Ngân hàng đầu tư – Chứng khoán hóa
Trang 1TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngân hàng đầu tư và kỹ thuật chứng khoán hóa vẫn còn là những khái niệm mới lạ ở Việt Nam Nhìn chung, thị trường tài chính Việt Nam hiện còn ở giai đoạn sơ khai, chưa có cả ngân hàng đầu tư lẫn nghiệp vụ chứng khoán hóa Nhưng Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị để hình thành mô hình ngân hàng tổng hợp với các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư, cũng như chuẩn bị về mọi mặt để thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa trong tương lai gần, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của nền kinh tế Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn, hoạt động tín dụng của các NHTM thắt chặt với lãi suất cao, điều này đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp khi mà nguồn vốn vay ngân hàng ngày càng khó tiếp cận Chứng khoán hóa sẽ là một giải pháp trong tương lai tạo ra một kênh huy động vốn mới, giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về vốn vay đồng thời tạo ra một kênh đầu tư cho các nhà đầu tư thừa vốn, giúp sự luân chuyển vốn trên thị trường linh hoạt và hiệu quả hơn.
Trang 21.1 Ngân hàng Đầu tư 7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng đầu tư 7
1.1.1.1 Khái niệm 7
1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng đầu tư 7
1.1.2 Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng đầu tư 7
1.1.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng đầu tư 11
1.1.4 Các dòng sản phẩm của Ngân hàng đầu tư 13
1.2 Chứng khoán hóa 14
1.2.1 Khái niệm CKH 14
1.2.2 Lịch sử hình thành CHK 14
1.2.3 Nội dung của kỹ thuật CKH 15
1.2.3.1 Các chủ thể tham gia vào quá trình CKH 15
1.2.3.2 Quy trình CKH 16
1.2.3.3 Một số mô hình CKH phổ biến 18
1.2.3.4 Các loại sản phẩm CKH 20
1.2.4 Lợi ích, chi phí và rủi ro của chứng khoán hóa 22
1.2.4.1 Lợi ích của chứng khoán hóa 22
1.2.4.2 Chi phí của chứng khoán hóa 25
1.2.4.3 Rủi ro của chứng khoán hóa 26
Kết luận chương 1 27
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ SỰ CẦNTHIẾT ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA TẠI VIỆT NAM 28
2.1 Tiềm năng của Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 28
2.1.1 Thị trường vốn Việt Nam 28
2.1.2 Các sản phẩm CK có thu nhập cố định 28
2.1.3 Các sản phẩm CK vốn 29
Trang 32.1.4 Dịch vụ tư vấn, mua bán, sát nhập doanh nghiệp (M&A) 29
2.2 Thuận lợi và khó khăn khi thực CKH tại Việt Nam 31
2.2.1 Thuận lợi khi thực hiện CHK tại Việt Nam 31
2.2.2 Khó khăn trong áp dụng CKH tại Việt Nam 32
2.3 Kinh nghiệm của Mỹ và một số nước trong việc thực hiện nghiệp vụ CKH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ ÁP DỤNG CHỨNG KHOÁN HÓA TẠI VIỆT NAM 42
3.1 Các giải pháp phát triển hoạt động Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam 42
3.2 Giải pháp để áp dụng kỹ thuật chứng khoán hóa thành công 42
3.2.1 Kinh nghiệm CKH của các nước trên thế giới 42
3.2.2 Đề xuất mô hình chứng khoán hóa với thực tiễn Việt Nam 45
3.2.3 Giải pháp để áp dụng kỹ thuật CKH thành công tại Việt Nam 45
Kết luận chương 3 49
Kết luận chung 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4NHĐT: Ngân hàng đầu tư NHTM: Ngân hàng thương mại
2 Tiếng Anh
ABS: Assets Backed Securities CBO: Collateralised Bond Obligation CDO: Collateralised Debt Obligations CLO: Collateralised Loan Obligation CMO: Collateralised Mortgage Obligations MBS: Mortgage Backed Securities
MPT: Mortgage Pass-Through PAC: Planned Amortization Class SPE: Special Purpose Entity SPV: Special Purpose Vehicle TAC: Target Amortization Class
VADM: Very accurately defined maturity
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2006 cho đến nay đã có chiều hướng thay đổi tích cực, điển hình là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng, các tổ chức tài chính và thị trường tài chính Tuy nhiên cùng với sự phát triển là những bất cập còn tồn tại khi mà hệ thống ngành ngân hàng và thị trường tài chính vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, các hoạt động trên thị trường vẫn còn hạn chế Ngân hàng đầu tư với các nghiệp vụ đa dạng như các nước phát triển vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam Hiện nay, ở nước ta đa phần là các Ngân hàng Thương mại thực hiện một số nghiệp vụ của Ngân hàng đầu tư do đó vẫn chưa thể khai thác hết tiềm năng của thị trường tài chính Bên cạnh đó, thị trường vốn của nước ta vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng của ngân hàng Thương mại, trong khi đó nghiệp vụ chứng khoán hóa có thể giải quyết hiệu quả, tạo ra một kênh huy động vốn mới cho thị trường Từ những lý do nêu trên, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài: “Ngân hàng đầu tư – Chứng khoán hóa”.
Trang 6CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – CHỨNGKHOÁN HÓA
1.1 Ngân hàng Đầu tư
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng đầu tư là một “định chế tài chính” hay “tổ chức tín dụng” theo quy định của luật Việt Nam Nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng đầu tư là tư vấn và huy động vốn trên thị trường vốn cho các khách hàng
1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng đầu tư
- Huy động vốn trên thị trường vốn, đây là một thị trường mang tính chất trung và dài hạn.
