Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
187,5 KB
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài: Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục Vịêt Nam đã trải qua hơn mười năm đổi mới và thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được,từng bước thực hiện các mục tiêu của xã hội. Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ CNH, HĐH nên rất cần những con người có tri thức, có khoa học kĩ thuật. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, xét lại nội dung và phương pháp giảng dạy học. Thực hiện Nghị quyết 40/QH khoá X đổi mới chương trình giáo dục phổ thông triển khai đại trà từ năm học 2001- 2002 bắt đầu từ bậc Tiểu học. Bậc tiểu học là bậc học cơ bản, là bậc nền tảng cung cấp, những cơ sở ban đầuvề tri thức đặt nền tảng cho việc hình thành phát triển nhân cách học sinh, mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh Đối với bậc Tiểu học năm học 2007 - 2008 cũng là năm thứ sáu thực hiện triển khai chương trình SGK mới từ lớp 1 đến lớp 5. Cũng là năm có cái nhìn tổng quát nhất về chương trình sách giáo khoa một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm sau 5 năm dạy chương trình sách giáo khoa mới và đóng góp ý kieens về các nhà soạn sách. Năm học này toàn ngành giáo dục thực hiện vận động" Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và “ Học tập và làm theo gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh” được các thầy cô, học sinh hưởng ứng tích cực, nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đề ra thì yếu tố người thầy, là rất quan trọng. Chương trình mới đặt ra yêu cầu người thầy giáo phải thực sự chủ động trong kế hoạch giảng dạy, luôn tìm tòi khám phá những phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Với yêu cầu xã hội hiện nay là dạy thực chất , học thực chất đừng vì thành tích mà ta quên đi chất lượng thực chất. Làm cách nào đem đến cho các em kiến thức của nhân loại để các em tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Qua tìm hiểu việc dạy môn Toán lớp 5 chương trình SGK mới, đây là một môn học khó, cần nhiều thời gian, khối lượng kiến thức nhiều vậy đòi hỏi độ chính xác và vận dụng vào thực tiễn cao.Tuy là chương trình mới song xuyên suốt chương trình vẫn dựa trên gốc cơ bản của kiến thức SGK cũ có sự thay đổi phần kiến thức đưa vào phần luyện tập và thêm vào một số kiến thức .Yêu cầu của môn toán hiện nay yêu cầu các em thực hành nhiều hơn, không sa đà vào lí thuyết. Thực tiễn việc dạy của GV vẫn bộc lộ sự lúng túng, lối mòn truyền thống, chưa thực sự chủ động trong kế hoạch giảng dạy, giáo viên dạy vẫn là đúng trình tự SGK, ngại thay đổi dẫn đến việc học của học sinh nắm kiến thức còn chưa chắc chắn, các em chưa được hiểu một cách rõ ràng. Bộc lộ rõ nét khi giáo viên dạy về phần" Phép chia với số thập phân" tôi nhận thấy giáo viên rất ngại dạy phần này, học sinh học trung, bình, yếu tiếp thu chậm, hay nhầm lẫn, học sinh khá giỏi với những bài toán phát triển thì lúng túng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc xảy ra như trên.Có phải "Dạy phép chia với số thập phân quá khó không phù hợp với tâm sinh lí và kiến thức học sinh không? Là một giáo viên tôi rất trăn trở về điều này. Đó chính là lí do đưa tôi đến với đề tài: "Dạy phép chia với số thập phân cho học sinh lớp 5 " . II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua tìm hiểu thực tế việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh tôi đưa ra định hướng đổi mới " dạy phép chia với số thập phân" cho học sinh lớp 5 một cách có hiệu quả, khắc phục được những khó khăn học sinh thường hay dễ nhầm lẫn, sai sót. