Trong đó, môn Toán là môn đòi hỏi kiến thức cơ bản phải đạt chuẩn rất cao, nhất là đối với các phép tính về số thập phân vì khả năng ứng dụng các phép tính với số thập phân là rất lớn mà
Trang 11 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong các môn học ở Tiểu học môn Toán có vị trí rất quan trọng vì cácc kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống rất cần thiết cho người lao động và để học sinh học các môn học khác ở bậc Tiểu học, đồng thời để các em học tiếp môn Toán ở các bậc học trên Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt ở thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống Ngoài ra, môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: tính cần cù, cẩn thận, óc sáng tạo, tinh thần vượt khó và phương pháp làm việc khoa học
Cụ thể là: từ gần nửa học kì I, học sinh lớp 5 mới bắt đầu được làm quen với khái niệm về số thập phân và học về các phép tính với số thập phân; sau đó vận dụng các phép tính này vào tính giá trị biểu thức và giải toán xuyên suốt chương trình toán của lớp 5 Mà khái niệm về số thập phân khá trừu tượng và các phép tính với số thập phân là khó nhất với học sinh, trong đó đặc biệt là phép chia số thập phân
Thực tế cho thấy rằng, khi học về nội dung này không ít học sinh gặp khó khăn Không chỉ với học sinh đại trà mà ngay cả học sinh có năng khiếu cũng mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính với số thập phân nói chung và phép chia số thập phân nói riêng Vì trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia của toán học kể cả với số tự nhiên thì phép tính chia là khó nhất, dễ sai nhất đối với học sinh Phép chia khó vì khi thực hiện phép chia học sinh vừa phải nhẩm để tìm thương vừa phải kết hợp cả phép trừ và phép nhân để tính Như vậy, trong một bài toán học sinh phải kết hợp đồng thời vừa nhẩm thương vừa cả trừ, nhân, chia một cách thành thạo thì mới có thể làm đúng được
Hơn nữa, đối với phép chia với số thập phân thì càng khó hơn nữa vì nó có 4
trường hợp chia đó là : Chia một số thập phân cho một số tự nhiên; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân; Chia một số tự nhiên cho một số thập phân; Chia một số thập phân cho một số thập phân, chứ
không đơn giản như chia số tự nhiên đã được học ở các lớp dưới Vì vậy, khi chia học sinh thường lẫn lộn trường hợp này với trường hợp khác dẫn đến sai đáp số Mặt khác, nếu các em thực hiện các phép tính này không thành thạo thì khó tiếp thu
Trang 2chương trình toán 5 theo quy định Hơn nữa còn ảnh hưởng tới việc học lên các bậc học trên cũng như việc vận dụng kiến thức và kĩ năng toán học vào trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày của các em
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, mà nền tảng
có vững chắc thì hiệu quả đào tạo các bậc học trên mới đạt yêu cầu Vì vậy muốn xây dựng nền tảng vững chắc thì ngay ở bậc Tiểu học người giáo viên phải có ý thức bồi dưỡng kiến thức cơ bản đạt chuẩn cho từng môn học quy định trong chương trình cho học sinh Trong đó, môn Toán là môn đòi hỏi kiến thức cơ bản phải đạt chuẩn rất cao, nhất là đối với các phép tính về số thập phân vì khả năng ứng dụng các phép tính với
số thập phân là rất lớn mà số thập phân là một nội dung vừa mới và lại vừa khó đối với học sinh tiểu học
Hiện tại trong quá trình sinh hoạt chuyên môn của nhà trường chưa bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục
Chính vì những lí do trên mà là một giáo viên trực tiếp giảng dạy giảng dạy, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để có thể góp phần vào việc từng bước đẩy lùi thực trạng nói trên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, bắt đầu
từ năm học 2016 - 2017 tôi đã chọn và tập trung đi sâu nghiên cứu đề tài : “Một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân” và đến năm
học 2017- 2018, tôi bắt đầu áp dụng những biện pháp mà mình đã nghiên cứu vào quá trình giảng dạy của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học toán và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của học sinh khi thực hiện phép chia số thập phân Từ đó tìm ra cách giải pháp giúp học sinh có khả năng thực hiện phép chia nói chung và phép chia với số thập phân nói riêng
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các dạng phép tính chia số thập phân trong chương trình Toán ở khối lớp 5 nói chung và lớp 5B tại trường tiểu học Trí Nang năm học 2017- 2018 nói riêng
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp luyện tập thực hành
