- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội.. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
Trang 1CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Mục tiêu chung:
1 Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL
- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinhTHCS
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội
- Giúp học sinh hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường
3 Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo
- Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL
- Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người học sinh
Hoạt động 1 : THẢO LUẬN VỀ NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC
Ngày hoạt động: 10/09/2013
I YÊU CẦU GIÁO DỤC
1 Kiến thức
- Học sinh biết được những qui định, nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới
- Học sinh hiểu được những qui định, nội qui của nhà trường giúp cho môi trường học tập ngày một tốt đẹp hơn
- Học sinh có ý thức tôn trọng nội qui nhà trường, nội quy lớp học và nhiệm vụ năm học
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học
- Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học
Trang 2III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thảo luận, tranh luận
IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1 Tài liệu
- Nội quy của trường trường THCS Yên Cát
- Nội quy của lớp
- Biểu điểm chấm thi đua, biểu điểm chấm cờ đỏ
Hoạt động 3 Thảo luận
Em Thảo Hương – Lớp trưởng giới thiệu câu hỏi để lớp thảo luận
Câu 1 Để chi đội 9 vững mạnh, trở thành chi đội tự quản tốt chúng ta cần phải làm gì?Câu 2 Hãy nêu các nề nếp cần được giữ vững ?
Câu 3 Để có kết quả học tập tốt các bạn cần phải làm gì ? Tập thể lớp cần phải làm gì?
Hoạt động 4
- Lớp trưởng gọi các bạn đứng tại chỗ nêu ý kiến thảo luận, gúp ý cho bản nội quy của trường, lớp
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, bổ sung thêm vào nội qui những phần còn thiếu
- Động viên, tuyên dương những nhóm làm tốt
4) Vận dụng
- Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp và nhiệm vụ năm học
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, nêu nhiệm vụ năm học mới
- Học sinh vui văn nghệ (Lê Anh điều hành)
V TƯ LIỆU
- Nội quy Trường THCS Yên Cát
Điều chỉnh:
Trang 3Hoạt động 2 : TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
- Học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập để xứng đáng với truyền thống của nhà trường
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thảo luận, hỏi chuyên gia, tranh luận
- Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của trường
- Thi đố vui và văn nghệ
IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1 Tài liệu
- Những truyền thống tốt đẹp của trường
- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất
2 Phương tiện
- Các mẩu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy, cô giáo dạy tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp
- Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè
- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp Ví dụ: Việc trường ta mang tên địa danh có ý nghĩa gì? Là học sinh của trường được mang tên địa danh , bạn
có suy nghĩ gì? thành tích cai nhất của trường ta,của lớp ta trong năm học vừa qua là gì?
- Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến? Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp huyện, thành trong các kì thi học sinh giỏi các môn?
Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập?
V TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Trang 41) Khám phá
- Hát tập thể bài hát truyền thống của trường
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu; nêu chương trình hoạt động, mời các đội thi đấu và ban giám khảo lên làm việc
+ Các đội thi đấu nói lời quyết tâm thi đua của đội mình
+ Ban giám khảo nêu thể lệ thi,cách chấm điểm,quy định thời gian chuẩn bị để trả lời và thang điểm cho từng loại câu hỏi
2) Kết nối
Thi hiểu biết về truyền thống của trường
Các đội báo tín hiệu hiệu trả lời (bằng cách cắm cờ, đánh trống hay lắc chuông) Tổ trả lời trước mà chưa đúng thì tổ khác có quyền trả lời Nếu các đội cùng có tín hiệu thì viết ý kiến trả lời ra giấy Người dẫn chương trình sẽ đọc ý kiến trả lời từng đội cho cả lớp nghe.Giám khảo cho điểm từng tổ công khai lên bảng Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời cổ động viên Nếu không ai trả lời đúng thì người dẫn chương trình nêu đáp án
3) Thực hành - luyện tập
Thi đố vui và văn nghệ (dành cho cổ động viên)
Người dẫn chương trình nêu từng câu đố vui hoặc yêu cầu về văn nghệ, sau đó lần lượt mời các cổ động viên xung phong trả lời Nếu không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án Nếu có nhiều cổ động viên cùng xung phong thì người dẫn chương trình nên mời cho đồng đều giữa các tổ
- Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa hai đội
- Các câu chuyện về danh nhân ở địa phương
- Các tấm gương của các thầy cô giáo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường
- Các tấm gương học tập tốt của HS trong trường từ xưa đến nay
Điều chỉnh:
Duyệt của BGH
Ngày tháng 9 năm 2013
Lê Đình Thành
Trang 5CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Mục tiêu chung.
