Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 trong các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn.. Làm giàu vốn từ trong phân môn Tậ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD& ĐT THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
LÀM GIÀU VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
Người thực hiện: Lê Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực môn : Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là môn học rất quan trọng chiếm thời lượng nhiều nhất trong các nội dung giáo dục ở nhà trường Tiểu học hiện nay với thời lượng 8 tiết/ tuần Học giỏi môn Tiếng Việt sẽ là chìa khóa, là cơ sở để học giỏi các môn học khác Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu là: Hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe- nói- đọc - viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Đồng thời cũng cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài Quan trọng hơn là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhưng, thực trạng hiện nay, vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, học sinh còn lúng túng khi sử dụng từ để đặt câu, diễn đạt ý
Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra rất quan trọng Từ những mục tiêu quan trọng ấy mà trong những năm gần đây xu hướng dạy tiếng Việt là dạy một công cụ để giao tiếp và sử dụng đang được đề cao Vì thế trong nhà trường Tiểu học nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh ngày càng đặc biệt chú trọng Có một vốn từ phong phú, đa dạng thì khả năng giao tiếp mới có thể phát triển tốt
Vì vốn từ càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn, sử dụng từ càng chính xác, tinh tế bấy nhiêu Không có một vốn từ phong phú thì không thể hiện, diễn đạt
rõ được ý mình muốn nói để người khác hiểu chính xác ý định của mình và tiếp nhận ngôn ngữ của người khác một cách chính xác trong giao tiếp
Từ thực trạng dạy học vốn từ ở trường Tiểu học và mục tiêu giáo dục xã
hội đặt ra, tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: " Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm giàu vốn từ Tiếng Việt"
2 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học
- Đề xuất một số giải pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 trong các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 3B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết “từ” dùng để tạo câu; nhiều câu kết lại để tạo thành đoạn và có nhiều đoạn mới tạo thành văn bản, thành tác phẩm Vì thế "từ" có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ - vốn từ của mỗi người quyết định khả năng sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm của người đó.Vấn đề số lượng từ, tính năng động, tính đa dạng của từ là vấn đề được đề cao trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học Chính vì vậy, việc dạy học từ ngữ ở tiểu học hiện nay đặc biệt chú trọng mục tiêu thực hành
là làm giàu vốn từ cho học sinh
Làm giàu vốn từ ở Tiểu học được hiểu là hình thành cho học sinh một số lượng từ phong phú, đa dạng về phong cách và sắc thái ngữ nghĩa Nhưng vốn
từ này phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong trí nhớ của học sinh, đồng thời vốn từ có được ấy phải được học sinh sử dụng thường xuyên
