1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc việt nam

24 530 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 486,27 KB

Nội dung

TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN Luận án: “Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (Trường hợp Piano)” Chuyên ngành Văn hóa học. Mã số: 62.31.70.01 Tên tác giả: Trần Thanh Hà Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam Cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH Quốc gia TP. HCM 1. Tóm tắt nội dung luận án Bản sắc dân tộc trong âm nhạc truyền thống người Việt gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc. Âm nhạc truyền thống người Việt chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và thay đổi theo lịch sử. Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano của các tác giả Việt Nam như một hệ thống bao gồm các thành tố có quan hệ hữu cơ: (1) tiêu đề, kí hiệu các tác phẩm; (2) cấu trúc âm nhạc tác phẩm và (2) kỹ thuật diễn tấu nhạc khí. Đặc điểm ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến cách thức xây dựng và cảm nhận âm nhạc của người Việt. Phương pháp nghiên cứu vận dụng trong luận án bao gồm phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp thống kê và phương pháp quan sát tham dự phỏng vấn sâu. Luận án khảo sát hai trăm tác phẩm piano của 48 tác giả Việt Nam, có đối chiếu với một số tác phẩm piano của các tác giả nước ngoài để làm rõ bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano Việt Nam. Chương 1, Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận, Từ những công trình của các nhà nghiên cứu văn hóa, luận án xác định hướng nhận diện bản sắc văn hóa Việt Nam, sự ảnh hưởng của nó đến nghệ thuật truyền thống, đến âm nhạc truyền thống và xác định các tiêu chí để nhận diện bản sắc trong tác phẩm piano Việt Nam. Chương 2, Nghiên cứu bản sắc dân tộc qua kí hiệu và cấu trúc âm nhạc trong các tác phẩm piano Việt Nam. Vận dụng khung lý thuyết ở chương 1 để khảo sát và phân tích bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano Việt Nam qua các yếu tố: tiêu đề, kí hiệu nhịp điệu, nhịp độ và cấu trúc âm nhạc các tác phẩm piano Việt Nam. Chương 3: Nghiên cứu bản sắc dân tộc qua kỹ thuật diễn tấu nhạc khí piano. Xem xét đặc điểm, tính năng của nhạc khí piano, đối chiếu với đặc điểm, tính năng các nhạc khí truyền thống, các kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí truyền thống để khẳng định khả năng biểu đạt bản sắc dân tộc trong tác phẩm viết cho piano của các nhạc sỹ Việt Nam. Khả năng khai thác và vận dụng các kỹ thuật diễn tấu của piano theo phong vị nhạc khí truyền thống Việt Nam. Luận án gợi ra một số kiến nghị, bài học kinh nghiệm từ những sáng tác cho piano mà các tác giả đã vận dụng, sáng tạo. Những kinh nghiệm, thành quả đã có là cơ sở cho các tác giả các thế hệ sau có được giải pháp hữu hiệu, có thể vận dụng sáng tạo những tác phẩm piano mang đậm đà bản sắc dân tộc, lại có được hơi thở của cuộc sống, của thời đại; góp phần phát triển nghệ thuật sáng tác, biểu diễn piano Việt Nam và âm nhạc Việt Nam hiện đại. 2. Những kết quả của luận án 2.1. Về phương diện khoa học (1) Luận án khảo sát, tổng hợp các yếu tố hình thành bản sắc dân tộc trong nghệ thuật truyền thống, trong âm nhạc truyền thống, từ đó phác họa quá trình tiếp cận, vận dụng các yếu tố bản sắc trong sáng tác các tác phẩm cho piano của các nhạc sỹ Việt Nam. (2) Định dạng và nhận biết những yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc khí piano của các tác giả Việt Nam. Những yếu tố này đã và đang chi phối nghệ thuật sáng tạo, xây dựng các tác phẩm viết cho piano của các nhà soạn nhạc Việt Nam. (3) Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần định hướng chuyên ngành sáng tác, biểu diễn piano cũng như nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam. 2.2. Về ý nghĩa thực tiễn (1) Hệ thống hóa các yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong các sáng tác cho piano của các tác giả Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thể hiện bản sắc trong các tác phẩm piano Việt Nam. (2) Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò, giá trị của khí nhạc Việt Nam nói chung, của piano nói riêng; góp một phần nào đó vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa nghệ thuật, nền âm nhạc mang bản sắc Việt trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. (3) Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để giảng dạy âm nhạc, nhất là bộ môn sáng tác âm nhạc tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp cũng như các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước, cho các công trình liên quan. 3. Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo Trong những nghiên cứu tiếp theo, có thể nghiên cứu đề tài một cách toàn diện và sâu hơn, cụ thể hơn trong từng trường hợp của các loại nhạc khí khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2014 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN VĂN NAM Nghiên cứu sinh TRẦN THANH HÀ