1 Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL
- Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS
- Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội
- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục 16.10.1968
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ
3 Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo
- Có ý thức rèn luyện cỏc kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL
- Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập
Tiết 3: VÂNG LỜI BÁC HỒ DẠY EM GẮNG HỌC CHĂM
Ngày hoạt động: / 10/ 2013
I YÊU CẦU GIÁO DỤC
1 Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ
- Nắm được nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH (9/1945) và thư gửi ngành giáo dục (16/10/1968)
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ
Trang 6- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về lời dạy của Bác trong thư.
- Kỹ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 5/9/1945 (trích).
- Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục 16/10/1968 (trích).
2 Phương tiện
- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn, phấn màu
V TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1) Khám phá
- Cả lớp hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
- Nghe giới thiệu thư Bác
- Trao đổi, thảo luận các nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác
- Giới thiệu chương trỡnh hoạt động
- Chuẩn bị cõu hỏi thảo luận:
1 Bác khuyên học sinh phải làm gì?
2 Những câu nào trong thư Bác theo em cần chú ý nhất? Vì sao ?
3 Nêu suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của bản thân ?
Hoạt động 3: Thảo luận
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác
- Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau:
Câu 1 Lá thư của Bác viết vào dịp nào ?Câu 2 Bác khuyên học sinh phải làm gì?
Câu 3 Những câu nào trong thư cần chú ý nhất ? Vì sao ?Câu 4 Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình
Hoạt động 4: Trình bày ý tưởng
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác
- Học sinh cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân
4) Vận dụng
- Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận
- Trình bày một số bài hát về Bác (Lê Anh điều khiển chương trình)
V TƯ LIỆU - Thư Bác Hồ gửi cho HS năm 1945
- Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh
viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (16-10-1968) của Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Trang 7Tiết 4: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “TIẾT HỌC TỐT”
- Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt
- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận
3 Thái độ
- Học sinh có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đã thống nhất
- Học sinh có ý thức trong việc xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động
II CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về các chỉ tiêu thi đua
- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chi tiêu thi đua chăm ngoan học giỏi
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Tiêu chí của một tiết học tốt
- Một vài tiết mục văn nghệ
2 Phương tiện
- Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng ký thi đua thực hiện tiết học theo 4 tiêu chí chính:
+ Chuẩn bị tốt bài học và làm bài ở nhà
+ Giữ kỷ luật trật tự trong giờ học
+ Số điểm tốt sẽ đạt được
+ Phát biểu ý kiến trong giờ học
- Chuẩn bị câu hỏi để trao đổi và cả lớp trả lời
Trang 8V TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1) Khám phá
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn
- Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động
và phân công nhiệm vụ công việc cụ thể
- Cử người điều khiển chương trình: Lớp trưởng
- Giới thiệu chương trình hoạt động
2) Kết nối
Hoạt động 1:
- Người dẫn chương trình nêu vấn đề cần thảo luận:
Câu 1 Thế nào là một tiết học tốt ?
Câu 2 Tiết học tốt có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 3 Làm như thế nào để có tiết học tốt ?
