1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

82 732 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 905,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán bù trừ với các Ngân Hàng khác hệ thống nên Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Đà Nẵng đã rất quan tâm và đầu tư về hệ thống máy tính, đào tạo đội ngũ nhân viên thanh toán bù trừ. Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Đà Nẵng với bề dày hoạt động, đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác Thanh Toán Bù trừ với các Ngân Hàng khác. Hòa mình vào công cuộc hội nhập kinh tế Quốc tế, các Ngân Hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường tài chính, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước. Nhất là những năm gần đây, lạm phát đạt mức cao, xảy ra cơn bão khủng hoảng kinh tế Thế Giới thì chúng ta càng thấy rõ điều đó hơn bao giờ hết. Lãi suất trở thành công cụ để chính phủ thực thi chính sách thắt chặt hay nới lỏng chi tiêu. Ngày nay, các Ngân Hàng ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả đã thúc đẩy quá trình thanh toán của doanh nghiệp cũng như của mỗi cá nhân được nhanh chóng hơn. Cũng như trong các ngành kinh doanh khác, trong lĩnh vực Ngân Hàng đang có sự cạnh tranh hết sức khốc liệt với sự ra đời của rất nhiều các Ngân Hàng tư nhân. Các Ngân Hàng thi nhau chạy đua lãi suất cùng những chương trình dự thưởng, quà tặng hết sức phong phú. Để có được thương hiệu mạnh và uy tín trên thương trường, các Ngân Hàng phải mất một thời gian dài tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Trong đó, điều quan trọng nhất là mỗi Ngân Hàng phải thực hiện tốt chức năng và các nghiệp vụ của mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và chuyển tiền một cách nhanh chóng. Hiểu được tầm quan trọng đó, các Ngân Hàng luôn tìm các phương thức thanh toán phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong đó phương thức thanh toán bù trừ với các Ngân Hàng khác hệ thống được rất nhiều các Ngân Hàng lựa chọn vì nó vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa giúp cho Ngân Hàng sử dụng vốn linh hoạt và tiết kiệm được chi phí.

Trang 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hòa mình vào công cuộc hội nhập kinh tế Quốc tế, các Ngân Hàng ngày càng cóvai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường tài chính, góp phần thực hiện cácmục tiêu kinh tế của nhà nước Nhất là những năm gần đây, lạm phát đạt mức cao,xảy ra cơn bão khủng hoảng kinh tế Thế Giới thì chúng ta càng thấy rõ điều đó hơnbao giờ hết Lãi suất trở thành công cụ để chính phủ thực thi chính sách thắt chặthay nới lỏng chi tiêu Ngày nay, các Ngân Hàng ngày càng hoạt động chuyênnghiệp và hiệu quả đã thúc đẩy quá trình thanh toán của doanh nghiệp cũng như củamỗi cá nhân được nhanh chóng hơn

Cũng như trong các ngành kinh doanh khác, trong lĩnh vực Ngân Hàng đang có

sự cạnh tranh hết sức khốc liệt với sự ra đời của rất nhiều các Ngân Hàng tư nhân.Các Ngân Hàng thi nhau chạy đua lãi suất cùng những chương trình dự thưởng, quàtặng hết sức phong phú Để có được thương hiệu mạnh và uy tín trên thương trường,các Ngân Hàng phải mất một thời gian dài tạo được niềm tin trong lòng khách hàng.Trong đó, điều quan trọng nhất là mỗi Ngân Hàng phải thực hiện tốt chức năng vàcác nghiệp vụ của mình Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và chuyển tiền mộtcách nhanh chóng Hiểu được tầm quan trọng đó, các Ngân Hàng luôn tìm cácphương thức thanh toán phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Trong đóphương thức thanh toán bù trừ với các Ngân Hàng khác hệ thống được rất nhiều cácNgân Hàng lựa chọn vì nó vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa giúp choNgân Hàng sử dụng vốn linh hoạt và tiết kiệm được chi phí

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán bù trừ với các NgânHàng khác hệ thống nên Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Đà Nẵng đã rất quantâm và đầu tư về hệ thống máy tính, đào tạo đội ngũ nhân viên thanh toán bù trừ

Trang 2

Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Đà Nẵng với bề dày hoạt động, đã có kinhnghiệm lâu năm trong công tác Thanh Toán Bù trừ với các Ngân Hàng khác Saumột thời gian thực tập ở đơn vị và hiểu rõ một phần nào công tác kế toán ThanhToán Bù trừ nên Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙTRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCPCÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Hệ thống hóa về mặt lí luận công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn giữa cácNgân Hàng nói chung và kế toán thanh toán bù trừ giữa các Ngân Hàng khác hệthống nói riêng

Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán bù trừ với các Ngân Hàng khác hệ thống tạiNgân Hàng TMCP Công Thương – Chi Nhánh Đà Nẵng Từ đó đưa ra nhận xét vàbiện pháp để hoàn thiện công tác Thanh Toán Bù trừ tại Đơn Vị

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Khóa luận nghiên cứu về quy trình và các nghiệp vụ trong phần hành kế toánthanh toán bù trừ với các Ngân Hàng khác hệ thống tại Ngân Hàng TMCP CôngThương – Chi Nhánh Đà Nẵng

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: kết quả hoạt động của NH trong 3 năm:2007,2008, 2009 và quy trình nghiệp vụ TTBT tại VIETTIN BANK ĐN trong quý 1năm 2010

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 3

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tham khảo các sách vở,báo chí, các quyết định của Nhà nước, các trang Web đáng tin cậy…để tạo dựng cơ

sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu

 Phương pháp quan sát, phỏng vấn: là phương pháp thực hiện trong quátrình thực tập tại Đơn Vị Trong thời gian thực tập đã có những quan sát và thamkhảo ý kiến những người liên quan trong đơn vị, từ đó ghi chép, tích luỹ kiến thức

 Phương pháp tổng hợp và phân tích: là phương pháp thu thập số liệu, sau

đó phân tích các số liệu thu thập được, từ các số liệu đó thực hiện việc nhận xét,đánh giá

1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Phần một: Đặt vấn đề

Phần hai: Nội dung và kết quả nghiên cứu

- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Chương 2 : Kết quả nghiên cứu

- Chương 3 : Giải pháp

Phần ba: Kết luận

Trang 4

PHẦN HAI NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢNCỦA NHTM

a Khái niệm về Ngân Hàng thương mại:

Theo Nghị định Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:NHTM là Ngân Hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân Hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện cácmục tiêu kinh tế của Nhà nước

b Bản chất của NHTM

NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng Bản chất của NHTM thể hiện qua các khíacạnh sau:

 NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế: NHTM hoạtđộng trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp,bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế

và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước như các đơn vị khác

Trang 5

 Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh Vì vậy, các NHTM phải cóvốn, phải tự chủ về tài chính, hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở chấphành pháp luật của Nhà nước Đồng thời, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng, góp phần cung ứng một khối lượngvốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế.