Chính vì vậy, nói đến thực hành làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học là nói đến ba nhiệm vụ song song là: Dạy từ ngữ, hệ thống hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ
II THỰC TRẠNG DẠY HỌC LÀM GIÀU VỐN TỪ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1 Thực trạng chung:
Nhìn chung trong toàn xã hội hiện nay, hầu như người ta chú trọng các môn học tự nhiên hơn các môn học xã hội Chính vì thế, ngay từ Tiểu học, các bậc phụ huynh kể cả là giáo viên cũng chỉ lo thúc dục con em học nhiều ở môn Toán, thậm chí là kiểm tra, kèm cặp, hướng dẫn cho các em cũng chỉ tập chung vào môn Toán hoặc Tiếng Anh mà thôi Còn môn Tiếng Việt, có chăng chỉ chú
ý đến đọc thông, viết thạo là đủ Riêng về phần luyện từ và câu ít ai quan tâm, một phần là nó khó phân định đúng sai, một phần là kiến thức của họ cũng chưa
đủ để giải đáp cho con em mình Từ những khó khăn trên dẫn đến việc học môn Tiếng Việt càng ngày càng ít đầu tư
2 Thực trạng của giáo viên:
Việc dạy từ của giáo viên hướng tới mục đích làm giàu vốn từ cho học sinh Nhưng, công việc đó chưa thực hiện một cách đồng đều giữa các giáo viên, bởi lẽ trình độ và năng lực của mỗi giáo viên còn khác nhau, quan điểm, suy nghĩ của mỗi giáo viên cũng khác nhau Vì vậy mà trong dạy học nhiều khi giáo viên chỉ rập khuôn, gò bó theo sách giáo khoa và sách hướng dẫn, chưa giám thoát ra khỏi sách, chưa dám mở rộng thêm cho học sinh những từ ở ngay trong cuộc sống của các em đã từng được nghe hàng ngày
3 Thực trạng của học sinh
Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, còn đơn điệu về phong cách và có tình trạng hiểu sai về sắc thái ngữ nghĩa của từ Có trường hợp học sinh hiểu nghĩa gốc của từ nhưng kĩ năng sử dụng trong văn cảnh kém Nhiều em bắt chước sử dung những từ ngữ đã nghe ông, bà, bố, mẹ… nói thường nhật nhưng lại không hiểu chính xác nghĩa của nó, dẫn đến các em dùng sai Có trường hợp
Trang 4học sinh hiểu nghĩa của một lượng từ lớn nhưng không rõ ràng nên khi sử dụng các em rất lúng túng, vụng về thậm chí là đặt nhầm trong văn cảnh
4 Kết quả của thực trạng:
Năm học 2016- 2017 tôi được giao cho phụ trách lớp 5B Ngay từ đầu năm tôi đã cho kiểm tra để phân loại học sinh để dễ bề kèm cặp các em
Sau khi kiểm tra tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng
số HS
38 em
học sinh hiểu
từ vận dụng
vào làm bài
tốt.
HS hiểu nghĩa của từ nhưng làm bài còn nhầm lẫn gặp sai sót ít
HS làm bài không chắc chắn, sai nhiều.
HS chưa hiểu từ.
Từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ tìm cách cung cấp vốn từ cho học sinh càng nhiều càng tốt Sau một thời gian, tôi đã tìm ra một vài biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học
III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1 Các giải pháp:
Ngay từ đầu năm tôi đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phân loại bài tập và tìm phương pháp dạy học sinh sao cho hiệu quả nhất Cuối cùng tôi đã quyết định phải thường xuyên, liên tục cung cấp, giải nghĩa từ đồng thời vận dụng luôn trong cuộc sống của các em qua các câu nói, thành ngữ, tục ngữ…và xuyên suốt trong tất cả các phân môn của môn tiếng Việt Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