(Thư ký ghi lên bảng)
Hoạt động 2: Thảo luận
- Các tổ thảo luận (thời gian thảo luận 15’)
- Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ phát biểu, ý kiến bổ sung
- Thư ký ghi lại các ý kiến phát biểu
- Sau khi cả lớp trao đổi người dẫn chương trình tổng kết ý kiến, rút ra những yêu cầu chính mà mỗi học sinh cần thực hiện
3) Thực hành - luyện tập
Hoạt động 3: Đăng kí thi đua
- Đại diện từng tổ lên đăng ký thi đua của tổ Các bộ lớp ghi các chỉ tiêu thi đua của
tổ lên bảng theo từng cột để cả lớp theo dõi
- Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận
- Trình bày một số bài hát về mái trường và tuổi học trò ( Lê Anh điều khiển chương trình)
Trang 9Hoạt động 1 LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA: “HOA ĐIỂM TỐT
DÂNG THẦY CÔ”
- Rèn kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ
- Rèn kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua
- Rèn kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt
3 Thái độ
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo
II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Có kĩ năng tự tin khi giao ước thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”
- Có kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua của các tổ
- Có kĩ năng trình bày ý tưởng về các tiêu chí thi đua
- Có kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu thi đua có nhiều điểm tốt
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thảo luận theo nhóm
- Hỏi và trả lời
IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1 Tài liệu
- Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong tuần cao điểm của tháng
- Các cá nhân đăng ký thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp
- Các tổ đăng ký thi đua
Trang 10Hoạt động 3: Thảo luận
- Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua
Hoạt động 4: Đăng kí thi đua
- Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua
- Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng
4) Vận dụng
- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn đại biểu
- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua để đạt được các chỉ tiêu thi đua trong đợt thi đua
VI TƯ LIỆU
Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô ” Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:
+ Kỷ luật giờ học
+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ
Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9, 10 là 1 bông hoa
+ Mỗi điểm 1, 2, 3, 4 bị trừ đi 1 bông hoa
Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ
Điều chỉnh:
Trang 11- Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cụ giáo đối với các em.
- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tự tin tham gia lễ ki niệm ngày hội các thầy cô giáo
- Rèn kĩ năng giao tiếp với thầy cô
3 Thái độ
- Kớnh trọng, lễ phép với thầy cô giáo
II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Có kĩ năng tự tin tham gia lễ ki niệm ngày hội các thầy cô giáo
- Có kĩ năng giao tiếp và ứng xử với các thầy cô giáo
- Có kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia lễ kỉ niệm
- Có kĩ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thảo luận theo nhóm
- Kể chuyện
- Biểu đạt sáng tạo
IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1 Tài liệu
- Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam
- Lời chúc mừng thầy cô
- Một số câu hỏi thảo luận
2 Phương tiện
- Phấn, bảng, lọ hoa trang trí
- Một số tiết mục văn nghệ
V TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Trang 12- Đại diện thầy cô lên phát biểu ý kiến.
- Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp
3) Thực hành - luyện tập
Hoạt động 3: Thảo luận
- Bạn Thảo Hương lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận
- Động viên tinh thần xung phong của các bạn để cả lớp tham gia phát biểu ý kiến
Hoạt động 4: Tổng hợp
- Bạn Thảo Hương tóm tắt ý kiến của các bạn trong lớp
- Thư ký, bạn Hạnh ghi biên bản
4) Vận dụng
- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn đại biểu
- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua để đạt được các chỉ tiêu thi đua trong đợt thi đua
VI TƯ LIỆU
- Nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
Điều chỉnh:
Duyệt của BGH
Ngày 01 tháng 11 năm 2013
Lê Đình Thành
Trang 132 Kỹ năng:
- Rèn luyện lòng biết ơn và tự hào với những truyền thống vẻ vang đó, biết phát huy truyền thống tốt đẹp đó để học tập tốt góp phần xây dựng quê hương