c Chức năng của Ngân Hàng thương mại:

- NHTM là trung gian tín dụng: Đây là chức năng đặc trưng của NHTM, có ýnghĩa quan trọng trong sự thúc đẩy phát triển nền kinh tế của các nước Để thực hiệnchức năng này NHTM đã huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế,

cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư…đồng thời sử dụng nguồn vốn này đểđáp ứng nhu cầu vốn sản xuất và tiêu dùng của xã hội Khi thực hiện chức năngtrung gian tín dụng các NHTM đã tiến hành điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếuvốn, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục của nền kinh tế Như vậy chức năng trunggian tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay

- NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán: Vớichức năng này NHTM thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của kháchhàng Khi làm trung gian thanh toán, NHTM mở tài khoản tiền gửi, nhận vốn tiềngửi vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu của khách hàng Khách hàng gửi tiềnvào Ngân Hàng họ sẽ được Ngân Hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ và thựchiện thu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện vì thế đã tiết kiệm cho xã hội rấtnhiều về chi phí lưu thông

- NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – Ngân Hàng: Trong quá trình thực hiệnnghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ Ngân Hàng có điều kiện thuận lợi về kho quỹ vàquan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp nên Ngân Hàng có thể cung cấp các dịch vụnhư: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ

Trang 6

phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp…để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệmđược chi phí, vừa đạt hiệu quả cao.

- NHTM “tạo ra tiền” hay “bút tệ”: Quá trình tạo bút tệ của NHTM được thựchiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống Ngân Hàng, trongmối liên hệ chặt chẽ với hệ thống NHTW của mỗi nước Đó là khả năng biến mứctiền gửi ban đầu tại một Ngân Hàng thành một khoản tiền lớn gấp nhiều lần khi thựchiện các nghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiều Ngân Hàng NHTM tạo được bút

tệ xuất phát từ NHTW Nếu không có sự ràng buộc nào thì khả năng tạo bút tệ là vôhạn, tuy nhiên dưới sự kiểm soát của NHTW thì NHTM chỉ tạo bút tệ trong giới hạnnhất định

- Chức năng trung gian trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia:Trong nền kinh tế có lạm phát cao thì NHTM tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiềntrong lưu thông về, còn khi cần khuyến khích đầu tư thì NHTM giảm lãi suất để chovay, đầu tư

d Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM:

- Nghiệp vụ nợ (nghiệp vụ huy động vốn): Là nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn hoạtđộng của Ngân Hàng và nằm bên tài sản nợ trong bảng tổng kết tài sản Đây lànghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của Ngân Hàng Các NHTM thựchiện các nghiệp vụ của mình thông qua việc huy động vốn từ các nguồn khác nhautrong xã hội Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM trên thế giới hiện nay tập trung vànăm nhóm sau:

+ Vốn pháp định hay vốn điều lệ: Đây là nguồn vốn được hình thành do tính chất

sở hữu của Ngân Hàng quyết định, như vốn do nhà nước cấp hoặc huy động từ các

cá nhân, tổ chức trong xã hội

Trang 7

+ Tiền gởi không kỳ hạn: Là loại ký thác mà người gửi có quyền rút tiền bất cứlúc nào họ muốn, các khoản tiền gửi có thời gian không xác định Đây là nguồn tiềngửi có chi phí thấp nhất vì lãi suất của khoản tiền gửi này không cao.

+ Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm: Là loại tiền gửi được ủy thác vào Ngân Hàng

mà có thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và Ngân Hàng Khác với tiềngửi không kỳ hạn, loại tiền gửi này có lãi suất cao hơn

+ Các khoản vay trên thị trường tiền tệ:Thị trường tiền tệ hỗ trợ tích cực cho hoạtđộng của các Ngân Hàng, bổ sung kịp thời cho nhu cầu vốn từ nơi thừa đến nơithiếu Thị trường tiền tệ giúp cho Ngân Hàng tìm được vốn vay, đồng thời giúp choNHTM nào khi dư thanh khoản có được cơ hội sinh lợi

+ Các khoản vay các Ngân Hàng khác và của NHTW: Sau khi đã sử dụng hết vốn

mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhucầu thanh toán và chi của khách hàng, các NHTM có thể đi vay ở NHTM khác hoặcNHTW NHTW cấp tín dụng cho các NHTM qua hai hình thức chính là tái chiếtkhấu (hoặc chiết khấu) và thế chấp có bảo đảm hay không bảo đảm NHTW chỉ chocác NHTM vay ngắn hạn vì như vậy NHTW mới phản ứng nhanh trước những rốiloạn có thể xảy ra trong hệ thống tiền tệ

- Nghiệp vụ có: Là nghiệp vụ sử dụng vốn hình thành nên tài sản của Ngân Hàng

mà khi lên bảng tổng kết tài sản nó nằm bên phía tài sản có Tài sản chủ yếu củaNgân Hàng là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền như cổphiếu, trái phiếu và các khoản cho vay Nghiệp vụ có của Ngân Hàng là nhữngnghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn đã huy động được (ở nghiệp vụ nợ)nhằm mục đích sinh lợi, tức là Ngân Hàng là chủ nợ Tài sản có của một NHTMthường quy về các nhóm sau:

Trang 8

+ Nghiệp vụ dự trữ tiền mặt: Bao gồm tiền mặt tại kho của Ngân Hàng, tiền mặt

ký gởi tại NHTW và tiền mặt đang trên đường thu hồi Đây là nghiệp vụ nhằm duytrì khả năng thanh khoản của Ngân Hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toánthường xuyên cho khách hàng Các NHTM phải duy trì một bộ phận vốn bằng tiềnmặt để thực hiện nghiệp vụ dự trữ và mức dự trữ cao hay thấp tùy thuộc vào quy môhoạt động của Ngân Hàng

+ Đầu tư vào chứng khoán: Đầu tư vào chứng khoán là loại hình phổ biến nhấttrong tài sản có của các NHTM Danh mục đầu tư chứng khoán của các NHTM baogồm: những chứng khoán được nắm giữ nhằm tạo thu nhập chính được xếp sau cáckhoản cho vay và các chứng khoán nắm giữ nhằm tạo thanh khoản như cổ phiếu vàtrái phiếu

+ Nghiệp vụ cho vay: Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợinhuận Lãi suất thu được từ cho vay nhằm bù chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phíkinh doanh và chi phí quản lý, chi phí thuế và các loại chi phí rủi ro đầu tư Cho vaycủa NHTM hay là tín dụng Ngân Hàng là một lĩnh vực phức tạp theo diễn biến củamôi trường kinh tế

+ Đầu tư vào các loại tài sản: Như bất động sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị…

- Ngoài ra Ngân Hàng thương mại còn một số nghiệp vụ khác như: nghiệp

vụ trung gian bao gồm chuyển tiền và thu hộ cho khách hàng; nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán như phát hành và môi giới chứng khoán; nghiệp vụ thanh toánquốc tế như cho vay ký quỹ L/C, thanh toán quốc tế theo L/C

