3. Giải pháp chống lại hoạt động chuyển giá
3.2.4 Một số phương pháp bổ sung dựa trên nguyên tắc giá thị trường
trường
3.2.4.1 Phương pháp tỷ suất lợi nhuận – RRM
Phương pháp này sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản để làm chỉ tiêu đo lường. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý :
- Phải xem xét sự khác biệt khi các tỷ suất lợi nhuận được tính toán đối với những công ty độc lập khác. Điều này thực sự cần thiết vì thông thường các tài sản như tiền mặt, nguồn tài chính ngắn hạn, … của các công ty con trong một tập đoàn khác với công ty khác độc lập, do đó khi xem xét tỷ suất lợi nhuận của các công ty này cần có sự điều chỉnh thích hợp.
- Phải xem xét tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị khi so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa một bên có quan hệ liên kết với các doanh nghiệp độc lập. Ví dụ như nếu một MNC cung cấp cho công ty con ở Việt Nam một hệ thống thiết bị mới và hiện đại thì đương nhiên tỷ suất lợi nhuận của nó sẽ khác với những công ty độc lập khác mà thiết bị đã cũ, có thể đã khấu hao hết.
3.2.4.2 Phương pháp chiết tách lợi nhuận – PSM
Nội dung và phương pháp áp dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận được thể hiện :
Phải xác định lợi nhuận để phân chia cho các công ty có liên kết từ các nghiệp vụ chịu sự kiểm soát mà công ty có liên kết đã cam kết với nhau.
- Sau đó chia tách khoản lợi nhuận cho các doanh nghiệp có liên kết dựa trên căn bản giá trị về mặt kinh tế tương đương với sự phân chia lợi nhuận
mà doanh nghiệp tham gia và phản ánh trong thỏa thuận thực hiện theo nguyên tắc khách quan.
- Tổng lợi nhuận có thể là tổng lợi nhuận từ các nghiệp vụ hay một khoản lợi nhuận để lại là khoản lợi nhuận chưa thể sẵn sàng phân bổ cho một bên nào đó như là khoản lợi nhuận gia tăng do bán được giá cao, sản phẩm độc nhất hay các sản phẩm do tài sản vô hình tạo ra.
- Sự đóng góp của mỗi doanh nghiệp được đặt căn bản trên một sự phân tích chức năng hoạt động và được đánh giá khả năng có thể mở rộng của bất kỳ dữ liệu bên ngoài đáng tin cậy có sẵn.
- Phân tích chức năng được thực hiện trên cơ sở tính toán đến việc sử dụng các tài sản và các rủi ro giả định do mỗi công ty tiến hành thực hiện.
3.2.4.3 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao.
Phương pháp này xem xét giới hạn lợi nhuận ròng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu như giá phí, doanh số bán hàng mà đơn vị chịu thuế thực hiện từ hoạt động chuyển giao kiểm soát được. Khi lấy lợi nhuận làm căn bản đánh giá, chính phủ hàm ý đạt được sự đóng góp công bằng về thuế. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có sự nhận dạng các mức lợi nhuận ròng có thể so sánh được đối với các nghiệp vụ chuyển giao riêng biệt giữa các bên không liên kết.
3.3 Kết luận
Thực hiện tốt các giải pháp trên đây sẽ làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hạn chế và khắc phục tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, tăng thu cho tài chính quốc gia. Chính phủ cần phải ban hành các hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực nhằm thực hiện một cách đồng bộ hoạt động chuyển giá. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp. Vì vậy, để thực hiện được các giải pháp trên, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ của nhiều cơ quan và phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của
chính phủ, trong đó nhiệm vụ chủ yếu thuộc về cơ quan chịu trách nhiệm thu ngân sách nhà nước là Bộ tài chính.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần hỗ trọ đáng kể trong việc tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam , góp phần rút ngắn khoảng cách của nước ta với các quốc gia khác . Việt Nam đã và đnag thu hút nguồn vốn đầu tư hấp dẫn từ các nước trên thế giới , đặc biệt là luồng vốn FDI. Tuy nhiên, việc nhận đầu tư bằng luồng vốn FDI cũng có những mặt trái mà Chính phủ Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ,điển hình như hoạt động chuyển giá. Hiện nay nhiều công ty nước ngoài đã và đang công ty con chi nhánh tai Việt Nam, ngược lại nhiều công ty Việt Nam đã và sẽ mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng.
Các kinh nghiệm kiểm soát hoạt động chuyển giá của một số quốc gia, cũng như những biện pháp của nước ta được kể trên cũng chỉ giúp ngăn ngừa được một phần rất nhỏ hành vi chuyển giá. Vì hầu hết các biện pháp trên cũng chỉ mới phát hiện hiện tượng này chứ chưa đưa ra quy chế phạt đúng mức. Do đó, nếu Chính phủ Việt nam muốn ngăn chăn hiện tượng này cần thực hiện chặt chẽ hơn nữa các biện pháp trên, đồng thời cũng có những chế tài mới và phù hợp hơn.