Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã củng cố thêm vị trí của Unilever trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Lever mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình sang lĩnh vực sản xuất bơ thực vật (margarin). Mặc dù margarin được phát minh tại Pháp song những nhà máy sản xuất loại bơ thực vật đầu tiên trên thế giới lại được người Hà Lan xây dựng vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước. Hai trong số những nhà máy lớn nhất ở Hà Lan chính là Jurgens và Van Van den Berg. Đối tượng chính sử dụng loại bơ rẻ tiền này chính là tầng lớp công nhân lao động. Ban đầu, các công ty Hà Lan sử dụng mỡ động vật để sản xuất ra margarin. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, giá nguyên liệu này tăng cao khiến cho các nhà sản xuất phải tính đến biện pháp tìm nguyên liệu khác rẻ hơn thay thế mỡ thực vật. Margarin bắt đầu được chế tạo từ dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu phộng… Các nhà sản xuất margarin tại Hà Lan đã thống nhất với nhau để không xảy ra cạnh tranh giữa các hãng. Tuy nhiên, thỏa thuận mà họ đưa ra không mấy tỏ ra hiệu quả, dẫn đến việc hình thành một liên minh bơ Margarine Union, vào năm 1927 giữa Jurgens và Van den Berg để kiểm soát toàn bộ thị trường bơ tại châu Âu. Sau đó, Margarine Union bắt đàm phán với Lever Brothers về khả năng sáp nhập giữa các bên nhằm tạo ảnh hưởng với thị trường châu Âu. Tuy nhiên, ngay lúc này, đề nghị đó đã không được thực hiện.
UNILEVER – TẬP ĐOÀN XUYÊN QUỐC GIA I. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN XUYÊN QUỐC GIA 1 Khái niệm : Tập đoàn xuyên quốc gia là khái niệm dùng để chỉ những công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia . Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể ảnh hưởng lớn tới các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng dạng mới của các công ty đa quốc gia đang được hình thành tương ứng với toàn cầu hóa –đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. 2 Phân loại các công ty đa quốc gia : • Công ty đa quốc gia theo chiều ngang: sản xuất các sản phẩm cùng loại hay tương tự ở các quốc gia khác nhau(ví dụ : McDonalds). • Công ty đa quốc gia theo chiều dọc : có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau, sản xuất ra sản phẩm đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác.(ví dụ : Adidas). • Công ty đa quốc gia theo nhiều chiều : có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc.(ví dụ Microsoft). II. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER 1 Trụ sở chính: Tập đoàn Unilever thành lập ngày 01tháng 01 năm 1930, là kết quả cuộc sát nhập của công ty LeverBrothers (công ty sản xuất xà phòng tại Anh) và Margarine Unie(công ty sản xuất bơ thực vật tại Hà Lan). . Kể từ thời điểm đó, hãng đã có 2 trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London bao gồm Unilever PLC có trụ sở tại Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Hà Lan. Và dù hai công ty này có cơ cấu hoạt động gần như độc lập, song Unilever vẫn như một thực thể thống nhất. Cổ đông của Unilever, dù ở Anh hay Hà Lan cũng đều nhận được một mức cổ tức như nhau. Trang web chính thức của Unilever : www.unilever.com 2 Quy mô lao động và chi nhánh: Unilever là tập đòan sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với hơn 265 000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới 3 Mặt hàng : Unilever đa dạng trong các mặt hàng sản xuất và hiện có khoảng 400 nhãn hàng thuộc 14 ngành hàng trên toàn thế giới. Với vị trí là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực phân phối và sản xuất hàng tiêu dùng Unilever đang sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới về các lĩnh vực như : • Bột giặt,xà bông (mặt hàng chủ lực) với các thương hiệu: omo, viso, surf… • Sữa tắm,dầu gội : lux, lifebuoy, dove, sunsilk,clear… • Nước vệ sinh như :Vim, nước rửa bát sunlight… • Kem dưỡng da, sản phẩm làm