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
Trang 32 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 THỰC HIỆN TỐT
PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN 2.1 Cơ sở lí luận
Môn Toán có một hệ thống kiến thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt
và lao động Những kiến thức, kỹ năng Toán học là những công cụ cần thiết để học các môn học khác và để ứng dụng trong thực tiễn Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh về nhiều mặt như: phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng, phát triển những năng lực trí tuệ (trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích – tổng hợp, chứng minh…); ngoài ra, còn giúp học sinh suy nghĩ, làm việc khoa học và góp phần giáo dục những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của người lao động
Giáo dục Toán học là một bộ phận của giáo dục Tiểu học Do đó, môn Toán có nhiệm vụ góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là : Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tiếp lên lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động
Vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực tiễn trong đời sống, từng bước hình thành, tác phong làm việc khoa học
Ngoài ra, Toán 5 vừa kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học Toán đã sử dụng trong giai đoạn ở các lớp 1, 2, 3, 4 đồng thời tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học giúp học sinh tự nêu các nhận xét, các quy tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn so với các lớp dưới Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong học môn Toán ở đầu giai đoạn các lớp 4, 5; tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của học sinh theo mục tiêu môn Toán ở lớp 5
Vận dụng đổi mới phương pháp để hình thành cho học sinh kỹ năng tính toán năng động, phát huy tính sáng tạo trong học tập Học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức lâu bền, có hệ thống chặt chẽ để tiếp tục học lên lớp trên và sâu xa hơn nữa là tạo nguồn nhân lực cho tương lai vì đây sẽ là những con người có óc sáng tạo và làm việc khoa học, năng động
Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học là các em vẫn còn ham chơi hơn là thích học Các em chỉ thích học những môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, … Vì các môn này học sinh ít phải tư duy mà có thể vừa học vừa chơi Còn đối với môn Toán nói chung và các phép tính về số thập phân nói riêng thường chỉ là những bài toán, những con số rất trừu tượng đòi hỏi phải tư duy nhiều thì các em mới làm được Vì vậy, nếu giáo viên không có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp thì dẫn đến làm
Trang 4cho các em dễ chán nản, không chịu khó suy nghĩ tìm ra cách làm Mà theo nguyên lý giáo dục là “Học đi đôi với hành”, có thực hành nhiều thì các kiến thức các em lĩnh hội được trên ghế nhà trường các em mới dễ dàng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề thường gặp
Những tình huống đó cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh Biết dẫn dắt các em tự tìm ra cái mới để mỗi ngày các em mỗi
trưởng thành hơn Mà mức độ cần đạt với dạy chia số thập phân ở lớp 5 là: Biết thực
hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân không quá ba chữ số ở phần thập phân trong các trường hợp: Chia số thập phân cho số tự nhiên; chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân; chia số tự nhiên cho số thập phân; chia số thập phân cho số thập phân; chia nhẩm một số thập phân cho 10; 100; 1000; … hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; …
2.2 Thực trạng
2.2.1.Thuận lợi
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập;
- Nhà trường có đồ dùng cần thiết cho giáo viên để phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy;
- Phòng học đạt chuẩn theo quy định Có hệ thống điện sáng phụ vụ cho quá trình học tập;
- Ngoài ra, hàng tuần các tổ sinh hoạt chuyên môn để tìm ra và thống nhất các phương pháp dạy học thích hợp, đồng thời tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ thăm lớp thường xuyên Đây là cơ hội cho các giáo viên trong tổ nói riêng và trong trường nói chung trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao chất lượng giáo dục
2.2.2 Khó khăn
- Lớp 5Bdo tôi chủ nhiệm 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng nông thôn đời sống còn khó khăn Mặt bằng dân trí nói chung thấp các em phải
tự học không có sự giúp đỡ từ phía phụ huynh, việc học tập đa phần phó mặc cho thầy