- Khách hàng chính là các doanh nghiệp, tổ chức hay chính phủ mà không phải là khách hàng cá nhân.
1.1.2 Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng đầu tư
Một ngân hàng đầu tư hiện đại có rất nhiều nghiệp vụ Mỗi ngân hàng khác nhau lại có những nghiệp vụ khác nhau Tuy nhiên, những nghiệp vụ chính của hầu hết các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới bao gồm:
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking)
Đây là nghiệp vụ lâu đời nhất và là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng đầu tư Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng (có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ)
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư hiện nay còn bao gồm các nghiệp vụ tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp
Ngân hàng đầu tư hưởng phí tư vấn và bảo lãnh phát hành (phí phát hành) Đối với các khoản chứng khoán vốn, phí phát hành thường nằm trong khoảng 3 – 5% tổng số vốn huy động, mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống còn 2,5% Đối với các chứng khoán nợ, phí phát hành thấp hơn nhiều, thường khoảng 0,3-1% Mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,27%.
Nghiệp vụ đầu tư (Sale & Trading)
Đây là nghiệp vụ chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp, nghiệp vụ này bao gồm môi giới và đầu tư
Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán niêm yết (bao gồm cả các sản phẩm phái sinh niêm yết như hợp đồng tương lai và quyền chọn), trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho các khách hàng
Đầu tư bao gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán
Nghiệp vụ nghiên cứu (Research)
Nghiệp vụ nghiên cứu nhằm tổng hợp các phân tích, nghiên cứu vĩ mô cũng như vi mô về các đối tượng đa dạng như nền kinh tế, ngành kinh tế, thị trường, doanh nghiệp, chứng khoán, chiến thuật đầu tư giúp cho việc ra quyết định đầu tư của khách hàng Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm việc xây dựng các công cụ
Trang 7phân tích cơ bản giúp cho khách hàng có thể tự xử lý thông tin theo cách thức của
riêng mình Các sản phẩm nghiên cứu chính bao gồm:
- Nghiên cứu kinh tế vĩ mô
- Nghiên cứu dòng sản phẩm có thu nhập cố định - Nghiên cứu dòng sản phẩm chứng khoán vốn - Nghiên cứu chỉ số chứng khoán
- Nghiên cứu các công cụ phân tích đầu tư chứng khoán
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking)
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư song có đối tượng chủ yếu là các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế được hiểu là các sản phẩm đầu tư không phải là các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu, trái phiếu), bao gồm đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính, các thỏa thuận tín dụng lớn như
cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án Một mảng quan trọng của nghiệp vụ ngân hàng
bán buôn là đầu tư vốn tư nhân
Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Invesment Banking)
Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng đầu tư Quản lý đầu tư có thể phân thành nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản.
Quản lý tài sản bao gồm quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng tổ chức
Quản lý gia sản là một khái niệm mới hình thành trong vài thập kỷ qua với dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản cho các khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có.
Mảng kinh doanh này có rủi ro thấp và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các ngân hàng trong mọi điều kiện biến động của thị trường.
Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage)
Xuất phát từ sự bất tiện của việc sử dụng cùng một lúc nhiều nhà môi giới của các quỹ đầu cơ, các ngân hàng đầu tư cung cấp các loại dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu theo chu trình phát triển của các quỹ đầu cơ Các dịch vụ này bao gồm:
- Dịch vụ tư vấn kinh doanh: Cung cấp những tư vấn cần thiết để thực hiện kinh doanh thành công
- Dịch vụ thu xếp nguồn vốn: Đây là nhóm dịch vụ nhằm cung cấp các nguồn vốn lưu động trong quá trình hoạt động của quỹ đầu cơ.
- Dịch vụ giao dịch điện tử: Với tư cách môi giới chính, ngân hàng đầu tư cung cấp các giải pháp công nghệ đồng bộ đối với khách hàng cho phép việc thực hiện các giao dịch một cách một cách tự động bằng các hệ thống kết nối trực tiếp với hệ thống môi giới của ngân hàng đầu tư.
- Dịch vụ hỗ trợ giao dịch: Với dịch vụ này, ngân hàng đầu tư đã tham gia đầy đủ vào quá trình trước, trong và sau giao dịch của quỹ đầu cơ.
Trang 8Lớp 24NHQTT01_Nhóm 03 & Nhóm 12Ngân hàng Đầu tư – Chứng khoán hóa
- Nghiên cứu chiến lược -Phân tích đầu tư
-Tư vấn các ý tưởng
-Thực hiện giao dịch
khớp lệnh -Thanh toán và lưu ký-Thu xếp nguồn vốn -Cho vay chứng khoán -Quản trị rủi ro
-Báo cáo danh mục
1.1.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng đầu tư
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng đầu tư
Bộ phận kinh doanh - Khối nghiệp vụ thị trường sơ cấp
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư về cơ bản là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp nhằm tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán của các chính phủ và doanh nghiệp ra thị trường
- Khối nghiệp vụ thị trường thứ cấp
Nhằm tạo thuận lợi cho việc mua bán chứng khoán và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư ngân hàng đầu tư thiết lập khối đầu tư, khối nghiên cứu,quản lý đầu tư, ngân hàng bán buôn và dịch vụ nhà môi giới chính.