1.1 Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập đọc:
1.2 Làm giàu vốn từ trong phân môn Chính tả:
1.3 Làm giàu vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu
1.4 Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập làm văn.
2 Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.1 Làm giàu vốn từ trong phân môn Tập đọc:
Việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học trong phân môn Tập đọc chủ yếu tập trung vào dạy nghĩa từ Bởi để tăng thêm vốn từ cho học sinh phải cung cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là giúp cho cho học sinh hiểu nghĩa của từ Việc dạy nghĩa từ trong phân môn Tập đọc là dạy cả nghĩa gốc, nghĩa chuyển và nghĩa văn chương
Muốn hiểu được nghĩa từ cần đặt từ vào trong ngữ cảnh Tuy từ có thể có nhiều nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh cụ thể từ thường được dùng với một nghĩa nhất định
Để dạy cho học sinh Tiểu học thì cần phải có các kĩ năng giải nghĩa từ Những từ cần được giải nghĩa trong văn bản không phải khi nào cũng là những
từ mới mà còn bao gồm những từ học sinh đã biết nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển
Trang 5nào đó Việc làm rõ nghĩa của từ đầu tiên phải nhằm vào các từ quan trọng các
từ "Chìa khóa" trong văn bản
* Để làm rõ nghĩa từ mới, tôi yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
- Thứ nhất: Đọc to để ghi nhớ âm thanh và cấu tạo từ
- Thứ hai: Tìm nghĩa của từ mới bằng một số cách sau:
+ Tra từ điển
+ Sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật
+ Dựa vào từ đã viết trong câu để đoán nghĩa
+ Đặt câu với từ đó (cũng có thể cho HS tìm từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa)
* Để làm rõ nghĩa văn cảnh một số từ, tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các thao tác:
- Thứ nhất: Đọc to để ghi nhớ âm thanh và cấu tạo từ
- Thứ hai: Tìm nghĩa của từ mới bằng một số cách sau:
+ Tra từ điển
+ Dựa vào nghĩa của từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó ( ẩn dụ, hoán dụ )
Kĩ năng làm rõ nghĩa của từ là một kĩ năng đặc biệt quan trọng trong nhóm
kĩ năng làm rõ nội dung văn bản và mục đích của người viết Bởi vì nếu đã biết
rõ nghĩa của các từ trong văn bản tức là người đọc về cơ bản có cơ sở để nắm được nghĩa của các câu trong văn bản, từ đó có thể nắm được nội dung miêu tả trong văn bản Những từ được học sinh hiểu nghĩa qua văn bản sẽ đi vào vốn từ của học sinh - vốn từ đó được tăng dần lên qua mỗi lớp học, bậc học
Trên cơ sở lí thuyết về dạy nghĩa từ, phải xây dựng được hệ thống bài tập dạy nghĩa từ tương ứng để các kiến thức được khắc sâu hơn Đó là các dạng bài tập thực hành dạy nghĩa từ gồm:
- Bài tập nhận diện từ mới hoặc chưa rõ nghĩa
- Bài tập giải nghĩa những từ quan trọng, từ chìa khóa
- Bài tập làm rõ nghĩa của từ mới
- Bài tập làm rõ nghĩa của từ trong văn cảnh
a) Bài tập nhận diện từ mới hoặc chưa rõ nghĩa:
Đối với loại bài tập nay, giáo viên nên sử dụng hình thức gạch chân hoặc đóng khung các từ mới và từ mà học sinh chưa hiểu Đây là dạng bài tập cần thiết, quan trọng đối với học sinh Khi học sinh tìm ra những từ đó thì tương ứng với nó là việc giải nghĩa của giáo viên Vì vậy, yêu cầu giáo viên phải có vốn từ Việt phong phú, ngoài ra phải có sự hiểu biết phương ngữ nơi mình công tác để