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 - Phương pháp điều tra thực trạng 2 - Phương pháp tra cứu tài liệu 3 - Phương pháp phân tích tổng hợp 4 - Phương pháp trắc nghiệm 5 - Các phương pháp dạy học. IV/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng là học sinh lớp 5 Dạy phép chia với số thập phân toán 5 B. NỘI DUNG I/ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG: 1) Sách giáo khoa: Phép chia với số thập phân được dạy từ tiết 63 đến tiết 73. Với thời lượng như vậy cũng là đủ đối với học sinh. Cấu trúc kiến thức SGK còn chưa chặt chẽ, lôgíc và chưa có sự thống nhất trong các bài dạy. Một số qui tắc đưa ra còn khó hiểu và chưa phù hợp với nhận thức của trẻ. VD: Dạy tiết 66 chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân" việc thêm 0 vào số bị chia trong phép chia 43: 52. trước khi thêm 0 vào bên phải số bị chia cần phải đánh dấu phẩy như sau: 43,0 : 52, nhưng đến tiết 68 " chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân" việc thêm 0 vào số bị chia trong phép chia: 57: 9,5 không cần đánh dấu phẩy mà chỉ bỏ dấu phẩy ở số chia như vậy là không nhất quán. SGK trình bày như sau: 570 9 x 5 Nhìn về hình thức nhiều phụ huynh và học sinh lầm tưởng là 570: 9 , ,5. Nếu phép chia mà có dư thì rất khó tìm số dư. Tiết 70 " Chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân" phép chia 23,56: 6,2 chuyển dấu phẩy đổi thành chia 1 số số thập phân cho 1 số tự nhiên 23 x 5,6 6 x 2 Qui tắc: Khi chuyển đổi dấu phẩy của cả số chia và số bị chia song không nói tới bỏ dấu phẩy đầu của số bị chia. Trường hợp phép chia có dư SGK có đưa phần kiến thức mới này vào luyện tập song còn chưa cụ thể, học sinh rất khó tìm số dư. SGK chưa chú ý việc dạy phép chia nhẩm chia số thập phân cho 0,1; 0,01: 0,001 mà chỉ đưa ra một số phần nhỏ lồng ghép trong bài tập. 2) Giáo viên: Khi dạy phép chia với số thập phân trên cơ bản dựa vào phép chia 2 số tự nhiên. Song giáo viên truyền tải kiến thức còn vụng về, không dám thay đổi mạch kiến thức trong SGK, cách dẫn dắt học sinh đi đến qui tắc chưa rõ ràng, qui tắc SGK còn khó hiểu nhưng giáo viên không giám sửa cho phù hợp với nhận thức của các em. VD: Qui tắc SGK: Muốn chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên là làm như sau - Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia - Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục phép chia. - Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia Qui tắc sửa : Muốn chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên ta làm như sau: chia phần nguyên của số bị chia cho số chia, chia hết phần nguyên của số bị chia ta chuyển đến chia phần thập phân của số bị chia. Trước khi chia chữ số đầu tiên của phần thập phân ta viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được rồi tiếp tục chia như bình thường. Khi dạy giáo viên chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh như học sinh không tự tìm VD về phép chia nên không nảy sinh những tình huống khác nhau. 3) Học sinh: Học sinh khó thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân, trường hợp khi số bị chia nhỏ hơn số chia( 1 : 4) Các em thường không chú ý phép chia 1 cho 4 được 0 dư 1 dẫn đến các em lúng túng và trình bày không chính xác. Học sinh còn hay sai ở cách tìm số dư. VD : Khoanh vào chữ chỉ số dư đúng của phép chia sau: 3,25: 4 A : 0,01 B : 0,1 C : 1 ( hầu hết học sinh cho số dư là 1) VD: Mẹ có 15 m vải đem may quần áo, mỗi bộ may hết 2,7m. Hỏi mẹ may tất cả mấy bộ và còn dư bao nhiêu vải? ( học sinh không tìm