Phân tích Quản trị chiến lược công ty KUONI

23 1.4K 3
Phân tích Quản trị chiến lược công ty KUONI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KUONI I. Lịch sử quản trị chiến lược công ty Kuoni là một trong những công ty cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu thế giới, được thành lập bởi Alfred Kuoni vào năm 1906. Từ những năm trước chiến tranh thế giới thứ 2, Kuoni đã mở rộng thêm nhiều văn phòng kinh doanh trên toàn thi trường Thụy Sĩ. Nhận thấy Thụy Sĩ là một thị trường quá nhỏ cho tham vọng phát triển của mình, những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, Kuoni ngay lập tức bắt đầu chiến lược toàn cầu hóa bằng việc mở các công ty con tại Ý, Pháp, thành lập một văn phòng đại diện ở Nhật Bản và gia nhập thị trường Anh bằng việc mua lại Kingdom’s Challis & Benson Ltd. Đến những năm 1990-1999, Kuoni phát động một chiến lược mua lại, Kuoni xác định sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành du lịch và tập trung vào nổ lực kéo dài sự hợp nhất cho đến thời điểm chuyển giao thế kỉ. Hàng loạt các vụ mua lại và sáp nhập được công ty thực hiện tại các thị trường: Mĩ, Bắc Âu và Ấn Độ. => KẾT LUẬN - Hoạt động kinh doanh truyền thống của Kuoni là: tổ chức chương trình du lịch giải trí, tư vấn cho khách hàng và cung cấp các dịch vụ du lịch tại điểm đến thông qua các kênh phân phối khác nhau. - Triết lý kinh doanh toàn diện của Alfred Kuoni_ người sáng lập ra công ty là chăm sóc khách hàng, tập trung vào việc tạo điều kiện cho "du lịch là thoải mái, thiết thực, và an toàn". - Khả năng tích lũy từ quá trình lịch sử: văn hóa quản lý quốc tế của Kuoni. II. Sứ mệnh - Viễn cảnh 1. Sứ mệnh: Vào năm 2000, Kuoni tuyên bố sứ mệnh: “We are committed to creating best value for people: our customers, employees, shareholders and business partners. We strive to be successful in our core business activities: Leisure Travel, Business Travel and Incoming. We motivate our staff by encouraging entrepreneurship and innovation at all levels. We think and act internationally. We strive to enhance shareholder value. We support environmentally friendly solutions. Kuoni stands for reliability, best value for money, quality and fairness in business.” Từ sứ mệnh của Kuoni cho thấy: Hoạt động kinh doanh cốt lõi: tập trung vào 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Leisure Travel (Du lịch giải trí), Business Travel ( Du lịch công vụ) và Incoming ( Cung cấp các dịch vụ tại điểm đến). Giá trị: sự tin cậy, giá trị tốt nhất cho đồng tiền, chất lượng, công bằng. Các giá trị cam kết: Kuoni cam kết tạo giá trị tốt nhất cho mọi người: khách hàng, nhân viên, cổ đông và các đối tác kinh doanh. 2. Viễn cảnh: Nguyên bản: ( Trích Báo cáo thường niên năm 2006). “The Kuoni Vision is centred on three prime notions: - Kuoni is the world's best and most successful travel company. - Our people make the difference, delivering exceptional service with passion each and every time. - We apply the leading combination of knowledge and technology.” Dịch là: “ Viễn cảnh của Kuoni tập trung vào ba khái niệm chính: − Kuoni là công ty du lịch tốt nhất và thành công nhất thế giới. − Chúng tôi tạo ra sự khác biệt, cung cấp các dịch vụ đặc biệt với niềm đam mê mọi lúc mọi nơi. − Chúng tôi vận dụng sự kết hợp giữa kiến thức và công nghệ hàng đầu KẾT LUẬN: Với một tuyên bố sứ mệnh và viễn cảnh rõ ràng như trên, có thể nhận ra rằng việc kinh doanh của Kuoni không chỉ đơn thuần là vì mục đích lợi nhuận mà còn mong muốn đêm đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, với khả năng tư vấn của mình giúp con người trải nghiệm những khoảnh khắc hoàn hảo PHẦN 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Giới hạn nghiên cứu: - Lĩnh vực kinh doanh: ngành kinh doanh lữ hành. - Thời gian: từ năm 2000 – 2010. - Không gian: Thụy Sĩ. 1) Môi trường vĩ mô a. Môi trường toàn cầu Trong giai đoạn 2000-2010 môi trường toàn cầu có 5 khuynh hường chính ảnh hưởng đến ngành:  Bất ổn chính trị: Tình hình chính trị trên toàn thế giới diễn biến phức tạp. Điển hình là các cuộc khủng bố tại Mỹ vào năm 2000, tại Thổ Nhĩ Kì năm 2006, bất ổn chính trị ở Kenya và thảm họa sóng thần ở châu Á và Ấn Độ Dương.  