Tổ chức nội dung dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt ở trường thpt chuyên lương thế vinh (Trang 46 - 47)

III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀ

3.1.4.Tổ chức nội dung dạy học thực nghiệm

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

Trước khi triển khai thực nghiệm, chúng tôi tiến hành và hoàn thiện việc thiết kế giáo án và soạn phiếu câu hỏi.

Sau đó, chúng tôi tiến hành trao đổi với GV dạy lớp ĐC và TN về nội dung, phương pháp dạy học các bài ôn tập tiếng Việt với sự hỗ trợ của MM. Các lớp ĐC, GV sử dụng giáo án của mình để dạy. Các lớp TN, GV sử dụng giáo án của chúng tôi thiết kế sẵn (xem phần phụ lục).

Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi để thống nhất với GV dạy thực nghiệm tinh thần cơ bản của việc dạy thực nghiệm: mục đích, ý nghĩa của việc thực nghiệm; cách thức thực nghiệm. Đồng thời với những việc này, chúng tôi đã hướng dẫn GV nghiên cứu giáo án mà chúng tôi đã thiết kế và cách tổ chức giờ học thực nghiệm trên lớp. Mặt khác, chúng tôi cũng tổ chức hướng dẫn HS cách chuẩn bị ở nhà, cách tổ chức trên trên lớp và cách làm bài kiểm tra để khi vào tiết thực nghiệm các em không bị lúng túng vì bỡ ngỡ.

47

Tiến hành dạy hai giáo án đã soạn trên các đối tượng đã xác định theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy ở trường lựa chọn thực nghiệm. Đồng thời cho kiểm tra (chung đề, chung đáp án) nhằm đánh giá và khảo sát chất lượng học tập của HS bằng phiếu câu hỏi ở lớp thực nghiệm (lớp dạy bằng giáo án thực nghiệm) và lớp đối chứng (lớp dạy theo giáo án thường).

Trao đổi với GV và HS sau khi thực nghiệm

Giai đoạn 3: Thu thập kết quả thực nghiệm

Kết quả là một trong những nội dung quan trọng của thực nghiệm, bởi kết quả thực nghiệm có tác dụng làm sáng rõ tính đúng đắn và khẳng định tính khả thi của những đề xuất trong luận văn. Nhưng kết quả thu được có chính xác hay không lại phụ thuộc vào cả quá trình thực nghiệm, kiểm tra và khâu xử lý số liệu. Vì vậy, trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm.

Việc đánh giá thực nghiệm giáo dục có thể dựa vào cả tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng. Các tiêu chuẩn này tùy thuộc vào vấn đề và phạm vi nghiên cứu. Với đề tài luận văn này, để đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá như sau:

Về định tính

Để có cơ sở đánh giá định tính, chúng tôi đã tiến hành dự giờ, quan sát giờ học ở cả lớp TN và lớp ĐC. Đồng thời, chúng tôi còn đánh giá định tính dựa vào kết quả bài kiểm tra của HS phần câu hỏi mang tính chất tái hiện, hệ thống hóa kiến thức và phần bài tập thực hành.

Về định lƣợng

Để có cơ sở đánh giá định lượng, chúng tôi tiến hành kiểm tra và chấm bài (Đề và đáp án ở phần phụ lục của bài viết) theo thang điểm 10. Đánh giá hiệu quả của việc tiếp nhận kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài tập kiểm tra, chúng tôi chia thành 4 loại trình độ (Giỏi, Khá, Trung bình,Yếu - Kém).

Một phần của tài liệu skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt ở trường thpt chuyên lương thế vinh (Trang 46 - 47)