được số dư là 1,5m vải) Hoặc học sinh thường nhầm khi chia số thập phân cho 10, 100, 1000. các em nhầm lẫn giữa việc chuyển dấu phẩy sang bên trái, hoặc trường hợp khi chuyển sang bên trái mà bên trái không có đủ chữ số như sau: VD: 3,1 : 100 học sinh thường làm sai như sau 3,1 : 100 = 0,31( các em không biết thêm chữ số 0 đằng trước số bị chia nên dẫn đến sai.) Học sinh trên cơ sở thực hiện thành thạo phép chia với số tự nhiên, vận dụng vào phép chia với số thập phân nhưng các em vẫn còn lúng túng quên dấu phẩy ở thương và không biết phép thử lại phép chia bằng phép nhân. II/ LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 1) Nghiên cứu kĩ chương trình phần phép chia với số thập phân gồm có các bài - Chia số thập phân cho số tự nhiên - Chia số thập phân cho 10,100,1000 - Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân - Chia số tự nhiên cho số thập phân - Chia số thập phân cho số thập phân 2) Tìm hiểu yêu cầu cơ bản của phần phép chia với số thập phân. - Học sinh biết thực hiện phép chia thương là số tự nhiên hoặc số thập phân không quá 3 chữ số phần thập phân trong một số trường hợp. - Biết chia nhẩm số thập phân cho 10 , 100, 1000 hoặc 0,1; 0,01 ; 0,001 - Biết tính giá trị biểu thức số thập phân có đến 3 dấu phép tính. - Biết tìm 1 thành phần chưa biết của phép nhân hoặc phép chia số thập phân 3) Qua tìm hiểu chương trình SGK và mục tiêu cần đạt, cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh, phân loại đối tượng học sinh tôi đưa ra các ý tưởng, cách dạy. Trước hết qua nghiên cứu phép chia với số thập phân. Ở các dạng bài tựu chung đều đưa về dạng phép chia số thập phân cho số tự nhiên. VD: Bài Chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là số thập phân(SGK trang 67) 27 : 4 thực chất ta chuyển số 27 thành số thập phân mà phần thập phân là những chữ số 0 27,00 : 4 VD: Bài Chia số tự nhiên cho số thập phân(SGKtrang 69) 57 : 9,5 ta chuyển 57,0: 9,5 dẫn đến 57 x 0 : 9 x 5 Tôi muốn chuyển như vậy để học sinh không thể nhầm lẫn là: 570 : 9,5 (và học sinh không nhầm ở phép chia có dư khi tìm số dư của phép chia). VD: Bài Chia số thập phân cho số thập phân (SGK trang 71) 23,56: 6,2 ta chuyển : 23 x 5,6 : 6 x 2 III/ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI : * Để dạy tốt tôi phân ra thành các dạng 1) Dạng 1: CHIA 1 SỐ THẬP PHÂN CHO 1 SỐ TỰ NHIÊN Đây là bài đầu tiên của phép chia với số thập phân tôi cũng dựa trên phép chia 2 số tự nhiên mà các em nắm rất chắc ở lớp 3,4 VD 1 SGK trang 63 8,4 m chia thành 4 đoạn bằng nhau Mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ? GV cho học sinh tự làm, các em tìm ra kết quả mỗi đọan dài 2,1m Giáo viên giải thích: Nếu mỗi lần làm như vậy rất mất thời gian, cô hướng dẫn như sau. Cách đặt tính. 8,4 4 0 4 2,1 0 GV hướng dẫn tỉ mỉ các bước chia: Vì số bị chia là số thập phân gồm 2 phần phần nguyên và phần thập phân Bước 1: Ta chia phần nguyên số bị chia cho số chia 8 : 4 được 2viết 2 2 x 4 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0, viết 0 Bước 2 : Chuyển sang chia phần thập phân số bị chia cho số chia( lưu ý: trước khi chia sang phần thập phân ta viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được) rồi tiếp tục chia như bình thường. *Viết dấu phẩy vào bên phải 2 Hạ 4, 4 : 4 được 1 viết 1 1 nhân 4 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0 Vậy 8, 4: 4 = 2,1 Thử lại : 2,1 x 4 = 8,4( tôi đưa ra phép thử để học sinh biết cách kiểm tra kết quả) Học sinh tự tìm ra quy tắc theo cách hiểu của các em , sau đó cho mỗi em tự tìm một ví dụ về phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên Chính điều này dẫn đến nảy sinh các phép chia V D: Phép chia số thập phân cho số tự nhiên. nhưng phần nguyên của số bị chia nhỏ hơn số chia 1,72: 4 ( 1<4 ) Đối với trường hợp này giáo viên giải thích chia phần nguyên : 1: 4 được 0 dư 1, rồi chia đến phần thập phân .Ta có 2 cách trình bày như sau Cách 1: 1,72 4 1: 4 được 0, viết 0 17 0,43 0 x 4 bằng 0, 1 trừ 0 bằng1, viết 1 12 *Viết dấu phẩy vào bên phải 0 0 Hạ 7 được 17, 17 : 4 được 4 viết 4 4 x 4 bằng 16, 17 trừ 16 bằng 1, viết 1 Hạ 2 được 12, 12 : 4 được 3, viết 3 3 x 4 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 Cách 2: 1,72 4 1 : 4 được 0, viết 0 12 0,43 * Viết dấu phẩy vào bên phải 0 0 Ta lấy 17 : 4 được 4, viết 4 4 x4 bằng 16, 17 trừ 16 bằng 1, viết 1 Hạ 2 được 12, 12 : 4 được 3, viết 3 3 x 4 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 Đối với em nào chưa thuần thục phép chia nên làm theo cách 1sẽ không bị nhầm, còn em nào thuần thục phép chia nên làm theo cách 2 để ngắn gọn. VD2: Phép chia có dư: VD: 13,15 4 11 3,28 35 3 (?) Phép chia này là phép chia hết hay phép chia có dư ? Tìm số dư của phép chia Nhiều học sinh cho rằng số dư là 3. Giáo viên cho học sinh làm phép thử của phép chia là phép nhân 3,28 x 4 + 3 = 16,12( sai) * Vậy em hãy quan sát số 3 đứng ở hàng nào của số bị chia ( Hàng phần trăm) - Vậy số dư của phép chia trên là 3 phần trăm hay đó là 0,03 . Thử lại: 3,28 x 4 + 0,03 = 13,15( đúng) Để các em có thể tìm nhanh số dư các em chỉ cần quan sát xem số đó đứng ở hàng nào của số bị chia VD: Quan sát phần (b) bài tập 2 trang 65 các em dễ ràng tìm ra số dư 14 phần trăm( hay 0.14) Xuất phát từ sự phát hiện của các em tôi có thể khắc sâu hơn về phép chia số thập phân cho số tự nhiên. Lưu ý : Đây là dạng toán xuyên suốt trong phần dạy phép chia với số thập phân nên giáo viên dạy kĩ để học sinh nắm được cả về phép chia hết và phép chia có dư để khi học các phần sau các em không bị nhầm lẫn. Tuy nhiên để học sinh làm tốt thì giáo viên phải phải củng cố các trường hợp ngay ở tiết hình thành kiến thức để phần luyện tập các em không lúng túng.( SGK mới phần kiến thức một phần chuyển xuống phần luyện tập nên tôi tự chọn cách nào học sinh học dễ hiểu hơn để thực hiện). 2) Dạng 2: CHIA SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000 Vận dụng kiến thức phép chia số thập phân cho số tự nhiên ở bài trước các em dễ dàng thực hiện được VD1 SGK trang 65 214,8:10 = 21,38 (?)Em quan sát phép chia trên có điều gì đặc biệt. Các chữ số của số bị chia cũng chính là các chữ số ở thương, vị trí các chữ số cũng như vậy, chỉ khác dấu phẩy để chuyển sang bên trái 1 chữ số * Khi chia 1 số thập phân cho 10 ta chỉ cần chuyển dịch dấu phẩy của số đó sang trái 1 chữ số Cách làm bài này giống bài toán nào ở phép nhân mà các em đã học?( Mục đích của tôi muốn củng cố kiến thức trước sau ) Nhân 1 số thập phân với 0,1 Giáo viên lấy VD: 213,8 x 0,1 = 21,38 Tại sao phép chia: 213,8 : 10 = 213,8 x 0,1 để học sinh tư duy và giải thích? Giáo viên gợi ý các em hãy chuyển 0,1 thành phân số thập phân. (0,1 = 1/10 ) 213,8 x 0,1 thực chất là 213,8 : 10. Như vậy: Học sinh sẽ hiểu sâu kiến thức, có mối quan hệ trước sau giữa ,mạch kiến thức dẫn đến học sinh dễ dàng tìm ra kết quả phép chia số thập phân cho 100, 1000 Học sinh tự rút ra qui tắc. Khi dạy như vậy sẽ phát huy tính chủ động của học sinh và khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của các em. 3) Dạng 3: CHIA 1 SỐ TỰ NHIÊN CHO 1 SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ 1 SỐ THẬP PHÂN Các em đã học phép chia số thập phân cho