đẹp như : pond’s, hazeline… • Các sản phẩm từ trà, chăm sóc răng miệng như : lipton, kem đánh răng close up… • Các sản phẩm tiêu dùng như :hạt nêm knorr… Điển hình như Vaseline đã có mặt trên 130 năm và phủ rộng trên 60 quốc gia trên toàn thế giới 4 Doanh thu và lợi nhuận: Unilever là tập đoàn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đứng thứ 3 thế giới và thứ 1 tại Việt Nam: Hiện tại, Unilever thế giới được chia làm 3 khu vực chính: bao gồm Americas, Western Europe and AAC (Asia, AMET, Central & Eastern Europe). Tất cả các báo cáo, số liệu thống kê của Unilever, đều so sánh 3 khu vực trên. Ví dụ: Lợi nhuận Unilever trong năm 2009: The Americans (37%), Western Europe (25%) và ACC (38%) Hàng năm doanh thu của tập đoàn vào khoảng 40 tỉ euro ,sấp xỉ 50% GDP của VIỆT NAM vào năm 2010. Nếu như vào thập niên 30, 90% lợi nhuận của Unilever có được từ kinh doanh xà phòng và dầu ăn thì vào đầu thập niên 80, con số này không nhiều hơn 40% vì hãng đã tăng cường sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác như thực phẩm đông lạnh, phụ gia thực phẩm, kem, trà và các loại mỹ phẩm, đồ vệ sinh gia đình. Vào thập niên 30, việc kinh doanh tại thị trường châu Âu chỉ đem lại 20% lợi nhuận chung, và 50 năm sau, con số này đã tăng trưởng gấp đôi cùng với việc mở rộng thị trường tới châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Đông Âu và SNG. 5 Hệ thống phân phối tại Việt Nam : Ngày 11-5-2010 Unilever Việt Nam đã đưa vào hoạt động trung tâm phân phối hàng hóa được xem là lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với tổng diện tích kho bãi lên đến 100.000m2, Trong đó diện tích nhà kho là 33.000m2 với sức chứa 20.000 tấn hàng hóa. Trung tâm phân phối hàng hóa của Unilever Việt Nam tại Bình Dương được trang thiết bị, cách bố trí sắp xếp điều hành rất hiện đại và khoa học. Được vận hành bởi công ty kho vận Linfox của Úc (nổi tiếng về hệ thống quản lý kho vận, hậu cần) với hệ thống kiểm soát Warehouse Management System nên hầu hết các hoạt động trong kho đều được điều khiển và quản lý bằng vi tính vì vậy công suất xếp dỡ hàng hóa có thể đạt 2.000 tấn/ngày. Hàng hóa sau khi sản xuất tại nhà máy sẽ tập kết về trung tâm này, tiếp đó được chuyển cho các đại lý của Unilever tại miền Trung (từ Nha Trang trở vào) và khu vực miền Nam, đồng thời là điểm trung chuyển hàng từ TP.HCM ra 2 trung tâm phân phối của Unilever tại Đà Nẵng và Hà Nội. Bên cạnh đó, trung tâm cũng là điểm xuất khẩu hàng đi 18 nước trên thế giới 6 Những đối thủ chính của Unilever: Là một tập đoàn sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng nên Unilever luôn gặp phải những đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamble, Nestlé, Kraft Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel. 7 Chiến lược tiếp thị và những điểm mạnh và yếu của Unilever: a , Chiến lược tiếp thị : • Đưa ra chiến dịch quảng cáo phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc của mỗi nước. • Chính sách giá cả phù hợp,tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm giảm chi phí sản phẩm một cách tốt nhất. • Cách tân sản phẩm, luôn có những chương trình khuyến mại giảm giá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng như : giảm giá, coupon, tặng kèm dưới nhiều hình thức, đổi vỏ sản phẩm này được tặng sản phẩm khác, tặng mẫu dùng thử cho khách hàng, chương trình khuyến mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị, tài trợ cho các cuộc thi và những chuyên mục trên truyền hình. b, Điểm mạnh : • Có nền tài chính tương đối ổn định. • Chính sách thu hút tài năng hiệu quả. • Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng. • Gía cả các măt hàng được chấp nhận, chất lượng cao, phục vụ tốt nhu cầu của mọi người. • Môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, có nguồn nhân lực chất lượng cao. c, Điểm yếu : • Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế mạnh, phải cắt giảm chi phí khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. • Nhiều chính sách áp dụng khoa học công nghệ chưa được thông qua và thực thi. • Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong các chi nhánh, hàng hóa, nguyên liệu còn phải nhập khẩu nhiều. 