Các nhóm nợ cho vay tiêu dùng (chất lượng cho vay tiêu dùng)

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank Thăng Long (Trang 62)

Cũng như hoạt động tín dụng nói chung thì hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng cũng có rủi ro tín dụng (rủi ro phát sinh khi không thu hồi được gốc và lãi vay). Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng thì ngân hàng thường xem xét tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp,chính là việc phân loại nợ và xem xét nợ xấu của cho vay tiêu dùng ( nợ nhóm 3,4,5 ).

Chỉ tiêu nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại Agribank Thăng Long là 1%, tức là dư nợ của các món nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh là 1%. Nó thể hiện chất lượng của các khoản vay tiêu dùng.

Bảng 2.8 : Bảng tỷ trọng nhóm nợ của cho vay tiêu dùng tại Agribank Thăng Long

Đơn vị : tỷ đồng

Nhóm nợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nhóm 1 48.99 97.11% 64.34 98.34% 79.18 98.92%

Nhóm 2 1.10 2.18% 0.449 0.68% 0.14 0.18%

Nợ xấu (3,4,5) 0.36 0.71% 0.641 0.98% 0.720 0.90%

Tổng dư nợ CVTD 50.45 100% 65.43 100% 80.04 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay Hộ sản xuất và cá nhân năm 2008 - 2010 tại Agribank Thăng Long)

Dựa vào bảng trên, so sánh với mục tiêu nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ở mức 1% của chi nhánh trong những năm qua, ta có thế thấy tỷ trọng nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng luôn ở mức an toàn và thấp hơn rất nhiều so với các hoạt động cho vay khác. Trong các năm tỷ lệ nợ nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm hơn 95% trên tổng dư nợ của cho vay tiêu dùng. Điều đó thể hiện chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng (vốn có đặc tính rất rủi ro ) ở chi nhánh là rất tốt. Nguyên nhân ở đây là do những khách hàng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh thường là khách quen có qua hệ tín dụng với ngân hàng từ trước hoặc ngân hàng nắm rõ thông tin, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của họ. Bên cạnh đó là tính cẩn thận của các cán bộ ngân hàng trong công việc nên các khoản vay được đánh giá khá chặt chẽ rồi mới đưa ra quyết định cho vay hay không. Để

2.2.4.5.Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Cũng như các hoạt động cho vay khác, cho vay tiêu dùng cũn đem lại thu nhập cho Chi nhánh bằng việc thu lãi của các khoản vay này.

Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu nhập cho vay tiêu dùng 3.56 3.15 3.67

Tỷ trọng so với tổng thu nhập

hoạt động cho vay 1.86% 3.28% 2.98%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay Hộ sản xuất và cá nhân năm 2008 - 2010 tại Agribank Thăng Long)

Dựa vào bảng thu nhập cho vay tiêu dùng, ta có thể thấy tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động này mang lại là rất lớn trong hai năm gần đây. Năm 2008, thị trường Bất động sản tăng trưởng nóng, nhu cầu vay mua nhà vốn chiểm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh là rất lớn. Việc vay mua nhà sau đó bán để kiếm chênh lệch là tình trạng phổ biến, do đó việc trả nợ của khách hàng cho chi nhánh diễn ra rất thuận lợi. Sang năm 2009, thị trường bất động sản có phần chìm lắng nên tổng thu có phần giảm so với 2008, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Đến năm 2010 thị trường bất động sản phục hồi và bước đầu đi vào ổn định thì thu nhập từ cho vay tiêu dùng cũng tăng lên.

2.2.4.6. Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh cũng như của hệ thống Agribank không thay đổi trong 3 năm vừa qua. Không có thêm sản phẩm mới nào ra đời. Sản phẩm cho vay tiêu dùng của Agibank Thăng Long vẫn chỉ có những sản phẩm như : Cho vay mua phương tiện đi lại, cho vay đi du học, cho vay mua nhà, cho vay sửa

nhà... đây không những là các sản phẩm truyền thống thực sự những chúng đềucó tại các Ngân hàng khác, hơn thế nữa chưa có sự khác biệt về giá trị hay hình thức của sản phẩm với các ngân hàng khác để thu hút hấp dẫn khách hàng.