Trang 9

2.1.2 KẾ TOÁN TTBT VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG ( TTBT TRUYỀN THỐNG – TTBT GIẤY)

2.1.2.1 Khái niệm, quy định chung về TTBT

a Khái niệm : TTBT giữa các Ngân Hàng là phương thức thanh toán vốn giữa cácNgân Hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả và trên cơ sở

đó chỉ thanh toán với nhau số chênh lệch ( kết quả bù trừ)

+ Ngân Hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của các Ngân Hàngthành viên để thanh toán cho Ngân Hàng thành viên khác

+ Trường hợp không đủ số dư thì vay Ngân Hàng chủ trì hoặc Ngân Hàng thànhviên khác ( nếu được thỏa thuận) theo chế độ vay bù đắp thiếu hụt vốn

+ Trường hợp không được vay thì phải chịu hình phạt với lãi suất cao, NgânHàng chủ trì sẽ thanh toán hộ 2 lần đầu, nếu vi phạm liên tiếp 3 lần không thanhtoán được thì không được tham gia thanh toán

+ Phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ vềTTBT ( văn bản tham gia, văn bản giới thiệu cán bộ, đăng kí chữ ký, giờ giấc, lậpđúng và kịp thời các mẫu biểu ….)

+ việc điều chỉnh sai lầm phải thực hiện đúng quy trình chung để đảm bảo số liệukhớp đúng giữa các Ngân Hàng thành viên có liên quan và Ngân Hàng chủ trì, phảiđảm bảo an toàn tài sản và không gây chậm trể, phiền hà cho khách hàng

Trang 10

- Các phương pháp điều chỉnh sai lầm trong TTBT thông dụng - vận dụng khiphát hiện kê nhầm chứng từ thanh toán của Ngân Hàng thành viên này sang NgânHàng thành viên khác như là :

+ PP gạch hủy số sai ghi lại số đúng

+ PP hạch toán ngược vế

+ PP bút toán đỏ

2.1.2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng

a.Tài khoản

- TTBT của Ngân Hàng thành viên

- Tk thích hợp của đơn vị chuyển

- Tiền gửi tại Ngân Hàng chủ trì( NHNN)

- TM đang chuyển

- Điều chuyển vốn TT khác hệ thống trụ sở chính

- Điều vốn về TW

- Các khoản trung gian IBPS

- Chuyển tiền phải trả

- Tk thu phí bù trừ ( chi dịch vụ thanh toán)

b Chứng từ sử dụng

- chứng từ gốc: lệnh chi, lệnh chuyển có, lệnh chuyển tiền đến, phiếu hạch toán,giấy rút dự toán ngân sách, ủy nhiệm chi, điện tra soát yêu cầu, tờ trình về việc điềuchuyển nộp tiền mặt, phiếu chi, đề nghị điều chuyển quỹ, giấy nộp tiền, bảng kê cácloại tiền, giấy đề nghị tiếp vốn, lệnh điều hòa vốn

- Các chứng từ làm căn cứ để hạch toán và TK TTBT

+ Bảng kê chứng từ TTBT - mẫu số 12

+ Bảng kê chứng từ TTBT - mẫu số 14

+ Bảng kê tổng hợp kết quả TTBT - mẫu số 15

+ Bảng kiểm tra KQ TTBT – mẫu số 16

Trang 11

c Luân chuyển chứng từ trong TTBT

Luân chuyển chứng từ bằng giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các thành viên Chứng từ luân chuyển bao gồm cả chứng từ thanh toán vốn kèm các chứng từ gốc của khách hàng hoặc do Ngân Hàng lập

d Tổ chức quyết toán

Cách thức tổ chức quyết toán các khoản phải thu, phải trả giữa các Ngân Hàngtrong TTBT là quyết toán bù trừ ròng, đây là cách quyết toán các khoản phải thu,phải trả dựa trên cơ sở bù trừ giữa các khoản phải thu, phải trả của từng thành viênvới hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định ( gọi là kỳ quyết toán) và mỗithành viên chỉ phải thanh toán số chênh lệch ròng phải thu ( nếu tổng số phải thu lớnhơn tổng số phải trả) hoặc phải trả ( nếu tổng số phải trả lớn hơn tổng phải thu)2.1.2.3 Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại Ngân Hàng thành viên

a Thủ tục hạch toán tại NH phát sinh nghiệp vụ (NHA)

NHA ( NH phát sinh / NH đi) là một khái niệm quy ước thường được sử dụng đểchỉ một NH ( hoặc chi nhánh NH), trong tư cách là thành viên của một hệ thốngthanh toán, phát sinh trước các khoản phải trả / phải thu với một thành viên khác của

hệ thống, ghi nhận trước các khoản phải thu / phải trả này trên tài khoản thanh toánvốn, lập và gửi chứng từ thanh toán vốn cho NH đối tác (NHB) Trình tự các côngviệc mà NHA thực hiện như sau:

- Phân loại các chứng từ ghi có cho TK TTBT và chính là số phải trả cho từng Ngân Hàng thành viên khác

- Lập bảng kê số 12 ( theo từng Ngân Hàng đối phương) Các bảng kê 12 chính

là các chứng từ thanh toán vốn mà NHA gửi NHB

Trang 12

NH thành viên: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THANH TTBT

Số… / KT – BT Vế CÓ bảng kê 12 Kính gửi NH:………

Tổng cộng

Số tiền bằng chữ:………

- Sau đó lập bảng kê số 14 ( 2 liên, 1 liên lưu) Bảng này được lập căn cứ vàocác bảng kê số 12 nhằm tổng hợp số phải thu và phải trả, chênh lệch phải thu hoặcphải trả của Ngân Hàng đang xét đối với từng Ngân Hàng đối phương tham gia vào

hệ thống thanh toán bù trừ và cuối cùng là kết quả tổng hợp bù trừ ( số thực phải thuhoặc phải trả của Ngân Hàng đang xét)

NH thành viên: …… BẢNG THANH TOÁN BÙ TRỪ

Số…… Ngày ….Tháng… Năm…… bảng kê 14

Số phải thu Số phải trả Phải thu Phải Trả

BK số Số tiền BK số Số tiềnNHI

- Đến thời điểm quy định, cán bộ thanh toán bù trừ sẽ tập hợp các chứng từ sau

để trực tiếp tham gia giao nhận chứng từ với các Ngân Hàng đối phương

Trang 13

+ Các liên 2 bảng kê số 12

+ Chứng từ gốc ( séc bảo chi, bảng kê nộp séc, ủy nhiệm chi, lệnh chi)

- Chứng từ: Lệnh chuyển tiền đến, phiếu hạch toán, bảng kê thanh toán bù trừ

vế có

- Tài Khoản TTBT của các thành viên : TK này dùng để hạch toán toàn bộ cáckhoản phải thanh toán bù trừ với các NH thành viên khác

