Nghiệp vụ CKH tại Mỹ

Một phần của tài liệu Ngân hàng đầu tư – Chứng khoán hóa (2).docx (Trang 32 - 38)

 Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2008.

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng của thị trường nhà đất ở Mỹ (2005-2006) với những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh.

Năm 2007: Kinh doanh bất động sản thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1.3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.

- Ngày 05/02: công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong số các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la thời điểm quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản.

- Ngày 02/04: New Century Finacial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ tuyên bố phá sản.

- Ngày 19/07: chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức 14.000 điểm, lần đầu tiên trong lịch sử.

- Tháng 8: khủng hoảng tín dụng toàn cầu.

- Ngày 14/09: Ngân hàng Northen Rock (Anh) đã gặp vấn đề nghiêm trọng về khả năng thanh khoản liên quan đến khủng hoảng cho vay tín dụng dưới chuẩn.

Năm 2008 với những mốc đáng nhớ:

- Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đô la một cổ phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearns.

- Ngày 17/07: các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đô la.

- Ngày 07/09: Cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac.

- Ngày 17/09: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này tránh phá sản.

- Ngày 26/09: ngân hàng Washington Mutual ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase &Co với giá 19 tỷ đô la.

- Ngày 30/09: ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup.

 Nguồn gốc khủng hoảng

Sự bùng nổ cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn từ sự bất cân đối từ nguồn tín dụng toàn cầu trong những năm trước đây. Nguồn vốn gia tăng liên tục do chính sách tiền tệ nới lỏng của FED và dòng chảy vốn nước ngoài đổ vào ổn định. Trong khi đó nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp lại giảm, cùng với sự kiểm soát thâm hụt ngân sách của chính phủ đã dẫn đến việc thừa vốn mà thị trường không sử dụng hiệu quả.

Cuối năm 2002, hoạt động

của thị trường nhà ở diễn ra sôi động nhờ vào thu nhập cá nhân tăng, lãi suất cho vay thế chấp thấp, chỉ riêng năm 2001, FED đã 10 lần cắt giảm lãi suất đối với các khoản vay cố định chỉ ở mức 4% đến 5% thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Điều này đã khiến cho các chủ thể tham gia trên thị trường đều muốn tranh thủ để kiếm lời. Các

ngân hàng thiết kế các sản phẩm nợ dưới chuẩn với mức lãi suất rất thấp trong những năm đầu tiên và điều chỉnh tăng nhanh trong những năm sau đã làm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ chuẩn của Mỹ 1998 - 2007

Sự kết hợp bất cân đối nguồn vốn và lãi suất hấp dẫn đã làm gia tăng thái quá cho vay tín dụng dưới chuẩn trong một thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm soát chất lượng tín dụng, được xem là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ (2007-2009).

 Bùng nổ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn

Các ngân hàng thương mại và các nhà môi giới cho vay dưới chuẩn đã thực hiện các khoản cho vay ban đầu, sau đó những khoản nợ dưới chuẩn này được đưa đến các ngân hàng đầu tư để phân loại, đóng gói và định mức tín nhiệm chuyển hóa thành những gói trái phiếu MBS, CMO, CDO hấp dẫn, có mức tín nhiệm cao, phù hợp với từng nhà đầu tư, phần lớn các CMO, CDO được bán cho các quỹ đầu cơ. Các trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa lại tiếp tục được chứng khoán hóa tạo ra vòng quay vốn vô hạn phục vụ cho vay dưới chuẩn.

Lợi nhuận cao kết hợp với quy trình thẩm định cho vay lỏng lẻo đã làm cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn lan nhanh ra toàn nước Mỹ, đẩy giá bất động sản lên cao. Năm 2002 doanh số cho vay dưới chuẩn là khoảng 200 tỷ USD đã tăng lên 700 tỷ USD trong năm 2006. Kéo theo sự bùng nổ các sản phẩm chứng khoán hóa là sự phát triển của các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng, do không phải tuân thủ theo

các quy định ngặt nghèo của ngành bảo hiểm, nên ai cũng có thể mua các sản phẩm này mà không cần phải sở hữu tài sản cần bảo hiểm. Điều này đã khiến cho các công ty bảo hiểm tham gia mạnh mẽ vào cuộc chơi, bán ra hàng loạt các hợp đồng bảo hiểm. Đây cũng chính là nguyên nhân khi khủng hoảng xảy ra, các công ty bảo hiểm lập tức rơi vào tình trạng khó khăn do không thanh toán được các hợp đồng trước đó.

