1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp

31 9,2K 88

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

1.Khái niệm môi trường quan hệ lao động1.1 Khái niệm quan hệ lao động Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc tổchức đại diện cho họ trong doanh nghiệp xảy ra tron

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ ( hoặc tổchức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp xảy ra trong quá trình hai bên hợp táclàm việc để đạt được lợi ích cá nhân NSDLĐ, NLĐ và mục tiêu chung củadoanh nghiệp Quan hệ lao động chịu chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý củaNhà nước Trong quá trình hai bên hợp tác có thể xảy ra rất nhiều vấn đề trongquan hệ với nhau, mà mỗi một sự việc xảy ra đều xuất phát từ nguyên nhân nào

đó Đó có thể là nguyên nhân khách quan bên ngoài hay chủ quan, duy ý bêntrong Việc nghiên cứu môi trường quan hệ lao động sẽ giúp các bên tham giatương tác sẽ hiểu rõ nhau hơn và tránh những vấn đề phát sinh đáng tiếc trongkhi những vấn đè đó hoàn toàn có thể tránh được Quan hệ lao động doanhnghiệp lành mạnh và bền vững là mục tiêu mà doanh nghệp cần phải hướng tới.Theo một vài nghiên cứu của tổ chức ILO, một hệ thống mà trong đó mối quan

hệ giữa NSDLĐ và NLĐ có khuynh hướng hài hòa, hợp tác hơn là xung khắc

và tạo ra một môi trường lao động sản xuất có hiệu quả kinh tế, có động lực, cónăng suất đồng thời phát triển, cải thiện được cho lao động, từ đó tạo ra sự trungthành của họ và sự tin tưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp Vậy nên việc nghiêncứu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động là vô cùng quan trọng và cấpthiết

Trang 2

1.Khái niệm môi trường quan hệ lao động

1.1 Khái niệm quan hệ lao động

Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc tổchức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp xảy ra trong quá trình hai bên hợp táclàm việc để đạt được lợi ích các nhân NSDLĐ, NLĐ và mục tiêu chung củadoanh nghiệp quan hệ đó chịu sự điiều chỉnh về mặt pháp lý của nhà nước

1.2 Khái niệm môi trường quan hệ lao động.

Môi trường quan hệ lao động là toàn bộ lực lượng hay thể chế tác động

và ảnh hưởng đến quan hệ lao động

Môi trường quan hệ lao động bao gồm môi trường vi mô và môi trường

vĩ mô

2 Phân tích môi trường quan hệ lao động

2.1 Môi trường vĩ mô của quan hệ lao động

2.1.1 Pháp luật

2.1.1.1 Khái niệm:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan

hệ xã hội do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và đượcthực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước

Xây dựng và ban hành những chính sách pháp luật về quan hệ lao động

là nhiệm vụ quan trọng ở cấp quốc gia, có ảnh hưởng quyết định đến quan hệlao động ở các cấp Luật pháp, chính sách của nhà nước càng đảm bảo tính đồng

bộ, nhất quán và minh bạch thì càng tạo ra động lực để thúc đẩy quan hệ laođộng giữa các bên trong quan hệ lao động lành mạnh

Pháp luật có 3 chức năng chính :

 Hỗ trợ các bên kí kết thoả ước, triển khai và tuân thủ thoả ước

Trang 3

 Điều chỉnh qua việc đưa ra các quy định về phạm vi và điều kiệnlao động để bổ sung vào thoả thuận mà các bên đã xây dựng Phần lớncác vấn đề của điều kiện lao động do thoả ước quy định, luật chỉ điềuchỉnh phần nhỏ.

 Hạn chế thông qua việc quy định các hoạt động được phép thựchiện, các hoạt động bị cấm trong quá trình xảy ra xung đột để bảo vệ cácbên khỏi sự xâm hại của nhau, hoặc để bảo vệ lợi ích xã hội khỏi sự xâmhại của các bên

 Luật quan hệ lao động đưa ra khung pháp lý cho hoạt động của người laođộng, người sử dụng lao động và các tổ chức của họ như xác định quyền thươnglượng và thoả ước, quyền tự do hiệp hội và thành lập tổ chức đại diện, quy trình

tự thủ tục và quyền, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thiết lập thoả ước.2.1.1.2 Tác động đến quan hệ lao động theo hai hướng:

 Tích cực:

Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý giúp bảo vệ lợi ích của người lao động

và người sử dụng lao động Lúc này các bên tham gia trong quan hệ lao độnghiểu rõ được những việc được phép làm và những việc cấm làm để biết đượcnghĩa vụ và quyền lợi của mình, tránh xảy ra trường hợp ép bức, bóc lột haynhững hành động làm ảnh hưởng đến lợi ích của đối phương

Giải quyết các tranh chấp của các bên khi có tranh chấp xảy ra Khi cótranh chấp xảy ra pháp luật sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp mộtcách có hiệu quả và phù hợp nhất

Với những quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ, ít khe hở, mức độ lànhmạnh của quan hệ lao động thường cao hơn do các bên trong quan hệ lao động

ít có cơ hội “lách luật”

 Tiêu cực

Trang 4

Nếu luật pháp quốc gia có những quy định thiếu hợp lý, mâu thuẫn giữa cácbên tham gia quan hệ lao động vì thế mà sẽ phát sinh, làm giảm đi tính lànhmạnh của quan hệ lao động Hoặc nếu quy định của pháp luật lao động về cácvấn đề thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, trình tự giải quyết tranhchấp… thiếu tính chặt chẽ và hợp lý, các mâu thuẫn giữa chủ- thợ rất có thể sẽphát sinh Làm giảm tính đồng thuận của quan hệ lao động.

2.1.1.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam: Hệ thống pháp luật về quan hệ lao động của Việt Nam về

cơ bản được ban hành, nhưng còn nhiều bất cập so với thực tế Việc thành lập tổchức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài còn nhiều hạn chế Tình trạng vi phạm pháp luật lao động cònxảy ra khá nhiều ở các doanh nghiệp Một số doanh nghiệp còn lợi dụng những

sơ hở của pháp luật để bóc lột sức lao động của người lao động để đạt được lợinhuận của mình

Bộ luật lao động cũng như các quy định chưa bắt kịp cuộc sống Ví dụnhư quy định về lương tối thiểu của công nhân ( 2012) vùng I là 2.350.000đồng/ tháng ,vùng II là 2.100.000 đồng/ tháng rõ ràng không phù hợp với tìnhhình lạm phát như hiên nay Cho dù mức lương tối thiểu đã tăng lên so vớinhững năm trước thì người lao động vẫn phải sống khó khăn Những quy định

về lương tối thiểu này lại là cái cớ để các doanh nghiệp trả lương cho công nhânthấp mà không phạm luật

2.1.2 Văn hóa, xã hội

2.1.2.1 Khái niệm

Văn hóa là mô hình sống của cộng đồng người, nó được biểu hiện thông quacác yếu tố như: phong tục, tập quán , lễ hội, truyền thống, tín ngưỡng, ngônngữ, chuẩn mực đạo đức,… những yếu tố này ảnh hưởng chi phối tới các chủ

Trang 5

thể tham gia quan hệ lao động mà ảnh hưởng sâu sắc nhất là ảnh hưởng tới cáchứng xử với các đối tác, thói quen làm việc nghỉ ngơi….

Điều kiện xã hội với trọng tâm là vấn đề dân số, việc làm là những yếu tốtác động trực tiếp tới sự phát triển của thị trường lao động buộc các chủ thểtham gia quan hệ lao động phải có những chuyển biến từ tư duy, nhận thức đếnhành động và ứng xử với đối tác trong điều kiện quốc gia mình

2.1.2.2 Tác động tới quan hệ lao động

 Tích cực

Mỗi một nơi có một nền văn hóa khác nhau Những phong tục, lễ hội,truyền thống, tín ngưỡng, tông giáo…mỗi nơi một khác và nó tạo ra những ảnhhưởng khác nhau Ví dụ cư dân Âu – Mỹ họ ít coi trọng quan hệ láng giềng nhưngười châu Á Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộchứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh Còn cư dân châu Á thìcoi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau Vậy nên trong công việc, họ

có những tác phong, phong cách khác nhau Cư dân Âu – Mỹ họ luôn tỏ rõ bảnlĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua côngviệc của họ Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặtlấy Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công

Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ Còn cư dân châu

Á thì Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm vàtrung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấptrên hay người chủ đề ra Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội vàhọc vấn Phần lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn được sắpđặt trong cuộc sống Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức về việc thựchiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường xã hội.Tuy không giống nhau nhưng mỗi nền văn hóa lại mang những đặc trưng riêng

Trang 6

với những nét tích cực riêng mang lại điều tốt đẹp trong cung cách ứng xử giữacác chủ thể trong quan hệ lao động

 Tiêu cực

Không phải tất cả các nền văn hóa đều là tích cực, nó cũng tồn tại nhiều hủtục lạc hậu, ảnh hưởng lớn tới lối suy nghĩ của một bộ phận con người làm họmang theo nhiều suy nghĩ tiêu cực và bảo thủ Sự đa dạng của ngôn ngữ trên thếgiới cũng gây ra rất nhiều rào cản trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin, cũng

là rào cản trong quan hệ lao động

Các điều kiện xã hội cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ lao động ví

dụ như tăng nhanh dân số hiện nay gây sức ép rất lớn đến vấn đề việc làm, thấtnghiệp vì thế mà gây ra sự căng thẳng trong quan hệ lao động…

2.1.2.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam

Người Việt Nam sống khiêm tốn và nhường nhịn Các tổ chức Việt Namcoi trọng tính ổn định, tránh xung đột Điều này xuất phát từ nhận thức “giữ thểdiện”, và xu hướng tránh xung đột trong các mối quan hệ

Cái lý cao nhất của văn hóa cộng đồng hay văn hóa làng là: “thương ngườinhư thể thương thân”, “tình làng nghĩa xóm”, là “người trong một nước phảithương nhau cùng” Do ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa truyền thống, vănhóa hành chính ở nước ta lấy tiêu chí đoàn kết, thống nhất, tinh thần đùm bọc,…trong tổ chức quan trọng hơn là sự ganh đua mạnh mẽ, để tạo ra hiệu quả caohơn Điều này làm cho đặc trưng văn hóa các tổ chức ở Việt Nam, ở khía cạnhnày mang “nữ tính” nhiều hơn Trong khi đó, văn hóa các nước Nhật Bản, Anh,Hoa Kỳ lại chú trọng nhiều tới tính hiệu quả và cạnh tranh, thể hiện rõ tính chấtmạnh mẽ, “nam tính” Góp phần làm đẩy quan hệ lao động lành mạnh hơn côngbằng hơn

Tuy nhiên, sự mềm dẻo, linh hoạt, thiên về cảm xúc trong ứng xử cũng nhưgiải quyết công việc hàng ngày có thể dẫn đến sự tuỳ tiện, thiếu nguyên tắc

Trang 7

trong thực thi công vụ Điều này được thể hiện trong cách giao tiếp thân mật đờithường cũng như cách xưng hô kiểu gia đình: chú – cháu, chú – bác,… khi làmviệc Việc coi trọng tình nghĩa, chú trọng thâm niên và tuổi tác cũng có thể dẫntới sự thiếu dứt khoát, thiếu công bằng trong xử lí công việc tạo dựng mối quan

hệ thân mật khiến quan hệ lao động lành mạnh phát huy tính tích cực trong côngviệc

2.1.3 Điều kiện kinh tế vĩ mô

2.1.3.1 Khái niệm

Điều kiện kinh tế vĩ mô được biểu hiện thông qua: tốc độ phát triển kinh

tế (GDP, GNP); tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; các chính sách kinh tế…tác độngtrực tiếp đến việc tạo môi trường kinh tế, tạo động lực hay lực cản cho cácthành phần kinh tế phát

Điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cả người sử dụng lao động vàngười lao động chính vì vậy mà nó cũng tác động đến quan hệ lao động theohai hướng đối lập

2.1.3.2 Tác động đến quan hệ lao động

 Tích cực

Nền kinh tế phát triển tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát huy tối

đa nguồn lực, mở rộng cơ hội kinh doanh, gia tăng số lượng việc làm trên thịtrường lao động Qua đó, tác động làm quan hệ lao động phát triển theo chiềusâu, lành mạnh hơn

 Tiêu cực

Trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam đã có không ít lần nền kinh tế pháttriển chậm thậm chí còn bị khủng hoảng hay chịu ảnh hưởng của khủng hoảngtoàn cầu Điều này không những tác động tiêu cực đến hoạt động của các thànhphần kinh tế, mà nó còn ngăn cản người lao động gia nhập thị trường việc

Trang 8

làm…Nói chung, các chủ thể của quan hệ lao động đều không đạt được mục têucủa mình Có thể thấy quan hệ lao động sẽ bị bó hẹp trong một nền kinh tế kémphát triển.

2.1.3.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam

Năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào

tình cảnh sản xuất đình trệ, hàng tồn kho lớn khiến, doanh nghiệp phải nghĩ mọicách để cắt giảm nhân công khiến cho hàng ngàn lao động bị mất việc làm, gây

áp lực lớn cho Bảo hiểm thất nghiệp Số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% sovới cùng kỳ, trong đó có 221.000 người đề nghị hưởng BHTN, tăng 48% so vớinăm 2011 Chính vì vậy mà nhiều người lao động cũng phải chấp nhận chịuthiệt để có thể có được việc làm trong thời buổi khó khăn

2.1.4 Thị trường lao động

2.1.4.1 Khái niệm

Thị trường lao động nơi những NLĐ và NSDLĐ ràng buộc với nhau bởiquan hệ làm thuê Thị trường lao động hoạt động hoạt động theo các quy luậtkhách quan của kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quyluật cung cầu,…Hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động là sức laođộng, đó là hàng hóa đặc biệt gắn liền không thể tách rời con người với tư cách

là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần Mặc dù vậy trên thịtrường này quan hệ cung cầu lao động không giống như quan hệ giữa ngườimua và người bán hàng hóa thông thường được chi phối duy nhất bởi giá cảhàng hóa mà là quan hệ thỏa thuận giữa các bên trong QHLĐ ( làm việc, nghỉngơi, tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động, điều kiện làm việc,…) Chính vìvậy, sự phát triển thị trường lao động ảnh hưởng không nhỏ đến QHLĐ trongdoanh nghiệp

2.1.4.2 Tác động tích cực của thị trường lao động

Trang 9

 Tích cực

Thị trường lao động phát triển đầy đủ là nền tảng đầy quan hệ cung cầu trênthị trường phát triển đúng quy luật

Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh

tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận đượcnhững thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình,cũng như nuôi sống gia đình mình Thị trường lao động dễ dàng chuyển đổingười lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn với họ, nơi mà thành quả laođộng của họ có năng suất hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn

Thông qua thị trường lao động các công ty, xí nghiệp được trang bị đồng

bộ sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi Chính thịtrường lao động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về ngành nghề nào đangcần, nơi nào đang dư thừa sức lao động, những người đang đi tìm kiếm việc làmcần phải trang bị và bồi bổ những chuyên môn nghiệp vụ gì, phải mở rộng kiếnthức và kỹ năng theo hướng nào để có thể nhận được việc làm theo mongmuốn Đó là sự tiếp cận không đơn giản đến gần sự cân đối cung và cầu sức laođộng Cụ thể là sự cân đối không phải là chung chung mà là theo nghề nghiệp

và chuyên môn Từ đó cho chúng ta thấy rằng, thị trường lao động là nguồnthông tin rất quan trọng và nó quan hệ chặt chẽ với tất cả các thị trường Thôngtin trên thị trường lao động đem lại cơ sở tư duy lớn cho cả người thuê lao độngcũng như người lao động để xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai của

họ Người lao động biết rất rõ rằng, giới chủ có đòi hỏi ngày càng cao với ngườilàm thuê trên thị trường lao động

Cạnh tranh giữa những người lao động sẽ thúc đẩy mở rộng vùng thợchuyên nghiệp làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp của họ.Trong thực tế gần hai mươi năm cải cách ở Việt Nam vừa qua cho chúng ta thấyrằng, người lao động có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng động, biết thích ứng

Trang 10

nhanh với bối cảnh mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc làm Mặt khác, sự cạnhtranh của các ông chủ trên thị trường lao động sẽ bắt buộc họ không chỉ duy trìmức lương đã đặt ra, mà còn tạo ra những môi trường làm việc thuận lợi, thểhiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn những nhu cầu cần thiết và đảm bảonhững quan hệ qua lại bình thường trong tập thể lao động giữa những người laođộng, cũng như giữa lãnh đạo và nhân viên Các doanh nghiệp không chỉ thoảthuận về mức lương và thời gian làm việc, mà còn cả chế độ nghỉ phép, bệnh tật

ốm đau và cả những bảo hiểm xã hội cùng với những ưu đãi khác

Tóm lại, thị trường lao động điều tiết dòng chuyển sức lao động đangđược hình thành trên thị trường đi theo 4 hướng cơ bản sau: Thứ nhất, chuyểnnhững người làm thuê bị mất việc vào hàng ngũ người thất nghiệp Thứ hai, sắpxếp những người thất nghiệp ở xí nghiệp hoặc các công sở và chuyển họ vào độingũ người lao động Thứ ba, bố trí về hưu hoặc giảm việc tìm kiếm công việc,

có nghĩa là chuyển họ từ dân số tích cực kinh tế vào dân số không tích cực kinh

tế Thứ tư, tìm kiếm và sắp xếp công việc cho những người mới thất nghiệp cáctrường đào tạo, cũng như những người trước đây không làm việc và chưa baogiờ tìm kiếm việc làm, có nghĩa là chuyển họ từ dân số không tích cực kinh tếvào dân số tích cực kinh tế

 Tiêu cực

Thị trường lao động là mảnh đất phát sinh sự tương tác về các vấn đề trongQHLĐ Thị trường lao động phát triển chưa hoàn thiện sẽ xuất hiện nhiều mâuthuẫn, tạo nên những biến cố khó lường trong QHLĐ trong doanh nghiệp

Bên cung và bên cầu sức lao động là 2 chủ thể của thị trường lao động, cóquan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại Sự chuyển hóa lẫn nhaucủa 2 chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường lao động: khi bêncung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hóa này thì bên mua ở vào địa

vị có lợi hơn trên thị trường lao động ( thị trường của bên mua) lúc đó QHLĐ

Trang 11

doanh nghiệp bên có sức mạnh hơn là NSDLĐ và đại diện của họ Ngược lại,nếu cầu về sức lao động trên thị trường lao động lớn hơn cung ( thị trường củabên bán) người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn công việc, giá

cả sức lao động có thể được nâng cao, lúc đó QHLĐ trong doanh nghiệp lại cólợi thế nghiêng về phía NLĐ và đại diện của họ

2.1.4.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam

Như chúng ta thấy, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cùng với việchình thành và phát triển thị trường lao động ở Việt Nam cũng đang diễn ra sựđòi hỏi ngày càng tăng của người lao động với trình độ đào tạo nghề nghiệp,chất lượng, cũng như thể lực của sức lao động Nhưng tình trạng đào tạo trànlan đã gây ra sự xáo trộn trên thị trường lao động Trên báo Lao động (số 55 rangày 14/3/2013) có viết:

Bài toán cung cầu-cầu sau mỗi đợt tốt nghiệp tại các trường đại học caođẳng lại khiến nhiều tân cử nhân vỡ mộng Sau khi ra trường họ lại tất bật đi “rải hồ sơ xin việc khắp nơi để tìm kiếm việc làm Tuy nhiên nhiều tân cử nhânnày đành phải đi xin làm công nhân, biến mình thành lao động phổ thông chỉ vìdoanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng các “ông-bà cử”

Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, thay vì phải tuyển dụng,đưa người lao động sang Nhật để đào tạo thì các doanh nghiệp này lại có xuhuớng đưa người bản xứ qua làm việc, nên cơ hội cho người lao động tại ĐồngNai làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản là rất ít Việc các cử nhân làm côngnhân cũng là biện pháp tạm thời để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống,tích lũy kinh nghiệm

Theo chị Nguyễn Mỹ Trinh cho biết : “ Công ty tuyển thợ mà có cả ứngviên là kĩ sư thì công ty sẽ ưu tiên cho thợ có tay nghề Mặc dù ưu điểm của cácứng viên có trình độ đại học, cao đẳng là có kiến thức căn bản tốt, đặc biệtnhững ngành nghề kỹ thuật tuy nhiên họ thích hợp làm cấp quản lý Điều đặc

Trang 12

biệt khiến các nhà tuyển dụng ngại tuyển kỹ sư vào làm thợ vì họ biết các kỹ sư

đó chỉ xem đây là công việc tạm thời, nếu có cơ hội những kỹ sư, cử nhân sẽnhảy việc ngay, công ty lại tốn công tuyển dụng đào tạo lại”

 Thị trường lao động bị xáo trộn, tỷ lệ lao động ở các cấp trình độ chưahợp lý khiến quan hệ lao động ngày càng phức tạp

2.1.5 Tổ chức hòa giải, thanh tra, trọng tài, tòa án lao động

2.1.5.1 Khái quát

Năng lực hoạt động của các tổ chức hòa giải, trọng tài, thanh tra và tòa ánlao động có tác động quan trọng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp lao độngtrong doanh nghiệp cũng như phòng ngừa các tranh chấp này

Ở một số quốc gia , tòa án được thiết lập riêng vì có nhiều vấn đề khôngchỉ được giải quyết bằng luật pháp Mặc dù vậy nhưng tòa án không phải nhân

tố chính làm thay đổi quan hệ lao động nhưng nó có tác động làm cải thiệnquan hệ lao động trong quá trình tranh chấp Không chỉ vậy, nhiều quyết địnhcủa tòa án lại có tác động trong việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn bản phápluật, qua đó có tác động đến quan hệ lao động của doanh nghiệp

Các tổ chức trên sẽ giúp theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định củahai bên, dựa trên cơ sở đó mà đưa ra các phán quyết để giải quyết các mâuthuẫn, tranh chấp lao động hình thành, vì vậy tổ chức hòa giải, thanh tra, trọngtài và tòa án lao động có mối quan hệ mật thiết đến quan hệ lao động hay nóicách khác chính là sự tác động tích cực hay tiêu cực đến quan hệ lao động trongdoanh nghiệp

2.1.5.2 Tác động đếnQuan hệ lao động

 Tích cực:

Trang 13

Nếu năng lực các tổ chức này tốt, hoạt động tích cực, công bằng, nghiêmminh, nhanh chóng, kịp thời, sẽ giúp phòng ngừa giải quyết tranh chấpnhanh chóng và công bằng, từ đó giúp xây dựng mối quan hệ lao động lànhmạnh hơn.

- Hòa giải giúp thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên, giải quyết mâuthuẫn, hạn chế tranh chấp lao động

- Thanh tra lao động nghiêm minh sẽ giúp ngăn ngừa các vi phạm phápluật, thúc đẩy sự lành mạnh của quan hệ lao động

- Trọng tài phân định khách quan, công bằng lỗi của các bên, đưa ra cácquyết định làm cho các tranh chấp nhanh chóng được giải quyết (chưaphải cuối cùng)

- Tòa án lao động giúp giải quyết tranh chấp, góp phần hạn chế các TCLĐquy mô lớn

 Tác động tiêu cực:

Ngược lại, nếu năng lực các tổ chức này không tốt, thanh tra khôngnghiêm minh, trọng tài không công bằng, khách quan, tòa án lao động làmviệc không hiệu quả sẽ dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp lao động giữa hai bên

từ quy mô nhỏ cho đến lớn Từ đó gây nên mơi quan hệ lao động không lànhmạnh, không tốt cho xã hội

2.1.5.3 Liên hệ thực tế:

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ gồm:

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao độngcấp huyện Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanhnghiệp có CĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diệnngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động

Trang 14

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh doChủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, gồm các thành viên là đại diện của các cơquan lao động, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động và một số nhà quản lý, luậtgia có uy tín ở địa phương; và do đại diện cơ quan quản lý nhà nước làm Chủtịch.

- Thanh tra

Hiện tại, cả nước có gần 450 thanh tra viên chịu trách nhiệm giám sát hơn400.000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực tài chính, tổchức, lao động, trẻ em, bình đẳng giới Không chỉ thiếu về số lượng, một hạnchế khác nữa là trình độ chuyên môn của thanh tra lao động không đồng đều,nhiều nơi còn quá yếu kém

- Toà án nhân dân

Hiện tại TAND tối ca, hệ thống TAND nước ta được thành lập theo địa giớihành chính (cấp huyện và cấp tỉnh), thực hiện chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm vàphúc thẩm) Việc giải quyết vụ án lao động theo thủ tục sơ thẩm được tiến hànhbởi các thẩm phán chuyên trách về lao động của TAND cấp huyện và TANDcấp tỉnh TAND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động sau đây khi

có yêu cầu ví dụ như:

+ Tranh chấp lao động cá nhân xày ra trên địa bàn quận, huyện…sau khihòa giải tại HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ không thành hoặc đã hết 3 ngày làmviệc từ kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà chủ tịch UBND cấp huyện không giảiquyết

+ TRanh chấp lao động cá nhân về kỹ thuật sa thải, về trường hợp bị đơnphương chấm dứt hợp đồng lao độn, về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm

Trang 15

dứt hợp đồng lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và NSDLĐ,tranh chấp về bảo hiểm xã hội…

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đãchuyển sang mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tếkhông những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh

tế, mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty,tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên củacông ty…

Từ năm 2003 đến nay, xuất hiện nhiều tranh chấp về tiền lương , tiềnthưởng, phân phối thu nhập, bồi thường thiệt hại Phần lớn các cuộc tranh chấpđược giải quyết ở tòa án đều xày ra ở các địa phương là địa bàn mà các ngànhcông nghiệp, dịch vụ phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,Cần Thơ, Hà Nội, Hải dương, Vĩnh Phúc Kết quả khảo sát tình hình tranh chấplao động của TAND tối cao và của các ngành liên quan cho thấy, tranh chấp laođộng xày ra trong thực tế là nhiều nhưng số vụ việc đưa đến tòa án là rất hạnchế Tình trạng này không phải vì việc hòa giải ở cơ sở là tốt mà ngược lại,chính thủ tục hòa giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án các bên tranh chấp Sốliệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các tranh chấp chưa đáp ứng yêu cầuthực tế Tỷ lệ các vụ án của tòa án cấp sơ thẩm phải sửa tương đối cao,một số

vụ án phải kéo dài, có vụ tới ba hoặc bốn năm do phải hủy để xét xử lại; quyền

và lợi ích hợp pháp của các bên không được khôi phục kịp thời Những hạn chế

đó đã gây tác động tiêu cực đến quan hệ lao động

2.2 Môi trường vi mô của quan hệ lao động

2.2.1 Năng lực của các chủ thể

2.2.1.1 Khái quát

Ngày đăng: 27/11/2014, 17:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w