1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải phát phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng techcombank

63 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 433 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007 đánh dấu một sự thành công vượt bậc của nền kinh tế Việt nam bằng việc đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Hòa chung trong xu thế hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã ghi nhận những vai trò hết sức quan trọng của toàn ngành ngân hàng trong việc phát triển kinh tế và đặc biệt quan trọng hơn khi đã thay đổi được thị trường vốn được coi là tiền mặt như Việt Nam hiện nay. Nhận thức được những vai trò quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại ngân hàng là một thế mạnh và nguồn thu không nhỏ trong tổng nguồn thu của ngân hàng mình, vì vậy trong những năm vừa qua mặc dù gia nhập thị trường thẻ tương đối muộn song với chiến lược sự cố gắng hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài để phát hành hoặc làm đại lí thanh toán thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, Amex, cho đến nay thị trường thẻ của Việt Nam đã trở nên sôi động và có những bức đột phá quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình quản lí nghiệp vụ trong lĩnh vực thanh toán thẻ. Là một ngân hàng ra đời trong trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy năng động thêm vào đó là những cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm mà các ngân hàng đi trước, tận dụng dược những lợi thế đó ngân hàng Techcombank từ khi ra đời đã không ngừng cải tiến nâng cao công nghệ lấy mũi nhọn hoạt động là phát hành và kinh doanh thẻ một nguồn thu không nhỏ trong toàn bộ nguồn thu của ngân hàng.Với thương hiệu thẻ Techcombank F@stAccess đã mang lại thành công rất lớn trong kinh doanh thẻ của ngân hàng.Tuy vậy, cũng còn rất nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường hiện nay. Nhằm góp phần phát triển hơn nữa nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ đồng thời làm tăng uy tín, tạo được lòng tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ, đặc biệt nâng cao sức cạnh tranh của Techcombank trong thời gian tới, nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập ở Techcombank, tìm hiểu thực tế quá trình kinh doanh thẻ tại ngân hàng em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng Techcombank” 1. Mục đích nghiên cứu - Khái quát những lí luận cơ bản liên quan đến thẻ và kinh doanh thẻ tại Việt Nam. - Nêu ra thực trạng kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng Techcombank, những nguyên nhân, hạn chế và sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ tại trung tâm. - Đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Techcombank. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng Techcombank, các ngân hàng thương mại trong nước và một số các ngân hàng nước ngoài. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng, kết hợp vơi phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh số liệu. 4. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của báo cáo thực tập được chia làm ba chương: Chương I: Tổng quan về thẻ và nghiệp vụ kinh doanh thẻ Chương II: Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Techcombank 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH THẺ 1.1 Khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thẻ 1.1.1 Khái niệm Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các hình thức giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các ngành nghề, giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng đa dạng, phức tạp và trên một quy mô lớn từ đó các hình thức tiền tệ của các ngân hàng cũng phát triển đa dạng để phục vụ cho nhu cầu thanh toán, cất trữ trong xã hội hiện nay. Cũng trong giai đoạn này cả thế giới cũng đón nhận những thành tựu rất quan trọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đăc biệt là sự ra đời của tin học đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc đưa ra và hoàn thiện các phương thức thanh toán của mình. Trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của thẻ ngân hàng được nói đến như một công cụ thanh toán hiện đại thông dụng trong thời đại ngày nay. Năm 1949 một doanh nhân người Mỹ tên là Frank Mc Namara đã sáng chế ra chiếc thẻ đầu tiên mang tên Dinners Club khởi đầu