tế tri thức phản ánh một trình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người. Hiện nay xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộng trên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai gần. Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết đón bắt và tận dụng cơ hội. Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo ra thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với các nước phát triển.Thời đại đặt ra đối với bất kì quốc gia nào trong nền kinh tế tri thức hiên nay là để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Vậy thì hiện trạng của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Giáo dục cần làm gì trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức? Đó là lý do nhóm đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay”.

Trang 1

MỤC LỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

V NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

Chương 1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 3

1.1 Khái niệm và đặc điểm kinh tế tri thức 3

1.2 Bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức 8

1.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế tri thức 9

Chương 2 THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế tri thức 10

2.2 Những mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tri thức 14

2.3 Thực trạng phát triển kinh tế tri thức Việt Nam xét theo bốn trụ cột 18

Chương 3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC 22

3.1 Đổi mới mô hình giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại 22

3.2 Điều chỉnh cơ cấu giáo dục, đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội 24

3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 24

3.4 Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ giáo viên 25

3.5 Nâng cao sự quản lý của Đảng và chủ động hội nhập 26

VI KẾT LUẬN 28

VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

KINH T GIÁO D C Ế GIÁO DỤC ỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kinh tế tri thức là một khái niệm mới, về nội hàm, kinh tế tri thức phản ánh mộttrình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người Hiện nay xu hướngphát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộng trên mọi khía cạnh, lĩnh vựccủa đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triểntất yếu của xã hội loài người trong tương lai gần Kinh tế tri thức được xác định chính làcánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách vớicác nước phát triển nếu biết đón bắt và tận dụng cơ hội Ngược lại, kinh tế tri thức cũngtạo ra thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụthậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với các nước pháttriển.Thời đại đặt ra đối với bất kì quốc gia nào trong nền kinh tế tri thức hiên nay là đểđáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức phải nâng cao chất lượng giáo dục đàotạo Vậy thì hiện trạng của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Giáodục cần làm gì trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức? Đó là lý do nhóm đã chọn đềtài: “Nâng cao vai trò của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiệnnay”

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này, nhóm kỳ vọng đạt được những mục tiêu sau:

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Thứ nhất, đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang phát triển ở mức

những mặt nào mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục

NHÓM 7 – K11403 1

Trang 3

KINH T GIÁO D C Ế GIÁO DỤC ỤC

thức Giáo dục cần làm gì để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế tri thức

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính và định lượng

ở Việt Nam

Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê cùng một số trang Web

đề cập đến giáo dục và nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

V NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Nội dung đề tài gồm 3 chương có kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan nền kinh tế tri thứcChương 2: Thực trạng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nayChương 3: Nâng cao chất lượng giáo dục trong nền kinh tế tri thức

NHÓM 7 – K11403 2

Trang 4

KINH T GIÁO D C Ế GIÁO DỤC ỤC

Chương 1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.1 Khái niệm và đặc điểm kinh tế tri thức

Từ khi xã hội loài người tiếp nhận hai phát minh vĩ đại là Thuyết Tương đối (AlbertEinstein) và Thuyết Lượng tử (Max Planck) thì khoa học công nghệ phát triển như vũbão Thế kỷ XX bùng nổ cách mạng tri thức và cách mạng thông tin, hệ thống công nghệcao ra đời, lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt lên nấc thang mới, xã hội loài ngườibiến đổi sâu sắc về mọi mặt Nền văn minh công nghiệp chuyển sang nền văn minh trítuệ, nền kinh tế công nghiệp chuyển sang dựa vào nền kinh tế tri thức, xã hội công nghiệpchuyển lên xã hội tri thức, xã hội thông tin

Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960.Trong nhiềunăm qua, kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cảnhững quốc gia phát triển và đang phát triển