Xu hướng tiêu dùng của khách du lịch thay đổi: Các thị trường mới nổi phát triển nhanh chóng như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc,… buộc ngành công nghiệp Du lịch tập trung sự chú ý hơn nữa về tiếp thị và phát triển sản phẩm tại các thị trường mới, đặc biệt là châu Á. Ở các nước phương Tây, độ tuổi trung bình của người dân ngày càng tăng cùng với sự nhận thức cao về môi trường dẫn đến tập trung nhiều hơn của người tiêu dùng về tính xác thực trong các điểm đến, sản phẩm và trải nghiệm du lịch.  Kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng trở lại: Nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau thời gian khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế => nhu cầu đi du lịch của người dân tăng.  Sự phát triển của công nghệ: Sự nổi lên của mạng internet và truyền thông di động đã đóng to lớn trong ngành du lịch. Khách hàng dễ tiếp cận với các sản phẩm và …  Biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng dịch bệnh: Sự nóng lên của trái đất được đi kèm với một sự suy giảm nhanh chóng băng ở biển Bắc cực, thúc đẩy sự tan chảy của lớp băng Nam Cực và từ sông băng của thế giới. Từ năm 2001 đến 2010, đã có 511 sự kiện liên quan cơn bão nhiệt đới làm gần 170.000 người bị giết hại, hơn 250 triệu người bị ảnh hưởng. Dịch cúm gia cầm và SARS bùng phát tại châu Á, vius gây bệnh than ở Mỹ cũng làm lượng khách du lịch giảm đi đáng kể. b. Môi trường kinh tế: Nhìn chung nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi. Giá trị đồng franc Thụy Sĩ đã tăng đáng kể so với các đồng tiền quan trọng như: đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh, đồng Yên Nhật, đồng Euro. c. Môi trường nhân khẩu học: Người dân Thụy Sĩ thích các kỳ nghỉ dài ngày ở nước ngoài hơn so với việc đi du lịch ngắn ngày ở trong nước. d. Môi trường chính trị- pháp luật: Thụy Sĩ đã ký kết thỏa thuận song phương với Liên minh châu Âu nhằm nới lòng các giới hạn và xuất nhập cảnh. Ngoài ra còn quy định chặt chẽ việc thực hiện chính sách môi trường. 2) Môi trường ngành: a. Định nghĩa ngành và mô tả ngành: Định nghĩa ngành: Ngành kinh doanh lữ hành là ngành bao gồm một nhóm các doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuân. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Mô tả ngành: Ngành kinh doanh lữ hành là ngành tập trung, ngành đang trong giai đoạn tái cấu trúc với sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch trong ngành. b. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh: LỰC LƯỢNG ĐE DỌA Đối thủ cạnh tranh trong ngành Cao Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Thấp Năng lực thương lượng của người mua Cao Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Thấp Sản phẩm thay thế Thấp Kết luận: ngành kinh doanh lữ hành là ngành khá hấp dẫn. c. Nhóm chiến lược: Sử dụng 2 tiêu thức để phân biệt nhóm chiến lược là tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm và mạng lưới phân phối. Chia thành 3 nhóm chiến lược: nhóm kinh doanh đại lí lữ hành, nhóm kinh doanh chương trình du lịch và nhóm kinh doanh tổng hợp. d. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành: Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành gồm: Công nghệ thông tin: giúp giảm chi phí xử lý thông tin, tăng tốc độ chuyển giao thông tin và phục hồi và tăng cường sự tham gia của khách hàng trong việc kiểm soát các giao dịch. Sự hiện diện của Internet và thương mại điện tử tạo ra hệ thống phân phối mới trong ngành du lịch. Đa dạng trong hành vi đi du lịch: là yếu tố tạo ra sức ép cạnh tranh buộc các công ty thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng chất lượng, cung cấp các chương trình du lịch đa dạng cho khách hàng. e. Các nhân tố then chốt thành công trong ngành: Các nhân tố then chốt thành công trong ngành là: Sự đổi mới: là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp lữ hành tạo được lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách tăng giá trị thông qua cải thiện chất lượng hoặc giảm chi phí. Nắm bắt hành vi tiêu dùng của khách: nền tảng cho tất cả các hoạt động tiếp thị được thực hiện nhằm phát triển, quảng bá và bán các sản phẩm du lịch. Quan hệ với nhà cung cấp: các nhà cung cấp bảo đảm cung ứng những yếu tố đầu vào cho các nhà kinh doanh lữ hành liên kết các dịch vụ mang tính trọn vẹn và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Nếu không có được mối quan hệ mật thiết giữa các nhà cung cấp thì doanh nghiệp lữ hành không thể tổ chức được các chuyến du lịch. KẾT LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Từ những phân tích về khuynh hướng thay đổi chính trong các môi trường, nhóm rút ra nhưng cơ hội và đe dọa cho ngành kinh doanh lữ hành như sau:  Cơ hội: - Áp dụng công nghệ trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. - Nhu cầu đi du lịch dài ngày ở nước ngoài của người dân Thụy Sĩ tăng lên. - Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tốt. - Hạn chế đối thủ mới nhập ngành. - Nhu cầu du lịch của khách du lịch thế giới tăng lên.  Đe dọa: - Khó khăn trong việc tạo ra các sản phẩm khác biệt đáp ứng với sự thay đổi trong nhu cầu của khách du lịch. - Khó khăn trong việc quản lý các vấn đề chính trị. - Phát triển du lịch bền vững. PHẦN 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG I. Chiến lược cấp công ty Chiến lược tập trung vào lĩnh vực kinh doanh côt lõi: Tuyên bố sứ mệnh năm 2000 của Kuoni đã xác định là công ty sẽ tập trung vào 2 lĩnh vực kinh doanh chính đó là: Du lịch giải trí ( Leisure Travel) và Destination Manangement (Quản lý điểm đến). Trong đó, Leisure Travel là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, chiếm hơn 80% doanh thu. Chiến lược này giúp công ty thiết lập được một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận dài hạn trong tương lai. Để theo đuổi chiến lược Kuoni thực hiện việc cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở bành trướng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Kuoni thực hiện các hành động chiến lược: - Mua lại: Để thực hiện chiến lược tập trung, Kuoni duy trì một chính sách liên kết dọc ớ mức thấp, mua lại có chọn lọc nhằm giúp công ty mở rộng thêm danh mụ sản phẩm tập trung vào hai lĩnh vực kinh doanh chính. Các công ty được lựa chọn mua lại chủ yếu tập trung ở các thị trường Bắc Âu, Ấn Độ, Mỹ, Thụy Sĩ và UK. - Liên doanh và đầu tư xây dựng mới: bằng cách thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Swiss International Airlines, giúp Kuoni hạn chế rủi ro ảnh hưởng từ hàng không, đồng thời được hưởng lợi từ các dịch vụ chuyến bay và được quảng bá trên trang web của công ty này(2008). Đầu tư xây dựng mới công ty con VFS Global tại Ấn Độ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp visa cho khách du lịch và khách hàng Chính Phủ giúp đa dạng hóa sản phẩm tạo thuận tiện cho khách hàng khi đi du lịch. II. Chiến lược toàn cầu a. Sự hiện diện toàn cầu Đến năm 2010, Kuoni và các thương hiệu của nó hoạt động trên tất cả các châu