cô trên lớp;
- Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh thực hiện chưa thành thạo 4 phép tính với số tự nhiên Thậm chí, một số em chưa thuộc bảng nhân, bảng chia Cụ thể đối với phép chia như sau:
+ Kỹ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên của học sinh còn chậm và yếu; + Phần lớn các em chưa có kỹ năng ước lượng thương trong phép chia;
+ Khi chia, một số em còn để số dư lớn hơn hoặc bằng số chia;
Trang 5+ Khi hạ một chữ số tiếp theo ở số bị chia để thực hiện phép chia mà vẫn chưa chia được các em không viết 0 vào thương mà cứ thế chia tiếp
- Tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn ở trong giai đoạn tư duy cụ thể nên việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó
- Các phép tính liên quan đến số thập phân là nội dung hoàn toàn mới đối với học sinh
- Nội dung này còn khá trừu tượng nên khi làm bài các em cần phải tư duy nhiều mới làm được
- Nhiều học sinh thường hay chán nản hoặc làm qua loa cho xong chuyện Đặc biệt, khi thực hiện các phép chia với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến chia số thập phân, học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thường mắc phải những sai lầm khác nhau Cụ thể là:
+ Khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào bên phải thương (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên);
+ Khi viết thêm 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia nhưng quên không viết dấu phẩy vào thương (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số
tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân);
+ Chưa viết thêm 0 vào bên phải số bị chia mà đã bỏ dấu phẩy ở số chia và thực hiện phép chia (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số thập phân);
+ Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân);
+ Nhầm lẫn giữa các trường hợp chia các số thập phân;
- Chia nhẩm một số thập phân cho 10 , 100, 1000, hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; thường nhầm với nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, hoặc với 0,1; 0,01; 0,001;
+ Dịch chuyển dấu phẩy sai trong chia nhẩm (dịch thiếu hoặc thừa chữ số);
+ Khi dịch dấu phẩy sang trái (hoặc phải) mà số các chữ số ở phần nguyên (hoặc phần thập phân) còn thiếu nhưng không viết thêm 0 vào bên trái (hoặc bên phải) số bị chia
2.2.3 Kết quả khảo sát môn toán cuối kì 1: về phép chia số thập phân năm học 2016- 2017 của lớp 5B:
Tổng số
học sinh
Trang 62.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Qua điều tra, khảo sát, tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Song ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Việc nhận thức vị trí, vai trò của môn học đối với các em còn chưa đúng và chưa sâu sắc, từ đó các em chưa trú trọng vào môn học nên học còn mang tính chất đối phó, bắt buộc
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên còn chậm và yếu
- Việc lĩnh hội, nắm bắt kiến thức của các em ở các nội dung trước còn chưa đầy
đủ, chưa vững chắc, chẳng hạn như: Kỹ năng chia nhẩm, kỹ năng ước lượng thương trong phép chia còn chậm, yếu do chưa thuộc bảng nhân, chia và còn thiếu kinh nghiệm,
- Việc thực hành - luyện tập và rèn luyện kỹ năng chưa thường xuyên mà đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là các em nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên nếu không được thực hành - luyện tập thường xuyên
Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các em như: đôi khi giáo viên vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt, chưa phù hợp; có lúc giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh sát từng đối tượng học sinh Mặt khác, các em chưa được quan tâm đúng mức của phụ huynh học sinh
Vì vậy, tôi nhận thấy, muốn khắc phục tình trạng nêu trên để đạt được những yêu cầu về mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 nói chung và dạy phép chia số thập phân nói riêng, chúng ta cần phải có một số biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia các số thập phân cho học sinh một cách phù hợp
Sau đây là một số giải pháp cụ thể giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia các
số thập phân mà tôi đã và đang thực hiện
2.3 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân
2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Thiết lập, tổ chức và xây dựng nề nếp lớp học
