Tiến trình dạy học nội dung bài “Đặc điểm loại hình tiếng Việt”(Lớp 11) với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt ở trường thpt chuyên lương thế vinh (Trang 42 - 44)

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

2.3.4. Tiến trình dạy học nội dung bài “Đặc điểm loại hình tiếng Việt”(Lớp 11) với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy

với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy

Bước 1: Nêu vấn đề

GV nêu vấn đề: Dùng MM tổng hợp những đặc điểm của loại hình tiếng Việt

Bƣớc 2: Tổ chức cho HS sử dụng MM để giải quyết các vấn đề

Trước hết, GV chia HS thành 4 nhóm (mỗi tổ một nhóm) và yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK và lập MM.

HS sắp xếp vào các nhóm được phân công, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. HS làm việc theo nhóm, thảo luận, xác định chủ điểm chính và lập MM. Ở đây, HS dễ dàng xác định chủ điểm chính là vấn đề trung tâm của câu hỏi: Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

Sau đó, GV gợi dẫn HS tái hiện những kiến thức liên quan tới chủ điểm theo bảng biểu của câu hỏi ôn tập SGK.

HS cử đại diện nhóm trình bày MM và đưa ra ý kiến của mình. Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Với sự chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu thêm SGK, HS dễ dàng xác định được các tiêu đề phụ có liên quan và có thể đưa ra MM với nội dung như sau:

43

Bƣớc 3: Kết luận vấn đề

Sau khi theo dõi sát quá trình thực hiện MM, trình bày của HS và nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa những lỗ hổng kiến thức cho HS, GV cho trình chiếu MM chuẩn tổng hợp kiến thức về những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt:

Bước 4: Củng cố và vận dụng kiến thức

Ở bước này, GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã được tái hiện thông qua MM trên để giải quyết câu hỏi 1 SGK dạng bài tập(trang 58- Ngữ văn tập 2). Phân tích các nhữ liệu để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

44

* Nhận xét về vai trò hỗ trợ của Mindmap trong giờ học

Việc GV lập MM về nội dung các bài Tiếng Việt trong chương trình giúp HS có cái nhìn tổng quan về toàn bộ bài học, xác định được những kiến thức cần tái hiện và xây dựng trước khi bước vào bài học.

GV nêu vấn đề bài học đưa ra và tổ chức cho HS thảo luận tìm chủ điểm chính, nghiên cứu SGK tìm các tiêu đề phụ để lập MM giúp HS chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo hơn trong quá trình tham gia hoạt động nhận thức. Xét về mặt kiến thức, các bài tiếng Việt là những kiến thức được tích hợp dọc từ chương trình các lớp dưới hoặc tích hợp ngang ở các bài đọc văn trong chương trình ẵn một cách hệ thống và cụ thể chứ không phải là sự yêu cầu học sinh phải sáng tạo ra những gì mới mẻ, độc đáo. Do vậy, việc GV dùng những câu hỏi gợi dẫn giúp HS thiết lập được các tiêu đề phụ trong MM là rất cần thiết, tránh tình trạng lan man khiến MM trở nên rối rắm, khó theo dõi. Tuy nhiên, thay vào đó, có thể cho phép HS thoải mái thể hiện tư duy sáng tạo qua hình thức trình bày MM bằng các hình ảnh và màu sắc giúp cho việc học trở nên hứng thú hơn.

GV cho trình chiếu MM chuẩn hệ thống hóa nội dung bài học sẽ giúp HS xác định được những kiến thức trọng tâm của vấn đề, các mối liên hệ giữa những kiến thức đó; từ đó hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn nội dung bài học.

Cho HS trả lời câu hỏi dạng bài tập vận dụng trong SGK dựa vào MM đã lập một mặt giúp HS hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hành một cách hiệu quả.

Tóm lại, có thể nói MM là công cụ phát huy được tiềm năng trí tuệ và năng lực tự học của HS, giúp HS làm việc hăng hái hơn, hiệu quả hơn và hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, với các bài tiếng Việt, trong hoạt động dạy học, GV cần sử dụng các câu hỏi gợi dẫn giúp HS thể hiện tư duy hệ thống trên MM mang lại hiệu quả cao nhất trong dạy học.

Một phần của tài liệu skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt ở trường thpt chuyên lương thế vinh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)