có thể giải nghĩa bất kì từ gì mà học sinh đưa ra Khi học sinh tìm được các từ mới, các từ chưa rõ nghĩa trong bài, giáo viên giải nghĩa các từ đó, học sinh sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng, có chủ động và trở thành những từ của mình Đặc biệt là lớp từ Hán Việt:
Vídụ1: Giải nghĩa từ “hành trình” trong bài Hành trình của bầy ong TV5 tập 1 trang 117 Sau khi giáo viên hướng dẫn cho HS giải thích được hành trình là
chuyến đi xa và lâu ngày nhiều gian khổ, vất vả Giáo viên cung cấp luôn nghĩa
Trang 6của từ hành là “đi” đây là từ Hán Việt Để HS hiểu sâu và cặn kẽ hơn, tôi đã hướng dẫn các em tìm từ có tiếng hành nghĩa là đi và đặt câu HS đã tìm được các từ ngữ cụ thể, gần gũi với các em như: hành quân là đội quân đi từ nơi này đến nơi khác, hay vi hành, hành khất…rồi đặt câu
Ví dụ2: Từ “thâm thuý” trong câu “Những hạt cát của điệp trắng nhấp nháy
muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt…”
Trong bài: Tranh làng Hồ- TV5- tập 2- trang 88
Sau khi học sinh đã giải nghĩa được thâm thuý là vẻ đẹp sâu kín bên trong của người phụ nữ.Tôi hướng dẫn cho HS hiểu thâm nghĩa là sâu đây là từ Hán Việt Tôi cũng hướng dẫn tương tự như từ hành và HS đã tìm được như: tham
thì thâm ( nghĩa là: tham lam thì sẽ lún sâu vào sai trái, tội lỗi); phụ tử tình thâm (nghĩa là tình cảm cha con sâu nặng); thâm sơn cùng cốc… và các em đặt câu
b) Bài tập giải nghĩa những từ quan trọng, từ chìa khóa:
Như chúng ta đã biết, để nhớ và hiểu những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ; "chìa khóa", những nhóm từ mang nghĩa cơ bản, những từ có vấn đề Cần chọn những từ này để giải nghĩa vì đó là những từ ngữ toát lên nội dung, ý nghĩa của bài Nhờ vậy học sinh hiểu bài nhanh và chính xác hơn
Ví dụ: Bài “Phong cảnh làng mạc ngày mùa” TV5- tập2- trang 10 Toàn bài tác
giả Tô Hoài tả cảnh ngày mùa khá dài, nhưng khi dạy tập đọc tôi đã hướng dẫn học sinh đọc lướt và yêu cầu: Các em hãy kể tên các sự vật có màu vàng và từ chỉ màu vàng có trong bài? Học sinh đã tìm được:
Lúa- vàng xuộm tàu lá chuối - vàng ối
nắng - vàng hoe bụi mía - vàng xọng
xoan - vàng lịm rơm, thóc - vàng giòn
lá mía - vàng ối tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm
Trong khi ấy, tôi ghi nhanh các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng ối, vàng
hoe, vàng xọng, vàng lịm, vàng giòn, vàng ối, , trù phú, đầm ấm.Tiếp theo, tôi cho học sinh giải nghĩa của từng từ tôi ghi trên bảng để các em phân biệt được sắc thái khác nhau của các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng Đặc biệt hướng
dẫn HS giải thích từ trù phú nghĩa là: nơi đông người ở và giàu có Cả bài văn
dài tả cảnh ngày mùa tôi chủ yếu cho HS đọng lại những từ ngữ then chốt ấy Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm toát lên một bức tranh ngày mùa ở làng quê đẹp, sinh động và trù phú Từ đó các em hiểu ngay nội dung chính của bài là gì? Nhờ đó các em hiểu bài nhanh và sâu
c) Bài tập làm rõ nghĩa của từ mới:
Loại bài tập này sẽ giúp học sinh hiểu được nghĩa của những từ mới mà học sinh chưa biết, chưa gặp Thông qua bài tập này học sinh có thể vận dụng những từ đó vào hoạt động ngôn ngữ của mình Có được từ mới và hiểu nghĩa của từ đó cũng chính là bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh.Các từ mới thì hầu như trong các bài tập đọc đều có và đều được giải thích ở phần chú giải Nhưng trong chú giải những từ có một nghĩa rõ ràng thì các em hiểu ngay, còn những từ
Trang 7Hán Việt hoặc những từ có nhiều nghĩa, tôi sẽ hướng dẫn các em thêm để mở rộng vốn từ
Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh” TV5- tập 1- trang 76.có từ “tân kì” học sinh giải thích được là: mới lạ Tôi đã hướng dẫn các em rõ nghĩa hơn cụ thể hơn: tân nghĩa là mới; kì nghĩa là lạ đây cũng là từ Hán Việt Rồi, tôi yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng tân nghĩa là mới, các em đã tìm được: tân gia (nhà mới), tân hôn
(mới cưới), tân tiến (mới và tiến bộ) Xong, tôi lại yêu cầu HS tìm từ có tiếng
kì nghĩa là lạ học sinh đã tìm được: kì diệu (vừa lạ lùng vừa làm cho người ta
phải ca ngợi), kì ảo (kì lạ tựa như không có thật), kì lạ (lạ tới mức không thể ngờ được),
d) Bài tập làm rõ nghĩa của từ trong văn cảnh:
Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng Một từ có thể có nhiều nghĩa khi nó được đặt trong những văn cảnh khác nhau Vì vậy, muốn giúp học sinh hiểu nghĩa của từ cần đặt từ ở trong câu, nói rộng hơn là đặt từ trong một ngữ cảnh Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hóa, cụ thể hóa nghĩa của từ Tuy từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, trong những ngữ cảnh cụ thể từ thường được dùng với một nghĩa nhất định Việc xây dựng bài tập giải nghĩa từ trong ngữ cảnh cũng chính là cho học sinh xác định được nghĩa của từ trong những văn cảnh khác nhau Thông qua đó không chỉ làm cho vốn từ của học sinh tăng lên về số lượng
mà còn hiểu sâu hơn về sắc thái ngữ nghĩa của chúng
Ví dụ: Từ “hạt vàng” trong câu “Hạt vàng làng ta” Hạt gạo làng ta - TV5 - tập1
- trang 139 Tôi đã hỏi: Hạt vàng ở đây là hạt gì? Tại sao tác giả lại gọi là hạt
vàng? Học sinh đã dựa bài đọc, các em đã giải thích được: Hạt vàng ở đây chính
là hạt gạo, vì làm ra hạt gạo phải mất nhiều công sức, mồ hôi thậm chí là cả máu nên nó quý như vàng Để giải thích được nghĩa như vậy chỉ có thể dựa vào văn cảnh mà thôi
Như vậy, việc dạy nghĩa của từ trong phân môn Tập đọc là một điều không thể thiếu, nó có tác động tích cực tới học sinh Qua mỗi bài Tập đọc sẽ cung cấp cho các em một số lượng từ rất lớn Khi học sinh đã hiểu được nghĩa của từ thì có thể vận dụng vốn từ đó vào việc giao tiếp ngôn ngữ Đây chính là làm giàu vốn từ cho học sinh
2.2 Làm giàu vốn từ trong phân môn Chính tả:
Đặc điểm Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, còn có thể hiểu rằng Chính tả Tiếng Việt là loại chính tả ngữ nghĩa Đây là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của Chính tả Tiếng Việt mà khi dạy Chính tả giáo viên cần chú ý Vì vậy, khi dạy phân môn Chính tả, giáo viên cần chú trọng vào chính tả âm- vần, các bài tập về điền âm, vần để làm giàu vốn từ cho học sinh
Để làm được điều này phải xây được hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh
a ) Bài tập hệ thống hóa vốn từ:
Trong phân môn chính tả, bài tập hệ thống hóa vốn từ được sử dụng đó là tìm các từ có cùng cấu tạo được chia làm ba dạng:
*Dạng 1: Tìm các từ có cùng phụ âm đầu, hoặc có cùng âm cuối:
Trang 8Tìm 5 từ láy có âm cuối ng:
Ví dụ:
Tìm 5 từ láy có cùng phụ âm đầu : n n
* Dạng 2: Tìm những từ có cùng vần
Ví dụ: Tìm và viết ra 4 từ có vần: oăt, 4 từ có vần oay
* Dạng 3: Tìm những từ ghép với tiếng đã cho:
Ví dụ: lương thực
lương
Với bài tập này, tôi đã hướng dẫn học sinh, thêm vào trước hoặc sau tiếng lương
1 hoặc 2 tiếng để thành từ có nghĩa là được Vì vậy, các em cứ thử ghép các tiếng vào rồi chọn từ có nghĩa và đã tìm được: lương khô, quân lương, lương tâm, lương duyên, lương thiện,
Vậy qua các dạng bài tập hệ thống hóa vốn từ trong phân môn Chính tả sẽ giúp học sinh hệ thống được vốn từ của mình theo những cách thức khác nhau nhưng đều đạt được một mục đích chung là vốn từ của của học sinh được tăng lên
b) Bài tập sử dụng từ
Bài tập sử dụng từ trong phân môn Chính tả được chia làm 4 kiểu bài:
b.1 Bài tập điền vào chỗ trống: Đây là kiểu bài được sử dụng nhiều ở Tiểu
học Trong kiểu bài tập này được chia làm 4 dạng
* Dạng 1: Điền vào chỗ trống phụ âm đầu
Ví dụ: Điền vào chỗ trống ch hay tr:
- Mẹ ả tiền mua cân ả cá
- Loại hàng này thậm í vừa bán vừa cho cũng không ai mua
- Anh ấy là người bươn ải trong cuộc sống
* Dạng 2: Điền vào chỗ trống phụ âm cuối:
Ví dụ: Điền vào chỗ trống n hay ng:
- bay lượ
- số lượ
* Dạng 3: Điền vần vào chỗ trống
Ví dụ: Điền vào chỗ trống oang hay ang:
- l lổ; d tay; h sâu; sáng ch
* Dạng 4: Điền từ vào chỗ trống:
Ví dụ: Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm sá hay xá:
- Giúp được anh tôi gì công
- Phố tấp nập người qua lại
- Bác ấy mới về quê, chưa quen đường nên bị lạc
Học sinh sẽ suy nghĩ và tự điền vào chỗ trống, có thể là các em hiểu, nhưng cũng có thể là điền mò kết quả điền như sau:
Trang 9- Giúp được anh tôi sá (1) gì công xá (1)
- Phố xá (2) tấp nập người qua lại.
- Bác ấy mới về quê, chưa quen đường sá (2) nên bị lạc.
Sau khi chữa bài cho học sinh, chốt kết quả đúng, tôi còn phân tích nghĩa của từng từ sá/ xá để giúp học sinh phân biệt rõ hai từ này
Sá nghĩa là - đường đi
hoặc: - kể đến, để ý tới (dùng có kèm ý phủ định)
Vậy từ sá(1) nghĩa là kể hay để ý tới (dùng có kèm ý phủ định) Các em
hãy tìm từ có tiếng sá nghĩa là kể đến, để ý tới (dùng có kèm ý phủ định)? HS
tìm được sá gì, sá chi, sá nào…
sá(2) nghĩa là đường đi Các em hãy tìm thêm các từ có tiếng sá nghĩa là đường
đi? Tôi hướng dẫn để các em tìm được: đường sá, sá cày,…;
Còn từ xá nghĩa là: - nhà ở, nơi ở, ấp, quán.
Hoăc: - tha cho, miễn cho không bắt phải chịu
Vậy xá(2) có nghĩa là nhà ở Vì thế phố xá là chỉ đường ở thành phố mà hai bên
đường có nhà ở kế tiếp nhau , khác với đường sá Tôi lại yêu cầu HS tìm tử có
tiếng xá nghĩa là nhà ở, nơi ở, ấp, quán HS đã tìm được: kí túc xá, trạm xá, bệnh
xá, quán xá,…
Còn từ công xá là tiền công trả cho người làm Nó không thuộc nghĩa theo
các nghĩa của tiếng xá đứng riêng
b.2 Bài tập chữa lỗi:
Bài tập đưa ra những từ ngữ viết sai chính tả yêu cầu học sinh chỉ ra và sửa lại cho đúng:
Ví dụ: Tìm các từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:
Quả xài, ngắc ngải, khoai lang, thai thoải, khái chí, năm ngái, mệt nhài, khai dảng