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mối quan hệ giữa phổ quát và đặc thù ngày càng đa dạng, phức tạp, việc nghiên cứu bản sắc văn hóa là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc trong âm nhạc không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc, mà còn thể hiện sự giao lưu, đặc biệt là giao lưu văn hóa đương đại. Thông qua sự giao lưu này, bạn bè quốc tế có thể hiểu được văn hóa Việt Nam nói chung, âm nhạc Việt Nam nói riêng. Quá trình hội nhập là cơ hội để chúng ta có thể giới thiệu âm nhạc Việt Nam, các tác phẩm piano Việt Nam ra thế giới. Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, khí nhạc Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Việc nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam viết cho piano, góp phần tạo ra sản phẩm văn hóa mới, làm phong phú cho kho tàng văn hóa âm nhạc nước nhà, xây dựng và phát triển nền âm nhạc Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết V khóa VIII (năm 2008) Trung ương Đảng đã đề ra… Đó là lý do NCS chọn đề tài “Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (trường hợp piano)” làm luận án tiến sĩ ngành Văn hóa học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách cũng như những bài viết của các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà nghiên cứu âm nhạc có liên quan đến đề tài của luận án. Những nghiên cứu của những người đi trước là nguồn tham khảo quan trọng và quý giá, giúp cho chúng tôi có được những nội dung khoa học, những thông tin thiết thực và bổ ích, mở ra những hướng tiếp cận phù hợp với việc nghiên cứu, trình bày luận án, giúp chúng tôi có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình. Chúng tôi phân lịch sử nghiên cứu vấn đề thành hai mảng nội dung chính, gồm sách của các nhà nghiên cứu về văn hóa và sách của các nhà nghiên cứu về âm nhạc. a. Sách của các nhà nghiên cứu về văn hóa Trong “Việt Nam văn hóa sử cương” (2002), (Thiên thứ tư, mục XI. Nghệ thuật), tác giả Đào Duy Anh có nói đến âm nhạc truyền thống với các đặc điểm về tính chất âm nhạc, hệ thống nhạc khí, biên chế dàn nhạc, âm luật của triều Lý, của đời Hồng Đức. Theo tác giả Đào Duy Anh, đặc điểm của “nhạc ta” là thiên về những bài tiết âm, về nhịp phách. Tác giả đã đặt vấn đề để có thể phát triển khí nhạc ở nước ta là: (1) tách âm nhạc với xướng ca; (2) áp dụng khoa học trong xác định các âm, phương pháp ghi chép bài nhạc; (3) thay đổi, cải tiến nhạc khí (cho phù hợp). Trong “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” (2003), tác giả Trần Quốc Vượng đã đưa ra ba mô hình âm nhạc Việt Nam gồm các luận điểm: (1) “Văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc diễn tiến trên nền tảng lịch sử - xã hội Diễn tiến 2 văn hóa – nghệ thuật vừa liên tục vừa gián đoạn, vừa chuyển (thay đổi “mô hình”) vừa tiếp (trong quá trình hình thành và định hình một mô hình, trong sự bảo lưu một số một số tồn tích của mô hình cũ đã giải thể cấu trúc)”; (2) “Mô hình âm nhạc” là một cấu trúc, bao hàm một số thành tố cơ bản, là mẫu số chung của ứng xử văn hóa, ứng xử âm thanh, ứng xử tạo hình được gói ghém (cấu trúc hóa) và biểu lộ (triển khai) ở dạng biểu trưng (bao gồm “mã” (code), “chuẩn mực” (normes), “biểu tượng” (symboles), “giá trị” (valeurs), ở âm nhạc có thể hiểu là “tiết tấu”, “giai điệu”, “khúc thức” ). Đó là cách suy tư, cách (cái) nhìn, cách nghe, cách cảm thụ thế giới của một thời đại, một dân tộc, một trường phái, thậm chí một tác giả được xây dựng trên toàn bộ dữ kiện của đời sống vật chất và tinh thần”; (3) Theo tác giả, âm nhạc Việt Nam - lịch sử âm nhạc Việt Nam có thể sắp xếp theo ba mô hình: mô hình Đông Sơn hay mô hình Trống Đồng, có đặc điểm là tiết tấu, theo sát tự nhiên; mô hình Đại Việt hay mô hình Bát âm, có đặc điểm là hòa tấu, “bát âm”; mô hình hiện đại hay mô hình nhạc viện (khoa học, hiện thực) có đặc điểm là nảy sinh từ một xã hội Pháp hóa và chống Pháp hóa, bước đầu của một sự đảo lộn, xáo trộn lối sống cổ truyền Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX. Âm nhạc Pháp và phương Tây tràn vào đô thị và bắt đầu ảnh hưởng đến lớp thị dân Việt Nam. Một nền âm nhạc mới, “hiện đại”, hay đúng hơn, một nền âm nhạc khác, ra đời và hôm nay, nó còn đang trong cơn trăn trở, chuyển mình để hội nhập cái truyền thống và cái cách tân, cái tinh túy nhạc Đông cả cái tinh túy nhạc Tây. Trong "Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa" (2005), ở phần thứ nhất – Một dòng chảy (Bản sắc Việt Nam), tác giả Dương Viết Á đã khẳng định sự tồn của nền âm nhạc Việt Nam tồn tại trường kỳ lịch sử, thể hiện qua các tác phẩm âm nhạc, hệ thống nhạc khí, hình thức ứng diễn, ứng tác, biểu diễn, trình