lục và hơn 45 quốc gia, từ Bắc Mỹ đến châu Âu, châu Phi, châu Á và Úc. Hai thị trường đóng góp doanh thu lớn nhất của Kuoni là Thụy Sĩ và Scandinavia với tỉ trọng doanh thu trên 50%. Trong khi các thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu trong giai đoạn này có tỷ trọng doanh thu suy giảm thì Châu Á tuy là thị trường có tỉ trọng doanh thu ít nhất trong 5 khu vực nhưng tỉ trọng của nó lại có xu hướng tăng, đặc biệt là những năm về sau ( từ 6,3% năm 2003 tăng 11,28% năm 2010). Trong giai đoạn 2000-2010, Kuoni tập trung vào 2 thị trường chính là Scandinavia và châu Á. b. Cơ hội và thách thức • Cơ hội Nhận thấy Thụy Sĩ là một thị trường quá nhỏ bé để Kuoni phát triển những hoạt động của mình, do đó công ty đã đẩy mạnh dịch chuyển kinh doanh ra thị trường nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, mang lại nhiều cơ hội phát triển mới: - Gia tăng thu nhập, có cơ hội lớn trong việc khai thác nguồn khách du lịch. - Cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua đó mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới đại lý gửi khách và nhận khách của công ty nước ngoài. - Dịch chuyển sức mạnh của Tập đoàn – kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp trong việc điều hành tour, thiết kế và xây dựng các chương trình du lịch cũng như danh mục sản phẩm đa dạng. - Gia tăng sự hiện diện, mang hình ảnh và sản phẩm của Kuoni đến với nhiều khách hàng hơn trên toàn thế giới. • Thách thức - Sức ép giảm thiểu chi phí: Thách thức của Kuoni khi mở rộng hoạt động của mình trong các thị trương này là quan hệ tốt với nhà cung ứng địa phương để có được sản phẩm với mức chi phí thấp và giá cả cạnh tranh. - Sức ép địa phương cao: Việc tìm hiểu nắm bắt nhu cầu khách hàng để tạo ra các chương trình du lịch và dịch vụ đáp ứng với nhu cầu cũng như sự phù hợp văn hóa là một nhân tố quan trọng giúp Kuoni đứng vững ở thị trường nước ngoài. Ngoài ra, những chính sách của chính phủ nước sở tại cũng gây ra khó khăn cho công ty khi thâm nhập thị trường, đặc biệt là Trung quốc. c. Cách thức thâm nhập thị trường Kuoni lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho mỗi thị trường và thâm nhập thị trường bằng các cách thức thiết lập công ty con sở hữu toàn bộ thông qua mua lại và liên doanh với một công ty tại nước chủ nhà. - Thị trường Scandinavia: + Năm 2000-2001, mua lại tập Apollo Resor AB ở Stockholm, thương hiệu du lịch lớn ở Châu Âu. Việc mua lại Apollo giúp Kuoni trở thành tổ chức du lịch lớn thứ ba ở Thụy Điển. + Năm 2005, mua lại Reisetorget-chuyên gia bán hàng trực tuyến tại Scandinavia đã tăng cường vị thế của Kuoni trong việc bán sản phẩm du lịch trực tuyến tại thị trường này. + Năm 2006, mua lại Avontuur, chuyên gia trong việc cung cấp các kì nghỉ phiêu lưu ở Hà Lan. VIệc mua lại này giúp cho Kuoni có được vị trí mạnh mẽ trong phân khúc bán hàng trực tiếp, tăng cường hoạt động quản lý điểm đến của mình. - Thị trường Châu Á: Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cùng với xu hướng đi du lịch ngày càng phát triển, người dân Châu Á, giai đoạn này, dành nhiều quĩ thời gian cung như kinh phí cho việc đi du lịch nước ngoài. Để thâm nhậm sâu hơn nữa vào thị trường này, Kuoni thực hiện mua lại hàng loạt các công ty như: + Sita Travel(2000) và giành được cương vị lãnh đạo trên thị trường Ấn Độ, công ty kinh doanh du lịch nghỉ mát hàng đâu với các dịch vụ mới. + Công ty quản lý điểm đến hàng đầu Đông Nam Á- Trails Holding LTD(2006), Desert Adventures Tourism (DAT) ở Dubai. DAT là một trong những công ty quản lý điểm đến quan trọng nhất và nổi tiếng nhất hoạt động trong vương quốc Ả Rập thống nhất và Oman.Mua ATM tại Melbourne(2008)- công ty chiếm một vị trí vững chắc trong thị