Như vậy, nền kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của ba quá trình: phát triển kinh tế thịtrường, phát triển khoa học công nghệ và toàn cầu hóa Nói cách khác, đang có sự chuyểnbiến nền kinh tế toàn cầu dựa vào bắp thịt và tiền vốn sang dựa vào sức mạnh của trí não,dựa trên công nghệ cao mà tiêu biểu là công nghệ thông tin Với sự phát triển của lĩnhvực này, quy trình khoa học – kỹ thuật đến công nghệ sản xuất ngày càng được rút ngắn,lực lượng lao động ngày càng chuyên nghiệp hơn, ứng dụng máy móc hiện đại để thaythế cho con người,…từ đó thúc đẩy tang trưởng kinh tế

Ví dụ, từ năm 1960-1990, tiến bộ công nghệ đã tạo ra 76% tổng tăng trưởng kinh tế

ở Đức, 78% tang trưởng kinh tế ở Nhật, 73% tăng trưởng ở Anh (Nguyễn Văn Hộ, 2001, Kinh tế học giáo dục, trang 65).

Vậy, thế nào là kinh tế tri thức? Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

NHÓM 7 – K11403 3

Trang 5

KINH T GIÁO D C Ế GIÁO DỤC ỤC

Báo cáo kinh tế lấy tri thức làm nền tảng của tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốcchỉ ra rằng: “Kinh tế tri thức là kinh tế xây dựng dựa trên cơ sở sản xuất, phân phối, sửdụng tri thức và thông tin” Tức là, lấy tri thức và khối óc làm yếu tố then chốt để pháttriển kinh tế, và nó tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố lao động và tài nguyên sản xuấtkhác

Năm 1998, Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa: “Một nền kinh

tế dẫn dắt bởi tri thức là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trònổi trội trong quá trình tạo ra của cải”

GS.VS Đặng Hữu cho rằng: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo racủa cải nâng cao chất lượng cuộc sống”

Từ những định nghĩa trên có thể thấy được, tuy khác nhau về cách diễn giải nhưng

nói chung, họ đều nhất trí rằng, nói một cách đơn giản, kinh tế tri thức là kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức Các ngành sản xuất và dịch vụ mới do công nghệ cao tạo ra như các

dịch vụ khoa học công nghệ, các dịch vụ tin học, các ngành công nghiệp công nghệ cao,

… được gọi là ngành kinh tế tri thức Các ngành truyền thống như công nghiệp, nôngnghiệp nếu được cải tạo bằng công nghệ cao mà giá trị do tri thức mới, công nghệ đem lại

chiếm 2/3 tổng giá trị thì những ngành ấy cũng gọi là ngành kinh tế tri thức Nền kinh tế phát triển dựa trên các ngành kinh tế tri thức gọi là nền kinh tế tri thức.

Có nhiều cách miêu tả đặc điểm kinh tế tri thức, nhưng ở đây chú trọng đến các đặcđiểm có liên quan đến đầu tư và phát triển giáo dục

1.1.2.1 Tài nguyên trong nền kinh tế tri thức

Tài nguyên là tất cả những yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm Dựa vào nguồn tàinguyên chủ yếu trong sản xuất, người ta chia ra: nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiênnhiên, nền kinh tế dựa vào vốn, sức lao động,…

NHÓM 7 – K11403 4

Trang 6

KINH T GIÁO D C Ế GIÁO DỤC ỤC

Nền kinh tế tri thức xuất hiện ba loại tài nguyên mới: thông tin, giáo dục và tri thức.Trình độ và chất lượng của công cuộc phát triển kinh tế trong nền kinh tế tri thức phụthuộc vào mức độ khai thác, phân phối và sử dụng ba loại tài nguyên này Đây là tiêu chíquan trọng để so sánh sự khác biêt giữa kinh tế công nghiệp với kinh tế tri thức

1.1.2.2 Lực lượng sản xuất trong nền kinh tế tri thức

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của xã hội ở một thời kỳnhất định, bao gồm các hệ thống tư liệu sản xuất là tư liệu lao động và đối tượng laođộng

