Nhưng học sinh không chỉ vận dụng những hiểu biết đó vàoviệc viết văn là xong mà các em còn phải thể hiện tình cảm, cảm xúc của mìnhkhi làm bài để bài viết của các em có cá tính, có hồn,
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.
Người ta thường nói “Học văn là học cách làm người”, bởi văn học là nhân
học, Tiếng việt giúp con người biết nói và viết đúng với chuẩn mực giao tiếp của
xã hội Chính vì vậy, Tiếng Việt có thể coi là môn học có nhiệm vụ hình thànhnhân cách và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, giúp họcsinh lĩnh hội hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Việt, góp phần trang bịcho thế hệ trẻ khả năng sử dụng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc họccao hơn, để suy nghĩ và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Ngoài những kiến thức, kĩ năng cần thiết, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng chohọc sinh tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lẽ phải và sự công bằngtrong xã hội Đồng thời, giáo dục cho các em lòng yêu mến và thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách conngười Việt Nam hiện đại
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học đã nối kết một cách tự nhiên các phân mônkhác nhau của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh có một năng lực mới, nănglực sản sinh ngôn bản Nhờ năng lực này, các em biết cách sử dụng Tiếng việtlàm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập Bản thân mỗi giáo viên đều biết phânmôn Tập làm văn đòi hỏi học sinh phải huy động vốn từ, vốn kiến thức củanhiều mặt Từ những hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn hoá, khoahọc thường thức Nhưng học sinh không chỉ vận dụng những hiểu biết đó vàoviệc viết văn là xong mà các em còn phải thể hiện tình cảm, cảm xúc của mìnhkhi làm bài để bài viết của các em có cá tính, có hồn, làm rung động được ngườiđọc
Thể loại văn miêu tả là một thể loại có số lượng lớn trong chương trình Tậplàm văn ở Tiểu học Văn miêu tả là loại văn mà học sinh phải dùng ngôn ngữ đểtái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc mà mình quan sát được, mình cảm nhận được
để giúp cho người đọc có thể hình dung ra đối tượng mà người viết sẽ miêu tảmột cách rõ nét, cụ thể như nó vốn có trong cuộc sống Một bài văn miêu tả haykhông những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả màcòn thể hiện trí tưởng tượng, cảm xúc, đánh giá của người viết đối với đối tượngđược miêu tả
Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng quen thuộc ởxung quanh các em Mặc dù là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũivới các em, song các em gặp rất nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp,hiểu biết về cảm xúc, về đối tượng miêu tả Những khó khăn về nội dung miêu
tả càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, bố cụcbài văn, sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được Ở một số
em tìm được từ ngữ miêu tả thì lại vụng về trong cách diễn đạt hoặc dùng từ tối
ý, hoặc từ không gợi tả, gợi cảm khiến cho bài văn miêu tả mang tính kể lể sựviệc là chính Còn có nhiều em rất lúng túng khi viết văn, không biết sắp xếp ý
Trang 2như thế nào cho phù hợp để có một bài văn hoàn chỉnh và nhiều học sinh chorằng phân môn Tập làm văn rất khó Từ đó các em sinh ra ngại viết văn.
Đặc biệt là với chương trình sách giáo khoa hiện nay, để có một bài văn hoànchỉnh, các em phải học qua một số tiết Tập làm văn Mỗi tiết Tập làm văn chỉthực hành rèn luyện một vài kỹ năng cơ bản nào đó của quá trình làm văn Vậycác em phải kết nối mạch kiến thức đó như thế nào để có một bài văn hoànchỉnh, một bài văn hay, giàu cảm xúc…
Từ thực tế trên đây, tôi nhận thấy vấn đề dạy bồi dưỡng kiến thức và cách làmvăn cho học sinh là rất cần thiết Do đó, trong quá trình dạy bản thân tôi luôntrăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để giúp học sinh yêu thích và có khả nănglàm văn miêu tả tốt hơn Vì vậy, trong phạm vi hẹp của đề tài này, tôi xin được
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của mình về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Mỹ lộc:
- Có kĩ năng quan sát, tìm ý, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, biết liên kếtcác câu thành đoạn, các đoạn văn thành bài với bố cục rõ ràng
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, biết trân trọng những cảnh vậtxung quanh từ đó làm phong phú thêm tâm hồn và tình cảm
- Yêu thích môn Tiếng việt và làm tốt bài văn tả cảnh
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình Tiếng việt lớp 5: Phân môn Tập làm văn – thể loạivăn tả cảnh
- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Mỹ Lộc