Kết cấu của TK:

- Bên Nợ ghi: + Các khoản phải trả cho NH khác

+ Số tiền chênh lệch phải thu trong TTBT

- Bên Có ghi: + Các khoản phải thu Ngân Hàng khác

+ Số tiền chênh lệch phải trả trong TTBT

- Số dư Có: Thể hiện số tiền chênh lệch phải trả trong TTBT chưa thanh toán

- Số dư Nợ: Thể hiện số tiền chênh lệch phải thu trong TTBT chưa thanh toán

- Sau khi kết thúc việc TTBT TK này phải hết số dư

 Các lệnh thanh toán gửi đi bù trừ

 Khách Hàng mở TK ở chi nhánh Ngân Hàng Công Thương khác:

- Khi nhận được điện gửi đến, nếu Ngân Hàng gửi lệnh chọn sản phẩm trực tiếp – phần mềm tự động ghi có cho TK TTBT thì hạch toán như sau:

Trang 14

Khi khách hàng gửi ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi cho giao dịch viên thì giao dịch viênhạch toán như sau:

- Định Khoản NỢ : TK TTBT của NH thành viên

CÓ : TK trung gian cho IBPS

Nếu KH mở TK ngay tại NH Công Thương ĐN

- Định Khoản: NỢ: TK Điều Chuyển Vốn

CÓ: TK Trung gian cho IBPS

b Tại NH kết thúc nghiệp vụ ( NHB / NH kết thúc / NH đến)

NHB là một khái niệm quy ước thường được sử dụng để chỉ một NH ( hoặc chinhánh NH ) trong tư cách thành viên của một hệ thống thanh toán, trên cơ sở tiếpnhận chứng từ thanh toán vốn từ NHA, mà ghi nhận một khoản phải thu đối vớiNHA trên tài khoản thanh toán vốn

Căn cứ vào các bảng kê 12 mà các Ngân Hàng thành viên gửi về NH chủ trì(NHNN) sẽ lập bảng kết quả thanh toán bù trừ ( mẫu số 15)

BẢNG KÊ THANH TOÁN BÙ TRỪ mẫu số 15

Trang 15

Ngân Hàng chủ trì: Thanh toán với Ngân Hàng:

Số phải thu ởcác NgânHàng khác

Số phải trả chocác NgânHàng khác

- Chứng từ: giấy rút dự toán ngân sách, ủy nhiệm thu, Bảng kê chứng từ TTBT

vế có ( của NH đối phương)

 Các lệnh thanh toán của NH thành viên đối phương giao

 Nếu KH có mở TK tại đơn vị

- Định khoản NỢ : TK TTBT của NH thành viên

CÓ: TK tiền gửi của khách hàng

 Nếu KH nhận bằng CMND

- Định Khoản: NỢ : TK TTBT của NH thành viên

CÓ: TK Chuyển tiền phải trả

 Các lệnh thanh toán của NH đối phương giao mà tên và TK đơn vị hưởngkhông đúng

Trang 16

- Định khoản: NỢ : TK TTBT của NH thành viên

CÓ : TK Trung gian cho IBPS

Ngày mai chuyển chứng từ lại cho NH đối phương , và hạch toán như bình thường

- Định Khoản: NỢ : TK trung gian cho IBPS

CÓ : TK TTBT của NH thành viên

 Chênh lệch bù trừ

- Phải thu: NỢ : TK tiền gửi tại NHNN

CÓ : TK TTBT của NH thành viên

- phải trả: NỢ : TK TTBT của NH thành viên

CÓ : TK tiền gửi tại NHNN

Trang 17

- Chứng từ: Đề nghị điều chuyển quỹ ( 2 liên) , phiếu chi, giấy nộp tiền, bảng

kê các loại tiền ( 2 liên) , tờ trình về việc điều chuyển , phiếu hạch toán

- Định khoản: NỢ : TK tiền gửi NHNN

 Nếu tại quỹ không đủ tiền thì phải tiếp vốn từ TW

- Chứng từ: Giấy đề nghị tiếp vốn, lệnh chuyển tiền, phiếu hạch toán

- Định khoản : NỢ : TK tiền gửi ở NHNN

Trang 18

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- 26/3/1988, theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng thành lập các

NH Chuyên doanh trong đó có Ngân Hàng Chuyên Doanh Công Thương

- 14/11/1990 chuyển Ngân Hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam thành NgânHàng Công thương Việt Nam ( Theo quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộtrưởng)

- 27/3/1993, Thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước có tên Ngân Hàng Công ThươngViệt Nam theo Quyết định số 67/QĐ – NH5 của Thống Đốc NHNNVN

- 21/9/1996, Thành lập lại NHTMCPCTVN theo Quyết định số 285/QĐ – NH5 củaThống Đốc NHNNVN

- Tháng 7/2009 NHTMCPCT VN đổi tên thành Ngân Hàng Thương Mại Cổ PhầnCông Thương Việt Nam

NHTMCP CT VN là một trong bốn Ngân Hàng thương mại quốc doanh lớn tạiViệt Nam với tổng tài sản chiếm 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống NH ViệtNam Kinh doanh tiền tệ , tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính

- tiền tệ - ngân hàng Có tên giao dịch quốc tế: Industrial and Commercial bank ofViet Nam, viết tắt Incombank và thay đổi logo thương hiệu từ Incombank sangVietinbank từ 15/4/2007

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Công Thương – Chi Nhánh Đà Nẵng.

Trang 19

NHTMCPCT Đà Nẵng là một chi nhánh chính của NHTMCPCT Việt Nam có trụ

sở tại 172 Nguyễn Văn Linh – Quận Thanh Khê – Đà Nẵng, NHTMCPCT Đà Nẵngđược đánh giá là có quy mô thuộc loại lớn của NHTMCPCT Việt Nam và có quátrình hình thành phát triển như sau:

- 11/ 1988: Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Nghị định số 53 HĐBT về việc chuyểnđổi hệ thống Ngân Hàng một cấp sang hệ thống Ngân Hàng hai cấp, chi nhánhNHTMCPCT Quảng Nam – Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt độngNgân Hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính

- 01/01/1997 Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn vàtình hình kinh doanh, NHTMCPCT chi nhánh Quảng Nam – Đà Nẵng tách thànhNHTMCPCT chi nhánh Đà Nẵng theo Quyết định 14 NHTMCPCT – QĐ ngày17/12/1996 của Tổng giám đốc NHTMCPCT Việt Nam

Chi Nhánh NHTMCPCT Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay bám sát mục tiêuphát triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của thành phố Chi nhánhNHTMCPCT Đà Nẵng đã đạt được những bước tăng bức phá về nguồn vốn huyđộng và cho vay nền kinh tế từ tổng nguồn vốn tỷ, dư nợ tỷ NHTMCPCT Đà Nẵng

đã có sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt: số lượng khách hàng ngày càng tăng, cónhiều hình thức huy động vốn, doanh số và chất lượng cho vay ngày càng cao…Hàng năm Ngân Hàng dành hàng trăm tỷ đồng vốn cho vay ngắn hạn để đáp ứngnhu cầu vốn cho khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh đó vốn của Ngân Hàng cũngđáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án, những công trình trọng điểm củathành phố Đà Nẵng và khu vực

Năm 2009, bằng sự cố gắng nổ lực của toàn thể CBCNV, chi nhánh vinh dự đónnhận chứng chỉ ISO 9001 – 2008 do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng –Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert cấp đối với 6 sản phẩm dịch vụ : cho vay,

Trang 20

thanh toán, bảo lãnh, nhận tiền gửi, mua bán ngoại tệ và nghiệp vụ thẻ Việc triểnkhai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 góp phần chuẩn hóa cácmặt nghiệp vụ, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượngcung cấp các sản phẩm dịch vụ, tăng niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng.