Trong nền kinh tế tri thức, sự phát triển của kinh tế tri thức tập trung ở hai mặt:

các đặc trưng công cụ sản xuất và đối tượng lao động thành phần mềm

phát triển rộng khắp và là nhân tố then chốt thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển sanggiai đoạn mới

1.1.2.3 Giá trị của tri thức trong sản phẩm hàng hóa

Trong nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, xét về mặtchủ thể thì lao động trí óc sẽ chiếm vị trí chủ đạo Dựa vào hàm lượng khoa học côngnghệ nhiều hay ít, tri thức cao hay thấp có trong hàng hóa mà người ta chia ra: hàng hóa

có tính lao động, hàng hóa có tính kỹ thuật, hàng hóa có tính tri thức Như vậy, trong nềnkinh tế tri thức, người ta sẽ chú trọng hàm lượng tri thức trong hàng hóa Điều này sẽ dẫnđên sự điều chỉnh lớn về quan niệm sản xuất, các hành vi kinh tế, cạnh tranh trên thịtrường

NHÓM 7 – K11403 5

Trang 7

1.1.2.4 Sự tiêu dùng tri thức

Trong nền kinh tế tri thức, sự tiêu dùng tri thức biểu hiện tập trung ở ba mặt:

và tích lũy tri thức

và thu thập tri thức ngày càng gia tang, đơn cử như thị trường máy tính cá nhân

giá trị lành mạnh, lối sống văn minh, tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và tiến bộ xãhội

1.1.2.5 Một số đặc trưng cơ bản khác

Ngoài những đặc điểm nêu trên, nền kinh tế tri thức còn có một số đặc trưng sau:

công nghệ cao

thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), sự sáng tạo, học tập trở thành nhu cầu thường xuyêncủa mọi người, xã hội của nền kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập

Trang 8

KINH T GIÁO D C Ế GIÁO DỤC ỤC

Bảng So sánh khái quát các thời đại kinh tế

(nguồn: viện nghiên cứu phát triển thành phố HCM)

Kinh tế nông nghiệp

Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức

Đầu vào của SX Lao động, đất đai,

vốn

Lao động, đất đai,vốn, công nghệ, thiếtbị

Lao động, đất đai, vốncông nghệ, thiết bị, tríthức, thông tin

Các quá trình chủ yếu Trồng trọt, chăn

nuôi Chế tạo, gia công Thao tác, điều khiển,kiểm soátĐầu ra của SX Lương thực Của cải, hàng hoá

tiêu dùng, các xínghiệp, nền côngnghiệp

Sản phẩm đáp ứng nhucầu ngày càng cao củacuộc sống, công nghiệptri thức, vốn tri thức

Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là

chủ yếu Công nghiệp và dịchvụ là chủ yếu Các ngành kinh tế trithức thống trị

Công nghệ chủ yếu

thúc đẩy phát triển SD súc vật, cơ giớihoá đơn giản Cơ giới hoá, hoá họchoá, điện khí hoá,

chuyên môn hoá

Công nghệ cao, điện tửhoá, tin học hoá, siêu xa

lộ thông tin, thực ảo…

Cơ cấu xã hội Nông dân Công nhân Công nhân trí thức

Đầu tư cho R&D <0,3% GDP 1-2% GDP >3%GDP

Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Sau trung học

Vai trò của truyền

thông

NHÓM 7 – K11403 7

Trang 9

1.2 Bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), một quốc gia muốn chuyển sangnền kinh tế tri thức cần hình thành bốn trụ cột chính: đó là giáo dục; mạng lưới trung tâmnghiên cứu; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hệ thống thể chế cácchính sách kinh tế

cột chính của nền kinh tế tri thức Bởi, từ trong quá trình đào tạo, con người sẽ nhận thức

và đổi mới tư duy để tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người, từ đó có thể xâydựng nên những thể chế, chính sách phù hợp cho đất nước trong quá trình phát triển; cóđầy đủ tri thức để tìm hiểu, phát minh sáng chế; đồng thời tiếp thu phát triển hệ thống cơ