độ và thị hiếu thưởng thức và cao hơn, là những chuẩn mực thẩm mỹ âm nhạc. Tác giả đã dành phần lớn công trình viết về âm nhạc Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX với “hai điểm sáng” là âm nhạc sân khấu cải lương và trào lưu tân nhạc. Tác giả Trần Ngọc Thêm đã xếp âm nhạc thuộc nghệ thuật thanh sắc trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (2006). Theo tác giả, nghệ thuật thanh sắc Việt Nam mang các đặc tính: tính biểu trưng; tính biểu cảm; tính tổng hợp và tính linh hoạt. Tính biểu trưng thể hiện trước hết ở nguyên lý đối xứng, hài hòa, được thực hiện bằng các thủ pháp ước lệ và thủ pháp mô hình hóa. Tính biểu trưng, ước lệ này của Việt Nam nói riêng, của phương Đông nói chung vẫn có thể dung hợp với văn hóa phương Tây. Tính biểu cảm thể hiện trong â m nhạc nói chung, trong các làn điệu dân ca Việt Nam nói riêng đều chú trọng về diễn tả tình cảm nội tâm, trữ tình, tốc độ chậm, luyến láy, gợi nên tình cảm quê hương với những nỗi buồn man mác (âm tính). Tính tổng hợp thể hiện trong sự kết hợp các loại hình ca, múa, nhạc, kịch – tất cả đều có mặt đồng thời trong một vở diễn, một đêm diễn, một đoạn diễn. Tính linh hoạt thể hiện trong diễn tấu nhạc truyền thống, các nhạc công 3 có thể bộc lộ hết tài năng của mình, chỉ đàn theo quy định, bắt đầu và kết thúc giống nhau. b. Sách, công trình của các nhà nghiên cứu về âm nhạc Tác giả Trần Vân Anh, “Tìm hiểu cách sử dụng hòa âm trong các tác phẩm piano độc tấu của các tác giả Việt Nam” (1997), (Luận văn Thạc sĩ nghệ thuật học, Nhạc viện Tp. HCM). Đây là công trình chuyên sâu về âm nhạc học. Trên cơ sở lý thuyết hòa âm trong âm nhạc cổ điển châu Âu, tác giả đã xem xét hòa âm trong các tác phẩm piano Việt Nam về các mặt: (1) thang âm điệu thức; (2) cấu trúc hợp âm, chồng âm; (3) các thủ pháp hòa âm. Tác giả Hoàng Hoa, “Một số yếu tố biểu hiện bản sắc dân tộc trong sáng tác cho piano của nhạc sỹ Việt Nam” (1997), (Luận văn Thạc sĩ nghệ thuật học, Nhạc viện Hà Nội). Tác giả đã xem xét, xác định một số tác phẩm piano của các tác giả Việt Nam về các mặt: (1) Chất liệu dân ca trong các tác phẩm cho piano (chương 1) và (2) Thang âm điệu thức và hòa âm (chương 2). Tác giả Trịnh Hoài Thu, “Nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới Việt Nam thế kỷ XX” (2010), (Luận án Tiến sĩ văn hóa học Viện Văn hóa, Hà Nội). Tác giả nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển khí nhạc mới Việt Nam, vai trò của âm nhạc dân gian và xu hướng sử dụng chất liệu dân gian trong các tác phẩm thính phòng, giao hưởng Việt Nam, bao gồm các tác phẩm viết cho nhiều loại nhạc khí khác nhau nhằm mục đích hệ thống những kinh nghiệm sáng tác khí nhạc mới của các nhạc sỹ Việt Nam thế kỷ XX. Ngoài ra, chúng tôi còn kế thừa thành quả các nghiên cứu trước, như nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của âm nhạc Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử trong “Lược sử âm nhạc Việt Nam” (1993) của tác giả Nguyễn Thụy Loan; những nghiên cứu về các nhạc khí dân tộc trong âm nhạc truyền thống Việt Nam của các tác giả Lê Huy – Huy Trân, của tác giả Võ Thanh Tùng; những nghiên cứu về dân ca Việt Nam của tác giả Tú Ngọc cùng với các công trình, thành quả nghiên cứu của các tác giả Đỗ Xuân Tùng, Nguyễn Xinh 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Từ góc nhìn văn hóa học, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc Việt trong các tác phẩm khí nhạc viết cho piano của các tác giả Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Bản sắc dân tộc, cụ thể là các yếu tố tạo nên bản sắc dân t ộc Việt trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam viết cho piano. Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm khí nhạc Việt Nam viết cho piano có chất liệu nguồn bảo đảm thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Chất liệu nguồn là âm nhạc truyền thống Việt Nam: dân ca, âm nhạc thính phòng, âm nhạc trong sân khấu dân gian và âm nhạc trong các điệu múa dân gian. Do tính 4 chất, yêu cầu của nội dung và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành hạn giới hạn dân ca dùng làm chất liệu nguồn là dân ca cổ truyền, chủ yếu là những bài hát dân ca ba miền Việt Nam. Luận án có sử dụng một số tác phẩm piano của các tác giả nước ngoài để đối chiếu. Luận án không đề cập đến các tác phẩm của các tác giả là Việt kiều hiện đang định cư tại nước ngoài. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống - cấu trúc: chúng tôi xem văn hóa như một hệ thống lớn và âm nhạc là một thành tố trong hệ thống cấu trúc ấy. Đồng thời, bản thân âm nhạc lại trở thành một hệ thống - cấu trúc nhỏ hơn, bao gồm nhiều yếu tố trong hệ thống của mình. Phương pháp thống kê: thông qua các tác phẩm được khảo sát, chúng tôi thống kê các yếu tố thể hiện bản sắc được các tác giả vận dụng. Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: bên cạnh nguồn tư liệu tham khảo, chúng tôi đã tham dự các buổi chuyên đề về âm nhạc, các buổi biểu diễn âm nhạc piano; đồng thời có các cuộc phỏng vấn các tác giả trong sáng tác âm nhạc truyền thống, tác giả sáng tác cho piano, các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc truyền thống, các nghệ sĩ biểu diễn piano. Phương pháp so sánh: so sánh một số yếu tố đặc trưng trong các tác phẩm piano Việt Nam với các tác phẩm piano của các nhạc sỹ nước ngoài ở các mặt như cấu trúc âm nhạc trong xây dựng bè giai điệu, hợp âm bè đệm, kỹ thuật diễn tấu nhạc khí nhằm làm nổi bật lên bản sắc văn hóa dân tộc trong các tác phẩm viết cho piano của các tác giả Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kiến thức của chuyên ngành âm nhạc như lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật diễn tấu nhạc khí để có thể làm rõ hơn bản sắc dân tộc trong tác phẩm khí nhạc piano Việt Nam. 5. Kết quả và đóng góp mới của luận án (1) Luận án khảo sát, tổng hợp các yếu tố hình thành bản sắc dân tộc trong nghệ thuật truyền thống, trong âm nhạc truyền thống, từ đó phác họa quá trình tiếp cận, vận dụng các yếu tố bản sắc trong sáng tác các tác phẩm cho piano của các nhạc sỹ Việt Nam. (2) Luận án định dạng và nhận biết những yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc khí piano của các tác giả Việt Nam. Những yếu tố này đã và đang chi phối nghệ thuật sáng tạo, xây dựng các tác phẩm viết cho piano của các nhà soạn nhạc Việt Nam. (3) Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần định hướng chuyên ngành sáng tác, biểu diễn piano cũng như nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam. Về giá trị thực tiễn: (1) Luận án hệ thống hóa các yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong các sáng tác cho piano của các tác giả Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thể hiện bản sắc trong các tác phẩm piano Việt Nam. (2) 5 Luận án góp phần làm rõ hơn vai trò, giá trị của khí nhạc Việt Nam nói chung, của piano nói riêng; góp một phần nào đó vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng mang bản sắc Việt trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. (3) Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để giảng dạy âm nhạc, nhất là bộ môn sáng tác âm nhạc tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp cũng như các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước, cho các công trình liên quan. 6. Kết cấu luận án: Ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, luận án có 3 chương: Chương 1 (39 trang) Cơ sở Lý thuyết và hướng tiếp cận , bao gồm (1) Văn hóa và nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam; (2) Âm nhạc và nhận diện bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống; (3) Nhận diện bản sắc văn hóa trong tác phẩm piano Việt Nam Chương 2 (70 trang) Bản sắc dân tộc qua kí hiệu và cấu trúc âm nhạc trong các tác phẩm piano Việt Nam, bao gồm (1) Nhận diện bản sắc dân tộc qua tiêu đề và kí hiệu nhịp điệu, nhịp độ; (2) Nhận diện bản sắc dân tộc qua cấu trúc âm nhạc Chương 3 (41 trang) Kỹ thuật diễn tấu piano theo phong vị nhạc khí truyền thống Việt Nam, bao gồm (1) Khả năng biểu đạt các yếu tố bản sắc của nhạc khí piano; (2) Kỹ thuật diễn tấu piano theo phong vị nhạc khí truyền thống Việt Nam. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN Lý thuyết chuyên ngành văn hóa học và các liên ngành âm nhạc học, lịch sử là cơ sở khoa học của luận án. 1.1. Bản sắc văn hóa và nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam 1.1.1. Nhận diện bản sắc văn hóa Việt Nam Văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người, do con người sáng tạo. Chính văn hóa đã tạo cho con người sự khác biệt với các động vật khác. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, phát triển kinh tế xã hội đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận, tiếp cận về bản sắc văn hóa. Theo tác giả Hà Văn Tấn, văn hóa gắn liền với môi trường tự nhiên, không thể tách rời khỏi môi trường tự nhiên; đồng thời văn hóa gắn liền với ứng xử (ứng xử với thiên nhiên và xã hội). Cùng với môi trường tự nhiên và ứng xử, văn hóa cũng biến đổi bởi phụ thuộc vào lịch sử. Tác giả Phạm Đức Dương áp dụng cấu trúc ký hiệu để phân xuất cấu trúc văn hóa và chia cấu trúc văn hóa thành hai bậc: cấu trúc bề mặt (biểu tầng) và cấu 6 trúc chiều sâu (cơ tầng). Cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu có mối quan hệ tương tác nhau. Cấu trúc chiều sâu giữ vai trò quan trọng trong định hướng và điều chỉnh những biến đổi trên bề mặt. Đồng thời, sự biến đổi các yếu tố trên bề mặt sẽ thẩm thấu, tác động đến cấu trúc chiều sâu, làm cấu trúc chiều sâu biến đổi. Tác giả Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra việc nhận diện một giá trị văn hóa có đặc trưng bản sắc hay không dựa vào ba dấu hiệu: (a) Là một giá trị tinh thần đã tồn tại tương đối lâu dài; (b) Có tác dụng chi phối các đặc điểm khác của văn hóa (các cách ứng xử và hoạt động, các giá trị vật chất); (c) Nằm trong hệ thống các đặc trưng bản sắc, có tác dụng khu biệt nền văn hóa đó. Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Trong lịch sử của mình, bản sắc văn hóa Việt Nam được thể hiện thông qua những yếu tố ổn định, ít biến đổi. Những yếu tố này trải qua quá trình giao lưu tiếp biến đã tự điều chỉnh, biến đổi, giúp cho văn hóa Việt Nam có được diện mạo mới mà vẫn giữ được bản sắc của mình. Sự biến đổi, tự điều chỉnh ấy được vận hành thành công bởi văn hóa Việt Nam là một “hệ thống mở” gồm nhiều cơ tầng có liên quan tới những đợt tiếp xúc với những nền văn hóa bên ngoài. Bản sắc văn hóa theo các nhà nghiên cứu có những điểm tương đồng, thống nhất: là hệ thống các giá trị đặc trưng, tồn tại lâu bền trong truyền thống văn hóa dân tộc; thông qua các sắc thái, cách biểu hiện có tác dụng khu biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác và bản sắc văn hóa có thể biến đổi. Bản sắc văn hóa Việt Nam được nhận diện trên ba đặc thù là: (1) Văn hóa và môi trường tự nhiên; (2) Văn hóa và môi trường xã hội; (3) Bản sắc văn hóa dân tộc cũng thay đổi. 1.1.2. Nhận diện bản sắc văn hóa trong nghệ thuật Việt Nam Từ các đặc thù để nhận diện bản sắc văn hóa: văn hóa và môi trường tự nhiên, văn hóa và môi trường xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc cũng thay đổi, chúng tôi tìm hiểu sự ảnh hưởng của nó đến nghệ thuật Việt Nam nói chung, đến âm nhạc Việt Nam nói riêng. Môi trường tự nhiên: Văn hóa Việt Nam với chủ thể là người Việt (Kinh) chiếm đa số phải chịu tác động, chi phối của đặc điểm nơi cư trú, của vị trí địa lý thấp dần theo hướng Đông - Nam, từ vùng đồi núi đến vùng đồng bằng sông nước và vùng ven biển. Người Việt là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xảy ra bão lụt. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên đã gây nên những khó khăn cho cuộc sống con người, do đó cách ứng xử với môi trường tự nhiên của cư dân Việt là tôn trọng thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Đặc thù này dẫn đến đặc điểm uyển chuyển linh hoạt trong nghệ thuật. Môi trường xã hội: Là cư dân của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, người Việt có quan hệ định cư co cụm theo xóm, làng. Làng người Việt giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Ngoài nông nghiệp, vai trò quốc gia của công thương đều 7 được bắt đầu từ làng, đó là các làng nghề, là các trung tâm kinh tế. Các cơ sở này đã tạo nên đặc trưng kinh tế của làng Việt Nam. Làng không chỉ đóng vai trò quan trọng về kinh tế, thông qua tôn giáo, thầy đồ, các nhà sư làng còn là nơi giáo dục con người, cung cấp những người tài giỏi, trí thức cho quốc gia. Việt Nam là nơi giao lưu của hai nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Ngay từ xa xưa, Việt Nam đã luôn phải đụng độ, hứng chịu bởi xu hướng bành trướng của người Hán; luôn bị đe dọa bởi các cuộc xâm lược của các thế lực bên ngoài. Trong các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc ấy, người Việt Nam luôn ở thế phòng thủ. Đặc thù này dẫn đến đặc điểm đề tài trong nghệ thuật là cuộc sống lao động nông nghiệp, hòa bình. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng thay đổi: Sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau đã làm biến đổi văn hóa Việt Nam. Trong lịch sử hình thành và phát triển, nước ta đã trải qua hai lần tiếp xúc và biến đổi mô hình văn hóa. Lần tiếp xúc thứ nhất là tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa. Sự tiếp xúc này đã góp phần tạo nên mô hình văn hóa dân tộc mô phỏng theo mô hình văn hóa Trung Hoa nhưng mang bản sắc Việt Nam, khu biệt với văn hóa Hán. Người Việt đã bản địa hóa mô hình văn hóa Hán và cả văn hóa Ấn Độ, đồng thời tích hợp văn hóa Phù Nam, văn hóa Champa là các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, để xây dựng nền văn hóa dân tộc gồm hai dòng: văn hóa bác học (mô phỏng theo mô hình văn hóa Trung Hoa) và văn hóa dân gian. Hai dòng văn hóa này có mối quan hệ tương tác trong một thể thống nhất. Lần tiếp xúc thứ hai là tiếp xúc với văn hóa phương Tây (từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945) thông qua văn hóa Pháp. Lần tiếp xúc này đã góp phần hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc. Sự mô phỏng mô hình văn hóa phương Tây được thể hiện bằng cách du nhập các yếu tố từ nền văn hóa Pháp - văn hóa phương Tây và biến đổi chúng bằng cách Việt hóa các yếu tố đó. Đặc thù này đã dẫn đến đặc điểm nghệ thuật Việt Nam là tiếp nhận các yếu tố mới và xử lí Việt hoá các yếu tố mới. 1.2. Âm nhạc và nhận diện bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống 1.2.1. Âm nhạc Từ điển Encyclopedia of Cultural Anthropology định nghĩa âm nhạc gồm các ý chính như sau: âm nhạc phải được vang lên thông qua hai phương thức biểu đạt là thanh nhạc và khí nhạc; thành phần tham gia thể hiện có thể từ một người đến rất nhiều người, các tác phẩm có độ dài ngắn khác nhau; thang âm có thể là dãy âm bồi tự nhiên hoặc là sáng tạo riêng; sáng tạo âm nhạc có thể là ngẫu hứng hoặc liên quan đến một mục đích cụ thể; âm nhạc tồn tại trong trí tưởng tượng của cá nhân hoặc được nhận biết bởi số đông công chúng; âm nhạc phản ánh cuộc sống, lao động sản xuất và sinh hoạt của con người. 