Mạng lưới hoạt động gồm:

- Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh – Quận Thanh Khê – Đà Nẵng

- Các Phòng giao dịch :

Ngoài ra còn có các tổ chức làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, tiết kiệm,chuyển tiền nằm rải rác trên Thành Phố Đà Nẵng

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân Hàng Công thương chi nhánh Đà Nẵng

Trong bối cảnh cả nước đang tiếp tục thực hiện tiến trình đổi mới nền kinh tế,chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà Nước, Thành Phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương thì chinhánh NHTMCPCT Đà Nẵng là một trong những Ngân Hàng chuyên doanh có ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển của thành phố

Trang 21

NHTMCPCT Đà Nẵng hoạt động kinh doanh theo Luật các tổ chức tín dụng.Cũng như các Ngân Hàng chuyên doanh khác, nó có chức năng kinh doanh và quản

lý trực tiếp đồng Việt Nam và ngoại tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân Hàng đối với mọithành phần kinh tế

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách Nhà Nước, các quy định trong LuậtNgân Hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng

- Nhận vốn uỷ thác từ các chương trình tài trợ quốc gia, nhận tiền gửi thanh toán

và tiền tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của tổchức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi:

+ Mở tài khoản bằng VND và ngoại tệ

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn với các kỳ hạn đa dạng và nhiều hìnhthức tiết kiệm phong phú như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang…

- Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tínphiếu

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế về mậu dịch

và phi mậu dịch

- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối

- Nhận chuyển tiền thanh toán đến các ngân hàng thương mại trong toàn quốc qua

hệ thống viễn thông nhanh, an toàn, chính xác

- Cho vay và bão lãnh:

Trang 22

+ Cho vay ngắn, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ

+ Cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài + Cho vay trả góp

+ Cho vay tiêu dùng

+ Chiết khấu bộ chứng từ…

+ Bão lãnh: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhvay vốn, bảo lãnh giao nhận hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc…

- Dịch vụ thẻ ATM và Ngân Hàng điện tử

+ Phát hành, thanh toán thẻ ATM

+ Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard

+ Các giao dịch Ngân Hàng điện tử: Internet banking, Phone banking, Mobilebanking…

Và nhiều hoạt động khác: đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ thương mại,thẩm định dự án, thu chi hộ ngân quỹ, nhận giữ hộ tài sản quý, cho thuê két sắt…

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý tại Ngân Hàng Công thương chi nhánh Đà Nẵng

* Cơ cấu tổ chức:

Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ đến kết quả hoạt động kinhdoanh NHTMCPCT chi nhánh Đà Nẵng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Trang 23

nhằm quản lý tốt trong Ngân Hàng và hoạt động hiệu quả hơn Hiện nay, cơ cấu tổchức của NHTMCPCT chi nhánh Đà Nẵng có các phòng ban được sắp xếp theo sơ

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc và của các phòng ban

- Nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc

P Khách hàng

cá nhân

P Kiểm soátnội bộ

P Quản lý rủi

ro và nợ xấu

P.Tiền tệ khoquỹ

P.Thông tin điện toán

P Tổng hợpTiếp Thị

P Tổ chứchành chính

P Kế toán giaodịch

Trang 24

Ban giám đốc NHTMCPCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo quychế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.

+ Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHTMCPCTViệt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Trực tiếpchỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộphòng giao dịch quận Hải Châu, phòng thông tin điện toán

+ Phó giám đốc chi nhánh: Thay mặt giám đốc chỉ đạo, điều hành về mặt kinhdoanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửidân cư, kế toán hành chính Chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật

về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động củachi nhánh khi giám đốc ủy quyền

- Nhiệm vụ của các phòng ban:

+ Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ Ngân Hàng, thu –chi tiền của khách hàng

+ Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đốivới khách hàng là cá nhân

+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: thực hiện chức năng huy động vốn và chovay đối với khách hàng là doanh nghiệp

+ Các Phòng giao dịch: là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chức năng kinh doanh củaNgân Hàng như cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy quyềncủa Giám đốc chi nhánh

+ Phòng kế toán giao dịch: thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, mở vàquản lý tài khoản cho khách hàng

Trang 25

+ Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: thực hiện chức năng quản lý các rủi rotín dụng cho Ngân Hàng, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn

+ Phòng tổng hợp: tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh,xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụNgân Hàng

+ Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi nhánh,triển khai các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng

+ Phòng hành chính: thực hiện các chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh như mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, hộihọp, tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của Ngân Hàng

+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soáthoạt động của NHTMCPCT chi nhánh Đà Nẵng

2.1.5 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của NH Trong Những Năm Vừa qua

Trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động nặng nề từ cuộckhủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, sự tăng cao của giá cả, sự biếnđộng khó lường của thị trường vàng, ngoại tệ, sự tụt giảm của thị trường chứngkhoán, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp… đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa các Doanh nghiệp, của các NHTM nói chung, trong đó có NHTMCPCT – CN

ĐN

Mặt khác, sự biến động về cơ chế chính sách như: chính sách về vốn kinh doanh,

về cơ chế cho vay, lãi suất, chính sách ngoại tệ, đặc biệt là sự chạy đua lãi suất củacác NHTM, áp lực cạnh tranh trên địa bàn ngày càng diễn ra gay gắt không chỉ cácNHTM mà còn cạnh tranh trong nội bộ các NHTMCPCT với nhau Từ các nguyên