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp qua giáo viên chủ nhiệm năm trước và thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, tôi đã lựa chọn ra được đội ngũ cán sự lớp thực sự có năng lực: Những em có học lực khá hoặc giỏi; vừa
có năng lực quản lí, tổ chức, hướng dẫn các bạn trong lớp Đồng thời, căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm học,tôi chia lớp thành 3 tổ Các tổ này về số lượng và xếp loại học lực tương đương nhau Ngoài ra, tôi còn xếp những em học khá, giỏi ngồi cạnh
Trang 7những em tiếp thu bài chậm để các em kèm cặp, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập
ở lớp cũng như ở nhà
Mặt khác, tôi nhận thấy nề nếp lớp học là rất quan trọng Nó góp phần quyết định đến chất lượng học tập của lớp nói chung và của mỗi học sinh nói riêng, nhất là chất lượng học toán của các em Vì nếu như các em đi học không chuyên cần thì các em sẽ
bị hổng kiến thức ngay bài các em nghỉ Do vậy, trong lớp tôi thường xuyên động viên học sinh đi học chuyên cần, chỉ nghỉ học khi ốm đau hoặc khi có lí do thật cần thiết.Trường hợp nếu phải nghỉ học, tôi hoặc nhờ học sinh khác tranh thủ thời gian phụ đạo thêm cho các em những bài học mà các em nghỉ học Mặt khác, trong giờ học, nếu các em không tập trung chú ý nghe giảng hoặc không tích cực học tập thì kết quả học tập sẽ không tốt Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng nề nếp lớp ngồi học nghiêm túc, chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, hăng say phát biểu ý kiến để xây dựng bài Mà muốn làm được việc này tôi luôn tuyên dương, nhắc nhở kịp thời khi thấy các
em nghiêm túc hoặc chưa nghiêm túc trong quá trình học tập
2.3.2 Biện pháp thứ hai: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của môn Toán nói chung và về chia số thập phân nói riêng
- Tuy nhiên, mỗi môn học đều có vị trí và vai trò nhất định nhưng tôi thấy môn Toán ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng nó có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng vì ứng dụng của nó vào thực tiễn cuộc sống là rất lớn Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi nêu rõ tầm quan trọng của môn Toán để từ đó có những hướng dẫn và định hướng đúng cho học sinh Riêng đối với phép chia các số thập phân, khi học đến phần này tôi nêu rõ: phép chia các số thập phân có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng vì thực hiện tốt phép tính này xem như các phép tính về số thập phân cũng như với số tự nhiên các em đã nắm vững Hơn nữa, nó còn xuyên suốt cả quá trình học môn toán ở lớp 5 của các em Ngoài ra, ứng dụng của phép chia số thập phân trong thực tiễn là rất lớn, nếu các em không học tốt phần này thì việc học chương trình toán 5 của các em sẽ không đạt được yêu cầu và các em sẽ không vận dụng được kiến thức vào bài học vào thực tiễn
- Khi lựa chọn những nội dung dạy học, ngoài việc tổ chức, hướng dẫn để học sinh tiếp thu được những nội dung , kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần gắn nội dung bài học với thực tiễn bằng cách: đưa ra những nội dung thật gần gũi với đời sống hằng ngày của các em từ đó các em nhận thấy được vai trò của môn học nói chung và môn Toán nói riêng
Việc nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của môn toán không những với học sinh mà còn với cả phụ huynh phân tích để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của
Trang 8môn Toán lớp 5 nói chung và về chia số thập phân nói riêng Từ đó yêu cầu phụ huynh học sinh phải mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các em
2.3.3 Biện pháp thứ ba: Tạo hứng thú và lòng ham muốn học tập cho học sinh
Để thực hiện được việc này một cách có hiệu quả, trong quá trình dạy học, tôi luôn tạo ra một không khí tự nhiên, thoải mái cho lớp học Phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện để tất cả các em
có thể tự tìm được cách giải quyết Khi hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức mới, tôi luôn tạo ra những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến những thắc mắc để rồi các
em tìm cách giải quyết Đồng thời, tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết học nói chung và tiết học toán nói riêng để gây hứng thú và lòng ham muốn học tập cho các em
Ví dụ: Khi dạy bài : “Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân”, sau khi học sinh làm được bài tập 1 và bài tập 2 theo yêu cầu của bài, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” như sau:
Tôi đưa ra bài toán: Mẹ có 13 cái bánh, mẹ chia đều số bánh này cho hai chị em Hỏi mỗi người được bao nhiêu cái bánh?