sở hạ tầng thông tin, đó chính là ba trụ cột còn lại để hình thành nên nền kinh tế tri thức

trung tâm nghiên cứu là rất cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu vẫn đangkhông ngừng mở rộng Đồng thời, từ đó sẽ truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầucủa đất nước, sáng tạo ra những tri thức mới, hay nói cụ thể hơn là các phát minh sángchế giúp phát triển đất nước, và rộng ra là phát triển toàn nhân loại

thức toàn cầu dễ dàng hơn mà ngày nay nhờ công nghệ thông tin, người ta biết rằng “thếgiới phẳng” Một cơ sở hạ tầng thông tin hoàn thiện là nhân tố không thể thiếu trong quátrình phát triển đất nước, vươn lên tầm tri thức mới

phải phù hợp Có thể nói, đây chính là cái khung pháp lý mà dựa vào đó, quốc gia có thểphát triển hay thụt lùi phụ thuộc vào hệ thống thể chế có đáp ứng được trong từng thờiđại

Trang 10

1.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế tri thức

Giáo dục luôn là một vấn đề quan trọng, đáng quan tâm hàng đầu của mỗi quốcgia.Và trong nền kinh tế tri thức, giáo dục càng có vai trò to lớn hơn nữa, như trên đã nói,

đó là một trong bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức

Sự phát triển của khoa học công nghệ đưa thế giới bước vào kỷ nguyên thông tin,

kỷ nguyên tri thức Khoảng cách giữa việc phát minh khoa học công nghệ và việc ứngdụng chúng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại Nền kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi ngườilao động luôn không ngừng học tập, trau dồi khả năng để có thể tạo ra nhiều sản phẩm trithức cao và bắt kịp thời đại Trong bối cảnh đó, đòi hỏi giáo dục phát huy tối đa vai tròcủa mình trong việc giảng dạy và đào tạo Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia vừa phảitrang bị những tri thức và kỹ năng mới, vừa phải thay đổi công nghệ và cách làm, giúpcon người hoạt động sáng tạo, phát huy trình độ chuyên môn, thái độ lao động và lươngtâm nghề nghiệp, giáo dục phải làm được những điều như thế

Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, pháttriển nhân tài, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và cộngđồng, đặt nền tảng cho sự đổi mới và phát triển khoa học công nghệ cho đất nước

Như vậy, có thể nói, giữa giáo dục và nền kinh tế tri thức có mối quan hệ chặt chẽvới nhau Trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, buộc giáo dục luôn phải đổi mới

và phù hợp, giáo dục phải tạo ra được những nhân lực chất lượng cao Ngược lại, nếu nềnkinh tế phát triển không dựa vào tri thức, thì việc giáo dục cũng chẳng phát huy được vaitrò của mình, và mãi cứ đi theo lối mòn, khép kín

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế tri thức

Đánh giá theo những đặc trưng của nền kinh tế tri thức, trong hơn 25 năm đổi mới(1986-2014) vừa qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả, thể hiện chủ yếu như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Liên tục trong nhiều năm, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và

ổn định, đạt trung bình khoảng hơn 8% hàng năm trong giai đoạn 1990 – 2000 và hơn 7%trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay GDP thực tế trên đầu người đạt trung bình hàngnăm khoảng 5,9% trong giai đoạn 2010 – 20013 Tăng trưởng nhanh và ổn định đã cónhững tác động lan toả tích cực đến các khía cạnh khác của đời sống kinh tế- xã hội.Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm vừaqua đã có sự chuyển dịch, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao, trong