Trang 26

nhân đó, hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp rất nhiều bất lợi Liên tục trong 3

năm, lợi nhuận đều giảm Đặc biệt, năm 2009, Lợi nhuận giảm hơn 60 % so với năm

2008, đạt 46% kế hoạch TW giao Nguyên nhân do nguồn tiền gửi không kì hạn

Kho Bạc và Điện Lực III giảm 350 tỷ, nguồn huy động lãi suất cao chiếm tỷ trọng

bình quân trên 70 % trong khi lãi suất cho vay bị khống chế theo trần của NHNN

Song ngay từ đầu năm 2009, Ban lãnh đạo chi nhánh đã chủ động nắm bắt đối

phó có hiệu quả với diễn biến của tình hình, đề ra các giải pháp tích cực, chủ động,

như là: tập trung nguồn lực; tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, khuyễn mãi,

chăm sóc khách hàng; điều hành cơ chế lãi suất linh hoạt; tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiết bị hiện đại; đẩy mạnh công tác huy động vốn, chú trọng chất lượng tín

dụng; kinh doanh có hiệu quả và an toàn

Bảng 1: Kết quả tài chính của NH trong 3 năm: 2007 – 2009

Toán Trước Thuế

55.290 47.766 18.409 - 7.524 - 13,61 - 29.357 - 61,46

(Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân Hàng Công thương Đà Nẵng)

Kết quả cụ thể các mặt hoạt động như sau:

Trang 27

(Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân Hàng Công thương Đà Nẵng)

Kết quả huy động vốn năm 2008 giảm gần 300 tỷ đồng ( tương ứng gần 20%) so

với năm 2007 Kết quả phản ánh một năm kinh doanh đầy khó khăn và thử thách

của NHTMCPCT – ĐN trong sự khó khăn chung của cả nền kinh tế Tuy nhiên bằng

những nổ lực của toàn bộ nhân viên và những chính sách huy động vốn tích cực,

đúng hướng, đến năm 2009 nguồn vốn huy động đã tăng dần trở lại, hứa hẹn một kết

quả khả quan hơn trong năm 2010

b Kết Quả Hoạt Động Tín Dụng.

Trong công tác tín dụng NHTMCPCT chi nhánh Đà Nẵng đã thực hiện nhiều

biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay như chấm điểm, đánh giá và xếp hạng

khách hàng định kỳ, kiểm soát tốt rủi ro và nắm bắt thông tin thị trường Vì vậy chất

lượng tín dụng được đảm bảo hơn Hoạt động cho vay của Ngân Hàng chủ yếu tập

trung ở cho vay ngắn hạn, tuy nhiên trong năm 2009 hoạt động cho vay của Ngân

Hàng có phần giảm hơn so với năm 2008

Bảng 3: Doanh số cho vay từ năm 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng

Trang 28

TỷtrọngTổng doanh số cho vay 1.780.428 100% 1.644.588 100% 1.457.000 100%

2007 đến năm 2009 Nguyên nhân chính là do doanh số cho vay trung dài hạn tăngdần qua các năm Doanh số thu nợ cũng sẽ giảm đi, do các khoản vay trung dài hạnthì có thời hạn thu hồi chậm hơn so với khoản nợ ngắn hạn Sau đây là tình hình thu

nợ từ năm 2007 đến năm 2009:

Bảng 4: Doanh số thu nợ từ năm 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồngChỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọngTổng doanh số thu nợ 1.522.572 100% 1.716.895 100% 1.574.257 100%Ngắn hạn 1.489.479 97,83% 1.706.899 99,42% 1.545.803 98,19%

(Nguồn từ phòng tổng hợp Ngân Hàng Công thương Đà Nẵng)

Tình hình thu nợ của Ngân Hàng cũng tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn, đây lànguồn thu chủ yếu của Ngân Hàng về tuyệt đối doanh số cho vay ngắn hạn của năm

2009 giảm so với năm 2008 nên doanh số thu nợ cũng giảm theo nhưng cả hai nămdoanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng so với năm 2007 Về tương đốidoanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 cao nhất là vì ở năm này hoạt động cho vaytrung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất Đó cũng là lý do mà doanh số thu nợ năm

2007 chiếm tỷ trọng tương đối cao

Trang 29

Tuy hoạt động cho vay và thu nợ đạt được kết quả tốt nhưng dư nợ xấu vẫn ngàycàng tăng

Bảng 5: Bảng dư nợ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng năm 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng

2.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VIETINBANK – ĐN

2.2.1 Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại VietinBank – ĐN

Sơ đồ 2: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại VietinBank – ĐN

Phó phòng Phụ TráchMảng Kế Toán Ngoại Tệ

Trang 30

Chú thích: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

- Bộ phận chuyển tiền bù trừ và liên Ngân Hàng trực tiếp nhận lệnh chi, UNT,UNC, lệnh chuyển tiền từ khách hàng hoặc các chi nhánh của Ngân HàngCông Thương qua hệ thống phần mềm máy tính Thực hiện các giao dịchnhư thanh toán điện tử liên Ngân Hàng, thanh toán bù trừ, mở TK tạiNHNN…

- Bộ phận phụ trách tiền gửi TK và thẻ : nhận tiền gửi tiết kiệm của kháchhàng, tư vấn về mở TK và thanh toán qua thẻ ATM

- Bộ phận kế toán ngoại tệ thực hiện các giao dịch liên quan tới ngoại tệ , như:thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế Chitrả kiều hối (Western Union,…)

2.2.2 Tổ Chức Vận Dụng Chế Độ Chứng Từ - Tài Khoản tại NHTMCPCT –

CN ĐN

Tất cả các chứng từ thanh toán của chủ thể đều được lập trên mẫu in sẵn củaNgân Hàng in và nhượng bán Các chứng từ đó phải được lập đầy đủ các liên, viếthoặc in rõ ràng, không được tẩy xóa và nộp vào Ngân Hàng theo đúng quy định

Trang 31

Ngân Hàng được từ chối thanh toán khi chủ thể vi phạm những quy định về thanhtoán hiện hành.

Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân Hàng tuân thủ theo Quyết định479/1997/QĐ-NHNN ngày 29/4/1997 Từ năm 2005, Ngân Hàng Công Thươngtriển khai chương trình hiện đại hóa Ngân Hàng (INCAS), hệ thống tài khoản cũngđược thay đổi cho phù hợp, áp dụng theo Quyết định 1146/2005/QĐ-NHNN banhành ngày 5/6/2005

2.2.3 Tổ Chức Vận Dụng Hình Thức Ghi Sổ Kế Toán

Hiện nay Ngân Hàng Công Thương – CN Đà Nẵng sử dụng hình thức kế toánmáy , ứng dụng phần mềm BDS ( Branch Delivery System) của tập đoàn Silverlake– Malaysia , lập trình theo hình thức Nhật ký chứng từ

Sơ đồ 3: sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

:In sổ, báo cáo cuối ngày, cuối tháng…

: Đối chiếu, kiểm tra BDS là một phần mềm có hệ thống hiện đại, linh hoạt và tích hợp, có thể đáp ứngcác yêu cầu của Ngân Hàng ở mức chi nhánh cũng như mức trụ sở chính, đáp ứngcác yêu cầu trực tuyến và môi trường xử lý tức thời Mức độ tích hợp cao trong một

hệ thống có thiết kế nhấn mạnh vào xử lý thông suốt, và tính linh hoạt của các thông

Trang 32

số sẽ giúp cho hệ thống hoạt động chính xác và theo sát các thông lệ và các yêu cầunghiệp vụ của Ngân Hàng.