Vào

tháng 8/2007, giá nhà đã ngừng tăng và bắt đầu giảm, nguyên nhân là do chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi suất lên cao làm cho nhiều người không trả được nợ, thậm chí chấp nhận phá sản. Các ngân hàng tăng cường thu hồi và phát mại tài sản để thu hồi nợ đã cho vay.

Nguồn: Realty Trac Press Releases of “U.S. Foreclosure Market Report” Biểu đồ 2.4: Số lượng tài sản bị thu hồi Quý 1/2007 – Quý 3/ 2008

Rủi ro tín dụng liên quan đến các danh mục tín dụng dưới chuẩn trực tiếp truyền sang rủi ro tín dụng cho các trái phiếu hình thành từ nghiệp vụ chứng khoán

hóa làm cho giá trái phiếu lập tức sụt giảm mạnh và được bán tháo ra thị trường. Các ngân hàng đầu tư nắm giữ các gói cổ phiếu và các gói trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa chưa kịp phân phối ra thị trường đã bị thua lỗ nặng nề làm cho tín dụng liên ngân hàng tê liệt, dẫn đến nguy cơ sụp đổ của các định chế tài chính.

Dựa vào những phân tích ở trên, nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bao gồm hai nguyên nhân cơ bản như sau:

- Nợ dưới chuẩn quá cao: tăng trưởng tín dụng quá mức của các định chế tài chính Mỹ vào thị trường bất động sản, cho vay các đối tượng không đủ tiêu chuẩn, xem nhẹ chất lượng tín dụng dẫn đến tỷ lệ nợ dưới chuẩn gia tăng, hệ quả là mất khả năng thanh toán.

- Hạn chế của các công cụ chứng khoán hóa: về mặt lý thuyết mọi rủi ro về nợ sau khi bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư chứ không phải là các ngân hàng. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, người vay tiền mua nhà mất khả năng thanh toán, nợ xấu phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu lãi của các ngân hàng và phá sản như là một tất yếu. Nhờ chứng khoán hoá, quá trình này diễn ra chậm hơn, song mức độ lan toả thì lớn hơn rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến hai thị trường quan trọng là: thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất: Sự thất bại trong quản trị rủi ro của các ngân hàng, thông qua nợ thế

chấp dưới chuẩn tưởng chừng như đã được phòng ngừa bằng cách cấu trúc lại những khoản nợ thành vô số chứng khoán và được phân phối tới nhiều nơi trên thế giới, rủi ro từ đó được chuyển giao cho các nhà đầu tư. Điều này đã kích thích các ngân hàng mở rộng và tăng trưởng tín dụng quá mức, đến khi lãi suất lên cao thì người đi vay không thể thanh toán được nợ.

Thứ hai: Các ngân hàng cần tôn trọng nguyên tắc và điều kiện tín dụng trong

mọi trường hợp. Cuộc khủng hoảng xảy ra xuất phát từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn, các công ty chứng khoán hóa đã xem nhẹ chất lượng tín dụng, cơ chế cho vay lỏng lẻo và quá tin vào thị trường bất động sản (thị trường bất động sản Mỹ đã liên tục tăng trưởng trong một thời gian dài). Do vậy, các ngân hàng luôn phải tuân

thủ các quy định chặt chẽ về thẩm định cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro do biến động thị trường.

Thứ ba: Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa cần phải thích hợp. Bắt đầu từ kết

cấu đơn giản của MBS đã hình thành nên kết cấu phức tạp hơn của CMO, CDO. Chính sự phức tạp của sản phẩm này đã khiến cho sự xác định giá thực của sản phẩm trở nên khó khăn. Mô hình định giá của các sản phẩm phức tạp này lại khác nhau ở mỗi ngân hàng dẫn đến sự không chắc chắn về giá này đã làm mất lòng tin của những người mua cũng như những người bán. Thị trường bị tê liệt và các giao dịch giảm dần cho đến khi dừng hẳn. Bên cạnh đó, các mối quan hệ chằng chịt của sản phẩm CMO, CDO khi thị trường bất động sản suy sụp đã dẫn đến hiện tượng vỡ nợ theo dây chuyền của một loạt các giá trị tài sản ảo đằng sau nó.

Một phần của tài liệu Ngân hàng đầu tư – Chứng khoán hóa (2).docx (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w