8 Thanh nhạc (hay còn gọi là nhạc hát), là tác phẩm được thể hiện bằng giọng người. Thanh nhạc có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn từ; vì thế thanh nhạc được coi là loại hình nghệ thuật tổng hợp của âm nhạc (giai điệu) và thi ca. Khí nhạc (danh từ), theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: (1) Âm nhạc do nhạc khí phát ra; phân biệt với thanh nhạc. (2) Nhạc sáng tác cho một loại nhạc khí hoặc cho một loại dàn nhạc. Các tác phẩm viết cho nhạc khí diễn tấu được gọi là tác phẩm khí nhạc. (Ngoài ra, người ta còn gọi là “âm nhạc không lời” hoặc “nhạc đàn”). Nhạc khí (nhạc cụ) là các phương tiện để biểu hiện âm nhạc. 1.2.2. Nhận diện bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nghiên cứu về những giai đoạn chính của lịch sử và hình thành âm nhạc Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các nhà nghiên cứu âm nhạc đều có những điểm tương đồng khi đưa ra những “mô hình”, những giai đoạn của âm nhạc truyền thống Việt Nam tương ứng với tiến trình văn hóa theo các lớp thời gian. Theo tác giả Thụy Loan, âm nhạc truyền thống Việt Nam được phân chia thành ba giai đoạn với các đặc điểm: (a) Âm nhạc thời kỳ bắt đầu dựng nước và giữ nước (từ thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên đến thế kỷ thứ X): là âm nhạc của lớp văn hóa bản địa, đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền âm nhạc dân tộc. Đặc điểm chủ đạo âm nhạc thời kỳ này là sự vượt trội của nhạc khí thuộc bộ gõ so với các loại nhạc khí khác. (b) Âm nhạc thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX): âm nhạc từ thế kỷ X đến thế kỷ XV có những biến chuyển mới phù hợp với những thay đổi về chính trị và xã hội. Từ thời Lý, âm nhạc Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu sự phân hóa của hai dòng âm nhạc là âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình. Âm nhạc Việt Nam không chỉ giao lưu, tiếp xúc với âm nhạc từ Trung Hoa, mà còn giao lưu, tiếp xúc với âm nhạc từ Ấn Độ. Về nhạc khí, thời kỳ này ngoài các nhạc khí truyền thống đã được sử dụng, còn xuất hiện các nhạc khí có xuất xứ từ nước ngoài như đàn nguyệt, tỳ bà, phách bản (từ Trung Quốc); trống tầm bông (phong yêu cổ), mõ, đàn hồ (từ Ấn Độ, Trung Á) Đây cũng là thời kỳ những lý thuyết âm nhạc từ Trung Hoa đã bắt đầu xuất hiện như các tên gọi: “cung, thương, giốc, chủy, vũ”; “hò xự, y, sang, xê, cống, phan, líu, ú”. Âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX gắn liền với những thay đổi, cải cách của nhà Lê, phỏng theo quy chế âm nhạc nhà Minh. Vua Lê Thánh Tông đã cho sắp xếp lại âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình đã tách rời thành hai dòng riêng biệt, không còn giữ mối quan hệ gần gũi như trước, âm nhạc cung đình được chính quy hóa. Đến thế kỷ XVI – XVII chế độ phong kiến ở Việt Nam dần đi vào con đường suy vi. Sự suy vi của nhà nước phong kiến đã kéo theo sự suy yếu của âm nhạc cung đình. Trái với sự suy yếu, tan rã của âm nhạc cung đình, âm nhạc dân gian lại ngày càng phát triển mạnh mẽ, thậm chí âm nhạc dân gian còn thâm nhập vào cung đình, lấn át 9 dòng nhạc cung đình. Như vậy, âm nhạc truyền thống Việt Nam giai đoạn này đã có được những thành tựu to lớn cả về nội dung lẫn hình thức cũng như các phương thức thể hiện. Đồng thời với sự phát triển của âm nhạc dân gian là dòng nhạc cung đình. Chính trong giai đoạn này, lý thuyết âm nhạc đã được nghiên cứu và vận dụng. Những thành tựu trong giai đoạn này là cơ sở để âm nhạc truyền thống Việt Nam khẳng định sức sống, bản sắc của mình. (c) Âm nhạc Việt Nam trong cuộc đụng độ với những cuộc xâm lăng của phương Tây (từ giữa thế kỷ XIX): cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã gây nên những biến động to lớn, mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của toàn xã hội. Trong xã hội xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới, nhu cầu hưởng thụ cùng với sự phản ứng lại ảnh hưởng văn hóa, âm nhạc phương Tây. Tại các đô thị đã xuất hiện những phong trào cải cách nghệ thuật, cải cách âm nhạc. Ở Nam Bộ xuất hiện phong trào cải lương hát bội, ngoài Bắc là sự canh tân sân khấu tuồng và cải cách sân khấu chèo. Phong trào cải lương hí kịch phát triển đã kéo theo sự phát triển của những thể loại ca kịch dân tộc