TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
2.3.1. Tiến trình dạy học bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”( Lớp11) với sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy
bản đồ tƣ duy
Trong phần này, chúng tôi thiết kế tiến trình dạy học bài các Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân( Ngữ văn 11- Tập 1)và Đặc điểm loại hình tiếng Việt(Ngữ văn 11-Tập2) . Những nội dung khác, chúng tôi sẽ trình bày trong giáo án thực nghiệm.
2.3.1. Tiến trình dạy học bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”( Lớp11) với sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy
Bƣớc 1: Nêu vấn đề
GV nêu vấn đề: Ngôn ngữ là gì? Lời nói cá nhân là gì? Quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói ?
Bƣớc 2: Tổ chức cho HS sử dụng MM để giải quyết các vấn đề
GV chia HS thành các nhóm và nêu yêu cầu đối với các nhóm đó: Nghiên cứu SGK, lập MM về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, rút ra những nhận xét để trả lời câu hỏi.
HS làm việc theo nhóm, thảo luận, xác định chủ điểm chính và lập MM. Ở đây, HS dễ dàng xác định được có ba chủ điểm chính: Ngôn ngữ chung và Lời nói cá nhân, mối quan hệ giữa chúng.
34
Sau đó, GV gợi dẫn HS tái hiện những kiến thức liên quan tới chủ điểm theo nội dung bài học lý thuyết: Ngôn ngữ là gì? Trong thành phần ngôn ngữ có những yếu tố chung nào? Các quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ? Lời nói cá nhân là gì? hình thức tồn tại, các phương diện thể hiện? Ngôn ngữ chung có vai trò thế nào đối với lời nói của cá nhân ? Tác dụng của lời nói cá nhân đối với ngôn ngữ chung?
Với sự chuẩn bị ở nhà, HS cũng sẽ dễ dàng xác định các tiêu đề phụ liên quan và có thể đưa ra các MM với nội dung như sau:
GV tiếp tục gợi dẫn: Dựa vào các MM đã lập cho biết giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối liên hệ nào không? Hãy dùng mũi tên hoặc ký hiệu khác xác lập các mối liên hệ đó trên MM.
HS thảo luận tìm ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, từ đó trả lời được câu hỏi SGK. Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
35
Sau khi theo dõi sát quá trình thực hiện MM,trình bày của HS và nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa những lỗ hổng kiến thức cho HS, GV cho trình chiếu MM chuẩn tổng hợp kiến thức về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
.
Nhìn vào MM, có thể thấy: sở dĩ nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì: - Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định…).
- Trong ngôn ngữ có những quy tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên đều phải tuân thủ như: tổ chức câu, sắp xếp trật tự từ, dùng dấu câu…
36
Còn lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân là vì:
- Khi giao tiếp, cá nhân phải huy động ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói.
- Trong lời nói cá nhân có điểm riêng của cá nhân: giọng nói, vốn từ vựng, sự vận dụng sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo quy tắc, phương thức chung, góp phần làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
Bƣớc 4: Củng cố và vận dụng kiến thức
Ở bước này, GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã được tái hiện thông qua MM trên để giải quyết câu hỏi 2 SGK dạng bài tập.
GV nêu vấn đề: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương
GV yêu cầu HS chia làm hai nhóm: Nhóm 1: Rút ra những nhận xét về mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thông qua MM trên màn chiếu; nhóm 2: Phân tích mối quan hệ đó qua bài thơ Thương vợ.
Hai nhóm thảo luận, trao đổi, thông báo kết quả, đi đến kết luận và cử đại diện lên trình bày.
GV định hướng:
Mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ giao tiếp. Lời nói như là sự hiện thực hóa các yếu tố và quy tắc của ngôn ngữ chung. Ngôn ngữ chung luôn luôn tồn tại trong lời nói cá nhân. Mặt khác, khi cá nhân tiếp nhận lời nói của người khác thì cũng phải dựa vào ngôn ngữ chung để lý giải và lĩnh hội lời nói.
Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, vừa hiện thực hóa ngôn ngữ chung, vừa tạo ra những khả năng sáng tạo, chuyển đổi nhằm làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:
- Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung
37
- Các quy tắc kết hợp từ ngữ (ví dụ: buôn bán ở mom sông = kết hợp động từ + quan hệ từ + danh từ chỉ vị trí).
- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ (sáu câu thơ đầu) và các kiểu câu cảm thán (lời chửi) ở câu thơ cuối.
Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở: - Lựa chọn từ ngữ.
Ví dụ: chọn quanh năm, mà không phải là suốt năm, cả năm…; nuôi đủ (năm con với một chồng), mà không phải là nuôi cả, nuôi được,…
- Sắp xếp từ ngữ. Ví dụ: lặn lội thân cò, chứ không phải là thân cò lặn lội.