- Khối đầu tư
Môi giới: là một quy trình tự động hóa quá trình nhận lệnh, xử lý và xác nhận giao dịch của nhà đầu tư.Ngân hàng đầu tư sẽ có các đại diện giao dịch tại các sơ giao dịch chứng khoán để quản lý theo dõi kết quả khớp lệnh.
Bán hàng: bộ phận bán hàng của ngân hàng đầu tư chủ yếu làm việc với các nhà đầu tư có tổ chức và các cá nhân giàu có để thuyết phục các khách hàng này mua bán các sản phẩm tài chính.
Đầu tư: đầu tư cho khách hàng, nhiệm vụ của các nhân viên đầu tư
phục vụ khách hàng là tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu này bằng việc đưa ra các giá chào bán hay chào mua phù hợp.
- Khối ngân hàng đầu tư
8
Trang 9Lớp 24NHQTT01_Nhóm 03 & Nhóm 12Ngân hàng Đầu tư – Chứng khoán hóa
Nhóm dịch vụ mua bán,sáp nhập doanh nghiệp Nhóm phát hành chứng khoán
Nhóm huy động vốn tư nhân
Nhóm huy động vốn thông qua đòn bẩy tài chính Nhóm tái cơ cấu doanh nghiệp
Các nhóm ngành nghề, vùng địa lý Bộ phận quản trị rủi ro
Chia ra các bộ phận rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.Thường xuyên cập nhật các trạng thái đầu tư cho từng sản phấm, đồng tiền, từng loại rủi ro cho từng nhân viên đầu tư và từng nhóm giao dịch
Bộ phận điều hành
Sơ đồ 1.2: Bộ phận điều hành của Ngân hàng đầu tư
1.1.4 Các dòng sản phẩm của Ngân hàng đầu tư
Dòng sản phầm có thu nhập cố định
Bao gồm tất cả các sản phẩm không mang tính chất của chứng khoán vốn, tức là giá trị của sản phẩm không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị giá cổ phiếu Ví dụ chứng khoán nợ do chính phủ phát hành, trái phiếu do cơ quan chính phủ phát hành, trái phiếu hạng đầu tư, trái phiếu lợi suất cao, chứng khoán của thị trường tiền
tệ, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp …Trong chương hai, chúng ta sẽ đi sâu vào 9
Trang 10nghiên cứu sản phẩm chứng khoản bảo đảm bằng thế chấp phát sinh từ nghiệp vụ chứng khoán hóa.
Dòng sản phẩm chứng khoán vốn
Bao gồm các sản phẩm mà giá trị của chúng biến động theo thị giá cổ phiếu, các sản phẩm này bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh có gốc phái sinh liên quan đến cổ phiếu Cũng tương tự như các sản phẩm có thu nhập cố định, các sản phẩm phái sinh chứng khoán vốn có thể được đầu tư riêng rẽ hoặc được cấy ghép, lai tạo ngầm hình thành nên các sản phẩm cơ cấu như trái phiếu liên kết đầu tư cổ phiếu.
1.2 Chứng khoán hóa
1.2.1 Khái niệm CKH
Theo Ủy ban Chứng khoán Mỹ, kỹ thuật CKH được định nghĩa như sau:
“Chứng khoán hóa là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố
định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thuhoặc các tài sản tài chính Các chứng khoán này tùy theo cấu trúc thời hạn củachúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian xác định kèm theonhững quyền hưởng lợi khác và quyền đối với những tài sản được sử dụng nhẳmđảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỷ các khoản thu được cho người sở hữuchứng khoán”
Có thể hiểu một cách đơn giản như sau CKH là việc tạo ra các chứng khoán: - Dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính tuẩn hoàn (các khoản cho
vay, các khoản phải thu…)
- Được chuyển đổi thành tiền tùy theo cấu trúc thời hạn của chúng - Thực hiện trong một khoản thời gian xác định
- Kèm theo những quyền hưởng lợi đối với các tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ cho người sở hữu chứng khoán.
- Các chứng khoán này thông thường là các loại chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu… trong đó phổ biến nhất là trái phiếu Tuy nhiên, tùy trường
Trang 11hợp cụ thể, các pháp nhân đặc biệt cũng có thể phát hành chứng khoán dưới dạng cổ phiếu ưu đãi hoặc các loại chứng khoán khác
1.2.2 Lịch sử hình thành CKH
Năm 1977: Ngân hàng Bank of America tiến hành phát hành chứng khoán nợ với mức tín nhiệm AAA đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp mua nhà Tuy nhiên việc làm này không được nước Mỹ công nhận vì cho rằng đây không phải là một sản phẩm đầu tư hợp pháp.
Năm 1980: Hiệp hội cho vay thế chấp và Tập đoàn cho vay thế chấp mua nhà Liên Bang tiến hành chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp mua nhà thì chứng khoán hóa mới thành công Một phần thành công là do hai công ty đã sử dụng được uy tín và tư cách pháp nhân của mình để vượt qua các rào cản pháp lý mà hầu hết các doanh nghiệp khác không làm được.
Tuy nhiên có một vấn đề gặp phải là luật pháp vào thời điểm đó không cho phép phát hành chứng khoán nợ với thời hạn 30 năm và thực tế là tính thanh khoản của loại chứng khoán này là rất thấp Do đó hai tổ chức này đã đưa ra mô hình định giá trên cơ sở 12 năm và sau này được các ngân hàng áp dụng như một thước đo cơ bản của thị trường.