cho một loại các thẻ ra đời sau này như Amex (American Express) ra đời năm 1958, Bank American Sau này là thẻ Visa phát hành năm 1960, JCB xuất hiện ở Nhật năm 1961, Master Card ra đời năm 1966 với tên Master Charge do hội ngân hàng ICA phát hành thông qua các thành viên trên thế giới. Mặc dù ra đời đã khá lâu nhưng vì với chức năng và công dụng của từng loại thẻ của từng ngân hàng là khác nhau nên chưa có một định nghĩa chung nhất cho thẻ của ngân hàng. Về tổng quát có thể hiểu như sau: “Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay các ngân hàng đại lí trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kí kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ 3 sở chấp nhận thẻ.” 1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ Để thống nhất và đồng bộ về việc thanh toán hiện nay theo quy chuẩn quốc tế thẻ được làm bằng nhựa cứng (plastic) có hình chữ nhật với kích thước 54mm x 84 mm dày 1mm, có 4 góc tròn, thẻ có 3 lớp màu sắc có thể thay đổi khác nhau tuỳ theo ngân hàng phát hành theo quy định thống nhất của mỗi tổ chức thẻ. Trên 2 mặt của thẻ có những dấu hiệu khác nhau cụ thể như sau: Mặt trước của thẻ: Thương hiệu của tổ chức phát hành thẻ, đồng thời thể hiện các loại thẻ như: Visa, Master, Amex, Jbc, Diners Club… Biểu tượng của thẻ: • Đối với thẻ Visa có hình chim bồ câu đang bay in chìm ở góc bên phải thẻ, dưới là phù hiệu Visa gồm 3 đường kẻ ngang màu xanh tím, màu trắng và màu nâu, chữ Visa màu vàng chạy ngang đường kẻ trắng. • Đối với thẻ Master: biểu tượng gồm 2 phần Hologram (chi tiết nhận dạng): là ảnh nổi ba chiều có in hình quả địa cầu giao nhau với các lục địa, phần nổi lazer này có thể thấy được khi nghiêng thẻ. Phù hiệu Master Card nằm trên 2 đường tròn đỏ và vàng giao nhau • Đối với thẻ Amex: có biểu tượng người lính La Mã đội mũ sắt. • Đối với thẻ JBC: có biểu tượng chữ JBC được lồng trong 3 đường gạch song song liền nhau với màu sắc khác nhau. Số thẻ: Mỗi một khách hàng đến đăng kí mở thẻ tại ngân hàng đều được có một số riêng dập nổi trên bề mặt của thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau. Đối với thẻ Visa thường có 2 loại 16 số và 13 số, bắt đầu bằng số 4. Đối với thẻ Master Card gồm 16 số, bắt đầu bằng số 5. Đối với thẻ Amex gồm 15 số bắt đầu bằng số 37 hay 34. Đối với thẻ JCB có 16 số chia làm 4 nhóm bắt đầu bằng số 35. Họ và tên của chủ thẻ được in bằng chữ nổi, hàng dưới cùng thường viết 4 theo lối Anh Mỹ không dấu. Một số các đặc điểm khác như: Hiệu lực thẻ có in ngày kí hiệu loại thẻ, số CIA của ngân hàng phát hành. Mặt sau của thẻ: Dải từ tính: dải màu đen chạy dọc theo cạnh dài phía trên mặt sau thẻ. Đằng sau của thẻ chứa các thông tin sau: Mã Pin (mã số bí mật), số thẻ, ngày hiệu lực, hạn mức tín dụng. Riêng thẻ thông minh có một con chip (vi mạch) lưu trữ thông tin về người cầm thẻ và tài khoản của chủ thẻ. Chúng lưu giữ được gần 200 giao dịch được thực hiện gần nhất. Băng chữ kí: Trên băng giấy này là chữ kí của chủ thẻ. Khi lập hoá đơn thanh toán cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ kí trên hoá đơn với chữ kí điện tử để so sánh. Băng chữ này được làm bằng chất liệu đặc biệt để chống tấy xoá sửa đổi trên bề mặt của thẻ và được ép chặt trên nền thẻ. Các chi tiết khác: như số điện thoại của tổng đài chăm sóc khách hàng giải quyết những thắc mắc trong việc sử dụng thẻ của khách hàng. 1.1.3 Phân loại thẻ * Theo chủ thẻ phát hành: Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ được ngân hàng phát hành cho khách hàng để sử dụng tài khoản của mình hoặc tài khoản do ngân hàng cấp để thanh toán hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Thẻ được các tổ chức phi ngân hàng phát hành với quy trình và phạm vi thanh toán tương tự như thẻ do ngân hàng phát hành như Amex, JCB. * Theo hạn mức tín dụng: Thẻ vàng (Gold Card): là loại thẻ phát hành cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán những khoản tiền lớn thường là cho các thương nhân. Loại thẻ này có đặc điểm khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng từng quốc gia để quy đinh hạn mức rút và gửi tiền. Thẻ thường (Standard Card): đây là loại thẻ căn bản nhất là loại thẻ mang 5 tính chất thông dụng nhất hiện nay. Theo thống kê có tới 160 triệu người trên thế giới sử dụng mồi ngày. Hạn mức tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng quy định thường thì 