1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

19 805 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tài sản cố định và cấu trúc vốn như nghiên cứu của Rajan và Zingales 1995, Shenoy và Koch 1996, Akintoye 2008 Một tỷ lệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

-MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG:

NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN

CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

1/Trương Thiết Hà 2/Phan Thị Vân Hà 3/Trần Hồng Hạnh 4/Bùi Nhật Hạnh 5/Trương Thúy Hằng

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



Trang 3

DANH SÁCH NHÓM TC04



1/Trương Thiết Hà

2/ Phan Thị Vân Hà

3/Trần Hồng Hạnh

4/Bùi Nhật Hạnh

5/Trương Thúy Hằng

Trang 4

MỤC LỤC



I GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

II.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 1

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

III.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

IV.MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 7

4.1 Giả thuyết nghiên cứu 7

4.2 Mô hình nghiên cứu 7

V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

5.1 Phương pháp 8

5.2 Chọn mẫu 8

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

PHỤ LỤC 11

Trang 5

I GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đại hội VI - Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã đề ra đường lối Đổi Mới toàn diện, trong đó, đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó, đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như xem xét các yếu tố tác động lên hiệu quả của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết

Nhân tố đầu tiên phải kể đến là cấu trúc vốn Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay không Việc tài trợ như thế nào là vấn đề quan trọng đối với cả nhà quản trị và người cung cấp vốn bởi vì cấu trúc vốn không hợp lý sẽ tác động đến giá trị doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một cấu trúc vốn mục tiêu mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách khác là chi phí tài chính là nhỏ nhất và do vậy cũng làm tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp, từ đó tác động lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Ngoài cấu trúc vốn còn rất nhiều các nhân tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp nhà nước, tài sản cố định, tỷ lệ vốn lưu động cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới xem xét đến vấn đề này

Nghiên cứu của Kinsman và Newman (1999), Abor (2005), Zeitun và Tian (2007), Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009), Bokpin (2010), San và Heng (2011), Abdul Ghafoor Khan (2011), đã chứng minh được tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Mối tương quan thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp cũng được làm rõ trong các nghiên cứu của Penrose (1959), Shepherd (1989), Shergill và Shakaria (1999), Zeitun và Tian (2007) Mặt khác, Singh & Whittington (1968), Banz (1981) cho rằng quy mô có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của công ty với lý do là những công ty càng lớn thì càng khó duy trì hiệu quả hoạt động tốt

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tài sản cố định và cấu trúc vốn như nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Shenoy và Koch (1996), Akintoye (2008)

Một tỷ lệ vốn lưu động cao giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động tốt hơn, điều đó được chứng minh trong nghiên cứu của Johnson (1982), Gup (1983) và Martin (1991)

Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được trình bày trong nghiên cứu “Cổ phần hóa và hoạt động doanh nghiệp : Thực trạng Việt Nam” (Equitization and Firm Performance: The Case of Vietnam - Truong Dong Loc & Nguyen Huu Dang & Nguyen Van Ngan, 2007) Nghiên cứu cho thấy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

đã góp phần gia tăng lợi nhuận, doanh thu thực cũng như thu nhập nhân viên

Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề trên Vì vậy, nghiên cứu này

sẽ tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 - 2011

II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

II.1 Câu hỏi nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng trả lời các câu hỏi sau:

(1) Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011 được đánh giá như thế nào?

(2) Những yếu tố nào tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói trên?

Trang 6

II.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết 3 mục tiêu:

(1) Xem xét hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011

(2) Nhận diện các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói trên (3) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố này

II.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của bài nghiên cứu: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007– 2011

III CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại nhấn mạnh đến việc tối đa hóa giá trị cổ đông Nguyên tắc này cung cấp cơ sở để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Giá trị của cổ đông được xác định như giá trị thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào một số nhân tố Bốn nhân tố quan trọng tác động đến giá trị thị trường của doanh nghiệp là lợi nhuận hiện tại, rủi ro, tăng trưởng và sự hiện diện của bong bóng thị trường (Fruhan, 1979; Branch & Gale, 1983) Tuy nhiên, cũng có những tranh luận cho rằng giá trị về mặt kế toán về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là những chỉ báo có giá trị của giá trị thị trường của doanh nghiệp (Brief &Lawson, 1992; Pasnell, 1996)

Theo Murphy (1996), khi đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên đo lường

cả về mặt tài chính và mặt tổ chức Về mặt tài chính, giá trị cốt lõi của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa tài sản, tối đa hóa giá trị của cổ đông (Chakravarthy, 1986) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng trong bán hàng, tốc độ tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu (Hoffer and Sandberg, 1987)

Theo Barbosa & Louri (2005), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được đo lường bởi các biến liên quan tới năng suất, lợi nhuận, sự tăng trưởng hay thậm chí là sự hài lòng của khách hàng và những đo lường này có mối liên quan với nhau Những đo lường tài chính là một công cụ để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Những công cụ này là lợi nhuận trên đầu tư (ROI), thu nhập khả dụng (RI), thu nhập trên vốn

cổ phần (EPS), tỷ suất cổ tức, chỉ số giá thu nhập, tăng trưởng doanh số, mức vốn hóa thị trường,…

Nhìn chung, về mặt tài chính, cách đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phổ biến nhất là sử dụng các tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA - Đo lường bằng tỷ số của lợi nhuận ròng so với tổng tài sản của doanh nghiệp), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE –

Đo lường bằng tỷ số của lợi nhuận ròng so với tổng vốn cổ phần của doanh nghiệp) và tỷ suất sinh lợi đầu tư (ROI) Bên cạnh đó, những cách đo lường khác cũng được sử dụng như tỷ số P/

E (Abdel Shahid, 2003), giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của chứng khoán (Morck, Shleifer, và Vishny, 1988, McConnel và Serveas, 1990), và chỉ số Tobin’s Q kết hợp giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường

Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Cấu trúc vốn là hỗn hợp nợ vay của một doanh nghiệp (bao gồm nợ dài hạn và ngắn hạn), vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi Cấu trúc vốn cho thấy cách thức một doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động và sự phát triển của mình bằng việc sử dụng những nguồn tài trợ khác nhau (Muhammad Mahmud, Gobind M Herani A.W Rajar và Wahidm Farooqi, 2009)

2

Trang 7

Cấu trúc vốn trong từng thời điểm ngụ ý cách mà một doanh nghiệp tài trợ cho những tài sản của nó thông qua sự kết hợp giữa vốn cổ phần, nợ vay và chứng khoán ngoại lai (hybrid securities) (Saad, 2010)

Tầm quan trọng của lý thuyết cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đề cập đến lần đầu tiên bởi Modigliani và Miller (MM) vào năm 1958 MM chứng minh rằng quyết định về cấu trúc vốn của một doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp đó trong môi trường không có thuế, không có bất cân xứng thông tin, không có chi phí phá sản, chi phí giao dịch và thị trường hoàn hảo với những kỳ vọng thuần nhất Dưới những giả định khắt khe này, cấu trúc vốn không có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong thực tế, các thị trường trên thế giới không hoạt động theo những giả định như vậy Những nghiên cứu tiếp theo của MM và nhiều nghiên cứu sau này cho rằng tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu nếu tấm chắn thuế tương đương với chi phí phá sản phát sinh từ việc sử dụng nợ Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó chi phí sử dụng vốn là nhỏ nhất tương ứng với giá trị lớn nhất của doanh nghiệp Vì vậy, những nhà quản trị nên nhận diện và duy trì cấu trúc vốn tối ưu đó Khi đó, chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa làm gia tăng giá trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Brigham và Gapenski (1996)) Những

lý do trên đã tạo tiền đề cho việc tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa các

lý thuyết về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Lý thuyết đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp rõ nét nhất là lý thuyết về chi phí đại diện được phát triển đầu tiên bởi Berle và Means (1932) Theo lý thuyết chi phí đại diện, ưu tiên hàng đầu của những nhà quản trị là quản lý doanh nghiệp theo hướng tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông, làm gia tăng lợi nhuận và dòng tiền (Elliot và Elliot, 2002) Tuy vậy, Jensen và Meckling (1976), Jensen và Ruback (1983) cho rằng các nhà quản trị không phải lúc nào cũng quản lý doanh nghiệp theo hướng tối đa hóa giá trị của các cổ đông Các nhà quản trị có thể thực hiện những dự án không mang lại lợi nhuận thậm chí là gây thua lỗ cho doanh nghiệp Các nhà quản trị có xu hướng sử dụng dòng tiền tự

do để thỏa mãn những mục đích cá nhân hơn là đầu tư vào những dự án sinh lời Theo Jensen (1986), nợ vay thường được sử dụng như một cách thức kiểm soát vì nó buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ mang tính hợp đồng của nó là chi trả lãi và vốn theo kỳ hạn, do đó sẽ giúp doanh nghiệp không lãng phí dòng tiền vào các đầu tư tồi Grossman và Hart (1982) chứng minh rằng việc sử dụng nợ tạo động lực cho các nhà quản trị làm việc hiệu quả hơn, ra những quyết định đầu tư tốt hơn vì nếu để xảy ra tình trạng phá sản, danh tiếng và lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng Những nghiên cứu này chỉ ra rằng các công ty có mức độ sử dụng nợ cao được kỳ vọng có chi phí đại diện thấp và do đó làm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Jensen (1986, 1988), Kochhar (1996), Aghion, Dewatripont và Rey (1999), Akintoye (2008))

Kinsman và Newman (1999) đã đưa ra những lý do cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các quyết định cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những lý do này là: thứ nhất, tỷ lệ nợ trong các doanh nghiệp có khuynh hướng tăng lên theo thời gian, điều này đòi hỏi một sự lý giải về tác động của mức nợ vay đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,

vì vậy các doanh nghiệp có thể thực hiện quyết định về cấu trúc vốn tối ưu trong những tình huống đặc biệt Thứ hai, mục đích của các nhà quản lý và nhà đầu tư là khác nhau, sự cạnh tranh quyền lực này có những tác động đặc biệt đến mức nợ, vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là điều cần thiết Cuối cùng, lý do quan trọng nhất để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là đánh giá mối quan hệ giữa mức nợ và tài sản của cổ đông, bởi vì tối đa hóa tài sản của cổ đông là mục tiêu chính của những nhà quản lý doanh nghiệp

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu định lượng đã được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 8

Nghiên cứu của Abor (2005) về sự tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana trong thời gian năm năm đã tìm thấy mối liên hệ giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA – Short term Debt to Asset) và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn sẽ sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ ngắn hạn là một nguồn tài trợ chủ yếu cho các công ty Ghana và chiếm tới 85% tổng nợ Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm thấy tương quan nghịch giữa nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA – Long term Debt to Asset) và ROE, tương quan thuận giữa tổng nợ trên tài sản (DA – Debt to Asset) và ROE Điều này chỉ ra rằng những công ty có lợi nhuận cao phụ thuộc vào nợ như một nguyên tắc lựa chọn nguồn tài chính của họ

Zeitun và Tian (2007) tìm thấy bằng chứng cho rằng cấu trúc vốn có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan cùng chiều giữa khủng hoảng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là hiệu quả hoạt động

và mức độ sử dụng nợ của các doanh nghiệp tăng trong giai đoạn khủng hoảng Nghiên cứu của Onaolapo, Adekunle A và Kajola, Sunday O về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nigieria, sử dụng mẫu dữ liệu của 30 công ty niêm yết ở Nigieria trong giai đoạn 2001-2007, cũng tìm được kết quả phù hợp với lý thuyết về chi phí đại diện khi có bằng chứng cho thấy cấu trúc vốn là yếu tố quan trọng tác động đến thành quả công ty được đo lường bằng ROA và ROE

Nghiên cứu của Ibrahim El-Sayed Ebaid (2009) dựa trên mẫu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 1997 – 2005 cũng cho thấy cấu trúc vốn (đặc biệt là tỷ lệ nợ dài hạn và tổng nợ) có tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đo lường bằng hiệu suất sử dụng tài sản (ROA) Mặt khác, cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ) không có tác động có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này khi đo lường bởi hiệu suất sử dụng tài sản (ROE) hoặc lợi nhuận biên (GM)

Tương tự, Bokpin (2010) đã tìm thấy sự khác biệt trong tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau khi nghiên cứu về quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana Kết quả nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp này sử dụng một tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn và thích sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của họ Nghiên cứu cũng tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí phá sản và cấu trúc vốn Sự tăng lên trong chi phí phá sản sẽ dẫn đến sự cắt giảm tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp Trong khi đó, nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa quy mô tài sản của những doanh nghiệp này và tỷ lệ nợ

San và Heng (2011) cũng nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Malaysia trước và trong suốt khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng này đã có những tác động xấu đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Malaysia Nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn Bursa Malaysia từ năm 2005 – 2008 Tất cả 49 doanh nghiệp xây dựng được chia thành những nhóm công ty lớn, vừa và nhỏ dựa trên vốn điều lệ Kết quả chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này và không có mối liên hệ giữa các biến được điều tra Đối với những doanh nghiệp lớn, lợi nhuận trên vốn cổ phần với giá trị thị trường của nợ và vốn cổ phần (ROC với DEMV) và thu nhập trên vốn cổ phần với nợ dài hạn trên nguồn vốn (EPS với LDC)

có tương quan thuận, trái lại thu nhập trên vốn cổ phần và tỷ lệ nợ trên vốn (EPS và DC có) tương quan nghịch Trong thời gian đầu sau khủng hoảng, nghiên cứu chỉ tìm thấy giữa tỷ lệ thu nhập từ hoạt động trên doanh thu thuần với tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường (OM với LDCE) có tương quan thuận trong những công ty vừa và thu nhập trên vốn cổ phần với tỷ

lệ nợ trên tổng vốn (EPS với DC) có tương quan nghịch trong những doanh nghiệp nhỏ

Abdul Ghafoor Khan (2011) nghiên cứu về mối quan hệ giữa những quyết định cấu trúc vốn với hiệu quả hoạt động của các công ty trong lĩnh vực công nghệ của Pakistan Mẫu dữ

4

Trang 9

liệu bao gồm các công ty trong lĩnh vực công nghệ được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi (Karachi Stock Exchange KSE) trong giai đoạn từ 2003 – 2009 Mẫu dữ liệu gồm 36 công ty trong 9 lĩnh vực công nghệ, đây là một ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có chu kỳ kinh tế rộng và quay vòng vốn lâu hơn so với các ngành công nghiệp khác Kết quả nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp ở Pakistan sử dụng mức đòn bẩy tài chính cao và 52% tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ ngắn hạn trong khi chỉ 9% được tài trợ bởi nợ dài hạn Nghiên cứu chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ so với tổng tài sản có một mối tương quan nghịch và có ý nghĩa so với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được chọn khi đo lường bởi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận biên (GM) và chỉ số Tobin’s Q Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính

và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) có mối quan hệ nghịch biến nhưng không có ý nghĩa Quy mô tài sản của công ty có một mối quan hệ không có ý nghĩa với hiệu quả hoạt động của công ty đo lường bằng ROA và

GM nhưng có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa tồn tại trong mối quan hệ với Tobin’Q

Quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp (Đo lường bằng logarith tự nhiên của tổng tài sản) được coi là một biến quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, độ lớn của quy mô có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về mặt tài chính Những doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô (Penrose, 1959) và có khả năng khuếch đại sức mạnh thị trường (Shepherd, 1989), do đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì những doanh nghiệp lớn có thể dễ dàng thu được những lợi ích từ thị trường vốn cũng như thị trường sản phẩm (Mathur & Kenyon, 1998)

Các nghiên cứu của Sharma và Kesner (1996), Mitchel (1994) cũng cho thấy một sự hỗ trợ mạnh mẽ cho tác động của quy mô đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Họ tranh luận rằng quy mô doanh nghiệp tạo ra một sự thuận lợi căn bản trong cạnh tranh, do

đó, những doanh nghiệp lớn thường có hiệu quả hoạt động cao hơn những doanh nghiệp cùng ngành có quy mô nhỏ Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn thường có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ để tồn tại trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Các doanh nghiệp với quy mô lớn thường có rủi ro phá sản thấp và chi phí phá sản thấp Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn có chi phí đại diện thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít bất cân xứng thông tin hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Những doanh nghiệp lớn có thể gia nhập thị trường vốn một cách dễ dàng và có thể tiếp cận những yếu tố đầu vào quan trọng quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố nhân sự và phi nhân sự (Hill, 1985) Điều này đặc biệt

có ý nghĩa đối với hiệu quả hoạt động của công ty trong những thị trường đang phát triển và chưa hoàn hảo như Việt Nam Rajan và Zingales (1995) đã tìm thấy mối tương quan thuận mạnh mẽ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Shergill và Shakaria (1999) cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa quy mô công ty

và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Ấn Độ Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm cho rằng những doanh nghiệp lớn hơn thường có sự đa dạng hóa cao, thuận lợi trong tiếp cận những tiến bộ khoa học công nghệ và dễ tiếp cận nguồn vốn có chi phí thấp

Nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007) chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì những công ty lớn thường có chi phí phá sản thấp hơn Nói cách khác, chi phí phá sản tăng khi quy mô doanh nghiệp giảm, vì vậy, chi phí phá sản có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu của Onaolapo, Adekunle A và Kajola, Sunday O cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp là một biến quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nigieria đo lường bằng ROA Yana Safarova (2010) nghiên cứu mẫu dữ liệu gồm 76 doanh nghiệp New Zealand được niêm yết trong suốt thời kỳ 1996 – 2007 cũng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa quy

Trang 10

mô và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này khi đo lường bằng lợi nhuận kinh tế và chỉ số Tobin’s Q

Tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tài sản cố định cung cấp cho chủ nợ một cơ chế bảo vệ trước rủi ro đạo đức là kết quả của sự mâu thẫn giữa cổ đông và chủ nợ (Jensen và Mekling, 1976) Do đó, những công ty có tài sản cố định lớn sẽ có khuynh hướng có đòn bẩy tài chính cao hơn Theo Wessel và Titman (1988), tồn tại một mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

và tài sản cố định Doanh nghiệp với tài sản cố định cao có thể kỳ vọng một tỷ lệ nợ cao hơn

do chi phí vỡ nợ thấp và ít gặp các vấn đề về chi phí đại diện liên quan đến nợ Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tài sản cố định và cấu trúc vốn (Rajan

và Zingales, 1995; Shenoy và Koch, 1996) Cơ cấu vốn lại liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó sẽ tồn tại mối quan hệ giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những công ty có nhiều tài sản cố định có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn những công ty có nhiều tài sản vô hình (Akintoye, 2008) Mặt khác, việc gia tăng đầu tư cho tài sản cố định thường thể hiện rằng công ty hiện đang kinh doanh có hiệu quả và cần mở rộng sản xuất để gia tăng lợi nhuận trong tương lai

Nghiên cứu của Yana Safarova (2010) về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp New Zealand được niêm yết trong giai đoạn 1996-2007 cho thấy một mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lường bằng chỉ số Tobin’Q Tuy nhiên, chỉ tìm thấy một mối tương quan yếu giữa tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này khi đo lường bằng ROA hay lợi nhuận kinh tế

Nghiên cứu của Onaolapo, Adekunle A và Kajola, Sunday O sử dụng dữ liệu gồm 30 doanh nghiệp niêm yết ở Nigieria trong giai đoạn 2001-2007 để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này cũng cho thấy tài sản cố định có tương quan thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tính bằng ROA

Tỷ lệ vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán trong dài hạn của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tài trợ cho tăng trưởng bằng những tài sản có tính thanh khoản cao Khả năng thanh toán dài hạn được đo lường bằng chỉ số vốn lưu động (Đo lường bằng (tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn)/doanh thu) Nếu một doanh nghiệp có thể quay vòng tiền nhanh, doanh nghiệp đó tạo ra nhiều tiền mặt hơn Do đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm lãi vay và có dòng tiền tự do tăng thêm để tài trợ cho tăng trưởng và đầu tư Bên cạnh

đó, doanh nghiệp cũng có thể thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp để tài trợ có hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh (Johnson, 1982 và Gup, 1983) Khi đang tăng trưởng và mở rộng hoạt động, doanh nghiệp đối mặt với việc giảm khả năng thanh toán Mở rộng càng nhanh, doanh nghiệp càng cần nhiều tiền cho vốn lưu động và đầu tư (Martin, 1991) Dựa vào những lý thuyết trên, tỷ số vốn lưu động được đưa vào mô hình như một biến tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tỷ lệ vốn góp Nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm trở lại đây, bởi cổ phần hóa là tạo điều kiện để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam

Nghiên cứu của Truong Dong Loc, Nguyen Huu Dang và Nguyen Văn Ngan về thực trạng cổ phần hóa của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

đã góp phần gia tăng lợi nhuận, doanh thu thực cũng như thu nhập của nhân viên ở các doanh

6

Ngày đăng: 22/06/2015, 19:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w