1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các biện pháp bảo đảm đầu tư và sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với hiệu quả đầu tư

6 2,4K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 86 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Như một lời cam kết, trong pháp luật đầu tư, nhà nước ta đã quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với các nhà đầu tư khi đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp giúp cho các nhà đầu tư có một tâm lý an toàn khi quyết định đầu tư tại Việt Nam, giúp cho nhà nước ta thu hút vốn và tài sản của các nhà đầu tư, đồng thời nó cũng mang tới những ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả đầu tư trong suốt quá trình nó được quy định đến nay. Để hiểu rõ vấn đề này, sau đây em xin đi chi tiết như sau. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM Các biện pháp bảo đảm đẩu tư là những biện pháp được thể hiện trong những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư. 1 II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ 1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp Tại điều 6 Luật đầu tư năm 2005 (LĐT 2005) quy định về biện pháp bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp như sau : “Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính; … không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”. 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011, trang 69-70. 1 Điều đầu tiên mà các nhà đầu tư nghĩ tới khi quyết định đầu tư là dự án đó có sinh lời hay không, vốn và tài sản của mình bỏ vào đầu tư có hoàn toàn thuộc sở hữu của mình không, có được tự do, toàn quyền quyết định với số vốn, tài sản đó vào lĩnh vực mà mình muốn đầu tư hay không, hay là sẽ bị cắt xén, bị tịch thu, trưng mua…bất cứ lúc nào? (loại trừ trường hợp vốn và tài sản đó bị mất mát do rủi ro trong kinh doanh). Phải đảm bảo được vấn đề này thì mới an tâm đầu tư vào dự án đó. Do đó, để tạo sự tin tưởng, thỏa mãn tâm lý các nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư thì nhà nước ta quy định biện pháp bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp như một lời cam kết. Có đi có lại, muốn có sự đầu tư vào nước ta thì ta phải tạo ra những chính sách bảo đảm, những điều kiện tốt nhất có thể cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Biện pháp bảo đảm này được áp dụng đối với các nhà đầu tư hoạt động đầu tư theo pháp luật Việt Nam, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, mức độ bảo hộ nhiều hay ít, sẽ có hiệu lực ngay từ khi các nhà đầu tu triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm này cũng cần có ngoại lệ. Để một nhà nước tồn tại thì điều tối quan trọng đó là an ninh, quốc phòng phải được giữ vững. Vì vậy, nếu lý do thật cần thiết có liên quan tới an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia thì nhà nước sẽ trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư, nhưng vẫn sẽ đảm bảo tính khách quan và lợi ích của nhà đầu tư thông qua việc thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng; Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. 2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư Biện pháp này được quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng, môi trường cạnh tranh công bằng, xóa tan sự cách biệt giữa các nhà đầu tư với nhau. So với pháp luật trước đây của nước ta, căn cứ vào tiêu chí nguồn vốn để phân chia ra hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, từ đó có các quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng, thì kể từ LĐT 2005, nước ta đã xoá bỏ sự phân biệt này. Về cơ bản theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của cá nhà đầu tư đều được quy định chung, không có sự khác biệt. Nhà nước đảm bảo các nhà đầu tư được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầu tư chứ không dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầu tư hoặc quốc tịch của các nhà đầu tư. Cụ thể: Về áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất: “Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát” (Điều 10 LĐT 2005); Trong hiệp định về đầu tư mà VIệt Nam tham gia: “Dành ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN và hoạt động đầu tư của họ, đối với tất cả các ngành nghề và các biện pháp có tác động đến các hoạt động đầu tư đó, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư tương tự của nước mình ("đối xử quốc gia")” (Điểm b khỏan 1 Điều 7 Hiệp định đầu tư AIA)… 2 Như vậy, khi đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ được nhà nước ta bảo đảm sự bình đẳng, giúp các nhà đầu tư an tâm đầu tư để dạt hiệu quả đầu tư cao nhất. 3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại nước ta, LĐT 2005 đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung cho các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch (Điều 12). Trong Điều luật này và những văn bản pháp luật có liên quan, pháp luật nước ta có quy định cụ thể về các phương thức, cơ chế giải quyết tranh chấp và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó khá hoàn chỉnh và phù hợp. Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra các nhà đầu tư không phải lo lắng, e ngại việc giải quyết, bởi nước ta đã bảo đảm mọi tranh chấp đều có cơ quan phù hợp để giải quyết, bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư. 4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài Mục đích đầu tư chính là kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, nhà nước ta cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với phần lợi nhuận, thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư và việc chuyển lợi nhuận, tài sản đó ra nước ngoài. Tại Điều 9 LĐT 2005 quy định rất rõ vấn đề này: “1. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây: a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; b) Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;….”. Từ đó, ta thấy rằng, một khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư tại Việt Nam, thì nhà nước ta luôn có những chính sách phù hợp để bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho họ. 5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách, pháp luật Trong mọi trường hợp, nếu có sự thay đổi về chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư thì nguyên tắc duy nhất được thực hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà nước ta sẵn sàng nhận về mình một số bất lợi và dành cho các nhà đầu tư sự chủ động lựa chọn phương pháp giải quyết khi có sự thay đổi từ phía nhà nước. Điều này được thể hiện cụ thể trong Điều 11 LĐT 2005. Theo đó, trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực; Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp qui định tại các điểm a), b), c), d) Điều 11 Luật đầu tư. 3 Như vậy, giả sử nhà đầu tư A đầu tư vào dự án trồng và chăm sóc rừng tại khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2007 đến năm 2037. Theo điểm c khỏan 4 Điều 14 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì A được miễn tiền thuê đất 11 năm. Nhưng tới năm 2013, nhà nước có chính sách giảm số năm được miễn tiền thuê đất xuống còn 7 năm. Trường hợp này, A vẫn được bảo đảm về quyền ưu đãi đầu tư theo Giấy chứng nhận đầu tư hoặc theo một, một số hoặc các biện pháp quy định tại Điều 11 LĐT 2005. Có thể A sẽ tiếp tục được miễn thuế đất 11 năm theo chính sách cũ hoặc một biện pháp tối ưu khác trong Điều 11. Hay giả sử, tới năm 2013, nhà nước có chính sách tăng số năm được miễn thuế đất đối với dự án đầu tư tại đìa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn lên 20 năm, thì A sẽ được hưởng quyền ưu đãi theo chính sách mới này. 6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác a. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Theo Điều 7 Luật Đầu tư, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cùng với các quy định trong Luật đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư còn được bảo hộ theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ: Quyền tác giả quy định tại Điều 822 BLDS 2005; Quyền sở hữu công nghiệp quy định tại ĐIều 823 BLDS 2005… Theo các quy định này, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự (buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; bồi thường thiệt hại…),hành chính (buộc chấm dứt hành vi xâm phạm và xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả…) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Điều này không chỉ làm các nhà đầu tư yên tâm khi “tài sản trí tuệ” của họ được bảo hộ mà còn là yêu cầu của việc thực thực hiện các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. b. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại Nhà nước cam kết thực hiện lộ trình mở cửa thị trường, không hạn chế, bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện một số hành vi như: Ưu tiên mua hàng hóa sản xuất trong nước; đạt một tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa…( Điều 8 LĐT 2005). Như vậy bên cạnh việc cam kết không xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhà nước ta còn cam kết thực hiện đúng các nghĩa vụ , trách nhiệm về tiến hành mở cửa thị trường, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại nước ta. c. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí. Quyền tự do kinh doanh là một quyền quan trọng đối với các nhà đầu tư, và quyền này cũng được nhà nước ta quy định nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho họ, không can thiệp sâu vào quá trình triển khai dự án đầu tư của nhà đầu tư. Quy định này thể hiện rõ tại Điều 8 LĐT 2005.Theo Điều luật này, các tiêu chí đặt ra không nhằm mục đích bắt buộc hay lấy đó làm căn cứ áp dụng biện pháp đầu tư mà với mục đích khuyến khích các nhà đầu tư thực 4 hiện dự án đầu tư theo mong muốn của mình bằng cách ban hành các biện pháp khuyến khích đầu tư dựa trên từng tiêu chí cụ thể kể trên. Bên cạnh quyền tự do kinh doanh, nhà nước ta còn quy định các nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước kiểm soát (Điều 10 LĐT 2005). III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Từ khi có quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư nó có sự ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư của nước ta. Điều này thể hiện rất rõ qua các con số, đặc biệt thông qua số liệu về đầu tư nước ngoài, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 8/2007, cả nước đã có 150 khu công nghiệp được thành lập. Các khu công nghiệp đã thu hút được 253 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD (chiếm trên 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái) nâng tổng dự án và vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp là 2.600 dự án và 24,2 tỷ USD (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 976 triệu USD). 2 Từ năm 2007 đến 2012, mặc dù có giai đoạn dự án đầu tư và số vốn đầu tư nước ngoài có chập chững, nhưng nhìn chung cũng có những hiệu quả đáng kể. Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 15 tháng 12 năm 2012, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011. 3 Thông qua các biệt pháp bảo đảm đầu tư, nhà nước ta cam kết tạo ra môi trường pháp lý và môi trường đầu tư an toàn, năng động thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn và tài sản đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác, và dường như quy chế hiện tại của nhà nước ta vẫn chưa đủ mạnh để lôi kéo các nhà đầu tư vào nước ta, nó là tiền đề nhưng cần phải có yếu tố khác để xúc tiến hiệu quả đầu tư tăng mạnh,vấn đề cấp thiết đó là phải cải thiện môi trường đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam tiếp tục tăng 5,6% với cùng kỳ năm 2012, đạt 5,7 tỷ USD. 4 Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ tăng này chưa nói lên được điều gì, vì các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang gặp 2 Trích từ báo điện tử của bộ kế hoạch và đầu tư – cục đầu tư nứớc ngoài: http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx? ctl=newsdetail&p=2.39&aID=433 3 http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.39&aID=1395 4 http://vian.com.vn/d611066/viet-nam-dang-tut-hau-trong-thu-hut-nguon-von-fdi 5 phải nhiều thách thức từ các Quốc gia có nguồn FDI tăng trưởng vượt bậc như Thái Lan, Indonesia… Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư thông qua các chính sách ưu đãi, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng… thì chất lượng lao động đang là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc phát triển và thu hút FDI lên tầm cao hơn nữa. Như vậy, thông qua hiệu quả đầu tư, điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà đầu tư khi đầu tư tại Việt Nam. Mặc dù thu được những kết quả khá khả quan, nhưng nước ta cần chú trọng vào việc cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa để thu được những hiệu quả tốt nhất. KẾT BÀI Như vậy, có thể thấy rằng, các biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần tạo nên sự bình ổn trong môi trường đầu tư tại nước ta. Đây là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ. Bên cạnh đó, những biện pháp này chính là sợi dây nối liền các quy phạm pháp luật với nhau trong lỗ lực nhằm tạo điều kiện cho chính nó được thực hiện trên thực tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011; 2. Luật đầu tư 2005; 3. Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước ; 4. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN năm 1998. 6 . LỤC MỞ ĐẦU Như một lời cam kết, trong pháp luật đầu tư, nhà nước ta đã quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với các nhà đầu tư khi đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp giúp cho các nhà đầu tư. Điều 7 Hiệp định đầu tư AIA)… 2 Như vậy, khi đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ được nhà nước ta bảo đảm sự bình đẳng, giúp các nhà đầu tư an tâm đầu tư để dạt hiệu quả đầu tư cao nhất. 3 ĐẦU TƯ Từ khi có quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư nó có sự ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư của nước ta. Điều này thể hiện rất rõ qua các con số, đặc biệt thông qua số liệu về đầu

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w