TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
2.3.3. Tiến trình dạy học nội dung bài “ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”(Lớp 10) với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy
Việt”(Lớp 10) với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy
Bước 1: Nêu vấn đề
GV nêu vấn đề: Dùng MM tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Bƣớc 2: Tổ chức cho HS sử dụng MM để giải quyết các vấn đề
Trước hết, GV chia HS thành các nhóm nhỏ (2 bàn một nhóm) và yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK và lập MM.
HS sắp xếp vào các nhóm được phân công, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. HS làm việc theo nhóm, thảo luận, xác định chủ điểm chính và lập MM. Ở đây, HS dễ dàng xác định chủ điểm chính chính là vấn đề trung tâm của câu hỏi: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
Sau đó, GV gợi dẫn HS tái hiện những kiến thức liên quan tới chủ điểm .
HS cử đại diện nhóm trình bày MM và đưa ra ý kiến của mình. Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Với sự chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu thêm SGK, HS dễ dàng xác định được các tiêu đề phụ có liên quan và có thể đưa ra MM với nội dung như sau:
40
Bƣớc 3: Kết luận vấn đề
Sau khi theo dõi sát quá trình thực hiện MM, trình bày của HS và nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa những lỗ hổng kiến thức cho HS, GV cho trình chiếu MM chuẩn tổng hợp kiến thức về những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt:
41
Bƣớc 4: Củng cố và vận dụng kiến thức
Ở bước này, GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã được tái hiện thông qua MM trên để giải quyết bài tập sau:
Phát hiện và sửa lỗi các câu sau đây: a)Không giặc quần áo ở đây
b)Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề thầy giáo truyền tụng. c)Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
g)Qua tác phẩm Chí Phèo đã cho ta thấy số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ .
- GV yêu cầu HS chia làm nhóm nhỏ, lần lượt trả lời các câu . - HS thảo luận, phàt hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng.
42 a) Viết sai phụ âm cuối : Giặt -> giặc b)Nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa Sửa lại: Truyền thụ hoặc truyền đạt
c)Chưa hiều nghĩa từ Hán Việt Sửa lại : Yếu điểm -> điểm yếu
d)Không phâđịnh thành phần trạng ngữ, và chủ ngữ
Sửa lại: Bỏ từ “qua”, sau đó viết lại bình thường, biến phần còn lại của trạng ngữ thành chủ ngữ