đó có những lĩnh vực dựa nhiều vào tri thức, ngày càng tăng, tỷ trọng nông- lâm- ngưnghiệp trong GDP đã giảm đều đặn và tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ đã tănglên tương ứng ( bảng 2.1) Một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ cao, cáclĩnh vữc dựa vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, nghiên cứu pháttriển công nghệ… đã dần dần hình thành và có bước phát triển đáng kể Những lĩnh vựcnày được chờ đợi trở thành đầu tàu thúc đẩy phát triển, đổi mới toàn bộ nền kinh tế

Trang 12

Thứ hai, xây dựng thể chế kinh tế thị trường, tạo điểu kiện thuận lợi cho sự phát

triển của khu vực kinh tế tư nhân:

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc xây dựng hệ thống phápluật kinh tế thị trường, cải cách tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, tăng cường nănglực, tính năng động và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức chú trọng hỗtrợ doanh nghiệp mới và tạo cuộc sống tốt hơn cho người dân, cơ cấu lao động thay đổivới sự từng bước gia tăng của lực lượng lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyểnsản phẩm, làm văn phòng,… (còn gọi là lao động tri thức)

Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, khu vựckinh tế tư nhân đã có những bước phát triển mạnh Trong giai đoạn 2010- 2013, trungbình hằng năm có khoảng 20.000 doanh nghiệp dân doanh thành lập mới, với số vốnđăng ký đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động Cácdoanh nghiệp dân doanh đã tham gia vào hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế,với tổ chức sản xuất- kinh doanh linh hoạt, nỗ lực cải tiến công nghệ, tăng năng suất,thâm nhập thị trường Tình hình đó càng đòi hỏi phát triển thị trường hàng hoá và thịtrường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và côngnghệ, góp phần làm tăng phạm vi, quy mô và mức độ thị trường hoá nền kinh tế nước ta

Thứ ba, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:

Trang 13

Các quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam không ngừng được

mở rộng thông qua việc ký kết và tham gia vào các hiệp định và diễn đàn như: ký Hiệpđịnh khung với Liên minh Châu Âu (EU) (1992); tham gia Khu vực Thương mại Tự doASEAN (AFTA) (1996); tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (

Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết.Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh

tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ Việc Việt Nam gia nhập

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước

từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm1998) lên đến cấp độ toàn cầu Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên khôngthường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ

2008 - 2009 Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong nămASEAN 2010 Chặng đường hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗlực bền bỉ của đất nước

Kết quả là cho đến nay, lần đầu tiên nước ta đã thiết lập được mối quan hệ bìnhthường với tất cả các nước lớn, các nhóm nước và trung tâm kinh tế, tài chính lớn trên thếgiới Điều này đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, như: tiếp nhận một khối lượnglớn vốn FDI, ODA: tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tăng năng suất lao động; có nguồnvốn để xoá đói giảm nghèo; mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu; tăng

vị thế nước ta trên thị trường quốc tế… Nước ta đang từng bước trở thành một mắt khâutrong mạng lưới sản xuất- kinh doanh toàn cầu, trong đó có những hoạt động liên quanđến sự sản sinh truyền bá và sử dụng tri thức

Thứ tư, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng then chốt cho kinh tế tri thức:

Mạng thông tin được đánh giá là một trong những kết cầu hạ tầng quan trọng nhấtcủa xã hội và nền kinh tế tri thức Trong những năm qua, nhờ những nỗ lực thực hiệnchương trình quốc gia về công nghệ thông tin ( từ năm 1995) và chiến lược đẩy nhanh

Trang 14

phát triển lĩnh vực truyền thông, mạng thông tin ở nước ta đã hình thành và mở rộngnhanh chóng, và viễn thông được đánh là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển

và đuổi kịp nhanh nhất của nền kinh tế Hiện nay, mạng lưới viễn thông của Việt Nam đãđược tự động hoá hoàn toàn với 100% các hệ thống chuyển mạch số và truyền dẫn số trảirộng trên toàn quốc và kết nối với thế giới Một loạt các dịch vụ bưu chính, viễn thông vàinternet đã được tạo lập và mở rộng để để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ cáchoạt động sản xuất- kinh doanh, quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, nghiên cứu, giải trí,giao tiếp…