Như vậy, qua hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học sẽ giúp cho các em hệ thống được vốn từ của mình và có thể sử dụng nó một cách đúng đắn và chính xác Đây là biện pháp có chất lượng cao trong việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học
2.3 Làm giàu vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu
Đây là phân môn trọng yếu chiếm toàn bộ thời lượng của tiết học cho việc cung cấp từ và luyện từ Vì thế trong phân môn này, tôi tích cực cung cấp từ cho các em không chỉ đầy đủ kiến thức trong sách giáo khoa mà còn vận dụng những vốn từ của bản thân trong cuộc sống để chuyển tải cho các em mong rằng mình có những gì thì truyền hết cho học sinh thân yêu của mình, thông qua các dạng sau:
2.3.1 Dạy nghĩa từ: Là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa
bằng một định nghĩa Qua đó học sinh sẽ hiểu được nghĩa của từ
Bài tập dạy nghĩa từ trong phân môn Luyện từ và câu được chia làm hai dạng:
* Dạng 1: Cho sẵn nội dung ( nghĩa từ) và tên gọi (từ) chỉ yêu cầu học sinh phát
hiện ra sự tương ứng giữa chúng
Trang 10Ví dụ: Hãy giải thích các từ: " anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" bằng
cách nối mỗi từ với nghĩa của nó:
a anh hùng 1 biết gánh vác, lo toan mọi việc
b bất khuất 2 có tài năng, khí phách, làm nên nhữngviệc phi thường
c trung hậu 3 không chịu khuất phục trước kẻ thù
d đảm đang 4 chân thành và tốt bụng với mọi người
Với dạng bài tập này, tôi yêu cầu HS đọc kĩ từng từ ở cột bên trái, rồi đọc kĩ từng nghĩa ở cột bên phải Rồi suy nghĩ cộng với một chút phán đoán để lựa chọn sao cho thích hợp Các em nghiêm túc suy nghĩ và cũng nối được:
a- 2; b- 3; c- 4; d- 1 Sau đó, tôi cho HS chiết tự từ “bất khuất” HS cũng giải thích được ‘bất’ nghĩa là không; ‘khuất’ nghĩa là khuất phục.Vậy bất khuất nghĩa là không chịu khuất phục trước kẻ thù Các em đã được học ở cô khá nhiều nên cũng quen cách giải thích này Nhờ thế mà vốn từ của các em tăng lên đáng kể nhất là từ Hán Việt
* Dạng 2: Cho sẵn từ, nghĩa của từ yêu cầu tìm từ điền vào chỗ thích hợp.
Ví dụ: Xếp các từ có tiếng hữu cho đưới đây thành 2 nhóm a,b: Hữu nghị, hữu
hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng
a Hữu có nghĩa là “bạn bè”: ………
b Hữu có nghĩa là “có”: ………
Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị- hợp tác TV5- tập1- trang 56.
Tôi đã hướng dẫn cho các em giải thích nghĩa của từng từ một như: hữu nghị-tình cảm thân thiết giữa các nước; hữu hiệu- có hiệu quả; chiến hữu - bạn chiến đấu; thân hữu - bạn bè thân thiết; hữu ích- có ích ; hữu dụng - có thể dùng được việc,….Khi các em đã hiểu nghĩa thì sẽ tự xếp vào từng nhóm rất nhanh và chính xác
2.3.2 Hệ thống hóa vốn từ gồm:
* Dạng 1: Tìm từ có cùng chủ đề
Ví dụ: Chia những từ sau đây thành 2 nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm khiêm tốn,
thật thà, can đảm, dũng cảm, đoàn kết, lễ phép, chăm học, học tập, lao động, vui chơi
* Dạng 2: Tìm từ có cùng cấu tạo
Ví dụ 1: Căn cứ vào cấu tạo của từ hãy xếp các từ sau thành 3 nhóm và đặt tên
cho mỗi nhóm: Ăn ở, đẹp, mập mạp, xanh lơ, đỏ thắm, ngọt, lành lạnh, mơ mộng, mơ màng, mơ, bờ bãi, mênh mông, rộng
Với dạng bài này tôi hướng dẫn học sinh xác định xem chia theo cấu tạo thì chia thành những loại từ nào? HS suy nghĩ và tìm được cách chia thành từ đơn, từ ghép và từ láy