2.2.4.7. Trích lập dự phòng cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như hoạt động tín dụng đều hàm chứa những rủi ro không thể lường trước được. Vì vây, để giảm thiểu bớt thiệt hai khi gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn ngân hàng phải trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng theo quyết định 493/QĐ – NHNN và quyết định18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi 493. Theo đó, Agibank Thăng Long cũng trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định. Dự phòng của cho vay tiêu dùng là tổng của dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Đối với dự phòng chung tính 0.75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến 4, dự phòng cụ thể tùy từng nhóm nợ mà trích lập (nhóm 1- 0%, nhóm 2- 5%, nhóm 3- 20%, nhóm 4 – 50%, nhóm 5- 100%).

Bảng 2.10 : Trích lập và sử dụng dự phòng cho vay tiêu dùng tại Agribank Thăng Long Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 09/08 (%) 10/09 (%) Dự phòng trích lập 0.528 0.645 0.789 29.55 22.5 Số dự phòng đã sử dụng 0.058 0.077 0.091 32.75 18 Số dự phòng hoàn nhập 0.47 0.568 0.698 20.85 22.89

(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay Hộ gia đình và Cá nhân năm 2008- 2010 của Agribank Thăng Long)

Việc trích lập dự phòng của Agribank Thăng Long luôn theo như các quy định của NHNN và các cơ quan có liên quan ban hành. Vì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ nên việc sử dụng dự phòng cũng không mấy đang kể.

2.2.4.8. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu dư nợ của cho vay tiêu dùng có thể phân theo các tiêu chí sau : - Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm.

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Cho vay mua sắm, sửa

chữa nhà 35.13 69.64% 49.80 76.21% 60.19 75.2%

Cho vay mua phương

tiện đi lại 9.70 19.23% 11.33 17.34% 14.40 18.0%

Cho vay du học, XKLĐ 2.92 5.78% 3.86 5.90% 3.12 3.9%

Cho vay khác 2.7 5.35% 3.5 5.5% 2.33 2.9%

Tổng dư nợ cho vay tiêu

dùng 50.45 100% 65.34 100% 80.04 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay Hộ sản xuất và Cá nhân năm 2008- 2010 tại Agribank Thăng Long)

Trong các hình thức cho vay tiêu dùng thì nhu cầu vay vốn để mua sắm, xây dựng sửa chữa nhà ở luôn chiếm số lượng cao nhất. Trong 2 năm gần đây, hình thức này luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Điều này có thể dễ hiểu do nhu cầu nhà ở tại thủ đô là rất lớn, các khu đô thị được xây dựng

ngày một nhiều hơn, dẫn đến nguồn cung bất động sản khá dồi dào, hơn thế giá bất động sản, vật liệu xây dựng cũng tăng nhanh trong mấy năm gần đây khiến cho giá trị các khoản vay cũng lớn hơn. Tiếp theo đó là dư nợ cho vay mua phương tiện đi lại, khi đời sống ngày càng được nâng cao và đối tượng của những khoản cho vay này thường là những người có thu nhập cao nên nhu cầu của họ ngày càng tăng và giá trị các khoản vay ngày càng lớn. Các hình thức cho vay còn trong đó có cho vay du học và xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng nhỏ vì các gia đình có người thân đi lao động ở nước ngoài thường là những gia đình có kinh tế không ổn định và còn những gia đình có mong muốn đi du học hầu hết là các gia đình khá giả, họ có thể tự trang trải được chi phí mà không cần phải vay vốn.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, sự mất cân đối, không đồng đều và chưa hợp lý trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm dịch vụ. Các hình thức cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động là những khoản cho vay có tiềm năng thu được lợi nhuận lớn nhưng chưa được ngân hàng quan tâm phát triển.

- Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay.

Theo như bảng cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm thì cho vay tiêu dùng của chi nhánh tài trợ cho các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 78% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Do các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh chủ yếu là cho vay mua sửa chữa nhà và mua phương tiện đi lại mà các khoản vay này thường có thời hạn từ 3 năm trở lên, còn các khoản vay ngắn hạn thường là các khoản vay tín chấp cho cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước vay với số lượng nhỏ và họ thường có thể trả ngay khi đến tháng lương.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank Thăng Long (Trang 62)