1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn

12 1,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Vì mục đích của việc kiểm tra là làm cho nhà trường phát triển, hoàn thiện về công tác tổ chức, phát hiện, phát triển những nhân tố tích cực, hạn chế khắc phục nhược điểm, đôn đốc cán bộ

Trang 1

KINH NGHIỆM KIỂM TRA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lý do chọn đề tài.

1.Cơ sở lý luận:

Trong mọi nhà trường nói chung và trong trường tiểu học nói riêng Muốn cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch đề ra theo đúng hướng có chất lượng cao đồng thời đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” thì người cán bộ quản lý phải thực hiện tốt các hoạt động của mình Đó là hoạt động kế hoạch hoá, hoạt động tổ chức bộ máy, hoạt động phối hợp các lực lượng cùng tham gia giáo dục, hoạt động xây dựng hệ thống thông tin, hoạt động xây dựng nề nếp kiểm tra, hoạt động tổng kết kinh nghiệm Trong các hoạt động nói trên, hoạt động kiểm tra là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, đặc biệt là kiểm tra tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng nhất trong tổ chức nhà trường, bởi lẽ tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà trường, đó là hoạt động dạy và học

Nhà trường có hoàn thành nhiệm vụ hay không là do các tổ chuyên môn quyết định Hoạt động dạy và học của các tổ chuyên môn không tốt thì trường đó có phong trào dạy và học tốt hoặc nguợc lại Muốn biết được các tổ chuyên môn hoạt động tốt hay không tốt đòi hỏi phải có hoạt động kiểm tra đánh giá của người quản

lý Vì mục đích của việc kiểm tra là làm cho nhà trường phát triển, hoàn thiện về công tác tổ chức, phát hiện, phát triển những nhân tố tích cực, hạn chế khắc phục nhược điểm, đôn đốc cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Đồng thời kiểm tra để đánh giá xếp loại chính xác, công bằng từng cá nhân cũng như từng tập thể trong nhà trường

2.Cơ sở thực tiễn:

Trang 2

Qua quá trình làm công tác quản lý chuyên môn ở nhà trường trong năm qua nhất là những năm gần đây thực hiện chương trình cải cách chương trình nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy mới thì việc kiểm tra thực hiện nội dung

và đổi mới phương pháp giảng dạy đối với tổ chuyên môn càng quan trọng Bởi mỗi lớp khác nhau, mỗi tổ chuyên môn khác nhau có nội dung chương trình giảng dạy khác nhau, mục tiêu yêu cầu đặt ra cũng khác nhau Để nắm được kết quả thực hiện các hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi tổ trong việc thực hiện nội dung chương trình

và vận dụng phương pháp, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh như thế nào, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với tổ chuyên môn trong nhà trường Thực tế cho thấy không có thanh tra kiểm tra thì không có kỉ cương, nề nếp; không có kỉ cương, nề nếp thì không có chất lượng hoạt động dạy và học; không có kết quả dẫn đến sự nghiệp giáo dục không thực hiện được nhiệm vụ của mình đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Vấn đề đặt ra ở đây là kiểm tra tổ chuyên môn phải kiểm tra những vấn đề gì và kiểm tra như thế nào cho

có chất lượng và hiệu quả? Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc kiểm tra tổ chuyên môn ở trường tiểu học Tuy là những kinh nghiệm ít ỏi nhưng đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý của mình Chính

vì lẽ đó tôi muốn trình bày và trao đổi cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm về kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn

II/ Mục đích nghiên cứu.

Tìm ra những biện pháp tốt nhất để việc kiểm tra tổ chuyên môn có hiệu quả Đồng thời tìm ra những nhân tố tích cực, hạn chế và khắc phục nhược điểm, góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá

III/ Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh trường tiểu học thị trấn Tân Dân - huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang

Trang 3

IV/ Phương pháp nghiên cứu.

1/ Trao đổi thảo luận 2/ Điều tra khảo sát thực tế 3/ Tổ chức thực hiện

4/ Tổng kết kinh nghiệm

` V/ Nhiệm vụ nghiên cứu.

1/ Thực trạng của công tác kiểm tra tổ chuyên môn 2/ Nội dung và phương pháp tiến hành

3/ Bài học kinh nghiệm 4/ Đề xuất ý kiến

Trang 4

Phần II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1/ Sơ lược chung về tổ chuyên môn.