số tự nhiên ta vận dụng giải bài toán SGK 27 : 4 GV gợi ý các em chuyển thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép chia. ( học sinh tự làm) Muốn chuyển số tự nhiên thành số thập phân ta chỉ cần đánh dấu phẩy bên phải số tự nhiên rồi thêm những chữ số 0 thì giá trị số đó không thay đổi ta làm như sau: 27 = 27,0 = 27,00 = 27,000 Sau đó các em thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên 27,00 4 30 6,75 20 0 Giáo viên giải thích nếu để 27 4 3 6 Song yêu cầu dạng toán này: Thương là số thập phân,vậy muốn chia tiếp ta có thể thêm những chữ số 0 vào bên phải số bị chia nhưng trước khi thêm ta phải đánh dấu phẩy vào bên phải số đó. Khi học sinh đã thuần thục giáo viên sẽ giải thích phép chia trong SGK 27 4 30 6,75 20 0 Để chia tiếp ta thêm 0 vào số dư nhưng trước khi thêm 0 vào số dư ta phải đánh dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được. Với cách làm 1 và 2 thực chất như nhau song về hình thức trình bày khác nhau. Nếu thêm ngay những chữ số 0 vào số bị chia như ở cách 1 các em sẽ dễ hiểu hơn, lôgíc hơn, các em nắm chắc hơn còn nếu thêm 0 vào số dư để chia tiếp như cách 2 thì các em khó hiểu "Tại sao lại thế"nên giáo viên cần đưa các em đến bản chất vấn đề. 4) Dạng 4: CHIA 1 SỐ TỰ NHIÊN CHO 1 SỐ THẬP PHÂN. Trước khi dạy dạng toán này đầu tiên các em làm quen tính chất phép toán Khi nhân số bị chia và số chia với cùng 1 số khác 0 thì thương không thay đổi. VD: 36 : 1,2 = (36 x 10) : (1,2 x 10) = 360 : 12 Trên cơ sở tính chất phép toán để chuyển phép chia số tự nhiên cho số thập phân về dạng toán chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên bằng cách nhân SBC và SC với 10, 100, 1000 VD1(SGK trang 69) 57 : 9,5 Đối với bài toán này tôi yêu cầu học sinh đưa về dạng chia số thập phân cho 1 số thập phân. 57,0 : 9,5 Từ đây giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển thành phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với 10. Ta được: 570 : 95 Ta đặt tính như sau. 57,0 9,5 khác với SGK 570 9 x 5 Hai bên số bị chia và số chia đều có số chữ số phần thập phân bằng nhau ta bỏ dấu phẩy rồi chia như hai số tự nhiên. Giáo viên hướng dẫn như sau: 57 x 0 9 x 5 0 6 Với cách làm này học sinh không nhầm khi tìm số dư đối với phép chia có dư, và đảm bảo sự nhất quán việc thêm chữ số 0 vào số bị chia. Với cách dạy này học sinh thuận tiện khi học phép chia số thập phân cho số thập phân. 5) Dạng 5: CHIA SỐ THẬP PHÂN CHO SỐ THẬP PHÂN VD1(SGk trang 71) 23,56 : 6,2 Cách 1: Vận dụng kiến thức đã học ở bài trước nhân SBC và SC với 10 để đưa về dạng phép chia số thập phân cho số tự nhiên( cách làm như SGK nhưng tôi lưu ý học sinh chuyển dấu phẩy rồi đánh dấu bỏ dấu phẩy đầu của SBC ) học sinh thực hiện chia: Bước 1: Đếm chữ số phần thập phân của số chia bao nhiêu chữ số, ta chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số sau đó bỏ dấu phẩy ở số bị chia và số chia (thực chất bỏ dấu phẩy là hình thức nhân cả số bị chia và số chia với 10,100,1000 ) Bước 2: Chia như chia số thập phân cho số tự nhiên. Cách 2: Tôi hướng dẫn các em đưa về dạng phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên. Bước 1: Thêm vào SBC hoặc SC những chữ số 0 vào bên phải phần thập phân để số chữ số ở phần thập phân ở SBC và SC bằng nhau sau đó bỏ dấu phẩy ở số bị chia và số chia (thực chất bỏ dấu phẩy là hình thức nhân cả số bị chia và số chia với 10,100,1000 ) Bước 2: Chia như chia số tự nhiên cho số tự nhiên. Cách trình bày như sau: Cách 1: 23 x 5,6 6 x 2 4 9 6 3,8 0 (Lưu ý giáo viên hướng dẫn học sinh tìm số dư khi phép chia có dư thì tính từ dấu phẩy đầu tiên của số bị chia ) VD: 1 x 5,61 2 x 4 1 21 0,65 1 Số dư 1 đứng ở hàng thập phân phần nghìn, số dư là 1 phần nghìn hay 0,001 Cách 2: 23 x 56 6 x 20 4 96 0 3,8 0 ( Lưu ý với cách 2 học sinh dễ hiểu hơn và không nhầm lẫn khi tìm số dư đối với phép chia có dư song nhược điểm số chia có nhiều chữ số ) Ở dạng toán này tôi đưa thêm phần kiến thức chia số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001 cách làm dựa trên phép chia số thập phân cho 10,100,100 suy ra phép chia số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001 chính là nhân với 10,100,1000 giáo viên mở rộng cho các em hiểu: Chia cho 0,1 hay chia cho 1/10 là một, mà chia cho 1/10 chính là nhân nghịch đảo hay nhân với 10 cũng là một.Sau đó đưa ra qui tắc chia cho 0,1; 0,01; 0,001 chính là chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 1,2, 3 chữ số 0.(Phần này SGK không đưa ra song mục tiêu của môn học thì có ). 4) Thực nghiệm: Sau khi hình thành quy trình dạy các dạng toán tôi lập kế hoạch giảng dạy có bàn bạc lấy ý kiến từ tổ chuyên môn, sau đó tôi tiến hành dạy thực nghiệm dưa trên những định hướng đưa ra. Trong quá trình dạy tôi vận dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.Quan trọng là học sinh được tự làm việc, tự đưa những ý kiến nhận xét, trao đổi với thày, với bạn tìm ra cách làm dễ hiểu và nắm được bản chất vấn đề. Kết quả: Về tiết dạy: Nội dung kiến thức đủ, khai thác sâu, mạnh dạn đổi mới phương pháp, giáo viên chủ động với kế hoạch giảng dạy. Về học sinh: Các em tiếp thu nhanh, nắm chắc kiến thức, phát huy các đối tượng học sinh. Để kiểm tra kết quả giảng dạy tôi cho các em làm bài kiểm tra ở 2 lớp, lớp 5A tôi dạy thực nghiệm, lớp 5B lớp đối chứng. Đề bài ( thời gian 30 phút) Bài 1(3 điểm) Đặt tính rồi tính 3 : 6 1,904 : 8 243,6 : 1,2 65,625 : 6,25 Bài 2(2 điểm) Khoanh vào chữ chỉ số dư đúng của bài toán sau: Bác Hà có 21,15 m vải, bác may thành các bộ quần áo, mỗi bộ quần áo may hết 2,5 m. Hỏi bác Hà may còn dư bao nhiêu vải ? A: 0,15m B: 1,15m C: 1,5m Bài 3(3 điểm) Tính bằng 2 cách 17,5: 5 + 26,75 : 5 367,14 : 30 - 128,1 : 30 Bài 4(2 điểm) Điền dấu 1,5 : 10 1,5 x 0,1 3,94 : 100 3,94 x 0,1 8,84 : 0,1 8,84 x 10 15 15,35 Kết quả khảo sát 5A,5B ( Mỗi lớp 25 em) Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Đạt SL % SL % SL % SL % SL % Lớp 5A 7 28 10 40 7 28 1 4 24 96 [...]... học sinh lớp 4 - kiểu bài tả cây cối." II/ Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - kiểu bài tả cây cối tìm ra những khó khăn hạn chế của giáo viên, học sinh tìm ra phương pháp dạy phù hợp, phát huy tính chủ động học tập của học sinh III/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Giáo viên dạy lớp 4 và học sinh lớp 4 Phạm vi nghiên cứu: Dạy văn miêu tả cho học sinh lớp. .. môn học, phần kiến thức học, bài học, nắm chắc đối tượng học sinh, nghiên cứu tâm lý học sinh, nguyên nhân học sinh dễ nhầm lẫn từ đó chủ động kế hoạch giảng dạy đưa ra các phương án dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh với yêu cầu thực tế hiện nay giáo viên không phải nhất thiết tuân thủ theo chương trình SGK mà giáo viên có quyền tự chủ quyết định thời lượng, thời gian dạy kiến thức cho học sinh, .. .Lớp 5B 3 12 7 28 10 40 5 20 20 80 Nhìn vào bảng kết quả ta nhận thấy chất lượng lớp thực nghiệm tỉ lệ khá giỏi cao, tỉ lệ học sinh yếu thấp Lớp đối chứng tỉ lệ khá giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu cao Với kết quả trên tôi nhận thấy giáo viên chủ động với kế hoạch dạy học là rất quan trọng, tìm hiểu đối tượng học sinh để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết Giáo... Việt đã có nhiều cải tiến trong cách học của học sinh: Dạy học theo định hướng giao tiếp, các em luyện tập thực hành nhiều không phải đi sâu vào những bài lí thuyết khó khăn Năm học 2006 - 2007 là 5 thứ 2 đổi mới chương trình SGK lớp 4 trong đó phân môn TLV cũng có những kiến bước đột phá trong cách trình bày trong SGK, trong cách dạy của giáo viên và học của học sinh Tuy nhiên kiến thức dựa vào gốc... tìm ra mạch kiến thức và phương pháp dạy học cho từng bài học Thường xuyên học hỏi, đúc rút kinh nghiệm dạy toán 3) Về phía nhà trường: BGH cần trao đổi với tổ chuyên môn nghiên cứu kĩ chương trình từ đó đề xuất thời lượng, thời gian học cho phù hợp với học sinh, thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học toán Tăng cường tổ chức giao lưu học hỏi giữa các giáo viên trong trường và... tìm đến kiến thức khoa học, chính xác Có như vậy kết quả học của các em mới có kết quả cao Trong quá trình giảng dạy giáo viên tạo cho các em thói quen tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau, tạo cho các em cơ hội trình bày ý tưởng của mình, không áp đặt cách học cho học sinh C KẾT LUẬN I/BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình nghiên cứu tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Để dạy tốt người giáo viên... I/ Bài học kinh nghiệm II/ Hạn chế khi làm đề tài III/ Hướng tiếp theo IV/ Kiến nghị, đề xuất 10-11 Dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Kiểu bài: Tả cây cối: A: Phần mở đầu I/ Lý do chọn đề tài Tập làm văn là một phân môn có vị trí quan trọng trong môn học Tiếng Việt Nó góp phần rèn cho các em năng lực xử dụng Tiếng Việt giúp các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể học tốt các môn học khác... pháp hỏi đáp 5 Phương pháp phân tích tổng hợp 6 Các phương pháp dạy học Tiếng Việt B Phần Nội Dung: I/ Tìm hiểu thực trạng: 1 SGK: Phân môn tập làm văn - kiểu bài cây cối được dạy từ tuần 21 đến tuần 27 gồm 10 tiết ( học kì II) Bắt đầu từ cách dạy cấu tạo bài văn miêu tả cây cối rồi đến từng phần của cấu tạo bài văn Nó đảm bảo tính lôgic hợp lí Song tồn tại: Dạy văn miêu tả cây cối học sinh học phần nào... Thường xuyên tổ chức học chuyên đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua các lớp tập huấn hè, trong năm học Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học để đảm bảo thực hiện tốt chương trình thay sách Cần tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm để mở mang kiến thức Đầu tư tạo điều kiện cho giáo viên đưa công nghệ thông tin vào dạy học để bắt kịp với nền giáo dục hiện... viên dạy đã bộc lộ một số lúng túng, phương pháp dạy còn chưa thực sự đổi mới dẫn đến các em học mắc lỗi trong viết văn như: Dũng từ không chính xác, hiểu biết thực tế hạn chế, câu văn sinh động Đặc biệt khi dạy kiểu bài " Tả cây cối" tôi nhận thấy giáo viên bộc lộ rất nhiều hạn chế điều này làm tới rất trăn trở là 1 giáo viên say mê nghề nghiệp tôi tìm hiểu nghiêm cứu đề tài " Dạy TLV miêu tả cho học . số 0 vào số bị chia. Với cách dạy này học sinh thuận tiện khi học phép chia số thập phân cho số thập phân. 5) Dạng 5: CHIA SỐ THẬP PHÂN CHO SỐ THẬP PHÂN VD1(SGk trang 71) 23 ,56 : 6,2 Cách 1:. phần phép chia với số thập phân gồm có các bài - Chia số thập phân cho số tự nhiên - Chia số thập phân cho 10,100,1000 - Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân - Chia. phân - Chia số tự nhiên cho số thập phân - Chia số thập phân cho số thập phân 2) Tìm hiểu yêu cầu cơ bản của phần phép chia với số thập phân. - Học sinh biết thực hiện phép chia thương là số tự nhiên