1000 USD. * Theo công nghệ làm thẻ: Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được làm trên kĩ thuật khắc chữ nổi, các thông tin cần thiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó có rất ít lượng thông tin và dễ bị làm giả, nên hiện nay những loại thẻ như vậy đều ít được sử dụng. Thẻ băng từ: Thẻ có băng từ lưu trữ thông tin, chỉ mang những thông tin cố định thông tin chưa được mã hoá do vậy kém an toàn và dễ bị làm giả. Đặc biệt lưu trữ được rất ít lượng thông tin. Thẻ thông minh: Thẻ có gắn chip điện tử để lưu giữ thông tin có thể lưu giữ tối đa lên tới 200 giao dịch gần nhất, và có độ an toàn cao, khó có thể làm giả do được mã hoá. * Theo phạm vi sử dụng: Thẻ quốc tế: Thẻ do ngân hàng trong nước phát hành nhưng dùng để thanh toán trong và ngoài lãnh thổ nước đó hoặc được phát hành ở nước ngoài nhưng được sử dụng thanh toán ở trong nước. VD: Thẻ ANZ Card,HSBC,… Thẻ quốc tế được thanh toán bằng đồng ngoại tệ mạnh. Thẻ nội địa: Thẻ do ngân hàng trong nước phát hành và được sử dụng phạm vi trong nước thanh toán bằng đồng nội tệ. * Theo tính chất thanh toán: Thẻ tín dụng (Credit Card): còn gọi là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả trong đó chủ thẻ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng. Thẻ ghi nợ (Debit Card): Thẻ này có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ phát hành. Loại thẻ này khi đi mua hàng hoá dịch vụ đều được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ. Thẻ ghi nợ có hai loại thẻ đó là thẻ online và thẻ offline. 6 Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ dùng để rút tiền mặt tại các cột rút tiền tự động ATM hoặc ngân hàng.Với chức năng chuyên biệt là rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ trừ ngay vào trong tài khoản của chủ thẻ. * Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán: Thẻ cá nhân: Là thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện để mở thẻ tại ngân hàng. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình hoặc có thể phát hành thêm thẻ phụ. Thẻ của cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng: Thẻ phát hành cho cá nhân tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức công ty đó. 1.1.4 Tiện ích của thẻ Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác nhưng thẻ ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế nhờ vào những tính năng ưu việt của nó: 1.1.4.1 Đối với nền kinh tế xã hội Nhờ những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng phát triển và mở rộng. Thẻ ngày càng thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội điều này được thể hiện trong các mặt sau: * Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông: Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở những nước phát triển thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các phương tiện thanh toán.Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể. * Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: Hầu hết mọi giao dịch trong phạm vi nội địa hoặc quốc tế đều thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so 7 với các giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ mọi thông tin đều được xử lí qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện nhanh chóng. * Thực hiện chính sách quản lí vĩ mô của nhà nước: Trong thanh toán thẻ các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của của ngân hàng. Nhờ đó mà các ngân hàng dễ dàng kiểm soát đựoc mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lí thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia. Trên thực tế hiện nay mọi chế độ chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sách quản lí ngoại hối của nhà nước. * Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài: Thanh toán bằng thẻ giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện thanh toán văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. 