8 Sự chuyển đổi, sáp nhập và mua lại của Unilever Việt Nam : William Hesketh Lever là người sáng lập ra công ti sản xuất xà phòng vào năm 1884, các mẫu xà phòng đầu tiên là Lever’s Pure Honey và Sunlight. Cho tới năm 1906, Lever mua lại Vinolia – một công ty sản xuất xà phòng, năm 1910 – mua lại Hudson's – một hãng sản xuất bột giặt lớn ở Anh. Còn từ 1910 đến 1915, ông mua thêm ba công ty chuyên sản xuất xà phòng Anh mà một trong số đó chính là Pears, một đối thủ chính của Unilever. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã củng cố thêm vị trí của Unilever trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Lever mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình sang lĩnh vực sản xuất bơ thực vật (margarin). Mặc dù margarin được phát minh tại Pháp song những nhà máy sản xuất loại bơ thực vật đầu tiên trên thế giới lại được người Hà Lan xây dựng vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước. Hai trong số những nhà máy lớn nhất ở Hà Lan chính là Jurgens và Van Van den Berg. Đối tượng chính sử dụng loại bơ rẻ tiền này chính là tầng lớp công nhân lao động. Ban đầu, các công ty Hà Lan sử dụng mỡ động vật để sản xuất ra margarin. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, giá nguyên liệu này tăng cao khiến cho các nhà sản xuất phải tính đến biện pháp tìm nguyên liệu khác rẻ hơn thay thế - mỡ thực vật. Margarin bắt đầu được chế tạo từ dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu phộng… Các nhà sản xuất margarin tại Hà Lan đã thống nhất với nhau để không xảy ra cạnh tranh giữa các hãng. Tuy nhiên, thỏa thuận mà họ đưa ra không mấy tỏ ra hiệu quả, dẫn đến việc hình thành một liên minh bơ - Margarine Union, vào năm 1927 giữa Jurgens và Van den Berg để kiểm soát toàn bộ thị trường bơ tại châu Âu. Sau đó, Margarine Union bắt đàm phán với Lever Brothers về khả năng sáp nhập giữa các bên nhằm tạo ảnh hưởng với thị trường châu Âu. Tuy nhiên, ngay lúc này, đề nghị đó đã không được thực hiện. Cho đến tháng Giêng 1930, sự hợp nhất giữa Margarine Union và Lever Brothers mới được thực hiện. Một liên minh mới Anh-Hà Lan có tên là Unilever đã ra đời. Để tránh hệ thống đánh thuế kép, liên minh này quyết định tách thành hai công ty: Unilever PLC có trụ sở tại Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Hà Lan. Và dù hai công ty này có cơ cấu hoạt động gần như độc lập, song Unilever vẫn như một thục thể thống nhất. Cổ đông của Unilever, dù ở Anh hay Hà Lan cũng đều nhận được một mức cổ tức như nhau. Một thương vụ khác là Kinh Đô mua lại Nhà máy kem Wall’s của Unilever. Sản phẩm của thương vụ này là Công ty Cổ phần KIDO - công ty thành viên của Tập đoàn Kinh Đô. Điều khoản trong thương vụ này là KIDO sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu kem Wall’s trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ phải phát triển một thương hiệu kem riêng, như chúng ta thấy là Premium hay Merino. Tại Việt Nam, công ti Unilever đã có một vụ mua bán rất thành công. Rất nhiều người Việt hôm nay dùng thường xuyên kem đánh răng P/S của Tập đoàn đa quốc gia Unilever (Hà Lan) và dành cho sản phẩm này nhiều thiện cảm mà không biết rằng kem đánh răng P/S nổi tiếng cách đây mới 15 năm thôi còn là “thương hiệu Việt chính hiệu”. Bao nhiêu năm qua rồi, những những ai còn nặng lòng với đất nước này vẫn cứ bị day dứt bởi câu hỏi: Thương hiệu P/S bị bán là bởi chiến lược thôn tính thương hiệu và thị trường thông minh, bài bản và phù hợp luật pháp của một doanh nghiệp nước ngoài hay do sự ấu trĩ, hám lợi của doanh nghiệp trong nước? Đây là bài học cay đắng, không bao giờ xưa cũ đối với doanh nghiệp nước ta hôm nay trong bối cảnh mở cửa và hội nhập thế giới