3 Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng đối với những mất mát hy sinh của các thế
hệ cha ông, biết yêu quý gìn giữ những thành quả của thế hệ trước để lại, thể hiện bằng hành động: kỷ luật tốt, học tập tốt
- Tự hào và yêu quê hương, trân trọng những truyền thống của quê hương Yêu quý
và biết ơn anh bộ đội
Trang 14II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Có kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng
- Có kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng
- Có kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia vào hoạt động
III CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Các sách báo, tranh ảnh về quê hương và quân đội
- Các tấm gương tiêu biểu về các thương bệnh binh và các anh hùng liệt sỹ của địa phương
- Bảng điểm chấm cho các tiết mục văn nghệ
Biểu diễn các tiết mục tập thể
- Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục của từng tổ theo số thứ tự của tổ hoặc theo số thứ tự bốc thăm
- Ban giám khảo bình chọn các tiết mục văn nghệ tập thể theo các thứ hạng: nhất, nhì, ba bằng cách giơ bảng biểu quyết: A, B, C
Hoạt động 2
Biểu diễn các tiết mục cá nhân
- Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời một bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến kết thúc hoạt động
- Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ, ngâm thơ hay
kể chuyện theo đúng chủ đề của hoạt động
Trang 15- Ban giám khảo tiếp tục bình chọn các tiết mục của cá nhân theo các thứ hạng: nhất, nhì, ba tương tự như phần biểu diễn tập thể
- Kể chuyện về các tấm gương thương bệnh binh, anh hùng liệt sỹ của quê hương
mà mình biết và tìm hiểu được
4) Vận dụng
- Người dẫn chương trình nhận xét, cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn trong lớp
- Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh tích cực thi đua học tập tốt để xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ trước bằng những bông hoa điểm 9, điểm 10
VI TƯ LIỆU
- Sách báo tranh ảnh về quân đội
- Các tấm gương người tốt việc tốt của các thương binh, bệnh binh ở địa phương
- Tên tuổi thành tích chiến đấu của các anh hùng liệt sỹ của quê hương
- Các câu chuyện về anh bộ đội và về quân đội nhân dân Việt Nam
- Bài hát “Màu áo chú bộ đội” nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý
Điều chỉnh:
Duyệt của BGH
Ngày 29 tháng 11 năm 2013
Lê Đình Thành
Trang 16Chủ điểm tháng 1 - 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Ngày hoạt động: 02/01/2014
Tuần 20: “TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC”
II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Tìm kiếm và xử kí thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới và phát triển đất nước
III Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
- Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi- chia sẻ
- Thảo luận, biểu đạt sáng tạo, trình bày một phút
IV Tài liệu và phương tiện:
- Những nét chính trong việc đổi mới đất nước ở một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội… từ năm 1986 đến nay
Trang 17- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đảng cộng sản Việt Nam.
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… có liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo
- Thực tiễn đời sống văn hoá, chính trị, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm được nhận thức
V Tiến hành hoạt động:
1 Khám phá:
DCT nêu câu hỏi: Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự đổi mới của đất nước về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội từ 1986 đến nay
HS dựa vào tư liệu mà mình đã sưu tầm được suy nghĩ, trả lời
Quản ca bắt nhịp bài hát: “Hành khúc măng non Việt Nam” - Nhạc và lời: Xuân Huấn
2 Kết nối:
HĐ 1: Thảo luận
Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận:
1.Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
2 Bạn hãy kể những nét chính về sự đổi mới kinh tế của nước ta hiện nay
3 Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay?
4 Bạn có thể nói cảm nhận của mình về sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn hóa hiện nay?
5 Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những biểu hiện tiêu cực trong
xã hội hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ
6 Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển của đất nước không? Tại sao?
7 Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu cực, sai trái hiện nay không? Tại sao?