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế việc học phân môn Tập làm văn ởtrường Tiểu học Mỹ Lộc
- Phương pháp nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 mạchkiến thức văn tả cảnh
- Phương pháp tổ chức nghiệm thu, so sánh đối chứng tổng hợp
Trang 32 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong trường tiểu học, việc dạy các môn học nói chung và dạy môn TiếngViệt nói riêng đang hướng tới mục tiêu chung của giáo dục Mỗi phân môn, mỗitiết học của môn Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển các kĩ năngnghe, nói, đọc, viết cho học sinh Trong khi đó, Tập làm văn là một trong nhữngphân môn quan trọng của môn Tiếng Việt Bởi nó vận dụng tất cả những hiểubiết về nhận thức, kĩ năng của phân môn, đòi hỏi học sinh phát huy cao độ trí tuệ
và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu của bài học Đặc biệt, văn miêu tả là rất cầnthiết và quan trọng vì nó giúp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chânthực khi nói và viết và là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, trình độvăn hóa của học sinh Trong từ điện Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên định
nghĩa: “ Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thể giới nội tâm của con người” Có thể thấy,miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh
và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể
về đối tượng đó như nó vốn có trong đời sống Một bài văn miêu tả hay khôngnhững chỉ thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn phảithể hiện được trí tưởng tượng được miêu tả Bởi vì trong thực tế, không ai tả để
mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá của mình,những tình cảm yêu ghét cụ thể của người viết Các bài văn miêu tả ở Tiểu họcchỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích Vì vậy, qua bàilàm của mình, các em được gửi gắm tình cảm của mình với những gì mà mìnhmiêu tả và cảm nhận được Khi đó, bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổnghợp, là nơi trình bày kết quả đích thực của việc học Tiếng Việt Do đó, để họcsinh biết làm một bài văn miêu tả hoàn chỉnh về bố cục và sâu sắc về nội dung làmột việc làm không phải dễ đối với cả giáo viên và học sinh
2.2 Thực trạng của việc dạy và học làm văn tả cảnh ở lớp 5.
2.2.1 Thực trạng việc dạy văn tả cảnh ở trường Tiểu học Mỹ Lộc.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên đã hiểu
rõ được vai trò, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn nói chung, cũng như cáchthức hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tiết học văn tả cảnh cơ bản đã đúng trình
tự các bước lên lớp Học sinh phần nào đã biết làm bài tập làm văn theo cácdạng bài khác nhau Song về phía giáo viên, khi sử dụng phương pháp dạy Tậplàm văn ở lớp 5 vẫn còn nhiều lúng túng, đôi khi còn đơn điệu, chưa phát huyđược tính chủ động, sáng tạo của học sinh Ví dụ có những bài dạy hướng dẫnhọc sinh quan sát và tìm ý lập dàn bài cho đoạn văn hay bài văn tả cảnh trường,
tả cảnh dòng sông Lẽ ra giáo viên nên khuyến khích cho học sinh quan sát thực
tế, quan sát cảnh vào các thời điểm khác nhau trong ngày, những sự vật, hoạtđộng của người và vật liên quan đến cảnh miêu tả và từ đó học sinh chọn tảđược những đặc điểm nổi bật vẻ đẹp của cảnh, hoạt động nổi bật của con người
và vật làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng miêu tả Từ việc quan sát đó các em
Trang 4nhớ, lựa chọn ý và viết lại theo sự cảm nhận của riêng mình Nhưng có khi vìkhông có điều kiện nên giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh những ý cần phảigiải quyết theo yêu cầu của sách giáo khoa và dạy cho học sinh học tập nhữngđoạn văn trong bài văn mẫu
Đối với tiết trả bài đôi khi còn đơn điệu, giáo viên chỉ nhận xét chung từngbài của học sinh về ưu điểm và nhược điểm cơ bản nhất hoặc nêu những lỗi vềdùng từ, đặt câu, viết đoạn để học sinh sửa rồi trả bài Hoặc đọc những bài vănhay cho học sinh tham khảo Giáo viên chưa chú trọng nhiều về việc hướng dẫnhọc sinh tự phát hiện lỗi sai trong bài, cách sửa câu, dùng từ, cách viết nhữngcâu văn hay có hình ảnh hoặc phát hiện những câu văn hay, những hình ảnh đẹp.Như vậy, tiết học diễn ra đều đều theo một qui trình rập khuôn dưới sự hướngdẫn của giáo viên, còn học sinh lại không tự mình phát hiện lỗi sai trong bàicũng như chưa tìm ra được những câu văn miêu tả hay của bạn để học tập.Thông qua tiết trả bài như vậy, tôi thấy học sinh học tập được rất ít ở bạn bè Bởihọc sinh ít được luyện tập, rèn luyện kỹ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tựhọc tập để tiến bộ và cũng chưa có cơ hội để thể hiện mình Do vậy, chất lượngdạy văn tả cảnh còn nhiều hạn chế
2.2.2 Thực trạng việc học văn tả cảnh ở lớp 5.
Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 đặc biệt được phân công bồi dưỡng mônTiếng Việt lớp 5 phần nào tôi đã nắm được chất lượng học phân môn Tập làmvăn lớp 5 Cơ bản các em đã nắm được thể loại văn tả cảnh, bài văn có bố cục rõràng và bước đầu đã biết miêu tả một cách đơn giản Tuy nhiên, khi làm dạngvăn này, học sinh vẫn còn nhiều lúng túng như dùng từ chưa phù hợp, miêu tảchưa theo một trình tự hợp lí, chưa biết sắp xếp ý và liên kết các câu, cũng nhưchưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tả Số học sinh được làm bàimiệng còn ít Các em còn thiếu tự tin, chưa mạnh dạn khi trình bày bài miệng
Do đó, nhiều câu văn của học sinh còn mang tính sao chép cứng nhắc, chưathực tế, bài văn chưa có cảm xúc, chưa có tính thuyết phục, chưa hay, các câuvăn rời rạc về ý thiếu sự liên kết chặt chẽ về nội dung Mặt khác, do đặc điểmtâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhậnthức về các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triểnnên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu vốnsống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt vềđối tượng cần tả Do vậy, học sinh rất ngại khi làm bài viết Tập làm văn
2.2.3 Kết quả của thực trạng.
Sau một thời gian giảng dạy kết hợp với việc đi dự giờ thăm lớp, phần nào tôi
đã nắm được thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học MỹLộc Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh và chọn học sinhlớp 5A và 5B để khảo sát chất lượng sau khi các em đã học được một số tiết tập
làm văn tả cảnh ( Kiểm tra ở Tuần 2 của chương trình học)
Trang 5Đề bài như sau: Em hãy tả cơn mưa rào mùa hạ
Yêu cầu học sinh làm bài viết trong thời gian 35 phút Kết quả thu được là:
*) Ưu điểm:
- Học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài và biết thực hành viết một bài văn
tả cảnh
- Trong số bài học sinh làm đạt ở mức 3 và mức 4 thì bài viết của các em có
bố cục rõ ràng, đảm bảo đủ 3 phần: Mở bài - thân bài - kết luận
- Một số học sinh biết viết câu văn đúng ngữ pháp, biết cách diễn đạt ý và ítnhiều biết sử dụng các ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật đơn giản để miêu tả
*) Nhược điểm:
+ Một số bài viết chưa có bố cục rõ ràng
+ Nhiều bài sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt câu văn chưa sáng sủa, bài viếtchưa có cảm xúc
+ Kỹ năng dùng từ của các em chưa đảm bảo, cách dùng từ chưa chính xác,dùng sai nghĩa từ, lặp từ, vốn từ còn nghèo nàn, tẻ nhạt, từ dùng chưa có giá trịgợi tả, gợi cảm Chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật
+ Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa phù hợp.Dưới đây là kết quả bài viết của học sinh đạt được như sau:
Trang 6tìm ra một số biện pháp dạy cho học sinh lớp 5 đặc biệt lớp chủ nhiệm 5A củatôi biết làm một bài văn tả cảnh có chất lượng
2.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, phương pháp giảngdạy về thể loại văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng cũng như từ thực tếgiảng dạy; dự giờ đồng nghiệp trong tổ khối; kết hợp thảo luận về cách dạy vănmiêu tả, tôi đã đưa ra một số giải pháp cơ bản khi dạy dạng văn tả cảnh nhưsau:
- Tổ chức tốt việc quan sát, tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết văn tảcảnh
- Hướng dẫn học sinh biết dùng đúng dấu câu và sử dụng từ ngữ để viết câungắn gọn đúng về ngữ pháp, biết liên kết các câu thành đoạn và các đoạn thànhbài, viết bố cục rõ ràng
- Hướng dẫn học sinh điễn đạt có nghệ thuật: Biết viết các câu văn, đoạnvăn có hình ảnh giàu sức biểu cảm nghệ thuật, biết viết mở bài, kết bài hay
- Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học
- Thường xuyên chấm, chữa bài cho học sinh