Bắt đầu từ thời điểm đó đến nay, chứng khoán hóa càng ngày càng phát triển với nhiều hình thức phức tạp, tinh vi hơn
1.2.3 Nội dung của kỹ thuật CKH
1.2.3.1 Các chủ thể tham gia vào quá trình CKH
- Bên khởi tạo tài sản (originator): thường là các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoặc các tổ chức của chính phủ thực hiện chứng khoán hóa với mục tiêu huy động vốn và tăng cường tính thanh khoản Bên khởi tạo tài sản chính là chủ sỡ hữu của các tài sản tài chính và là bên bán tài sản cho các tổ chức trung gian đặc biệt.
- Bên có nghĩa vụ thanh toán (obligator): là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ
thanh toán cho bên khởi tạo tài sản được chứng khoán hóa Các khoản phải thu từ
Trang 12các đối tượng này sẽ được sử dụng để thanh toán đinh kì cho chứng khoán được phát hành.
- Công ty có mục đích đặc biệt (SPE/SPV): là tổ chức mua lại các tài sản tài chính từ bên khởi tạo tài sản và thực hiện phát hành chứng khoán để tạo vốn thanh toán cho các tài sản đã mua Các SPV không có quyền hay khả năng tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác ngoại trừ các quyền về thiết lập các chứng từ pháp lí và quản lí các giao dịch CKH Nhờ vào các SPV, nhà đầu tư có thể an tâm hơn về khoản đầu tư của mình bởi vì rủi ro đã được hạn chế thông qua việc phân loại và định mức tín nhiệm các chứng khoán
- Nhà đầu tư có thể là các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, ngân hàng hoặc các nhà đầu tư cá nhân tham gia mua bán trực tiếp với các SPV hoặc thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.
- Tổ chức quản lí tài sản (servicer) có chức năng quản lí danh mục tài sản đươc chứng khoán hóa, chủ yếu xử lí các khoản thanh toán định kì cho nhà đầu tư để hưởng phí dịch vụ Thông thường bên khởi tạo tài sản cũng chính là tổ chức quản lí tài sản.
- Tổ chức bảo lãnh phát hành (Underwriter) thường là một hoặc một nhóm các ngân hàng đầu tư cam kết mua toàn bộ chứng khoán phát hành ra theo giá đã xác định trước, góp phần làm cho quá trình chứng khoán hóa diễn ra nhanh hơn
- Tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình CKH CRA giữ vai trò định mức tín nhiệm, phân loại các tải sản tài chính do các SPE nắm giữ Hoạt động của các CRA làm tăng tính thanh khoản cũng như độ tin cậy cho các chứng khoán phát hành S&P và Moody’s là hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn ở Mỹ.
- Tổ chức tăng cường tín nhiệm là một tổ chức tài chính có độ tín nhiệm cao, cung cấp bảo lãnh cho giao dịch chứng khoán hóa để đảm bảo khả năng thanh toán gốc và lãi cho chứng khoán phát hành.
1.2.3.2 Quy trình CKH
Trang 131.Bên khởi tạo tài sản (tổ chức tín dụng) sau khi cho khách hàng vay sẽ tiến hành tập hợp khoản cho vay đủ tiêu chuẩn : cùng thời hạn, cũng lãi suất…và bán lại cho các công ty có mục đích đặc biệt (SPV).
Bên có nghĩa vụ thanh toán (Người đi vay)
Bên khởi tạo tài
Trang 142 Sau khi phân loại, tập hợp các khoản cho vay, SPV sẽ tiến hành phát hành chứng khoán dựa trên dòng tiền dự tính những khoản cho vay mà họ mua lại Việc phát hành có thể thông qua một trong hai cách sau:
- SPV phát hành trực tiếp cho nhà đầu tư và thu tiền
- SPV sẽ ủy thác cho bên thứ ba là tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra phát hành Tổ chức này sẽ thực công việc của một tổ chức tư vấn phát hành chứng khoán đến nhà đầu tư Trong quá trình phát hành chứng khoán còn có sự tham gia của các tổ chức phụ trợ như tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức tăng cường tín nhiệm
3 Tổ chức phát hành nhận tiền từ các nhà đầu tư và sẽ thanh toán lại cho SPV 4 SPV dùng số tiền từ việc phát hành chứng khoán thực hiện thanh toán cho bên khởi tạo tài sản
5 Công ty quản lý sẽ quản lý danh mục các tài sản, thu các khoản gốc và lãi của tài sản từ bên có nhiệm vụ thanh toán, gửi thư nhắc nhở đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện các thủ tục nợ khi cần thiết
6 SPV thông qua công ty quản lý sẽ dùng khoản tiền thu nợ vừa nhận được để thanh toán lãi và gốc cho nhà đầu tư như thỏa thuận ban đầu
1.2.3.3 Một số mô hình CKH phổ biến
Mô hình trung thanh thanh toán (Pay-through)
Mô hình trung gian thanh toán là mô hình được các nước trên thế giới ưu tiên áp dụng, nhất là Mỹ Trong mô hình trung gian thanh toán, việc thanh toán lãi được các SPV thực hiện định kì theo lãi suất thỏa thuận trước, còn việc thanh toán gốc do người khởi tạo thực hiện khi đáo hạn và được chi trả theo nguyên tắc phân chia theo hạng A-B-C Theo đó chứng chỉ hạng A sẽ được ưu tiên thanh toán trả nợ gốc trước Sau khi trả nợ gốc cho hạng A hết sẽ trả nợ gốc đến hạng B và tương tự đến hạng C
Ưu điểm nổi bật của mô hình này là tách bạch phần thanh toán nợ gốc và lãi giúp giảm rủi ro thanh toán sớm Đồng thời việc trả gốc chỉ thực hiện vào kì đáo hạn nên người khởi tạo có thể đầu tư để thu lợi nhuận thêm.