1.1.4.2 Đối với người sử dụng thẻ * Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn: Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản và tiện dụng.Chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền trước cho ngân hàng. Sử dụng thẻ chủ thẻ được chi tiêu trước trả tiền sau. Tài khoản của thẻ chi bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu thanh toán bằng thẻ. Thêm vào đó khi thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn khi thanh toán bằng tiền mặt hay séc du lịch. Như vậy, không những giúp được sử dụng thẻ tiết kiệm được tiền thẻ còn giúp họ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế được rủi ro. * Sự linh hoạt và tiện dụng trong thanh toán thẻ ở trong và ngoài nước: Tiện ích nổi bật của người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác thể hiện rất rõ khi chủ thẻ đi công tác hay du lịch ở nước ngoài.Thanh toán như Visa, MasterCard và trong phạm vi nhỏ 8 hơn là Amex và Diners được chấp nhận trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là, khi dự định ra nước ngoài thay vì phải chuẩn bị một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang thao thẻ thanh toán để thanht oán cho mọi chi tiêu của mình. * Khoản tín dụng tự động tức thời: Khả năng mua hàng không bị gò bó chính là tiện ích rất lớn của thẻ thanh toán. Dù việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay. Do tâm lí e ngại đến làm thủ tục vay vốn của ngân hàng khi có nhu cầu tiêu dùng cho bản thân. Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ (hiện theo quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng) còn lại chủ thẻ có thể trả sau và chịu lãi suất tín dụng tiêu dùng hiện hành. * Bảo vệ người tiêu dùng: Nếu hàng đã mua không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể bồi thường. Một số các ngân hàng còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hoá thay thế hàng bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc. Hơn nữa một số ngân hàng cũng có chính sách cho chủ thẻ khi sử dụng các dịch vụ về sức khoẻ ,các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí khi thanh toán bằng thẻ các chủ thẻ được giảm tiền hoặc tích điểm để được chiết khấu mua sắm cho những đợt sau. * Rút tiền mặt: Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng và ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư trong tài khoản. * Kiểm soát được chi tiêu: Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến cho chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch. 1.1.4.3 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ 9 * Đảm bảo chi trả: Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trong trường hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đó đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Hoặc là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng, doanh số bán hàng sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, cơ sở chấp nhận thẻ có thể yên tâm là đã ghi có vào trong tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán. * Nhanh chóng thu hồi vốn: Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục địch quay vòng vốn hoặc các mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn cũng là điểm thuận lợi hơn so với séc, séc thường phải mất một khoảng thời gian nhất định mới được thanh toán. * An toàn đảm bảo: Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào trong tài khoản của CSCNT, nhưng dù có chưa thanh toán ngay thì thẻ thanh toán cũng ít bị mất cắp hơn là séc hay tiền mặt. Hơn thế nữa thẻ thanh toán có mã số bí mật riêng với mỗi chủ thẻ nên ngay cả việc bị mất thẻ cũng khó có thể rút tiền được trong tài khoản của chủ thẻ. Khi phát hiện bị mất thẻ chủ thẻ có thể báo cho ngân hàng phát hành thẻ khoá tài khoản của chủ thẻ lại. * Nhanh chóng giao dịch với khách hàng: Khi giao dịch bằng tiền mặt, việc đếm tiền ghi chép sổ sách rất phức tạp. Còn giao dịch thẻ với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS (electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. * Giảm được chi phí bán hàng: Thanh toán bằng thẻ thanh toán giúp CSCNT giảm đáng kể thời gian và chi phí cho việc bảo quản tiền, quản lí tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán 10 [...]... hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc cá nhân trong một quốc gia đều chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại Để có một môi trường kinh doanh thuận lợi các tổ chức cũng cần có những văn bản quy định chặt chẽ, đầy đủ để cho hoạt động kinh doanh phát triển Với hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cũng vậy khi hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ. .. cho ngân hàng phát hành  Ngân hàng phát hành thanh toán Nợ cho tổ chức thẻ quốc tế  Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ Chủ thẻ thanh toán Nợ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng phát hành sẽ ghi Nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản tại ngân hàng phát hành Việc thanh toán thẻ không chỉ dừng lại ở việc báo Có cho các đơn vị chấp nhận thẻ đúng cam kết Mà hơn thế... ngân hàng 1.2.1.1 Hoạt động phát hành Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng phải dựa trên những cơ sở pháp lí của nhà nước sở tại, đồng thời phải tuân thủ theo những quy ước chung của tổ chức thẻ quốc tế Bên cạnh đó những quy tắc mà ban giám đốc ngân hàng đưa ra cũng đóng vai trò quan trọng Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồm quản lí và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và... trên thẻ của chủ thẻ, ngân hàng đại lý và cơ sở chấp nhận thẻ sẽ gửi hóa đơn thẻ cho ngân hàng thanh toán Ngân hàng thanh toán sẽ tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và truyền dữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trong trường hợp thẻ quốc tế) Quy trình 14 thực hiện các bước sau  Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho ngân hàng thanh toán  Tổ chức thẻ quốc tế có trách nhiệm báo Nợ cho ngân hàng phát. .. hàng * Tăng số vốn cho ngân hàng: Ngày nay khi mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ và các máy ATM càng nhiều đã tạo điều kiện cho người dân sử dụng thẻ của ngân hàng nhiều hơn đồng nghĩa với việc lượng tiền trong trong tài khoản của ngân hàng sẽ gia tăng cũng có thể coi là một nguồn sinh lời của ngân hàng 12 1.2 Nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Hoạt động chính của dịch vụ thẻ ngân. .. khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn hoạt động của ngân hàng nhờ đó mà hiệu quả hơn * Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng: Thẻ thanh toán ra đời làm gia tăng những dịch vụ của ngân hàng dần tiện ích đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng Không chỉ có vậy mà ở các nước phát triển và đang phát triển, phát hành thẻ thanh toán sẽ giúp ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch... Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank 2.2.1 Tình hình chung về kinh doanh thẻ của Việt Nam trong những năm vừa qua  Về lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng Trong năm 2002 ở Việt Nam chỉ có 3 ngân hàng được chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, đó là Vietcombank, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank Vietcombank là ngân hàng duy nhất trên thị trường phát hành... ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt Ngoài ra kinh doanh thẻ còn tạo ra sự hỗ trợ chéo rất có hiệu quả cho ngân hàng Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp đựoc những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai (thường lãi suất thấp) * Dịch vụ toàn cầu: Một ngân hàng có thể coi là nhỏ trên thế giới cũng có thể cung cấp cho khách hàng. .. máy, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank) 621 máy, ngân hàng công thương (Incombank) 492 máy, ngân hàng Đông Á 595 máy, ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) 178 máy, ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 156 máy, ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VIB) 118 máy, ngân hàng Á Châu (ACB) 102 máy, ngân hàng TMCP Quân đội 90 máy  Về dịch vụ cung cấp qua thẻ: Trong năm 2007... thanh toán mới Hiện nay ngoài thẻ tín dụng truyền thống (dùng công nghệ băng từ) một số các sản phẩm thẻ của ngân hàng khác đã vươn lên và trở thành xu thế phát triển của ngành kinh doanh thẻ trong khu vực: Như thẻ ghi Nợ (DebitCard) thẻ liên kết (Co-branded Card) thẻ thông minh (SmartCard) 1.4.3 Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thẻ ở một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.3.1 . đến thẻ và kinh doanh thẻ tại Việt Nam. - Nêu ra thực trạng kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng Techcombank, những nguyên nhân, hạn chế và sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ tại. Tổng quan về thẻ và nghiệp vụ kinh doanh thẻ Chương II: Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Techcombank 2 CHƯƠNG. gian thực tập ở Techcombank, tìm hiểu thực tế quá trình kinh doanh thẻ tại ngân hàng em đã lựa chọn đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại trung tâm thẻ ngân hàng Techcombank 1.

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w