Trang 7- Những cảnh học sinh có thể quan sát trực tiếp: Cảnh một buổi sáng ( hoặctrưa, chiều) trên cánh đồng; cảnh trường trước giờ học; cảnh dòng sông; cảnhcon đường đến tường; cảnh vườn hoa; cảnh ngôi nhà…
- Những cảnh học sinh không thể quan sát trực tiếp: Cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều ) trong công viên, cảnh nhộn nhịp của phố phường; cảnh biểnlúc bình minh ( hoặc lúc hoàng hôn ); cảnh bến tàu, bến xe; cảnh chợ tết; cảnhmột lễ hội…
Việc phân loại các đoạn văn, bài văn thành hai dạng như vậy sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho giáo viên khi tổ chức cho học sinh quan sát, tìm ý và dựng đoạnkhi viết bài Với những cảnh vật gần gũi với học sinh giáo viên tiến hành chohọc sinh quan sát trực tiếp hay định hướng cho học sinh quan sát trước khi đếnlớp Đối với những cảnh vật học sinh không thể quan sát trực tiếp sẽ được giáoviên tiến hành trên lớp bằng việc cho các em quan sát qua tranh ảnh, qua videovới sự hỗ trợ của màn hình chiếu - giáo án điện tử Để việc quan sát có chấtlượng, giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách quan sát theo trình tự nhất định
và quan sát bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại những chi tiết đặc sắc, nổi bậttheo phần gợi ý của sách giáo khoa từ đó giúp cho đoạn văn, bài văn các em tảđúng trọng tâm có những phát hiện mới mẻ, sinh dộng, chân thực cảnh đượcmiêu tả
Ví dụ : Khi dạy đến bài: Luyện tập tả cảnh (Bài tập 2 trang 14, bài tập 2
trang 32- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập I.)
Bài tập 2 - SGK trang 14: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặctrưa, chiều ) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánhđồng, nương rẫy)
Bài tập 2 - SGK trang 32: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn
ý bài văn miêu tả một cơn mưa
Trước khi dạy bài này, giáo viên cần yêu cầu học sinh quan sát trước cảnh bàitập yêu cầu, học sinh có thể quan sát trực tiếp với cảnh một buổi sáng ( hoặctrưa, chiều ) trong vườn cây, trên cánh đồng ( BT2 trang 14), hay tổ chức chohọc sinh quan sát cảnh qua tranh ảnh, video thông qua màn hình chiếu đối vớicảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong công viên, cảnh một cơn mưa Muốnkết quả quan sát có chất lượng giáo viên cần gợi ý và định hướng cho học sinhtrước khi quan sát:
+ Cảnh em định lựa chọn miêu tả là cảnh nào? (ví dụ: tả cơn mưa rào mùa
hạ hay cơn mưa mùa xuân…?)
+ Khi tả cảnh cần chú ý quan sát sự thay đổi của cảnh theo thời gian (sựthay đổi của cảnh vật trước, trong và sau cơn mưa như thế nào?)
+ Những sự vật nào tác động hay liên quan đến cảnh được miêu tả? Sựthay đổi của bầu trời, gió, cây cối, con đường, hoạt động của con người, con vật(trước, trong và sau cơn mưa)
Trang 8- Học sinh ghi chép lại những gì quan sát được vào vở nháp.
- Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí để được mộtdàn ý chi tiết và trình bày trước lớp
- Dựa vào dàn ý chi tiết để trình bày bài miệng trước lớp
*) Dưới đây là một dàn ý chi tiết khi tả buổi sáng trên cánh đồng (Tả buổisáng mùa thu trên cánh đồng), yêu cầu học sinh cần đạt được
Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
Một ngày mới lại bắt đầu Bình minh đang hiện ra trước mắt em Một cảnhvật tuyệt đẹp và để lại cho ta cảm giác phấn khởi khi bước vào ngày mới
Thân bài:
a Tả cảnh.
- Sáng sớm cả cánh đồng bồng bềnh trong biển hơi sương (Cánh đồng lúachín trải rộng dưới làn sương trắng mờ như một tấm thảm nhung vàng mớikhoác một màn voan trắng đục)
- Cảnh vật yên tĩnh, không khí mát mẻ, dễ chịu ( Gió thu nhẹ thổi mang mộtchút se lạnh của mùa đông đang đến gần)
- Bầu trời nhuộm hồng ở phương đông, ông mặt vén màn mây mỏng từ từnhô lên, cánh đồng lúa thu bừng lên trong nắng sớm
- Sương sớm dần tan Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút (Sương tan, đểlại trên lá lúa những giọt sương như hạt ngọc sáng lấp lánh dưới ánh mai hồng.)
- Gió nhẹ thoảng qua mơn man khắp da thịt làm tóc em bay bay trong gió
- Đồng lúa đã chín vàng bừng lên trong nắng sơm, hương lúa lan tỏa ra khắpmọi nơi
- Đàn cò trắng chấp chới trao lượn tô điểm thêm cho cánh đồng vẻ đẹp yên ảthanh bình ( nghe tiếng động vài chú chim ngủ quên trên đồng bay vút lên thảtiếng hót ríu rít khắp cánh đồng)
Kết bài:
- Nêu cảm xúc, tình cảm của bản thân trước quang cảnh buổi sáng trên cánhđồng; yêu quê hương, tự hào về những cảnh đẹp: cảnh ruộng đồng trù phú, yênlành, giản dị
Trang 9Như vậy, sau khi hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng cần miêu tả,giáo viên cần yêu cầu học sinh ghi chép lại những đặc điểm nổi bật, trọng tâm.
Từ đó, hướng dẫn học sinh lựa chọn tìm ý, sắp xếp, bố cục xây dựng thành mộtdàn bài chi tiết Từ dàn bài chi tiết, khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ,phát triển ý để xây dựng thành từng đoạn văn và cả bài văn hoàn chỉnh
Giáo viên cũng cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát và tả cảnh cầnđịnh hướng cho học sinh tập trung quan sát bao quát cảnh, quan sát sự biến đổicủa cảnh theo trình tự thời gian, cần làm nổi bật sự thay đổi đó của cảnh cũngnhư những tác động của ngoại cảnh đến đối tượng miêu tả Bên cạnh việc quansát và miêu tả kĩ những sự vật thiên nhiên giúp cho đối tượng miêu tả sinh độngcũng cần hướng học sinh quan sát cả đến hoạt động của con người và con vật đểhoàn thiện bài văn tả cảnh
Như vậy, quan sát, tìm ý, xây dựng đoạn là việc làm hết sức cần thiết cho việcdạy thể loại văn miêu tả Nếu thực hiện tốt khâu này thì học sinh viết bài văn sẽtốt hơn Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách quan sát đối tượngtheo trình tự hợp lí với những đặc điểm nổi bật trọng tâm cũng như khuyếnkhích học sinh linh hoạt, sáng tạo để có cách diễn đạt phù hợp với đối tượng
2.4.2 Hướng dẫn học sinh biết dùng đúng dấu câu và sử dụng từ ngữ
để viết câu ngắn gọn đúng về ngữ pháp, biết liên kết các câu thành đoạn và các đoạn thành bài, viết bố cục rõ ràng.
Thực tế dạy Tiếng việt nhiều năm cho thấy có nhiều học sinh đã học lớp 5nhưng chưa biết sử dụng đúng dấu câu trong bài văn Có những bài văn học sinhkhông hề sử dụng dấu câu hoặc sử dụng dấu câu không đúng, thích ghi dấu câuchỗ nào là ghi, chỗ nào thích viết hoa là các em tự do viết hoa Để khắc phụctình trạng này, ngay khi luyện viết từng đoạn, giáo viên cần giúp học sinh hiểu,biết cách ngắt các ý diễn đạt bằng các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm Trongcác tiết làm văn đầu tiên, việc hướng dẫn sử dụng dấu câu đòi hỏi giáo viên phảithật sự kiên trì, tận tình, công phu để tập thói quen cho học sinh Cụ thể là: Chohọc sinh đọc đoạn văn mình viết, nêu chỗ dùng dấu câu, nếu dấu câu dùng chưađúng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai và vì sao lại chưa đúng,nêu cách sửa lại cho phù hợp Hoặc trong đoạn viết chưa có dấu câu nào thì yêucầu học sinh đọc kĩ lại từng câu, xem từng câu diễn đạt nội dung gì, ý gì, từ đó
có cách sử dụng dấu câu phù hợp Ở phần này, giáo viên nên tập trung vàonhững học sinh thường sử dụng sai dấu câu Qua việc hướng dẫn những học sinhthường sử dụng dấu câu sai, những học sinh khác cũng tự soát bài và rút kinhnghiệm cho bản thân trong mỗi bài viết