Sau đó tôi cho học sinh thi tính nhanh rồi điền kết quả vào bảng con để giáo viên kiểm tra – Trong thời gian 1 phút, em nào tìm ra kết quả nhanh và đúng thì tôi thưởng một bông hoa điểm mười
2.3.4 Biện pháp thứ tư: Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
Trong chương trình toán lớp 5, đầu năm học không có nội dung ôn tập, củng cố các phép tính về số tự nhiên cho học sinh mà đặc điểm của học sinh tiểu học là các em nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên nếu không được ôn tập, củng cố thường xuyên Từ
đó, tôi nhận thấy rằng đây là một khó khăn lớn cho học sinh khi học về các phép tính với số thập phân nói chung và phép chia số thập phân nói riêng Vì nếu các phép tính về
số tự nhiên các em không thành thạo thì không thể học được các phép tính về số thập phân, nhất là phép chia Xác định được vấn đề này, ngay từ đầu năm học, tôi đã lồng ghép việc rèn kĩ năng thực hành các phép tính về số tự nhiên vào các buổi sinh hoạt ngoại khoá hoặc sinh hoạt 15 phút đầu giờ Nếu thấy em nào thực hiện còn yếu hoặc chậm thì tôi tranh thủ kèm thêm trong các tiết học toán trên lớp Đồng thời phân công học sinh khá, giỏi trong lớp thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ và giao thêm bài tập về nhà rồi lên lớp giáo viên tranh thủ kiểm tra và chữa bài cho các em Nội dung ôn tập, củng
cố tôi đưa theo trình tự từ dễ đến khó để nâng cao dần kĩ năng tính cho học sinh
Trang 92.3.5 Biện pháp thứ năm: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh
Trong khi hướng dẫn cách chia tôi luôn kết hợp hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương Vì tôi nhận thấy, nêu trong quá trình thực hiện phép chia, kể cả chia số
tự nhiên hay số thập phân mà các em không có kĩ năng ước lượng thương thì tốc độ làm bài của các em sẽ chậm, các em sẽ không hoàn thành bài theo đúng yêu cầu của tiết học Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học, khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia với số tự nhiên, tôi đã hướng dẫn các em cách ước lượng thương như sau:
a Ước lượng bằng cách làm tròn giảm:
Cách này áp dụng cho trường hợp số chia có tận cùng là 1; 2; 3 ; hoặc 4 bằng cách bớt 1; 2; 3 hoặc 4 đơn vị của số chia để số chia trở thành số tròn chục Trong thực
tế là ta che bớt chữ số tận cùng của số chia đó đi đồng thời cũng che bớt chữ số tận cùng của số bị chia để ước lượng thương
Ví dụ: Muốn ước lượng thương của 72 : 24 ta làm tròn 72 thành 70 và 24 thành
20 rồi nhẩm 70 : 20 được 3 sau thử lại: lấy 24 3 = 72 Vậy 72 : 24 = 3
Hoặc có thể ước lượng thương của 568 : 72 như sau : Số chia ta che chữ số 2 ; số bị chia che chữ số 8 rồi nhẩm 56 : 7 = 8 ; sau đó thử lại : 72 8 = 576, ta thấy 576 >
568 Vậy ước lượng thương bằng 8 là hơi thừa nên ta giảm xuống thương còn 7; thử lại : 72 7 = 504 ; rồi lấy 568 – 504 = 64 ; 64 < 72 nên 568 : 72 = 7 dư 64
b Ước lượng bằng cách làm tròn tăng:
Nếu số chia có tận cùng là 7; 8; 9 thì làm tròn tăng ( tức là thêm 3; 2; hoặc 1 đơn vị vào số chia và số bị chia để số chia và số bị chia là những số tròn chục )
Ví dụ: Muốn ước lượng thương của 369 : 48 ta ước lượng như sau: 48 ta làm
tròn thành 50; 369 làm tròn thành 370 Ta thấy 370 và 50 đều là số tròn chục nên ta lấy 37 : 5 được 7 rồi thử thương là 7 ta thấy 7 48 = 336
So sánh 336 với 369 ta thấy 336 < 369; lấy 369 – 336 = 33; 33 < 48 Vậy 369 chia 48 được 7 dư 33
c Ước lượng bằng cách làm tròn cả tăng lẫn giảm:
Nếu số chia có chữ số tận cùng là 5 hoặc 6 thì ta có thể cho học sinh làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng thương ước lượng này
Ví dụ : Muốn ước lượng thương của 245 : 46 ta làm như sau:
Làm tròn giảm 46 thành 40 và làm tròn tăng 46 thành 50 Đồng thời làm tròn giảm 245 thành 240 Vì các số sau khi làm tròn tăng hoặc giảm đều là những số tròn chục nên ta nhẩm 24 : 4 được 6 và 24 : 5 được 4 Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử thương với
5 rồi lấy 46 5 = 230 , lấy 245 – 230 = 15 ; ta thấy 15 < 45
Vậy : 245 : 46 = 5 (dư 15)
Trang 10Cách làm này được tôi vận dụng thường xuyên khi thấy các em thực hiện chia còn sai hoặc chậm Làm như vậy sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng chia không những với số tự nhiên mà cả với số thập phân
2.3.6 Biện pháp thứ sáu: Dạy cho học sinh nắm vững bốn dạng chia số thập phân
- Trong phép chia đối với số thập phân có 4 dạng chia:
+ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân + Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
+Chia một số thập phân cho một số thập phân
- Khi dạy mỗi dạng chia này , tôi thường tiến hành theo các bước:
+ Bước 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một bài toán đơn dưới dạng tóm tắt để
học sinh tự rút ra được phép tính phù hợp với bài toán
+ Bước 2: Bằng những câu hỏi gợi mở và dẫn dắt để học sinh thấy được sự cần
thiết phải chuyển phép chia với số thập phân thành phép chia với số tự nhiên
+ Bước 3: Xây dựng kĩ thuật chia về cách đặt tính và tính.
+ Bước 4: Từ cách đặt tính rồi tính, học sinh rút ra quy tắc chia
+ Bước 5: Tổ chức cho học sinh Thực hành - Luyện tập để vận dụng, củng cố
quy tắc vừa hình thành
Ví dụ: Dạy bài: “Chia một số thập phân cho một số thập phân”, tôi tiến hành
như sau:
- Học sinh đọc ví dụ 1 ( SGK toán 5 trang 71)
- Giáo viên tóm tắt đề bài toán lên bảng:
Tóm tắt: 6,2 dm sắt : 23,56 kg
1 dm sắt : ….kg?
- GV hỏi : Muốn biết 1 dm sắt cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào? Học sinh : Lấy 23,56 kg : 6,2
- Giáo viên ghi bảng : 23,56 : 6,2 = ? (kg)
- Giáo viên nêu vấn đề bằng cách : Hỏi : Làm thế nào để đưa phép chia về dạng chia các em đã được học là chia một số thập phân cho một số tự nhiên?
Học sinh nêu: Nhân cả số bị chia và số chia với 10
Học sinh thực hiện nhân nhẩm và nêu:
23,56 : 6,2 = (23,56 10) : ( 6,2 10)
23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
GV hỏi : Các em hãy quan sát và nhận xét phép tính 23,56 : 6,2 và phép tính 235,6: 62