trường nguồn của Ấn Độ và Viễn Đông. + Năm 2010, năm giữ 30% cổ phần , Kuoni trở thành cổ đông lớn trong Et-Trung Quốc và tiếp tục tham gia vào sự phát triển quan trọng ở thị trường Trung Quốc. Đầu tư này đánh dấu sự khởi đầu của một hợp tác lâu dài cho Kuoni ở Trung Quốc, một thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng rất hấp dẫn. III. Chiến lược chức năng 1. Sản xuất: Sản phẩm cao cấp của Kuoni được thiết kế, biên soạn riêng trong phạm vi giá cả, khách hàng đẳng cấp, các dịch vụ cao cấp với sự chú ý đặc biệt đến từng khách hàng cá nhân. Kuoni còn thành lập là Production & Procurement (P&P) để thực hiện tất cả các hoạt động mua sắm và sản xuất cho các thị trường. 2. Nguồn nhân lực: Mục tiêu chính của Kuoni là tận dụng tối đa tiềm năng của nhân viên, giữ lại kỹ năng và kinh nghiệm của họ về lâu dài. Kuoni xây dựng một nhóm mô hình thẩm quyền để đảm bảo rằng tất cả nhân viên được cung cấp môi trường làm việc thuận lợi và có cơ hội phát triển trong môi trường văn hóa làm việc mở. Các hệ thống quản lý bồi thường, hệ thống IPD, quy trình quản lý kế thừa cùng với các chính sách đào tạo và phát triển cho toàn tập đoàn cũng đươc Kuoni chú trọng xây dựng và hoạt động có hiệu quả. 3. Marketing & Sales: • Sản phẩm: cung cấp các dịch vụ tư vấn khách hàng, các tour du lịch cao cấp, các sản phẩm du lịch Mice. • Phân phối: Thông qua các kênh phân phối khác nhau: các văn phòng bán lẻ, các trung tâm cuộc gọi, Internet và các ứng dụng của điện thoại thông minh. Chiến lược phân phối của Kuoni nói rõ nó có ý định tận dụng tối ưu tất cả các khả năng của Internet cung cấp như là một công cụ thông tin liên lạc , và do đó sắp xếp các sản phẩm tư vấn chuyên sâu của Tập đoàn chặt chẽ hơn nữa với nhu cầu của khách hàng cụ thể. • Truyền thông: các hoạt động quảng cáo của KUONI đều thông qua truyền thông điện tử, quảng cáo trên web, ấn phẩm, các trang mạng xã hội…Kuoni sử dụng hệ thống xuất bản ấn phẩm CMP, áp dụng hệ thống CMS cho việc thiết kế nội dung của tất cả các trang web nhằm tối ưu hiệu quả truyền thông. • Giá: Ở hầu hết các thị trường du lịch giải trí, kuoni có vị trí trong phân khúc giá trung và cao với thương hiệu kuoni. • R&D: KUONI tập trung nghiên cứu về các thị trường du lịch, các điểm đến cũng như hành vi tiêu dùng của khách du lịch (các nhu cầu, mong muốn của khách) để có cơ sở trong việc thiết kế cũng như xây dựng cách thức xúc tiến việc bán sản phẩm.  Kuoni theo đuổi tham vọng đạt hiệu quả về đáp ứng khách hàng vượt trội. [...]... của công ty có được từ việc đi vay, tỷ lệ này có xu hương tăng lên, điều này chứng tỏ công ty có khả năng vay nợ cao Tỷ số VCSH/Tổng nguồn vốn của công ty duy trì ở mức tương đối ổn định chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ về tài chính • • • - - Nguồn vật chất: công ty hiện có khoảng 70 công ty con và hơn 300 văn phòng đai diện hoạt động ở hơn 45 quốc gia b Nguồn lực vô hình: • Nguồn nhân sự: Kuoni. .. cấp các dịch vụ du lịch cho công ty tại các điểm đến bằng viêc cam kết thực hiện các điều khoản trong Bộ Quy tăc ứng xử Hợp tác bên vững và hỗ trợ tốt, tạo nền tảng để các công ty trao đổi kinh nghiệm với nhau 2 Các khả năng tiềm tàng: • Khả năng quản trị tổ chức: Đối với một công ty toàn cầu, việc quản lý thành công các công ty nằm ở thị trường nước ngoài đòi hỏi một văn hóa quản lý quốc tế cộng với... tuyến chức năng của Kuoni là một cơ cấu thấp, việc tối thiểu hóa số cấp quyền hành giúp công ty thực hiện tốt chiến lược của nó 3 cấp chính là: CEO, các bộ phận chức năng và các cấp đơn vị kinh doanh (khu vực miền Bắc, khu vực miền Nam, đơn vị P&P thực hiện hoạt động mua sắm và sản xuất cho cả tập đoàn và bộ phận Điểm đến) Thông qua cấu trúc tổ chức mới của công ty, ý đồ chiến lược công ty muốn thực hiện... viên mà công ty đang tích cực xây dựng Nhân viên Kuoni đến từ các quốc gia khác nhau, sỡ hữu những kỹ năng tuyêt vời và có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà họ làm việc Tại Kuoni mỗi nhân viên giữ một niềm đam mê đặc biệt với du lịch Nguồn sáng kiến: Công ty sỡ hữu các sáng kiến tuyệt với trong việc áp dụng công nghệ và các sáng kiến mới trong việc đáp ứng khách hàng vượt trội của công ty Các sáng... những phân tích về chiến lược chức năng ở trên cho thấy Kuoni đã tập trung tất cả các nguồn lực để đạt được khối đáp ứng khách hàng vượt trội Công ty lưu giữ một bộ dữ liệu từ việc điều tra hơn 15.000 khách du lịch từ các quốc gia khác nhau Đây là một lợi thế vô giá cho công ty trong nỗ lực cố gắng đạt được sự hiểu biết về nhu cầu khách du lịch thế kỉ 21 và hình thành thế giới du lịch trong tương lai Phân. .. nhận rằng triết lý quản lý phân quyền, Kuoni được đánh giá cao về điều này Tại Kuoni, quản trị doanh nghiệp không chỉ là các cấu trúc tổ chức, các thành phần cơ cấu của cơ quan điều hành mà còn định nghĩa về nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên Công ty hiểu nó như là một triết lý để hoạt động mỗi ngày • Khả năng kiểm soát: Tại Kuoni, cán bộ cấp cao được đào tạo về năng lực quản lý dựa trên hiệu... thuy nhiên cơ cấu chi phí của Kuoni vẫn được ổn định Duy nhất năm 2003, cấu trúc chi phí có một số thay đổi với sự gia tăng trong chi phí nhân viên, chi phí hoạt động khác và sự giảm đi của chi phí trực tiếp 2.3 Phân tích dòng tiền ĐVT: 1000CHF Dòng tiền thuần cuối kỳ của công ty luôn luôn dương và so sánh với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì có thể thấy công ty trong giai đoạn này là hoạt... KẾT LUẬN: Với một văn hóa quản lý quốc tế hiệu quả và khả năng tư vấn khách hàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, Kuoni đã khẳng định được lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường và đang dần đạt được viễn cảnh mà công ty đã đề ra: Kuoni là công ty du lịch tốt nhất và thành công nhất trên thế giới” ... những năm hoạt động kém hiệu quả 2.2 Phân tích cơ cấu a Cấu trúc tài sản Về cấu trúc tài sản, từ năm 2000-2002, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với tài sản ngắn hạn Tuy nhiên từ năm 2003 trở về sau, công ty duy trì tài sản ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản dài hạn Sự tăng lên về quy mô lẫn cơ cấu tài sản ngắn hạn những năm về sau là do công ty thực hiện chiến lược “ tài sản ánh sáng”, duy trì... tiếp thị và phân phối PHẦN IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG I Bản chất lợi thế cạnh tranh: 1 Điều kiện cần KHẢ NĂNG SINH LỢI Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận hoạt động biên Lợi nhuận ròng biên 19.13% 1.45% SO SÁNH > > 0.62% > KUONI NGÀNH 16.42% -4.42% 0.5% Qua bảng trên ta thấy khả lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận ròng biên của công ty cao hơn so với trung bình ngành, điều này chứng tỏ công ty đang nắm . TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KUONI I. Lịch sử quản trị chiến lược công ty Kuoni là một trong những công ty cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu thế giới, được thành lập bởi Alfred Kuoni vào năm 1906. Từ. hóa quản lý quốc tế của Kuoni. II. Sứ mệnh - Viễn cảnh 1. Sứ mệnh: Vào năm 2000, Kuoni tuyên bố sứ mệnh: “We are committed to creating best value for people: our customers, employees, shareholders. thông. • Giá: Ở hầu hết các thị trường du lịch giải trí, kuoni có vị trí trong phân khúc giá trung và cao với thương hiệu kuoni. • R&D: KUONI tập trung nghiên cứu về các thị trường du lịch,

Ngày đăng: 28/11/2014, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan