Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Trang 26 - 29)

2.2.4.1 Khái quát

Ngành nghề kinh doanh là những ngành nghề mà được doanh nghiệp kinh doanh phát triển kinh tế đem lại lợi nhuận. trong đó có ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau:

1. Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động...)

2. Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).

Ngành nghề kinh doah với những thông số như: tính phức tạp, tính thời vụ, tính cạnh tranh của ngành nghề kinh doanh có tác động đến thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động.

2.2.4.2Tác động tới quan hệ lao động  Tích cực:

Tính phức tạp của ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng tới trình độ người lao động, phân tăng năng suất lao động đồng thời giúp cho người sử dụng lao động dễ dàng phân chia được trình độ để thực hiện những chính sách phù hợp. thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ để thực hiện được những công việc phức tạp hơn.

Tính thời vụ của ngành nghề kinh doanh: giúp cho người sử dụng lao động dễ dàng tính tiền lương cho người lao động, người lao động có thể thỏa thuận công việc của mình theo thời vụ, có thể sắp xếp công việc thuận tiện. người sử dụng lao động có thể đơn giản trong việc thực hiện hợp đồng lao động với thời gian ngắn.

Tính cạnh tranh của ngành nghề kinh doanh: tính cạnh tranh càng cao dẫn tới giá của sức lao động càng tăng vì vậy giá cả sức lao động tăng, ngành nghề nào phát triển thì sẽ thu hút được nhiều lao động hơn. Qua đó người sử

dụng lao động sẽ có được đội ngũ lao động dồi dào và có năng lực. nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác.

 Tiêu cực:

Tính phức tạp của ngành nghề kinh doanh sẽ làm cho phân biệtđiều kiện làm việc, chế độ trợ cấp theo trình độ của người lao động khác nhau. Đồng thời khiến cho người lao động khó có thể tiếp thu, tực hiện tốt công việc của bản thân. Nhiều khi sẽ xảy ra sai xót, người sử dụng lao động phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn cho người lao động.

Tính thời vụ của ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng việc tính trợ cấp của người lao động, đồng thời việc thực hiện ký kết hợp đồng của người sử dụng lao động không được chú trọng. những lợi ích về lâu dài của người lao động sẽ mất như việc đóng bảo hiểm, nhận thâm niên… người lao động sẽ không có động lực thực hiện công việc của mình, dễ dẫn tới thất nghiệp khi hết thời vụ,công vệc không ổn định. Nhiều sai xót trong công việc, việc thực hiện công việc theo thời gian sẽ khiến người lao động kéo dài thời gian, năng suất giảm, phải có sự thường xuyên giám sát của người sử dụng lao động.

Tính cạnh tranh của ngành nghề kinh doanh sẽ khiến cho chủ lao động cần phải trả lương cao hơn, thay đổi mức lương cũ để thu hút lao động, người lao động phải cạnh tranh nhau dẫn đến có môt số ngành dư thừa lao động cũng có sự chênh lệch về năng lực, trình độ giữa các ngành. Đồng thời cũng gây tình trạng thất nghiệp của một số ngành, đuổi việc lao động nhiều. trong khi đó những ngành khác lại thiếu lao động tay nghề, giá cả sức lao động có sự chênh lệch lớn.

2.2.4.3 Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Trình độ lành nghề bình quân khác nhau ở các ngành nghề khác nhau thì khác nhau.

Thể hiện mặt chất lượng lao động trong Doanh nghiệp trả lương thì trả theo chất lượng lao động. Điều kiện lao động khác nhau không những giữa các ngành nghề mà nội bộ từng Doanh nghiệp cũng khác nhau. Vì thế khi điều kiện lao động khác nhau thì tiền lương khác nhau. Do đó để tái sức lao động khác nhau thì tiền lương khác nhau.

+ Vị trí quan trọng của ngành.

Trong từng tời kỳ nhất định thì mỗi thời kỳ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thì tiền lương phải cao để mục đích khuyến khích lao động vào ngành nghề đó.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w