Trong thực tế hiện nay trường tiểu học thị trấn Tân Dân được phân làm 3 tổ chuyên môn, đó là: ( tổ 1; tổ 2+3; tổ 4+5)

Kế hoạch và nội dung hoạt động của tổ phụ thuộc vào nội dung chương trình giảng dạy của mỗi tổ theo chương trình đã qui định Nhưng trong thực tế hiện nay việc kiểm tra tổ chuyên môn hiệu quả đạt được còn hạn chế, vì:

- Cách tổ chức kiểm tra chưa khoa học

- Nội dung đánh giá vẫn đòi hỏi khả năng ghi nhớ và làm tài liệu có sẵn

Những lí do trên đã phần nào làm hạn chế khả năng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động và dạy học của tổ Đặc biệt với thực trạng của công tác kiểm tra đã cản trở việc thực hiện ý tưởng đẹp của phương pháp dạy học mới, cản trở việc khuyến khích giáo viên chủ động lựa chọn phương pháp và nội dung dạy học.Cho nên, muốn làm tốt công tác kiểm tra tổ chuyên môn đòi hỏi người quản lý phải:

- Xây dựng và hoàn thiện từng bước chuẩn của kiểm tra

- Nắm vững những quan điểm đổi mới của công tác kiểm tra

- Nắm vững nội dung, nguyên tắc, mục đích của công tác kiểm tra

Như vậy việc kiểm tra tổ chuyên môn mới đạt hiệu quả

2/ Khảo sát điều tra thực tế:

Chất lượng chuyên môn của nhà trường trong năm học 2009- 2010 đánh giá như sau:

* Chất lượng giáo viên:

Trình độ đào tạo Trình độ tay nghề Đại học Cao đẳng Trung cấp Giỏi Khá Trung bình

Trang 5

* Chất lượng học sinh:

THĐĐ THĐĐ Chưa Giỏi Khá Trung bình Yếu

Từ kết quả khảo sát ở trên đã thôi thúc tôi tiến hành triển khai công tác tổ chuyên môn chặt chẽ hơn để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường đạt kết quả tốt hơn

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.

1 Kiểm tra tổ trưởng.

* Nội dung kiểm tra:

Tổ trưởng là người tổ chức chỉ đạo tổ viên trong tổ thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của nhà trường, giúp nhà trường thực hiện những kế hoạch đã đề ra.Trong khi kiểm tra tổ chuyên môn trước hết phải kiểm tra việc nhận thức của người tổ trưởng

về vai trò, vị trí tổ chuyên môn như thế nào? Kiểm tra nề nếp quản lý, cahsđánh giá

tổ viên trong tổ

* Phương pháp kiểm tra.

Để kiểm tra được nhận thức của tổ trưởng, người quản lý phải cùng tổ trưởng trao đổi, đàm luận Đồng thời đưa ra những câu hỏi phỏng vấn đối với tổ trưởng

Ví dụ:

Hỏi: - Căn cứ vào đâu mà trong trường tiểu học thường được chia thành 03

tổ?

( tổ 1; tổ 2+3; tổ 4+5)

- Người tổ trưởng chuyên môn có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Trang 6

Bên cạnh việc trao đổi, phỏng vấn còn phải kiểm tra xem xét các loại hồ sơ của tổ trưởng

2.Kiểm tra hồ sơ của tổ.

Khi tiến hành kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn người kiểm tra cần nắm được các loại hồ sơ cần phải có để việc kiểm tra đạt được hiệu quả Hồ sơ của tổ thường bao gồm:

- Kế hoạch năm học của tổ

- Nghị quyết tổ

- Kết quả kiểm tra cơ bản về giáo viên và học sinh

- Hồ sơ cá nhân

- Các biên bản ghi

Kinh nghiệm:

Để đánh giá chất lượng hồ sơ của tổ trưởng, cán bộ quản lý phải tiến hành thu thập đầy đủ các loại hồ sơ theo qui định Xem xét cách ghi chép của tổ trưởng trong từng loại hồ sơ ghi có đầy đủ các nội dung hay không? Ghi có thống nhất và hệ thống hay không? Nội dung và ngày sinh hoạt trong biên bản với số chỉ đạo có thống nhất không?

Việc kiểm tra này giúp cho tổ trưởng nắm chắc các nội dung sinh hoạt và tính khoa học của công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học của tổ chuyên môn

3/ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ.