Trang 15: Luồng tiền thanh toán mua nợ và chứng khoán
Sơ đồ 1.4: Quy trình chứng khóa hóa thông qua trung gian thanh toán[17]
Trang 16 Mô hình trung gian chuyển đổi (Pass-Through)
Về cơ bản hoạt động của mô hình trung gian chuyển đổi giống với mô hình trung gian thanh toán nhưng có một số điểm khác biệt sau:
Người khởi tạo tài sản sau khi bán các khoản nợ của mình cho các SPV sẽ không tham gia vào quá trình thanh toán, mà chỉ tham gia với tư cách là trung gian chuyển tiền để thu phí dịch vụ.
Đối với mô hình trung gian thanh toán hàng ki SPV chỉ trả lãi cho nhà đầu tư, gốc do người khởi tạo trả khi đáo hạn còn với mô hình trung gian chuyển đổi, SPV phải trả gốc và lãi cho nhà đầu tư theo định kì.
Mô hình trung gian chuyển đổi không ngăn ngừa hay loại bỏ được rủi ro thanh toán sớm Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, người đi vay sẽ có xu hướng đảo nợ, vay nợ từ các tổ chức khác với lãi suất thấp hơn để thanh toán khoản nợ trước đó Điều này làm cho việc dự báo dòng tiền của các SPV trở nên khó khăn, việc phân loại đóng gói sản phẩm không thể dự báo chính xác lộ trình thanh toán gốc và lãi cho các trái chủ Tuy nhiên mô hình này có ưu điểm là dễ tạo lòng tin cho nhà đầu tư và dễ áp dụng hơn
1.2.3.4 Các loại sản phẩm chứng khoán hóa
Trái phiếu có danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm tài sản đảmbảo (MBS -Mortgage Backed Securities)
Là dạng sơ khai nhất cùa chứng khoán hóa, dùng cho danh mục cho vay thế chấp mua nhà và khoản thu từ khoản vay này làm tài sản đảm bảo Các chứng khoán này cũng phải được đóng gói lại và được đánh giá bởi một cơ quan đánh giá tín dụng được công nhận, và thường phải thanh toán định kỳ tương tự như trả lãi coupon Hơn nữa, tài sản thế chấp phải có nguồn gốc từ một tổ chức tài chính quy định và có thẩm quyền.
Tuy nhiên, đầu tư vào MBS cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro vì đằng sau nó là rủi ro vỡ nợ của người đi vay Một chỉ tiêu quan trọng đo lường vấn đề này là hệ số vốn vay trên giá thị trường của tài sản bất động sản (LTV) Nếu hệ số này cao thì rủi ro vỡ nợ càng cao Ví dụ, nếu hợp đồng cho vay chưa đáo hạn mà giá nhà đất sụt giảm
Trang 17mạnh thì rủi ro vỡ nợ càng dễ trở thành hiện thực Trong trường hợp vỡ nợ xảy ra, bên cho vay không nhận được bất kỳ khoản tiền lãi nào mà còn mất chi phí, cơ hội đầu tư và các tài sản khác cũng như các chi phí liên quan đến pháp lý Nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro thanh toán sớm và rủi ro dưới chuẩn, trong đó cho vay trên chuẩn sẽ đối mặt chủ yếu với rủi ro thanh toán sớm dẫn đến rủi ro lãi suất, cho vay dưới chuẩn đối mặt chủ yếu với rủi ro tín dụng
Tín dụng MBS truyền thống chủ yếu được hình thành thông qua chứng khoán hóa các danh mục tín dụng nhà ở của các tổ chức chuyên về cho vay mua nhà uy tín, có sự bảo trợ của Chính Phủ như Ginne Mae (Hiệp hội cho vay thế chấp mua nhà quốc gia), Freddie Mac và Fannie Mae Do có sự bảo trợ của Chính Phủ Mỹ nên hệ số tín nhiệm của chúng rất cao, thậm chí là AAA
- Trái phiếu MPT (Mortgage Pass-Through)
Là dạng sơ khai của MBS hình thành từ danh mục cho vay nhà trên chuẩn, thông thường do các tổ chức liên quan đến chính phủ thực hiện Rủi ro chính đối với trái phiếu MPT là rủi ro thanh toán sớm Các khoản thu hồi sau khi trừ chi phí hoạt động và phí bảo lãnh sẽ được trả cho trái chủ trên cơ sở hàng tháng.
- Trái phiếu CMO (Collateralised Mortgage Obligations)
Là một sản phẩm của MBS nhằm giải quyết rủi ro thanh toán sớm Trái phiếu CMO được chia thành các gói với các kỳ đáo hạn khác nhau, thứ tự thanh toán khác nhau nên rủi ro thanh toán sớm cũng khác nhau; có lãi suất cố định nhưng khác nhau tùy theo các gói trái phiếu.Ví dụ: trái phiếu CMO được chia thành các gói A, B, C…và cuối cùng là Z, mức tín nhiệm theo đó cũng giảm dần từ AAA tới các gói sau Gói Z không được định mức tín nhiệm, không có cuống lãi suất và thời hạn, cơ bản giống như một loại cổ phiếu.
