TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
2.3.2. Tiến trình dạy học nội dung bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính”(Tiết 92, 93 lớp12) với sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy
chính”(Tiết 92, 93- lớp12) với sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy
Bƣớc 1: Nêu vấn đề
GV nêu vấn đề:Qua ngữ liệu ở SGK, hãy cho biết phạm vi sử dụng văn bản hành chính và đặc trưng phong cách ngôn ngữ hành chính?
Bƣớc 2: Tổ chức cho HS sử dụng MM để giải quyết các vấn đề
Trước hết, GV chia HS thành các nhóm và nêu yêu cầu đối với các nhóm đó: Nghiên cứu SGK, lập MM về phong cách ngôn ngữ hành chính, từ đó lựa chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi.
HS sắp xếp vào các nhóm được phân công, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. HS làm việc theo nhóm, thảo luận, xác định chủ điểm chính và lập MM. Ở đây, HS dễ dàng xác định chủ điểm chính chính là vấn đề trung tâm của câu hỏi: Phong cách ngôn ngữ hành chính?
Sau đó, GV gợi dẫn HS tái hiện những kiến thức liên quan tới chủ điểm theo nội dung bài học lý thuyết: Các loại văn bản hành chính, nhận xét đặc điểm về kết cấu, từ ngữ và câu văn trong văn bản hành chính?
Qua việc chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu thêm SGK, HS dễ dàng xác định được các tiêu đề phụ có liên quan và có thể đưa ra MM với nội dung như sau:
GV hỏi: Vậy dựa vào MM đã lập, hãy chọn câu trả lời đúng
HS cử đại diện nhóm trình bày MM và đưa ra ý kiến của mình. Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
38
Bước 3: Kết luận vấn đề
Sau khi theo dõi sát quá trình thực hiện MM, trình bày của HS và nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa những lỗ hổng kiến thức cho HS, GV cho trình chiếu MM chuẩn tổng hợp kiến thức về ngữ cảnh:
39
Sau đó, qua MM, GV kết luận: Như vậy, nhìn vào MM, dựa vào khái niệm ngữ cảnh, đánh dấu vào ô thứ hai.
Bước 4: Củng cố và vận dụng kiến thức
Ở bước này, GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã được tái hiện thông qua MM trên để giải quyết câu hỏi 2 SGK dạng bài tập.
GV nêu vấn đề: Nêu những đặc điểm tiêu biểu của văn bản hành chính. Học sinh dựa vào MM để giải quyết câu hỏi.