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy cơ hội tốt của thương mại điện tử và đã bắt đầu ápdụng phương thức kinh doanh mới này, như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet,các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và du lịch, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,các doanh nghiêp có nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời về thị trường thế giới, và cácdoanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ sản phẩm công nghệ cao như tin học, điện tử viễnthông, tư vấn, thị trường, giá cả… Nhiều cơ quan nhà nước cũng từng bước nghiên cứu

áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý trong một số lĩnh vực, điển hình làđăng kí kinh doanh

Kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận qua gần 30 năm đổimới, bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng Đổi mới được ghi nhận như là một đột phá tư duyngoạn mục chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nềnkinh tế Việt Nam theo kịp thời đại, tạo đà cho nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, cácnăng lực sản xuất được giải phóng, khu vực tư nhân phát triển, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài (FDI) được đưa vào nhiều… nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những nămđầu thập kỷ 90, tiếp đó vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khuvực, tiếp tục tăng trưởng khá trong thập niên đầu thế kỷ XXI… Giữa thập kỷ 90, báo chínước ngoài ca ngợi sự phát triển mới của Việt Nam và có nhiều dự báo Việt Nam sẽ cấtcánh trước khi bước vào thiên niên kỷ mới Thế nhưng đà phát triển của Việt Nam sau đóbắt đầu chững lại, nhiều vấn đề mới nảy sinh khi chuyển hẳn sang kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế sâu rộng mà tư duy và thể chế quản lý chưa theo kịp, Đổi mới mất

Trang 15

dần động lực, không còn những phát triển đột phá nữa và từ năm 2007 đến nay, nền kinh

tế suy giảm tăng trưởng, đứng trước những khó khăn gay gắt chưa từng có sau đổi mới

2.2 Những mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tri thức

Đánh giá theo những đặc trưng chủ yếu của kinh tế tri thức, trong những năm qua,

có những việc chúng ta có thể làm, hoặc có thể làm tốt hơn, nhưng chưa làm được thểhiện chủ yếu như:

Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp và chưa được cải thiện nhiều:

Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao thể hiện ở chỗ hiệu quả nền kinh tế cònthấp, năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cònchậm và chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận dân cư có xu hướng gia tăng Môitrường đầu tư không ổn định và năng lực yếu kém của bộ máy hành chính đã làm tăngđáng kể chi phí giao dịch và chi phí đầu vào sản xuất- kinh doanh Việc phân biệt đối xửtrong thực tế giữa các thành phần kinh tế, chậm cải cách và tiếp tục bao cấp cho doanhnghiệp Nhà nước, duy trì nhiều độc quyền và bảo hộ không có thời hạn và mục tiêu cụthể dẫn tới sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh

tế, tăng trưởng không bền vững, tạo điều kiện và sơ hở cho tệ nạn tham nhũng và nhữngtiêu cực khác Việc tiếp tục theo đuổi phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào lợi thế sosánh tĩnh tăng vốn đầu tư trong nhiều năm qua khó có thể đảm bảo mức tăng trưởng caotrong dài hạn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

Thứ hai, nền kinh tế thị trường thể chế kinh tế thị trường còn non yếu, thiếu sót và

nhiều méo mó

Hệ thống thể chế kinh tế thị trường ở nước ta nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chưa theokịp diễn biến thực tế của hoạt động kinh tế, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, mâu thuẫn,chồng chéo, không minh bạch, và nhất là năng lực thực thi pháp luật còn yếu Cải cáchhành chính diễn ra chậm chạp, khiến cho năng lực hỗ trợ của nền hành chính cho pháttriển kinh tế bị hạn chế nghiêm trọng, thậm chí trong nhiều trường hợp các thủ tục hànhchính lạc hậu, rườm rà còn gây cản trở cho công cuộc phát triển

Ngày đăng: 24/01/2015, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w