0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số học sinh % Thực nghiệm Đối chứng
Kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy: kết quả họctập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Cụ thể là số HS đạt điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS loại yếu - kém của nhóm TN giảm đáng kể so với nhóm ĐC, ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Từ đó cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Như vậy tính khả thi của đề tài là có cơ sở.
53
3.3. Kết luận Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, với sự phân tích và xử lý các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể là thông qua các kết quả thu được từ 4 tiết dạy thực nghiệm sư phạm các bài tiếng Việt đã chọn trong chương trình Ngữ văn 11 và 12, chúng tôi thu được những kết luận sau:
Sự hỗ trợ của MM vào việc tổ chức dạy học các bài tiếng Việt cho HS THPT đã có tác dụng gây hứng thú, kích thích tính tò mò, khả năng tư duy, óc sáng tạo và bước đầu hình thành cho các em năng lực tự học, tạo được động cơ, lòng ham hiểu biết của các em; giúp các em chủ động tự tổng hợp kiến thức cho riêng mình, làm cho các nội dung ôn tập trở nên có hệ thống, dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu; ý thức tinh thần thái dộ học tập của các em được nâng cao, tăng cường các hoạt động học tập (hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) của các em.
Sự hỗ trợ của MM vào việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS đã có tác dụng nhiều mặt trong hoạt động dạy học của GV: giúp GV có nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động của lớp, tăng cường việc chỉ đạo học tập của HS theo tiến trình, giúp GV linh hoạt điều phối hoạt động dạy học, giảm thời gian truyền giảng, tăng thời gian cho các hoạt động nhóm của HS cũng như thời gian trao đổi giữa GV và HS. Như vậy, việc tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của MM đã nâng cao được
nănglực tự học, phát huy được tiềm năng trí tuệ và năng lực tư duy tổng hợp, khái quát hóa của HS, góp phần đổi mới PPDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung ở trường THPT.
54