Cùng với lỗi chưa biết dùng đúng dấu câu khi viết văn của học sinh cónhiều em cũng chưa biết cách sử dụng từ ngữ khi viết câu, trong diễn đạt cònlủng củng, rườm rà chưa toát ý có em còn hay dùng lặp từ ngữ khi viết Vì vậy,việc giúp học sinh biết cách dùng từ ngữ để viết câu ngắn gọn, đúng về ngữpháp là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên bởi các em biết sử dụng từ ngữkhi viết câu, sắp xếp câu theo trình từ hợp lý sẽ làm cho đoạn văn diễn đạt mạch
Trang 10lạc, các câu liên kết từ đó mới nêu bật được ý cần diễn đạt Tuy nhiên, giúp họcsinh viết câu văn ngắn gọn không có nghĩa là chắt lọc cốt sao viết cho đúng ý
mà còn phải biết diễn đạt câu văn sao cho sinh động, gợi hình ảnh, giàu cảm xúc
và giá trị biểu cảm
Ví dụ: Một học sinh viết đoạn văn tả ngôi trường như sau: “ Ngôi trường
em học có tên trường Tiểu học Mỹ Lộc, ngôi trường hai tầng xây đã lâu nên không còn mới nữa Sân trường đổ bê tông bụi xi măng rất bẩn nên chúng em thường xuyên phải quét, trên sân trường có các cây to như: nhãn, bàng, xà cừ, cây sấu, dưới gốc cây đặt ghế đá để chúng em ngồi chơi ” ( HS Lê Văn Tiến)
sẽ không hay bằng đoạn văn : “ Trường em kia rồi, ngôi trường có tên trường Tiểu học Mỹ Lộc Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao Chiếc cổng sắt màu ghi lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ sẵn sàng chào đón những đứa con thân yêu vào trường Sân trường thoáng mát, rộng rãi được đổ bằng bê tông vì vậy chúng em tha hồ chạy nhảy vui chơi mà chẳng hề sợ trượt chân đấy Cây cối trên sân trường quanh năm xòe tán rộng, trong tán lá xanh ấy lúc nào cũng rộn rã tiếng chim và bóng chim bay nhảy góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường ( HS Nguyễn Duy Hoàng)
Vì vậy, khi luyện cho học sinh viết từng đoạn văn, đặc biệt là viết các đoạn ởthân bài, giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt câu văn rõ ràng, mạnh lạc, sinhđộng nhưng lại phải giàu hình ảnh bằng cách sử dụng hợp lý các từ láy, từ tượngthanh, tượng hình, từ ghép có thể mở rộng nòng cốt câu nhưng lời lẽ phải rõràng, không lủng củng, trùng lặp Trong các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn,giáo viên nên cho học sinh viết nháp, gọi một số học sinh trình bày, cả lớp vàgiáo viên cùng sửa cách dùng từ, cách diễn đạt, đưa ra các phương án diễn đạthay để học sinh học tập Sau đó học sinh mới viết lại đoạn văn vào vở Vớinhững câu văn học sinh viết dài dòng mà không sáng ý, giáo viên nên cho họcsinh nêu nội dung cần thông báo là gì rồi tập cho học sinh lựa chọn từ ngữ, sắpxếp câu để viết ngắn gọn mà vẫn đảm bảo nội dung Cần lưu ý học sinh khi viếtvăn không nhất thiết phải tả quá tỉ mỉ, quá chân thực Đôi khi người tả phải biếtlựa chọn những nét tiêu biểu, cái đẹp để làm cho cảnh miêu tả thêm sinh động vìvậy người tả phải có tình cảm, có cảm xúc và có những phát hiện riêng tìm đượccái mới lạ, thú vị của cảnh đang miêu tả
Ví dụ: Có học sinh viết đoạn văn nói về tình cảm của mình với ngôi nhà như
sau: “Em rất yêu ngôi nhà em đang ở Khi thấy ngôi nhà bừa bộn, em sẽ xếp đặt, quét dọn sạch sẽ Em xem ngôi nhà như một người bạn Em luôn nhắc mọi người giữ gìn ngôi nhà cẩn thận để nhà em luôn mới mẻ (HS Lê Văn Linh)
Đối với đoạn văn này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu nhận xét củamình, bạn viết như vậy được chưa? Chưa được chỗ nào? Vì sao lại chưa được?Học sinh sẽ dễ dàng chỉ ra được viết như vậy là hơi kể lể và lặp lại nhiều lần từ
“Ngôi nhà ” và cách sắp xếp câu, xử dụng từ ngữ chưa hợp lí, các câu rời rạc về