( câu 6,7 vận dụng điều 12,13 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em)
- Các thành viên trong lớp trao đổi thảo luận và có thể nêu thắc mắc để cả lớp cùng trao đổi
- Người điều khiển chương trình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận
HĐ 2: Văn Nghệ
Người điều khiển văn nghệ (Lan Anh) giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ đã
phân công chuẩn bị
Trang 184 Vận dụng
Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh
- Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá
VI Tư Liệu :
Vài nét về Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực đông dân cư nhất và có sản
lượng các sản phẩm lớn nhất cả nướcViệt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 329.314 km2 và đường biển dài khoảng 3.200 km Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam
là 85,85 triệu người, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 50,6% Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong các năm 1999-2009 là 1,2% năm, thấp hơn so với con số 1,7% của giai đoạn 10 năm trước đó Dân số thành thị hiện chiếm khoảng 29,6% tổng dân số, và trong các năm 1999-2009 tỉ lệ tăng dân số thành thị trung bình là 3,4%/năm, chủ yếu là do hiện tượng di
cư (Tổng Cục Thống kê 2010, Liên hợp quốc 2010)
Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Bắc đất nước với dân số khoảng 6,45 triệu người, còn Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam là trung tâm
đô thị lớn nhất cả nước với dân số ước tính 7,16 triệu người Có tất cả 54 dân tộc anh em cùng sống trên đất nước Việt Nam (Tổng Cục Thống kê 2010)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP trong năm 2009 ước đạt 5,3% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới, nhưng vẫn thấp hơn những năm trước đó do tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.Để có thêm thông tin chi tiết về các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường, vui lòng truy cập trang dữ liệu của LHQ và Phần Thông tin và Số liệu về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới
Những thành công trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
Trong một vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng Sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam đã chuyển sang tập trung tái thiết và phát triển đất nước.Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh,
do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm 70 và 80 Để
Trang 19vượt qua những khó khăn đó, quá trình Đổi mới đã được khởi xướng năm 1986 với những nội dung chính sau đây:
• Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sở hữu nhà nước sang một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường;
• Dân chủ hoá đời sống xã hội thông qua việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân;
• Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới
Nhờ thực hiện những cải cách nêu trên, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng Kể từ năm 1990, GDP của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ước đạt 7,5% và liên tục tăng lên cho đến khi xảy
ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Do tác động của khủng hoảng kinh tế, tỉ
lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống trong các năm 2008 (6,2%) và 2009 (5,3%), và dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trong năm 2010 Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm dân
số sống dưới chuẩn nghèo đã giảm từ con số ước tính 58% năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009 Các nguồn lực phát triển trong nước đã tăng lên, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng hai thập niên vừa qua
Việt Nam đang sắp hoàn thành việc thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2001-2010 và đang soạn thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội cho giai đoạn mới 2011-2020 Các Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội hai giai đoạn trước (1991-2000 và 2001-2010) đã giúp Việt Nam vươn mình từ một nền kinh tế nghèo chủ yếu dựa vào nông nhiệp chuyển thành một nền kinh tế giàu hơn, dựa trên thị trường và phát triển nhanh chóng, ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng khu vực và toàn cầu
Dự tính trong năm 2010 Việt Nam sẽ đạt được địa vị quốc gia có thu nhập trung bình, và Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn mới hướng tới thiết lập một nền tảng cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại vào năm 2020
Dựa trên các Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ (viết tắt là MDGs) và định hướng phát triển riêng của đất nước, Việt Nam đã thiết lập 12 mục tiêu phát triển riêng (được gọi là Mục tiêu phát triển Việt Nam, viết tắt là VDGs) bao gồm các mục tiêu về xã hội và giảm nghèo VDGs vừa thể hiện đầy đủ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời tính đến những đặc thù phát triển riêng của Việt Nam VDGs được lồng ghép vào các chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia và cũng được cụ thể hoá thành các mục tiêu chi tiết
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện hướng dẫn việc thực hiện MDGs và VDGs Các tài liệu này bao gồm Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện (được phê chuẩn năm 2002) và Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững (còn được gọi là Chương trình nghị sự Việt Nam 21, ban hành năm 2004) Một loạt các chương trình kinh
tế - xã hội cũng đã được triển khai trên toàn quốc
Những chiến lược và nỗ lực kể trên đã đưa Việt Nam từ chỗ chỉ cách đây một vài thập kỷ còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đến nay đã trở thành một quốc gia
có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng Nhìn chung, những tiến bộ đạt được của Việt Nam trong vòng hai thập kỷ vừa qua chủ yếu bắt nguồn từ nhửng cải cách kinh
tế được duy trì liên tục, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và một môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định