Để xem xét về nề nếp sinh hoạt của một tổ chuyên môn trong nhà trường, người quản lý nói chung phải kiểm tra được việc chỉ đạo nội dung dạy và học của viên thông qua báo bài của từng khối, từng tổ do tổ trưởng hoặc khối trưởng lên kế hoạch, kiểm tra bài soạn của giáo viên, kiểm tra số lượng dự giờ, kiểm tra việc xếp loại của học sinh Để kiểm tra được các nội dung nói trên cần tổ chức kiểm tra dân chủ các loại hồ sơ như báo giảng, sổ dự giờ, vở bài soạn đối chiếu với qui định chỉ đạo của cấp trên xem mỗi giáo viên có thực hiện đúng hay không, bên cạnh đó phỏng vấn giáo viên xem việc triển khai các công văn hướng dẫn của cấp trên có đầy đủ và kịp thời không

Trang 7

Cách tổ chức kiểm tra như vậy giúp giáo viên và tổ chuyên môn có ý thức thực hiện tốt nề nếp kỉ cương trong giảng dạy nhất là việc thực hiện nội dung, chương trình, ý thức dự giờ học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, vận dụng phương pháp dạy học mới hiện nay Đồng thời giúp giáo viên luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn

4/ Kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên:

Là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chuyên môn và phải thực hiện thường xuyên hàng tuần và hàng tháng Để kiểm tra được vấn đề nêu trên người quản lý phải kiểm tra được các chuyên đề theo ngành qui định, kiểm tra những công tác của tổ qui định với giáo viên Kiểm tra việc tổ chức hội giảng và tham gia hội giảng của các thành viên trong tổ

Để thực hiện kiểm tra các nội dung nói trên phải tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong tổ, nhóm trao đổi rút kinh nghiệm, kết hợp với tổ chức hội giảng, dự giờ trao đổi, tìm ra những kinh nghiệm, phương pháp hay đồng thời kiểm tra hồ sơ sổ sách của mỗi giáo viên, đối chiếu so sánh với báo cáo của tổ trưởng

Hình thức tổ chức kiểm tra như vậy nhằm phát triển những cá nhân tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực, khắc phục những nhược điểm, bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên

5/ Kiểm tra việc phụ đạo trong phong trào học tập của các học sinh.

Công tác phụ đạo học sinh yếu bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi tổ chuyên môn đặc biệt là mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp Đây là một hoạt động quyết định chất lượng của phong trào dạy và học của một nhà trường Để tiến hành giá chất lượng của công tác này người quản lý phải kiểm tra theo dõi sự tiến bộ của từng đối tượng học sinh Kiểm tra việc bồi dưỡng phương pháp học tập của giáo viên trong tổ, tổ chức thăm quan ngoại khoá Muốn kiểm tra được nội dung này người quản lý phải thường xuyên dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo của tổ trưởng

về việc tổ chức thực hiện công tác phụ đạo trong phong trào học tập của học sinh Đặc biệt là công tác kiểm tra khảo sát sau mỗi kì học Có thể người quản lý trực tiếp

Trang 8

ra đề hoặc giao cho tổ trưởng ra sau đó BGH duyệt rồi cho học sinh kiểm tra làm bài

để đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh

Tiến hành tổ chức kiểm tra như vậy nhằm đưa chất lượng đầu giỏi tăng lên, hạn chế chất lượng học sinh yếu trong nhà trường Đồng thời góp phần phát hiện và bồi dưỡng những nhân tài ngay từ đầu

6/ Kiểm tra chất lượng dạy và học.

Hoạt động dạy và học là một là một hoạt động trọng tâm nhất trong mọi nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng Hoạt động này quyết định sự thành công hay thất bại của một nhà trường Do vậy người quản lý phải hết sức quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên, mỗi tổ chuyên môn thực hiện tốt hoạt động này Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đúng đắn chất lượng dạy

và học của mỗi tổ chuyên môn nói chung và mỗi giáo viên nói riêng Để kiểm tra chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn ta cần phải kiểm tra đánh giá từng giáo viên về trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của họ Kết hợp với việc kiểm tra chất lượng học tập của học sinh Đây chính là thước đo kết quả làm việc của mỗi cá nhaancungx như tổ chuyên môn

Muốn kiểm tra trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp, phỏng vấn giáo viên trong khi thảo luận rút kinh nghiệm giờ dạy Đồng thời khảo sát chất lượng học sinh sau tiết dạy để đánh giá tiếp thu của học sinh đối với bài vừa học Bên cạnh đó tôi thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham gia làm các bài tập Toán và Tiếng Việt trong các tập toán Tuổi thơ, đồng thời tổ chức cho giáo viên các tổ truyền đạt phương pháp hướng dẫn giải toán cho học sinh để đồng nghiệp dự