Số tiền thu được sẽ được thanh toán lãi cho tất cả chứng khoán nợ; số còn lại dùng để thanh toán gốc theo thứ tự ưu tiên, từ A đến Z Số tiền nhận thanh toán sớm sẽ được thanh toán gốc cho gói ưu tiên trước.Mô hình này không loại bỏ rủi ro thanh toán sớm mà giải quyết chúng bằng cách phân phối thành các nhóm với nhiều thời hạn khác nhau, phù hợp yêu cầu nhà đầu tư.
Trang 18Sơ đồ 1.5: Quy trình tạo chứng khoán CMO
Trái phiếu có các danh mục rủi ro tín dụng làm tài sản đảm bảo (CDO)
Nhóm các sản phẩm không liên quan đến các khoản cho vay thế chấp mua nhà được gọi là CDO (Collateralised Debt Obligations) Gốc tài sản dùng chứng khoán hóa CDO là các tài sản có rủi ro tín dụng như tín dụng tiêu dùng, cho vay thẻ tín dụng, phải thu thương mại, cho vay thế chấp bất động sản thương mại, trái phiếu doanh nghiệp, thậm chí là cả trái phiếu CDO Với các gốc tài sản khác nhau, CDO được chia thành nhiều loại với tên gọi khác nhau: ABS, CLO, CBO và CDO tổng hợp.
Ví dụ: Một danh mục tài sản ban đầu có giá trị là 1,000 tỷ VND, được SPV mua lại
với giá là 990 tỷ VND Chứng khoán do SPV phát hành được chia ra các gói: Gói A 300 tỷ VND với lãi suất 6%/năm
Gói B 300 tỷ VND với lãi suất 7%/năm Gói C 300 tỷ VND với lãi suất 8%/năm Gói Z còn lại 90 tỷ VND là gói cổ phiếu.
Giả sử hàng năm thu lãi từ 1,000 tỷ VND được 90 tỷ, sau khi thanh toán các khoản chi phí quản lý, chi phí bảo lãnh và các chi phí khác, còn lại được 80 tỷ sẽ được phân phối nhưsau: gói A 18 tỷ VND (300*6%/năm), gói B 21 tỷ VND, gói C 24 tỷ VND, còn lại là 17 tỷ VND cho gói Z (tương đương 19% trên mệnh giá 90 tỷ VND ban đầu).
Phần gốc thu được sẽ dùng để thanh toán hoàn toàn cho các gói theo thứ tự ưu tiên là A, B, C, sau cùng mới là gói Z Giả sử số tiền thu hồi sau toàn bộ quá trình là 930 tỷ VND, các gói A, B, C sẽ được thanh toán toàn bộ vốn gốc, còn lại gói Z chỉ
Tài sản rủi ro tín
1000
Trang 19được thanh toán 30 tỷ VND, chấp nhận rủi ro tín dụng là 60 tỷ VND so với số vốn 90 tỷ VND bỏ ra ban đầu.
- Trái phiếu ABS (Assets Backed Securities)
Trái phiếu ABS là tên gọi các trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa các khoản phải thu thương mại, cho thuê tài chính, cho vay trả góp ô tô, cho vay sinh viên, các khoản phạt thuế chưa thanh toán của chính quyền địa phương…
- Trái phiếu CLO và CBO:
Trái phiếu CLO (Collateralised Loan Obligation) là tên gọi sản phẩm chứng khoán hóa các danh mục tín dụng thương mại Trái phiếu CBO ( Collateralised Bond Obligation) là tên gọi sản phẩm chứng khoán hóa các danh mục trái phiếu doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng đối với trái phiếu CLO cao hơn CBO tương ứng mức rủi ro của gốc tài sản.Trái phiếu CLO được chứng khoán hóa chủ yếu để làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng cách thoát bỏ một số rủi ro tín dụng của khoản cho vay thương mại Trong khi đó thì trái phiếu CBO nhằm mục đích khai thác chênh lệch giá là chính.
- Chứng khoán hóa tổng hợp (Synthetic Secutitisation):
Các loại trái phiếu CDO trên được gọi là trái phiếu CDO tiền mặt (cash CDO) được hình thành thông qua chứng khoán hóa các danh mục rủi ro tín dụng được bán cho SPV.
Còn với chứng khoán hóa tổng hợp, SPV không mua danh mục rủi ro tín dụng một cách thông thường mà thông qua công cụ phái sinh như hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) Ngân hàng bán rủi ro tín dụng cho SPV bằng một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) Về cơ bản đây là một hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng, định kỳ ngân hàng thanh toán một khoản phí bảo hiểm cho SPV, đổi lại ngân hàng sẽ nhận được khoản bồi thường khi danh mục tài sản tham chiếu bị rủi ro tín dụng Khoản bồi thường tương đương mệnh giá danh mục rủi ro – giá trị thu hồi của gốc tài sản.
Trang 201.2.4.1 Lợi ích của chứng khoán hóa
Thứ nhất: Lợi ích của chứng khóa hóa đối với bên khởi tạo tài sản, công tydịch vụ, ngân hàng đầu tư và nhà đầu tư:
Bên khởi tạo tài sản
Bên khởi tạo tài sản, thông qua việc chứng khoán hóa có thể khai thác được nguồn vốn mới với chi phí thấp hơn đi vay từ bên ngoài do định mức tín nhiệm của SPV thường cao hơn định mức tín nhiệm của bên khởi tạo tài sản Quá trình chứng khoán hóa cho phép định giá bán tài sản một cách tối ưu nhất, do có sự kiểm soát của các công ty định mức tín nhiệm nên việc định giá được diễn ra minh bạch, trực tiếp tăng cường tính thanh khoản cho các tài sản vốn không có tính thanh khoản cao.
Bên cạnh đó bên khởi tạo tài sản có thể thoái bỏ tài sản ra khỏi bảng cân đối kế toán bằng việc bán đứt tài sản cho các SPV, điều này sẽ giúp hạn chế và chuyển giao rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng sang cho các nhà đầu tư mua các trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa Với số tiền thu được từ việc bán tài sản cho các SPV, bên khởi tạo tài sản có thể quay vòng vốn hình thành các khoản cho vay khác.
Ngoài ra, bên khởi tạo tài sản còn được trả phí khi tham gia quản lý danh mục cho SPV Trường hợp bên khởi tạo tài sản là ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư thì phải tuân thủ theo các quy định an toàn vốn (CAR).
Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng đầu tư thu được những khoản phí khi thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa như phí tư vấn, bảo lãnh phát hành và bán các loại chứng khoán này trên thị trường thứ cấp nhằm thu lợi nhuận.
Ngày nay, các ngân hàng đầu tư còn đóng vai trò là bên khởi tạo tài sản nên thu được các lợi ích trong toàn bộ chu trình chuỗi giá trị tài sản.
Nhà đầu tư
Trang 21Thông qua chứng khoán hóa, nhà đầu tư có thể tiếp cận với kênh đầu tư mới, mang lại nhiều sản phẩm và cơ hội đầu tư Nhà đầu tư mua chứng khoán nợ nhằm mục đích sinh lời cao hoặc để đa dạng danh mục đầu tư
Thứ hai: Chứng khoán hóa góp phần nâng cao chất lượng thẩm định, nghiệpvụ chuyên môn của các trung gian tài chính:
Trong quy trình chứng khoán hóa, tài sản được đảm bảo ở mức độ cao hơn, trong trường hợp người đi vay đến hạn không có khả năng thanh toán tiền gốc và lãi vay cho ngân hàng thì SPV sẽ đứng ra trả các khoản này theo một tỉ lệ đã được xác lập với ngân hàng Vì lợi nhuận và rủi ro gắn liền với hai cá thể này nên SPV sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thẩm định các dự án trước khi cho vay Từ đó, nâng cao chất lượng các khoản vay trong thị trường tín dụng.
Thứ ba: Chứng khoán hóa tác động tích cực đến thị trường chứngkhoán và cho nền kinh tế:
Từ trước đến nay, thị trường chứng khoán đã quá quen với các cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp và Chính phủ Đối với trái phiếu hay cổ phiếu của doanh nghiệp thì phụ thuộc vào hoạt động và khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành Chứng khoán hoá tài sản tài chính ra đời sẽ làm mới thị trường chứng khoán vì đặc tính sinh lợi của nó dựa trên giá trị nội tại và hoạt động của thị trường, chứ không còn phụ thuộc vào tổ chức phát hành nữa.
Mặt khác, chứng khoán hoá sẽ làm đa dạng hàng hoá trên thị trường, góp phần làm sôi nổi cho sàn giao dịch, cũng như nền kinh tế nói chung.
Thứ tư: Chứng khoán hóa là sự lựa chọn hấp dẫn trong kênh đầu tưvào thị trường bất động sản:
Nhà đầu tư có nhu cầu kiếm lợi nhuận khi tham gia vào thị trường bất động sản thường là những nhà đầu tư nhiều vốn Vì thế, sẽ có nhiều hạn chế cho những nhà đầu tư vốn ít khi muốn tham gia vào thị trường này Phần
Trang 22khác, những người nhiều vốn không phải ai cũng muốn đầu tư vào thị trường khá nhạy cảm và nhiều rủi ro này.
Quy trình chứng khóa hóa đã giúp chia nhỏ giá trị của khoản đầu tư, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường Nhờ đó, những nhà đầu tư ít vốn có thể tham gia thị trường và hạn chế được rủi ro.
Thứ năm: Góp phần thực hiện các mục tiêu vĩ mô của chính phủ
Thông qua việc chứng khoán hóa sẽ tập hợp được lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, sử dụng đầu tư vào các dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Thúc đẩy thị trường tài chính hoạt động mạnh mẽ, nền kinh tế phát triển, Chính phủ có điều kiện chăm lo cho đời sống người dân như xây dựng nhà ở, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng đầu đủ hơn nhu cầu cho người dân,….Nhờ đó, phúc lợi xã hội ngày càng được tăng lên.
1.2.4.2 Chi phí của chứng khoán hóa
Chứng khoán hóa là một quá trình phức tạp nên đòi hỏi chi phí rất cao khi thực hiện Các SPV khi thực hiện quy trình chứng khoán hóa sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí phát hành trái phiếu, phí trả cho ngân hàng đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, phí cho công ty định mức tín nhiệm, phí thanh toán cho cơ quan chức năng và phí quản lý Tổng chi phí phát hành phụ thuộc vào quy mô và loại tài sản, trung bình khoảng 1% số vốn huy động.
1.2.4.3 Rủi ro của chứng khoán hóa
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất hiện khi chủ thể phát hành chứng khoán nợ không có khả năng thanh toán gốc và lãi khi đến hạn Rủi ro này sẽ được nghiên cứu rõ hơn qua cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ (2007 – 2009) trong chương hai của đề tài này.
