3. Giải pháp chống lại hoạt động chuyển giá
3.1.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là xây dựng luật chống chuyển giá là một trong những nội dung hàng đầu để hạn chế hành vi chuyển giá của các MNC. Muốn thế chúng ta phải xây dựng một quy trình có tính hệ thống, mang tính nhất quán và có định hướng rõ ràng, bình đẳng, phù hợp với các mục tiêu đặt ra từng thời kỳ. Các chính sách phải được ban hành đúng lúc, kịp thời, đáp ứng được nhanh chóng các yêu cầu thực tiễn. Những phát sinh vướng mắc phải được giải quyết nhanh chóng thông qua hệ thống văn bản nhà nước.
Bên cạnh đó, các văn bẳn dưới luật khi được ban hành phải được phổ biến nhanh chóng, không nên để tình trạng Nghị định đã có nhưng thông tư hướng dẫn của Bộ, Ngành chưa được ban hành triển khai. Vì như vậy làm cho việc hành xử của các doanh nghiệp lung túng khi các vấn đề phát sinh.
Hoàn thiện các chính sách tài chính thông qua việc xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh các văn bản pháp quy, các phương pháp kiểm tra và giám sát tài chính, quản lý ngoại hối đối với các doanh nghiệp FDI. Đồng thời sớm xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán phù hợp với các quy định pháp luật trong nước và quốc tế.
Ban hành các quy chế quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu các thiết bị, xây dựng cơ chế giám sát kĩ thuật và công nghệ, thẩm định giá các máy móc thiết bị mà đối tác nước ngoài góp vốn trong liên doanh.
Ngoài ra, việc hoàn thiện thêm luật cạnh tranh, luật chống bán phá giá, luật chống đọc quyền.. để hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện chống phá giá. Nhà nước ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc thực tế của hoạt động
chuyển giá tại các nước phát triển để rút ra được kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam. Do thu hút vốn đầu tư nước ngoài là mối quan tâm lớn của chính phủ do đó các biện pháp chống chuyển giá cần phải cân nhắc, đảm bảo cho được tính cụ thể , chi tiết và khả năng thực thi, tránh tình trạng nửa vời tạo nên ảnh hưởng không tốt cho môi trường sản xuất kinh doanh và gây ức chế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để hạn chế hành vi chuyển giá còn bao gồm nội dung sau:
Làm rõ khái niệm doanh nghiệp liên kết và được coi là có liên kết để làm cơ sở cho việc tiến hành tìm hiểu hoạt động chuyển giá.
Thông tư 117/2005/TT-BTC định nghĩa các bên được coi là “có quan hệ liên kết “ khi:
1. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia.
2. Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp chia sẻ diều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư mới dưới hình thức vào bên khác.
3. Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên khác.
Cụ thể theo kinh nghiệm và thông lệ của các nước, các bên được xem như có mối quan hệ liên kết khi nó có từ một trong các yếu tố sau đây:
1. Một bên kiểm soát tối thiểu 30% vấn cổ phần một cách trực tiếp hay gián tiếp.
2. Một trong hai bên cho bên kia vay từ 50% trở lên so với vốn chủ sở hữu (bên được vay).
3. Hoạt động sản xuất và điều hành chỉ có thể tiến hành sau khi được bên kia cung cấp quyền sử dụng công nghệ sở hữu.
4. Hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp được doanh nghiệp khác chỉ định.
5. Một bên sẽ sản xuất hoặc cung ứng nguyên liệu và các điều kiện về mức giá và các nghiệp vụ chuyển nhượng đầu vào của bên kia. 6. Một bên sẽ kiểm soát việc bán sản phẩm bao gồm về mức giá và
nghiệp vụ chuyển nhượng đầu ra của bên kia.
7. Các bên cùng chịu sự kiểm soát của một bên khác về mặt vốn, hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong cùng một tập đoàn.
Các khái niệm này phải được bổ sung vào Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.