2.2.4 Các Chế Độ Sổ Sách Kế Toán Đang Được Áp Dụng Tại Ngân Hàng.

- Đơn vị tiền tệ: Tùy theo từng nghiệp vụ cụ thể mà Ngân Hàng hạch toán theonhững đơn vị tiền tệ riêng Hiện tại NH áp dụng hơn 20 đơn vị tiền tệ khác nhau

- Năm tài chính: bắt đầu từ ngày 01/01/X và kết thúc vào ngày 31/12/X

- Chế độ báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính tại Ngân Hàng tuân thủ theo Quyếtđịnh số 16/1997QĐ-NHNN ngày 18/04/1997 của Thống đốc NHNN bao gồm: Bảngcân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

và Thuyết minh báo cáo tài chính

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI NH VIETINBANK – ĐN.

2.3.1 Kế Toán Thanh Toán Bù trừ Tại NH Vietinbank Đà Nẵng

2.3.1.1 Tài Khoản Và Chứng Từ Sử Dụng

a Tài Khoản

- TTBT của Ngân Hàng thành viên: 531003001

- Tiền gửi tại Ngân Hàng chủ trì( NHNN): 111101002

- TM đang chuyển: 101104001

- Điều chuyển vốn TT khác hệ thống trụ sở chính 531109000

- Điều chuyển vốn trụ sở chính 531101000

- Điều vốn về TW 531109480(999)

- Các khoản trung gian IBPS: 511005007

- Chuyển tiền phải trả 461001001

- Chi dịch vụ thanh toán( Tk thu phí bù trừ ) 821002001

- Thu dịch vụ thu hộ, chi hộ 731601002

- Thuế VAT đầu ra 462101001

Trang 33

- Tk thích hợp của đơn vị chuyển: Tài Khoản Tiền Gửi Của KH

b Chứng từ sử dụng trong TTBT.

- chứng từ gốc: lệnh chi, lệnh chuyển có, lệnh chuyển tiền đến, phiếu hạch toán,giấy rút dự toán ngân sách, ủy nhiệm chi, điện tra soát yêu cầu, tờ trình về việc điềuchuyển nộp tiền mặt, phiếu chi, đề nghị điều chuyển quỹ, giấy nộp tiền, bảng kê cácloại tiền, giấy đề nghị tiếp vốn, lệnh điều hòa vốn

- Các chứng từ làm căn cứ để hạch toán và TK TTBT

+ Bảng kê chứng từ TTBT - mẫu số 12

+ Bảng kê chứng từ TTBT - mẫu số 14

+ Bảng kê tổng hợp kết quả TTBT - mẫu số 15

+ Bảng kiểm tra KQ TTBT – mẫu số 16

2.3.1.2 Danh Sách Các Ngân Hàng Cùng Tham Gia TTBT tại NHNN Trên Địa Bàn Đà Nẵng

- NH Đầu Tư & Phát Triển TP Đà Nẵng

- NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN ĐN

NHTMCPCT ĐN tham gia thanh toán với tất cả các ngân hàng này Trong đó,

Có 2 Đơn vị thường xuyên thực hiện TTBT là: NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam– CN ĐN và Kho Bạc Nhà Nước - ĐN Còn Các NH khác chủ yếu tham gia hệthống CITAD – điện tử liên Ngân Hàng

Trang 34

- OL1: BT DI – Ghi CÓ TK TTBT - D

- OL2: CT DI = TK TG tại NH # - D

- OL3: C/ Tiền INCAS – INCAS – D

- OL4: DI IBPS ( CITAD) – D

- OL5: DI NONINCAS = NTE – D

- OL6: BT DI – Ghi NỢ TK TTBT – D

- OL7: DI INCAS – BT – D

- OL8: OW/ INCAS IBT IBPS – D

Trong đó 2 sản phẩm sử dụng trong TTBT là: OL1 và OL7 ( OL7 là sản phẩmtrực tiếp – phần mềm tự động hạch toán ghi CÓ cho TK TTBT, OL1 là sản phẩmgián tiếp – KT phải nhập dữ liệu lại để hạch toán ghi CÓ TK TTBT

2.3.1.4 Phương Pháp Hạch Toán Các Nghiệp Vụ Trong TTBT.

a Bù trừ Đi: Khách Hàng Chuyển Tiền Cho Đơn Vị Hưởng Có TK Ở NH Khác

Hệ Thống Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng

 Trường hợp KH – người chuyển tiền mở Tài khoản tại

NHTMCPCTĐN

Các công việc thực hiện như sau:

- Khi KH có nhu cầu chi tiền để thanh toán, KH điền đầy đủ các thông tin vàomẫu LỆNH CHI

- Giao Dịch Viên vào màn hình BDS 7053 – chọn sản phẩm OL1 và nhậpnhững thông tin cần thiết

- Đưa chứng từ cho Kiểm Soát Viên duyệt

- Khi duyệt xong, GDV in phiếu hạch toán

- Lệnh Chi gồm 4 liên 1 liên giao cho khách hàng, 2 liên chuyển cho kế toán

bù trừ để đi TTBT, liên còn lại cuối ngày lưu cùng với phiếu hạch toán

Ví dụ : Vào ngày 26 / 03 / 2010, DNTN Đặng Phước Hoàng – Là DN có mở TK tại

NHTMCPCT – ĐN, đến chuyển tiền cho Cty TNHH SX & TM Chánh Nguyên có

TK ở NH Ngoại Thương VN – CN ĐN với số tiền 20.000.000 đ để trả tiền sắt

Trang 35

Mẫu Lệnh Chi có đầy đủ thông tin như sau:

LỆNH CHI Số:… Ngày 26/03/2010

Tên đơn vị trả tiền : DNTN ĐẶNG PHƯỚC HOÀNG

Tài Khoản Nợ : 102010000674441

Tại Ngân Hàng : Công Thương CN Đà Nẵng

Số Tiền Bằng Chữ : hai mươi triệu đồng chẳn

Tên đơn vị nhận tiền : Cty TNHH sản xuất và thương mại HỒNG LONG

Tài Khoản có : 0041000567289

Tại Ngân Hàng : TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Đà Nẵng

Nội dung : Trả tiền Sắt

Ngày Hạch Toán: 26 / 03 / 2010

Đơn vị trả tiền

Kế toán Chủ tài khoản Giao dịch viên Kiểm soát viên

- Khách hàng chuyển tiền cho đối tác có TK ở NH khác hệ thống nên NHTMCPCT

có thu phí ( 0,05% / tổng số tiền gửi)

Phần mềm tự động tạo bút toán

NỢ : TK Tiền Gửi KH - 102010000674441 20.011.000

CÓ: TK TTBT 531003001 20.000.000 CÓ: TK Thu DV Thu hộ, Chi Hộ 731601002 10.000 CÓ: TK Thuế VAT Đầu Ra 462101001 1.000

Mẫu phiếu hạch toán:

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Số CT………… Liên 1 / copy 1

Số tiền bằng số 20.000.000

Trang 36

Document No Chứng từ hạch toán

PHIẾU HẠCH TOÁN ACCOUNT TRASFER SLIP Ngày / DATE

26/03/2010

102010000674441

Có / Credit

Tổng số tiền bằng chữ / Total account in words: VND hai mươi triệu đồng

Giao Dịch Viên Kiểm Soát Viên Người Phê Duyệt

 Trường Hợp Khách Hàng – người chuyển tiền mở TK ở chi nhánh

NHTMCPCT Khác.

