1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyển giá và kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các quốc gia

37 476 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập quốc tế, mở cửa nền kinh tế đã và đang là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà còn ở các nước phát triển. Trong nền kinh tế thế giới, toàn cầu hóa là cách hiệu quả giúp cho các nước chậm tiến thực hiện con đường phát triển rút ngắn và từng bước đuổi kịp các nước kinh tế phát triển. Tại nhiều nơi trên thế giới , Chính phủ các nước thực hiện những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khiến cho làn sóng vốn FDI luôn ở mức cao. Nguồn vốn FDI đã góp sức không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc nhận đầu tư từ nước ngoài còn đem lại nhiều vấn đề tiêu cực, điển hình là việc trốn thuế của các công ty đa quốc gia thông qua hoạt động chuyển giá. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều khai báo kinh doanh thua lỗ nhưng thực tế vẫn có khoản lợi nhuận chuyển về công ty mẹ. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi thực hiện bài tập nghiên cứu về đề tài: “Chuyển giá và kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các quốc gia”, dựa trên các kiến thức đã học từ môn “đầu tư quốc tế” và sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Phạm Thị Mai Khanh. Vấn đề mà đề tài này mong muốn giải quyết đó là phân tích hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nêu lên các kinh nghiệm của các quốc gia trong kiểm soát chuyển giá và các giải pháp chống chuyển giá phù hợp với tình hình Việt Nam. 1 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIÁ 1.Khái niệm chuyển giá: 1.1 Định giá chuyển giao là gì? Ngày nay, phần lớn các quy trình sản xuất các bộ phận của một sản phẩm hoàn chỉnh được thực hiện tại nhiều nước. Ví dụ như một chiếc điện thoại di động được lắp ráp ở một nước với linh kiện sản xuất từ nhiều nước khác. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ để bán cho các khách hàng độc lập mà còn được chuyển giao cho các công ty con hoặc các công ty liên doanh mà doanh nghiệp có một phần sở hữu, sản phẩm đó được gọi là sản phẩm chuyển giao nội bộ. Khi một công ty sở hữu dây chuyền sản xuất quốc tế như vậy thì sẽ xảy ra vấn đề định giá nội bộ, đó là giá mà tại đó các chi nhánh trong cùng một công ty “bán” hàng hóa hay dịch vụ cho nhau. Việc định giá nội bộ không chỉ tác động lên kết quả hoạt động của chi nhánh mà còn lên ngân sách quốc gia, bởi giá nội bộ có thể dựa trên cơ sở thị trường, chi phí hay qua thương lượng tuy nhiên thường thì yếu tố quyết định là giảm thiểu số thuế công ty phải nộp. Theo thuật ngữ tài chính công việc trên được gọi là định giá chuyển giao. Định giá chuyển giao (price transferring) là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một TNC phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận tại các quốc gia mà các công ty con của TNC đang hoạt động với mức giá xác định cao hay thấp trong từng giao dịch lại tác động trực tiếp đến nghĩa vụ nộp thuế cho các quốc gia và sự di chuyển ngoại tệ giữa các nước. 2 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh 1.2.Khái niệm chuyển giá: Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh. Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì phương cách này giúp các TNC tận dụng từ những ưu đãi khác nhau của các quốc gia trên toàn thế giới về các chính sách thuế, lãi suất để nâng giá các yếu tố đầu vào, chi phí nguyên vật liệu, chi phí gián tiếp… các yếu tố đầu ra thì kê khai thấp hơn giá bán thực tế trên thị trường sao cho có lợi nhất. Từ đó, giảm tổng nghĩa vụ thuế phải nộp, lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng. Như vậy, chuyển giá (transfer pricing) được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các TNC trên toàn cầu. Có thể hiểu hai khái niệm định giá chuyển giao và chuyển giá là hai mặt của một vấn đề. Định giá chuyển giao mang hàm ý tích cực về một chính sách của TNC thực hiện đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư (host country) và quốc gia đi đầu tư (home country). Ngược lại, chuyển giá là việc công ty mẹ (parent company) áp đặt giá lên công ty con (subsidiary company) hay các công ty có mối liên kết với mục đích giảm nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề chuyển giá ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ. Trong xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế thì chuyển giá sẽ là công cụ dễ được các chủ thể kinh doanh sử dụng nhằm thay đổi những nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước. 3 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh 2. Nguyên nhân xuất hiện hoạt động chuyển giá: Khi thực hiện các giao dịch xuyên biên giới quốc gia, những điểm khác nhau trong chính sách của các nước sẽ trở thành những điều kiện cho các TNC thực hiện thủ thuật chuyển giá. • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hiện nay chính sách thuế giữa các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn, chính vì điều đó đã tạo môi trường thuận lợi để TNC thực hiện hành vi chuyển giá. Có rất nhiều quốc gia ban hành một chính sách thuế vô cùng ưu đãi, trong khi đó thì các quốc gia còn lại đánh mức thuế suất tương đối cao. Cụ thể như sau: Thuế TNDN Bahamas 0% Trung quốc 25% Bahrain 0% Việt Nam 25% Bermuda 0% Anh 28% Macau 12% Thái Lan 30% Hồng Kông 16.5% Mỹ 40% Nguồn: KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2010 Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, các TNC luôn tìm kiếm một lợi thế từ thuế suất thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất khác nhau bằng các hành vi chuyển giá. Các thủ thuật thường sử dụng là nâng giá mua đầu vào các nguyên vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao. Nhờ vậy, các MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp, như thế các MNC đã thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nói tóm lại, sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN là động cơ lớn thúc đẩy chuyển giá. 4 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh • Tỷ giá: Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, TNC rút vốn đầu tư ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai. Như vậy lúc này ngoài lợi nhuận thu được, TNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do sự biến động có lợi về tỷ giá. • Hoạt động liên doanh liên kết: Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liên doanh liên kết, TNC định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ để nắm quyền quản lý. • Lạm phát: TNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá. • Tình hình kinh tế - chính trị: TNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống lại các tác động bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá làm giảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động. • Ưu đãi của các quốc gia: Lợi dụng sự ưu đãi mà các quốc gia đưa ra trong chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài, TNC xem công ty con đặt tại các quốc gia này như một nơi tập trung toàn bộ lợi nhuận của TNC, thực hiện hành vi chuyển giá. • Các TNC bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì chuyển giá là cách cứu cho TNC qua việc lấy thu nhập nơi này san sẻ cho thua lỗ ở nơi khác. • Các TNC ý thức được việc chiếm thị phần là quan trọng hơn so với lợi nhuận trong ngắn hạn và vì vậy các TNC không ngần ngại bằng mọi cách đoạt được thị phần, chuyển giá là một chiêu thức quen thuộc mà các TNC sử dụng. Bằng cách định giá thấp các sản phẩm đầu ra được bán ra trong thị trường của nước tiếp nhận đầu tư mà các TNC với tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng chấp nhận thua lỗ trong một thời 5 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh gian phù hợp để đánh bật các đối thủ cạnh tranh trong nước có tiềm lực nhỏ bé hơn. Khi đã chiếm được thị phần thì các TNC này sẽ độc quyền nâng giá sản phẩm để bù lại phần thua lỗ trước đó. 3. Các hình thức của hoạt động chuyển giá: 3.1 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn của bên có ý nâng giá trị góp vốn tăng nhờ đó sự tri phối trong các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ giá trị tài sản được chia cao hơn. Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư: + Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. + Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư. 3.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu…): Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các TNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định. 3.3 Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao: 6 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra việc mua hàng nhật khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. 3.4 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý: Các công ty mẹ thường sử dụng các hơp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu. Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn. Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao. Một hình thức chuyển giá của một công ty vó vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia tư vấn được gửi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng và chất lượng đẻ xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này nhiều công ty FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là dịch vụ tư vấn. 3.5Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa: 7 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này công ty mẹ đã tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế. 3.6 Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ: Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau. 3.7 Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn: Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối . CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC QUỐC GIA Nhìn chung các phương pháp chống chuyển giá của các nước đều liên quan đến các chính sách định giá chuyển giá chuyển giao của tổ chức 8 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh OECD. Với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với việc mở rộng của các MNC, do đó vấn đề chuyển giá – nó mang tính quốc tế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy rằng mỗi nước có một kinh nghiệm riêng của nó. Có hai nước được xem là có tính đặc trưng trong vấn đề này là Hoa Kỳ và Trung Quốc 1. Kinh nghiệm chống chuyển giá của Hoa Kỳ Trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia đã ban hành rất nhiều quy định về định giá chuyển giao nhằm đảm bảo doanh thu thuế không hoàn toàn mất quyền kiểm soát, và Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ. Điều 482 (§482) của Bộ luật thuế (IRC) là đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ nhất tại Hoa Kỳ. Trong đó quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho việc thưc hiện giá chuyển giao giữa các MNC. Điều 482 cho phép Sở thuế vụ (IRS) phân bổ tổng thu nhập, các khoản khấu hao và các khoản tín dụng giữa các bên có liên quan ở một mức độ cần thiết để ngăn chặn hành vi trốn thuế hoặc để phản ánh rõ ràng thu nhập của họ. Điều 482 được quy định dựa trên các nguyên tắc giao dịch giữa các bên có liên quan, được đánh giá trên cơ sở nguyên tắc ALP. Lưu ý rằng điều 482 áp dụng cho bất kỳ các giao dịch có liên quan dù là trong nước hay quốc tế. Điều 482 cung cấp các hướng dẫn cần thiết cho các bên liên quan về việc xác định giá chuyển nhượng thích hợp trong các giao dịch được tính phí giữa các bên. Điều 482 và Quy chế kèm theo nhằm ngăn chặn các đối tượng nộp thuế có liên quan trong các khu vực pháp lý có mức thuế khác nhau dễ dàng thay đổi các mức thu nhập và chi phí để né tránh các nghĩa vụ nộp thuế. Vi phạm điều 482 sẽ bị xử phạt như sau: 9 Tiểu luận nhóm 10 GVHD:Phạm Thị Mai Khanh Căn cứ vào mục 6662 (e) và 6662 (h) trong IRC, đối với những người có hành vi vi phạm các quy tắc được quy định trong điều 482, có hai loại ngưỡng hình phạt cần phải được xem xét (tạm dịch là ngưỡng xác định giá trị (trong giao dịch) và ngưỡng điều chỉnh theo net §482). Như mô tả dưới đây, mỗi mức phat là 20% hoặc 40% của tax underpayment * , hậu quả của việc điều chỉnh giá chuyển giao. Nếu giá chuyển giao cho một giao dịch cụ thể lớn hơn hoặc bằng 200% ( hay nhỏ hơn hoặc bằng 50%)của mức giá chính xác được xác định theo §482 (ngưỡng xác định giá trị),hoặc lợi nhuận ròng tăng ít hơn 5 triệu USD hoặc 10% tổng doanh thu của người nộp thuế trong năm tính thuế (ngưỡng phân bổ và điều chỉnh theo net§482), thì hình phạt là 20%. Nếu giá chuyển giao của một giao dịch cụ thể lớn hơn hoặc bằng 400% ( hay nhỏ hơn hoặc bằng 25%) của mức giá xác định theo §482, hoặc lợi nhuận ròng tăng ít hơn 20 triệu USD hoặc 20% tổng doanh thu của người nộp thuế trong năm tính thuế thì hình phạt là 40%. Ngoài ra, còn một số điêu khoản liên quan đến hình phạt 20% hoặc 40%: • Áp đặt hình phạt 40% đối với trường hợp bị buộc tội không có giá chuyển giao • Áp đặt hình phạt 40% đối với trường hợp không có báo cáo về hoạt động chuyển giá • Áp đặt hình phạt 20% hoặc 40% đối với các trường hợp báo cáo về hoạt động chuyển giá không đầy đủ ( ví dụ, một báo cáo chuyển giá bỏ qua một số bước trong số 10 bước cần thiết được quy định trong §482). 10 [...]... theo dõi và rút kinh nghiệm từ các chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc mà trong đó bao gồm cách ứng xử của chính phủ Trung Quốc đối với các MNC trong các hoạt động chuyển giá là thực sự cần thiết 3.Kết luận Các hoạt động chuyển giá của các MNC ngày càng đa dạng và phức tạp Chính vì thế mà các điều luật cùng các chế tài sử phạt luôn được các quốc gia quan tâm để đảm bảo quyền lợi của chính... đạo các cơ quan thương vụ, các cơ quan tham tán và đại sứ quán nước ngoài xin thu thập các thông tin có liên quan khi cơ quan thuế có yêu cầu phối hợp chống chuyển giá này 2 Hậu quả hoạt động chuyển giá với nền kinh tế Việt Nam Như đã trình bày ở trên , hoạt động chuyển giá với mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Do vậy hoạt động của các MNC... ứng nguyên liệu và các điều kiện về mức giá và các nghiệp vụ chuyển nhượng đầu vào của bên kia 6 Một bên sẽ kiểm soát việc bán sản phẩm bao gồm về mức giá và nghiệp vụ chuyển nhượng đầu ra của bên kia 7 Các bên cùng chịu sự kiểm soát của một bên khác về mặt vốn, hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong cùng một tập đoàn Các khái niệm này phải được bổ sung vào Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và Luật thuế... đã và sẽ mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng Các kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của một số quốc gia, cũng như những biện pháp của. .. rộng hoạt động tại Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh việc kiểm tra hoạt động của các MNC, đặc biệt là thực hiện chính sách cứng rắn đối với vấn đề chuyển giá Trung Quốc đã ban hành quy định về chống chuyển giá và kế hoạch kiểm toán đặc biệt Đồng thời, Trung Quốc cũng đang đào tạo hơn 500 viên chức thuế quan để thực hiện việc thanh tra hoạt động chuyển giá Thực tế cho thấy dù các cuộc kiểm. .. chuyển giá ở nước ta hiện nay Chúng sẽ được trình bày ngay sau đây 3 Giải pháp chống lại hoạt động chuyển giá Như đã trình bày ở các phần trước, định giá chuyển giao là công cụ để các MNC dịch chuyển vốn trên quy mô toàn cầu nhằm phục vụ các mục tiêu của bản thân MNC Còn chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan của các MNC nhằm tìm cách tối thiểu hóa số thuế phải nộp thông qua việc xác định các giá. .. bằng cách chuyển lợi nhuận ra khỏi nước Hoa Kỳ và khai tăng chi phí của các hoạt động tại Hoa Kỳ Còn một cách thức phổ biến khác để tránh thuế mà các MNC có thể dùng đến đó là đầu tư vào các công ty dược phẩm hay các công ty điện tử có các chi nhánh tại các nước đang phát triển Sau đó, họ chuyển nhượng các tài sản đáng giá nhất của mình như bằng sáng chế, bí quyết thương mại,… cho các hoạt động tại các. .. hoặc gián tiếp vào điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia 2 Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp chia sẻ diều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư mới dưới hình thức vào bên khác 3 Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên khác Cụ thể theo kinh nghiệm và thông lệ của các nước, các bên được... chống chuyển giá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Dự so sánh chỉ mang tính tương đối vì do mức độ phát triển của từng nền kinh tế khác nhau rất xa Hoa Kỳ - với một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, họ phải đối đầu với các hoạt động chuyển giá tinh vi, phức tạp do các MNC tiến hành Để đối phá với các hoạt động chuyển giá này họ đã trang bị cả một hệ thống luật pháp chặt chẽ như các đạo luật về chống chuyển giá. .. thuế phải nộp thông qua việc xác định các giá trị chuyển giao trong các giao dịch nội bộ của MNC không theo đúng giá thị trường, qua đó chủ động chọn quốc gia để khai báo thuế với các thuế suất có lợi nhất cho MNC mà không quan tâm đến quyền lợi của quốc gia liên quan Điều đó đã đặt ra cho các quốc gia liên quan thách thức về các giải pháp chống chuyển giá Sau đây là hai giải pháp chính được coi là cơ . thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi thực hiện bài tập nghiên cứu về đề tài: Chuyển giá và kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các quốc gia , dựa trên các kiến thức đã học từ môn “đầu tư quốc. được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối . CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC QUỐC GIA Nhìn chung các phương pháp chống chuyển giá của các nước. thế, việc theo dõi và rút kinh nghiệm từ các chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc mà trong đó bao gồm cách ứng xử của chính phủ Trung Quốc đối với các MNC trong các hoạt động chuyển giá là thực

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w