mới, trên cơ sở kết hợp âm nhạc truyền thống của dân tộc với âm nhạc và sân khấu từ phương Tây. Những thể loại mới là sân khấu cải lương, ca Huế và ca kịch bài chòi. Đặc biệt, sự ra đời của của loại hình ca nhạc mới, sau này gọi là “nhạc cải cách” (còn gọi “tân nhạc”, “nhạc mới”), đây chính là nền tảng của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Âm nhạc giai đoạn này còn được thể hiện rất rõ những thay đổi trong việc ký âm, ghi chép âm nhạc trên năm dòng kẻ của âm nhạc phương Tây. Một số nhạc khí trong hệ thống nhạc khí từ phương Tây đã được nghiên cứu, Việt hóa và tham gia dàn nhạc truyền thống như đàn violon, guitare. Như vậy, có thể nhận thấy âm nhạc truyền thống không bất biến mà luôn vận động. Sự vận động ấy được thể hiện trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các yếu tố mới, biến đổi để các yếu tố mới phù hợp với ngôn ngữ âm nhạc và văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam được thể hiện xuyên suốt tiến trình lịch sử, thông qua các làn điệu dân ca, các bài bản âm nhạc nghi lễ trong cung đình và ngoài dân gian, âm nhạc thính phòng và âm nhạc sân khấu. Nhìn chung, chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sự giao lưu văn hóa, bản sắc dân tộc của âm nhạc truyền thống Việt Nam thể hiện thông qua hệ thống thể loại, bài bản và nhạc khí. Đặc điểm trong các bài bản âm nhạc truyền thống là chúng được hình thành bởi một mô hình, một cấu trúc âm nhạc, đó chính là những quãng nhạc, là “âm điệu đặc trưng” gần với ngôn ngữ tiếng Việt và mang các đặc tính sau: tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt. Các đặc tính ấy biểu hiện thông qua các các thủ pháp diễn xướng, diễn tấu cụ thể như sau: - Âm nhạc liên quan mật thiết với hát. - Chú trọng phần giai điệu, giai điệu mang tính trữ tình. - Sử dụng các kỹ thuật luyến láy, nhấn nhá nhằm thể hiện “tròn vành rõ chữ” (trong hát); âm “già”, “non” (trong đàn). 10 - Vận dụng ngũ cung linh hoạt, tích hợp. - Hình thức thể hiện thông thường là “hòa đàn”, “hòa ca”. - Tốc độ không nhanh. - Âm lượng vừa phải. - Màu âm thiên về màu “sáng”. 1.3. Nhận diện bản sắc văn hóa trong tác phẩm piano Việt Nam 1.3.1. Đặc điểm nhạc khí Piano Trong các nhạc khí xuất xứ từ châu Âu, piano là một nhạc khí có khả năng diễn tấu rất phong phú bởi sự chuẩn xác về mặt cao độ và tầm âm rộng. Piano có thể vừa đàn bè giai điệu mà còn đàn được bè đệm một cách thuận tiện. Piano có thể biểu hiện được nhiều loại sắc thái, có thể xử lý độ vang, cường độ của âm thanh ở các âm vực khác nhau một cách thuận tiện và rất hiệu quả. 1.3.2. Sơ lược về sự hình thành nghệ thuật piano Việt Nam Sự tiếp xúc với âm nhạc châu Âu của người Việt có thể đã bắt đầu từ rất sớm (thế kỷ XVI), khi âm nhạc châu Âu có thể đã bắt đầu du nhập vào nước ta cùng với sự du nhập của đạo Thiên Chúa (và sau đó là đạo Tin lành). Từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 thế kỷ XX, âm nhạc châu Âu tiếp tục du nhập vào Việt Nam thông qua phim ảnh, các phương tiện, kỹ thuật thu, phát âm thanh. Nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí nghệ thuật cho các quan chức, chính quyền thực dân cho xây dựng các nhà hát tại các thành phố lớn như Hải Phòng (1893), Sài Gòn (1909), Hà Nội (1911). Từ cuối thế kỷ XIX, đã có những nghệ sỹ, đoàn nghệ thuật của các quốc gia châu Âu đến trình diễn tại Việt Nam. Năm 1927 trường “Pháp quốc Viễn Đông nhạc viện” được mở tại Hà Nội, và “Nhạc viện” ở Sài Gòn năm 1933. Tài liệu về lý thuyết âm nhạc, tài liệu giảng dạy âm nhạc và nhạc cụ cũng được du nhập vào nước ta từ những năm 1920 và nhiều hơn trong những năm 1930 và các năm sau đó. Năm 1938 với sự kiện những ca khúc Việt Nam đầu tiên được biểu diễn tại Hà Nội, đã chính thức đánh dấu sự ra đời “Nhạc mới” ở Việt Nam. Trong thanh nhạc đã xuất hiện một phong trào sáng tác, gọi là “Âm nhạc cải cách” gồm ba khuynh hướng chính là khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hùng ca yêu nước và khuynh hướng cách mạng. Xuất hiện nhiều thể loại thanh nhạc lớn, làm phong phú thêm cho “Nhạc mới” Việt Nam, đó là các vở thanh xướng kịch, opera. Bên cạnh đội ngũ các nhạc sỹ sáng tác ca khúc, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhạc sỹ sáng tác các tác phẩm khí nhạc cho các nhạc khí có xuất xứ từ châu Âu nói chung, nhạc khí piano nói riêng. Nhưng để có được một đội ngũ các tác giả sáng tác khí nhạc ở Việt Nam thì phải đến năm 1956, khi trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập tại Hà Nội, ở đó có đào tạo ngành sáng tác và biểu diễn piano. Trong quá trình xây dựng và diễn tấu các tác phẩm cho piano, các nhạc sỹ đã luôn [...]