 Nếu Lệnh chuyển tiền gửi đến là sản phẩm OL7

Theo quy định của NHTMCPCTVN thì trước 12h30 sẽ cho các Chi Nhánh sử dụng sản phẩm OL7 – Qua phần mềm, máy tính tự động ghi CÓ cho TK TTBT, Kế toán bù trừ không cần nhập liệu, chỉ in lệnh chuyển tiền cho kiểm soát viên duyệt Các công việc thực hiện như sau:

- KH có nhu cầu chuyển tiền sẽ tới NH gửi lệnh( NH trong cùng hệ thống) làmcác thủ tục

- Chi Nhánh NH gửi lệnh sau khi nhập dữ liệu vào máy sẽ chuyển choNHTMCPCT – ĐN thông qua mạng máy tính kết nối trong cùng hệ thống

Trang 37

- Nhận được điện gửi, Kế toán bù trừ sẽ vào MH 50203 in các lệnh chuyển tiền(3 liên)

- Chuyển Lệnh chuyển tiền cho kiểm soát viên duyệt

- 2 liên lệnh chuyển tiền đưa đi BT, liên còn lại lưu cuối ngày

Ví dụ: ngày 10 / 3 / 2010, Cảng Hàng Không Liên Khương mở tài khoản tại

NHTMCP CT VN – CN Lâm Đồng Đại diện của đơn vị đến chi nhánh này chuyểntiền bán vé máy bay cho Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam mở TK tạiNHTMCPNT VN – CN ĐN Số tiền 600.511.285 đ

- Kế toán bù trừ in Lệnh chuyển tiền( ở trang sau)

Trang 38

Chi Nhanh: 00480 CN DA NANG – NHTMCP CONG THUONG VIET NAM Ngay : 9/03/10

Thoi gian in: 17: 21: 02

LENH CHUYEN TIEN DEN

So Chuyen Tien : 620210031000009

Ngay giao dich : 10/03/10 8:01:54

Tinh trang : BE CLS

Ngay tinh trang : 10/03/10

Ma san pham : OL7 DI INCAS – BU TRU

Ngan Hang Gui Lenh : 00480 CN DA NANG - NHTMCP CONG THUONG VN Ngan Hang Nhan Lenh : 48203001- NHTMCP NGOAI THUONG VN - DN

Ngan Hang Ra Lenh : 00620 CN LAM DONG - NHTMCP CONG THUONG VN Ten Nguoi Chuyen : CANG HANG KHONG LIEN KHUONG

 Nếu Lệnh chuyển tiền gửi đến là sản phẩm OL3

Các lệnh chuyển tiền không kịp thời gian để đi theo sản phẩm OL7 ở trên thì sẽ

đi OL3 nhưng sẽ được đi Bù Trừ vào ngày tiếp theo Các công việc thực hiện nhưsau:

Trang 39

- Nhận được điện gửi , Kế toán Bù Trừ in các lệnh chuyển tiền (3 liên)

- Kế toán bù trừ vào màn hình BDS 7053 , chọn sản phẩm OL1 nhập nhữngthông tin cần thiết ( số tiền, Ngân Hàng nhận, người chuyển, người nhận, số

TK người nhận, nội dung)

- Đưa chứng từ cho kiểm soát viên duyệt

- Sau khi duyệt xong, vào màn hình BDS 212 in phiếu hạch toán

- Lệnh chuyển tiền gồm 3 liên, trong đó 2 liên đi bù trừ, liên còn lại cuối ngàylưu cùng phiếu hạch toán

Ví dụ : Chiều ngày 30 / 03/ 2010, Nguyễn Phương Thùy đến CN Đông Anh chuyển

tiền cho Nguyễn Thị Thu mở TK tại NHTMCP Ngoại Thương VN – ĐN Số tiền :3.000.000 đ Đầu giờ làm việc ngày 31 /3 / 2010, KT bù trừ in lệnh chuyển tiềngồm 3 liên (trang sau)

- Sau khi nhập liệu, phần mềm tự động tạo bút toán

- NỢ : TK trung gian cho IBPS 511005007 3.000.000

CÓ : TK TTBT của NH thành viên 531003001 3.000.000

Mẫu Lệnh Chuyển Tiền:

VIETINBANK BRANCH: 00480

Trang 40

NGAN HANG CONG THUONG VIET NAM

Chi Nhanh: 00480 CN DA NANG – NHTMCP CONG THUONG VIET NAM

Ngay : 30/03/10

Thoi gian in: 16: 26: 39

LENH CHUYEN TIEN DEN

So Chuyen Tien : 144210033100024

Ngay giao dich : 31/03/10 9:40:14

Tinh trang : BE CLS

Ngay tinh trang : 31/03/10

Ma san pham : OL3

Ngan Hang Gui Lenh : 00480 CN DA NANG - NHTMCP CONG THUONG VN

Ngan Hang Nhan Lenh : 48203001- NHTMCP NGOAI THUONG VN - DN

Ngan Hang Ra Lenh : 00144 CN DONG ANH - NHTMCP CONG THUONG VN

Ten Nguoi Chuyen : NGUYEN PHUONG THUY

Tai Khoan : 101010001621768

Dia Chi : NH CONG THUONG DONG ANH

Nguoi Thu Huong : NGUYEN THI THU

Tai Khoan Nguoi Huong: 0041000260699

Loai Tien Te : VND

So Tien : 3,000,000.00

So Tien Bang Chu : Ba trieu Đong chan.

Noi dung : CHUYEN TIEN DAT COC THUE PHONG 30 / 4

Giao Dich Vien Kiem Soat Vien

-Kế toán bù trừ in phiếu hạch toán:

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngày đăng: 25/11/2014, 11:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng Công Thương – Đà Nẵng - KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân Hàng Công Thương – Đà Nẵng (Trang 23)
Bảng 4: Doanh số thu nợ từ năm 2007 – 2009 - KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Bảng 4 Doanh số thu nợ từ năm 2007 – 2009 (Trang 28)
Bảng 5: Bảng dư nợ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng năm 2007 – 2009                                                                                                        ĐVT: Triệu đồng - KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Bảng 5 Bảng dư nợ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng năm 2007 – 2009 ĐVT: Triệu đồng (Trang 29)
Sơ đồ 3: sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Sơ đồ 3 sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy (Trang 31)
Bảng kê mẫu : 14 - KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Bảng k ê mẫu : 14 (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w