Tổ chức các buổi sinh hoạt giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh để trao đổi về chất lượng giảng dạy của cô và ý thức học tập của học sinh Nhờ cha mẹ học sinh thu thập thông tin về giáo viên đồng thời theo dõi kết quả học tập của con

em mình giúp giáo viên và nhà trường, thường xuyên trao đổi thông tin qua sổ liên lạc Hình thức này giúp nhà trường đẩy mạnh được công tác vận động các lực lượng

Trang 9

tích cực tham gia vào trong hoạt động dạy và học một cách kịp thời Qua đó gúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm về chất lường giáo dục

Quá trình vận dụng các nội dung và phương pháp kiểm tra tổ chuyên môn trong nhà trường trên đây đã tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ phong trào dạy và học của nhà trường Sự thống nhất phương pháp lãnh đạo của BGH nhà trường đã tạo nên sức mạnh lớn, làm nên thắng lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học

Với cách kiểm tra đánh giá khách quan, vô tư, đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, hợp lý của người cán bộ quản lý chuyên môn trong nhà trường tạo nên không khí phấn khởi của mọi thành viên, tập thể tự giác thi đua phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu nhiệm vụ được giao Chất lượng dạy và học được đánh giá thực chất và nâng lên rõ rệt Tính đến tháng 4 năm 2011 kết quả cụ thể như sau:

*Chất lượng giáo viên:

Tổ Số giáo

viên

Trình độ đào tạo Trình độ tay nghề Đại học Cao

đẳng

Trung

Trung bình

*Chất lượng học sinh:

XL hạnh kiểm Xếp loại học lực

Trang 10

Khối TSHS

Trung bình

Nguyên nhân dẫn đến sự thành công này là vì chúng tôi đã chọn hướng đi đúng, biết xây dựng kế hoạch phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm Kiểm tra chặt chẽ từng hoạt động của mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn Bằng sự nhiệt tình trong công tác cộng với năng lực của bản thân mỗi cá nhân, mỗi tập thể họ đã không ngừng vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chung của nhà trường Trong đó có phần công lao to lớn của ban lãnh đạo nhà trường như: Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn bởi họ là những con người lao động sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thành công kế hoạch

Phần III: KẾT LUẬN

Kiểm tra là hành động quan sát, kiểm nghiệm xác định những sai lệch so với yêu cầu quy định Kiểm tra nhằm xác định sai sót nảy sinh để kịp thời điều chỉnh

Trang 11

uốn nắn Thông qua kiểm tra để phát hiện những cá nhânvà tập thể tích cực, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch làm cho nhà trường ngày càng phát triển Chính vì vậy, trong nhà trường việc kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn là một trong những nội dung quan trọng nhất nhưng việc kiểm tra đó phải thực hiên theo 5 nguyên tắc sau:

Một là: Đảm bảo khách quan, thông tin phải trung thực, không thù ghét,

không định kiến, không nể nang, cảm tính cá nhân, thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện

Hai là: Đảm bảo tính thiết thực, chống hình thức, chống phù phiếm.

Ba là: Kiểm tra phải đạt hiệu quả, phải kiểm tra thường xuyên, người quản lý

phải trực tiếp làm

Bốn là: Đảm bảo nguyên tắc hệ thống, làm theo kế hoach, làm thường xuyên,

tránh đầu voi đuôi chuột

Năm là: Đảm bảo công tác công khai.

Để có sự thành công trong công tác tổ chuyên môn bản thân tôi nhận thấy người lãnh đạo, chỉ đạo công tác đó phải thực sự có năng lực về mọi mặt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình, có bản lĩnh vững vàng

Là phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, bản thân tôi luôn chú ý tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và các bạn đồng nghiệp, các trường bạn đồng thời vận dụng linh hoạt cho phù hợp với thực tế của trường mình

Trong quá trình tổ chức kiểm tra cần phải ghi chép tỉ mỉ những ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả phải đảm bảo tính công bằng, chính xác, dân chủ, công khai, phải có sự đối chiếu so snhs kết quả với các lần kiểm tra lần trước.Trong quá trình kiểm tra cần tỏ rõ thái độ nghiêm túc nhưng phải

có lòng vị tha, cầu tiến cho tất cả mọi người

Trên đây là những bài học của bản thân tôi trong quá trình chỉ đạo hoạt động

và tổ chức kiểm tra tổ chuyên trong những năm học vừa qua

Ý kiến đề xuất:

Ngày đăng: 17/11/2015, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w