Rủi ro lãi suất
Trang 23Khi lãi suất trên thị trường tăng lên, buộc các SPV cũng phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp Lúc này, phần lợi nhuận thu được từ chênh lệch lãi vay và lợi tức của chứng khoán phát hành của các SPV sẽ giảm
Khi lãi suất trên thị trường giảm, người đi vay có xu hướng trả trước khoản vay hiện tại và ký kết khoản vay mới có lãi suất thấp hơn Điều này làm cho dự tính về luồng tiền thay đổi vì những khoản thu hồi nợ này không thể tái đầu tư để thu được lãi suất cao trong tình hình lãi suất trên thị trường giảm Lúc này người cho vay sẽ là người gánh chịu những rủi ro Khi lãi suất giảm lần đầu thì nhiều người sẽ thực hiện đảo nợ Tuy nhiên nếu lãi suất biến động bất thường thì động lực đảo nợ sẽ giảm
Rủi ro trong quy trình chứng khoán hóa của ngân hàng
Do quy trình chứng khoán hóa rất dài và phức tạp nên dễ xảy ra lỗi trong quá trình quản lý và hoạt động nghiệp vụ Những vấn đề sai sót thường xảy ra ở giai đoạn thanh toán lãi chứng khoán và thu hồi các khoản nợ từ người đi vay Những rủi ro này có thể hạn chế bằng việc kiểm soát chặt chẽ quy trình chứng khoán hóa để ngăn chặn và sửa chữa kịp thời.
Kết luận chương 1
Tại Việt Nam, khái niệm ngân hàng đầu tư còn là khá mới mẻ Tuy nhiên, đã xuất hiện một số công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ với các nghiệp vụ của một ngân hàng đầu tư Đồng thời, một số ngân hàng thương mại lớn cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính, chú trọng phát triển mảng ngân hàng đầu tư như công ty chứng khoán đầu ngành CTCK Sài Gòn (SSI), các ngân hàng quốc doanh lớn sau khi cổ phần hóa như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Tuy nhiên, các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tại Việt Nam tồn tại ở dạng rất sơ khai và chưa có đầy đủ chức năng vốn có của nó Nhìn chung, đây là sự phát triển ban đầu, thể hiện một định hướng đúng của nền kinh tế Việt Nam.
Trang 24Về bản chất, chứng khoán hóa là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng những tài sản có sẵn trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành chứng khoán nợ Chứng khoán hóa là một nghiệp vụ tạo ra thu nhập cố định cho ngân hàng đầu tư cũng do nó có liên quan đến việc phát hành các chứng khoán nợ Tại Việt Nam, thị trường tài chính chỉ ở giai đoạn sơ khai nên chưa thể phát triển nghiệp vụ chứng khoán hóa Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường cho vay thế chấp mua nhà đã bắt đầu phát triển và có thể cung cấp những danh mục tài sản tiềm năng cho nghiệp vụ chứng khoán hóa trong tương lai.
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG CỦA NGÂH HÀNG ĐẦU TƯ VÀ SỰ CẦNTHIẾT ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN HÓA TẠI VIỆT NAM
2.1 Tiềm năng của Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
2.1.1 Thị trường vốn Việt Nam
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được Nhà nước ta định hướng từ những năm đầu thập kỉ 90 nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển Trong vài năm gần đây, thị trường vốn Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về cả quy mô lẫn chất lượng Mặc dù thị trường chứng khoán bắt đầu được thành lập từ năm 2000 nhưng đến năm 2006 thì nhu cầu đầu tư của người dân mới thực sự bắt đầu
Trang 25phát triển mạnh Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO cùng với những cam kết hội nhập tạo nền tảng vững chắc để thị trường vốn phát triển mạnh mẽ.
Số lượng công ty chứng khoán tăng từ 10 công ty năm 2005 lên 102 công ty năm 2008 và có hơn 40 công ty quản lý quỹ và 40 tổ chức lưu ký đang hoạt động Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2005 có khoảng 50 ngàn tài khoản, năm 2007 con số này đã vượt lên 350 ngàn và cuối năm 2008 là 500 ngàn tài khoản [1]
Năm 2003, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành lộ trình phát triển thị trường vốn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng là phát triển thị trường trái phiếu.
Năm 2007, Việt Nam tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Thị trường vốn Việt Nam là một thị trường mới nổi, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2007 Năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá chứng khoán sụt giảm mạnh Tổng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cuối 2008 khoảng 4,6 tỷ USD quyền địa phươngTrái phiếu doanh nghiệp
Trang 26năm 2007 với việc các tập đoàn lớn phát hành thành công nhiều đợt trái phiếu doanh nghiệp
Nguồn: Cẩm nang Ngân hàng đầu tư (trang 640)
Biểu đồ 2.1: Thị trường trái phiếu Việt Nam 2007
Phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp năm 2008 bị chững lại do ảnh hưởng của lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt, rủi ro mất giá của VND và trào lưu rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho lợi suất trái phiếu tăng mạnh trên 20% Tuy nhiên hoạt động mua bán trên thị trường thứ cấp vẫn diễn ra sôi nổi và tạo nhiều lợi nhuận cho các tổ chức đầu tư trong nước.
2.1.3 Các sản phẩm chứng khoán vốn
Cuối năm 2008 có khoảng 338 cổ phiếu niêm yết (bao gồm 4 chứng chỉ quỹ đầu tư) và trên 7 ngàn cổ phiếu chưa niêm yết có giao dịch trên thị trường OTC
Thị trường chứng khoán vốn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến việc hình thành một lượng lớn quỹ đầu tư vào Việt Nam Số vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam ước đạt 4,6 tỷ USD cuối năm 2008 (2007: 10 tỷ USD).
2.1.4 Dịch vụ tư vấn, mua bán, sát nhập doanh nghiệp(M&A)