... sáng tác (và biểu diễn) piano ở Việt Nam thực sự có bài bản là từ khi Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập (năm 1956) 5 Các tác giả Việt Nam luôn có ý thức thể hiện bản sắc dân tộc trong các tác phẩm của mình Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano Việt Nam được thể hiện thông qua sự vận dụng các đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam trong tác phẩm: từ nhịp điệu, nhịp độ đến cấu trúc âm nhạc. .. nhận thấy nhạc khí piano có nhiều điểm tương đồng về tầm âm, màu âm của các nhạc khí truyền thống và nhạc khí piano có đầy đủ khả năng để thể hiện bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano mang bản sắc dân tộc của các tác giả Việt Nam Để có thể thể hiện một cách hiệu quả nhất bản sắc dân tộc, các kỹ thuật diễn tấu của nhạc khí truyền thống đã được mô phỏng và biểu hiện trong tác phẩm piano Việt Nam Ngoài... trong đó có nhạc khí Piano Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano Việt Nam được thể hiện thông qua hệ thống kí hiệu, cấu trúc âm nhạc và các kỹ thuật diễn tấu của nhạc khí piano sẽ được lần lượt trình bày trong các chương tiếp theo CHƯƠNG 2 BẢN SẮC DÂN TỘC QUA KÍ HIỆU VÀ CẤU TRÚC ÂM NHẠC TRONG CÁC TÁC PHẨM PIANO VIỆT NAM Chương 2, luận án sẽ tập trung vào vấn đề: Nhận diện bản sắc dân tộc trong tác. .. cho đến các kỹ thuật diễn tấu mang sắc thái dân tộc của nhạc khí Trong cấu trúc âm nhạc của bè giai điệu: - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong việc sử dụng âm nhạc từ các bài dân ca, các bài bản trong các thể loại âm nhạc truyền thống làm giai điệu chủ đề tác phẩm piano - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong việc vận dụng tiết tấu thơ để xây dựng chủ đề tác phẩm - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong. .. của các nhạc khí dây gảy, dây kéo, nhạc khí hơi, nhạc khí gõ (định âm) trong hệ thống nhạc khí truyền thống Việt Nam, có thể nhận thấy nhạc khí piano hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật diễn tấu trong việc thể hiện bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano Việt Nam 3.2 Kỹ thuật diễn tấu theo phong vị nhạc khí truyền thống Việt Nam 3.2.1 Mô phỏng từ nhạc khí truyền thống Việt Nam Trong. .. thanh nhạc là tiền đề cho sự xuất hiện khí nhạc mới Việt Nam Về khí nhạc, âm nhạc Việt Nam hiện đại xuất hiện các tác phẩm mới viết cho các nhạc cụ truyền thống; các tác phẩm kết hợp nhạc cụ truyền thống với các nhạc cụ có xuất xứ từ châu Âu và các tác phẩm viết cho các nhạc cụ có xuất xứ từ châu Âu trong đó có nhạc khí piano Mặc dù ngay 23 từ những năm đầu thế kỷ XX đã có người Việt Nam sáng tác và... của nhạc khí piano hoàn toàn có thể đáp ứng được tầm âm và màu âm của các nhạc khí truyền thống Việt Nam Hay nói cách khác, nhạc khí piano hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu về tầm âm và màu âm trong việc thể hiện bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano Việt Nam 3.1.2 Các kỹ thuật diễn tấu tương đương giữa piano và nhạc khí truyền thống Việt Nam Trong số các kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí. .. trúc các chồng âm, hợp âm bè đệm - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong việc sử dụng hợp âm trong hình thái “tối giản”, chỉ là quãng nhạc Trong kỹ thuật diễn nhạc khí: - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong việc mô phỏng âm thanh các nhạc khí truyền thống - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong các kỹ thuật diễn tấu giai điệu theo phong vị truyền thống - Bản sắc dân tộc được thể hiện trong sự vận dụng các. .. dân tộc Việt Nam và của tác giả Võ Thanh Tùng trong Nhạc khí dân tộc Việt , các nhạc khí truyền thống Việt Nam gồm bốn nhóm: nhạc khí dây gẩy, nhạc khí dây kéo , nhạc khí hơi và nhóm nhạc khí gõ 19 Nhạc khí gõ gồm các nhạc khí có cao độ (định âm) như: tam thập lục, t’rưng, trống cơm và các nhạc khí không có cao độ (không định âm) như: trống, phách, sinh tiền Nhóm nhạc khí dây gẩy gồm: đàn nguyệt,... phẩm piano Việt Nam thông qua các kí hiệu và cấu trúc âm nhạc của tác phẩm 2.1 Nhận diện bản sắc dân tộc qua tiêu đề và kí hiệu nhịp điệu, nhịp độ 2.1.1 Nhận diện bản sắc dân tộc qua tiêu đề Tác phẩm âm nhạc là thành quả của quá trình sáng tạo của người nhạc sỹ Thông qua những phương tiện biểu hiện của âm nhạc, người nhạc sỹ gửi gắm cảm 12 xúc, nhận thức của mình trong tác phẩm Trong các tác phẩm khí . rõ bản sắc văn hóa dân tộc Việt trong các tác phẩm khí nhạc viết cho piano của các tác giả Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Bản sắc dân tộc, cụ thể là các yếu tố tạo nên bản sắc dân t ộc Việt. phần trong những yếu tố giúp nhận diện bản sắc dân tộc trong tác phẩm piano Việt Nam. 2.1.2. Nhận diện bản sắc dân tộc qua kí hiệu nhịp điệu, nhịp độ Bản sắc văn hóa dân tộc trong tác phẩm khí. piano của các nhạc sỹ Việt Nam. (2) Luận án định dạng và nhận biết những yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc viết cho nhạc khí piano của các tác giả Việt Nam. Những

Ngày đăng: 28/11/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w