Thị trường vốn Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngân hàng đầu tư – Chứng khoán hóa (2).docx (Trang 26 - 27)

Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được Nhà nước ta định hướng từ những năm đầu thập kỉ 90 nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Trong vài năm gần đây, thị trường vốn Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về cả quy mô lẫn chất lượng. Mặc dù thị trường chứng khoán bắt

đầu được thành lập từ năm 2000 nhưng đến năm 2006 thì nhu cầu đầu tư của người dân mới thực sự bắt đầu phát triển mạnh. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO cùng với những cam kết hội nhập tạo nền tảng vững chắc để thị trường vốn phát triển mạnh mẽ.

Số lượng công ty chứng khoán tăng từ 10 công ty năm 2005 lên 102 công ty năm 2008 và có hơn 40 công ty quản lý quỹ và 40 tổ chức lưu ký đang hoạt động. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2005 có khoảng 50 ngàn tài khoản, năm 2007 con số này đã vượt lên 350 ngàn và cuối năm 2008 là 500 ngàn tài khoản. [1]

Năm 2003, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành lộ trình phát triển thị trường vốn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng là phát triển thị trường trái phiếu.

Năm 2007, Việt Nam tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Thị trường vốn Việt Nam là một thị trường mới nổi, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2007. Năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Tổng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cuối 2008 khoảng 4,6 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Ngân hàng đầu tư – Chứng khoán hóa (2).docx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w