đương đại với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khốc liệt của thương trường. Lộ trình P/S về tay doanh nghiệp nước ngoài Kem đánh răng P/S nổi tiếng là sản phẩm của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM. Nhờ chất lượng sản phẩm tốt và chiến lược tiếp thị khôn khéo, thương hiệu P/S đã định vị vững chắc trong tâm thức người tiêu dùng trong nước và chiếm một thị phần rộng lớn suốt gần 20 năm cho đến khi người ta buộc phải “bán” nó đi trong tình thế bất khả kháng (1995). Với bản lĩnh dày dặn của một tập đoàn đa quốc gia có trên 200 năm “kinh nghiệm trận mạc”, Unilever khi thâm nhập thị trường Việt Nam đã sớm nhận thấy hiện thực và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thương hiệu kem đánh răng P/S. Không chậm trễ, Unilever đã vạch ra một “phương án tác chiến” và hành động ngay với mục đích là chuyển nhượng cho được quyền sở hữu thương hiệu nổi tiếng này của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan trước khi bị các đối tác sừng sỏ khác hiện có ở Việt Nam như Colgate Palmolive “nẫng” mất. Đầu tiên, Unilever đề nghị với đối tác Phong Lan thành lập một liên doanh cùng tiếp tục khai thác thương hiệu kem đánh răng P/S sau khi nhãn hiệu này được chuyển nhượng cho Unilever. Phong Lan sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu chuyển nhượng thương hiệu đồng thời được chia lợi nhuận từ kinh doanh của liên doanh nói trên. Thương hiệu P/S nếu được quản lý, khai thác và quảng bá bởi tập đoàn lẫy lừng thế giới như Unilever sẽ tiếp tục phát triển. Những đề nghị này thật hấp dẫn nhưng nếu chấp nhận thì coi như P/S được dày công xây dựng bao nhiêu lâu nay sẽ bị “vu quy” và tuột khỏi tầm tay của người tạo lập, xây dựng và phát triển thương hiệu này. Không biết có phải vì sự “lấp lánh” của mấy triệu USD chuyển nhượng thương hiệu P/S hay không mà cuối cùng Phong Lan chấp nhận thành lập liên doanh P/S ELISA để cùng khai thác P/S trên cơ sở thương hiệu này được chuyển nhượng cho Unilever. Theo đó, Phong Lan không còn sản xuất P/S nữa mà chỉ còn đảm nhiệm chức năng gia công vỏ hộp kem đánh răng (bằng nhôm) cho liên doanh. Ở đời mấy ai lường được chữ ngờ (có thể vì ấu trĩ và hám lợi mà không lường được). Một thời gian sau, công nghệ sản xuất vỏ kem đánh răng bằng nhôm bị khai tử và thay vào đó là công nghệ sản xuất vỏ kem đánh răng bằng nhựa. Khi chuyển đổi công nghệ, Phong Lan không đủ sức đầu tư công nghệ mới và kết quả là P/S ELISA đã “dứt tình” Phong Lan và trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thương hiệu kem đánh răng P/S nổi tiếng một thời đã chính thức nói lời giã biệt với quyền sở hữu Việt Nam mong manh cuối cùng. Hiện nay Unilever Việt Nam là một công ti có vốn cổ phần 100% nước ngoài sau khi mua lại cổ phần của đối tác trong liên doanh là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Những thỏa thuận với Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho phép Unilever mua lại 33,33% cổ phần của Vinachem trong liên doanh được thành lập từ năm 1995; trong đó, Unilever góp 75,3 triệu đô la Mỹ, tương đương 66,66% tổng số vốn. Sau khi hoàn tất việc mua lại cổ phần từ Vinachem, Unilever Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Công ty mới có tên gọi là Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (Unilever Vietnam International Company Limited, gọi tắt là Unilever Việt Nam) và hiện nay chưa có sự thay đổi về vốn. . quốc gia . Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể ảnh hưởng lớn tới các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia. . UNILEVER – TẬP ĐOÀN XUYÊN QUỐC GIA I. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN XUYÊN QUỐC GIA 1 Khái niệm : Tập đoàn xuyên quốc gia là khái niệm dùng để chỉ những công ty. các công ty đa quốc gia : • Công ty đa quốc gia theo chiều ngang: sản xuất các sản phẩm cùng loại hay tương tự ở các quốc gia khác nhau(ví dụ : McDonalds). • Công ty đa quốc gia theo chiều dọc