Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng và khả năng của mình. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ nắm được thông tin về chi phí sản xuất và giá thành của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm , dịch vụ cũng như kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó, tìm cách cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả, tiết kiệm chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công ty cổ phần tư vấn và xây lắp Vinh Thăng là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với chức năng chính là thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng.. bên cạnh đó công ty còn thực hiện tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự toán công trình xây dựng, tư vấn thiết kế, thẩm tra thiết kế kĩ thuật dự toán công trình điện, trạm biến áp và đường dây dưới 35 kv . Bởi vậy, chi phí phát sinh tại công ty là khá đa dạng và phức tạp. Với đặc điểm này, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa thực sự quan trọng và cấp thiết đối với công ty.
Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển, tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh lại càng khốc liệt. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được đòi hỏi phải luôn không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Làm được như vậy doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Để tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý đòi hỏi các nhà quản trị phải có thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình tài chính của đơn vị một cách chính xác, kịp thời và đáng tin cậy. Trong công tác kế toán của doanh nghiệp thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở thành công tác trọng tâm. Chi phí sản xuất là thước đo trình độ công nghệ và trình độ quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng và khả năng của mình. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ nắm được thông tin về chi phí sản xuất và giá thành của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm , dịch vụ cũng như kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó, tìm cách cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả, tiết kiệm chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công ty cổ phần tư vấn và xây lắp Vinh Thăng là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với chức năng chính là thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng bên cạnh đó công ty còn thực hiện tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự toán công trình xây dựng, tư vấn thiết kế, thẩm tra thiết kế kĩ thuật- dự toán công trình điện, trạm biến áp và đường dây dưới 35 kv . Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 1 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân Bởi vậy, chi phí phát sinh tại công ty là khá đa dạng và phức tạp. Với đặc điểm này, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa thực sự quan trọng và cấp thiết đối với công ty. Nhận thức được điều này, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn và xây lắp Vinh Thăng” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Thứ hai, tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần tư vấn và xây lắp Vinh Thăng. Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn đã tìm hiểu được tiến hành đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn và xây lắp Vinh Thăng. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong phạm vi của khóa luận này, đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần TV&XL Vinh Thăng. Tuy nhiên, tôi chỉ tập trung tìm hiểu và đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình “ Cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện hạ thế xã Nghi Liên – huyện Nghi Lộc”. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về nội dung: Tìm hiểu và đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình: “cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện hạ thế xã Nghi Liên – Huyện Nghi Lộc”. Về thời gian: Từ ngày 18 tháng 1 năm 2010 đến ngày 8 tháng 5 năm 2010. Về không gian: Công ty cổ phần tư vấn và xây lắp Vinh Thăng, số 71B đường Nguyễn Văn Cừ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 2 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu và tổng hợp những lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ các sách và tài liệu về kế toán. Phương pháp phỏng vấn và quan sát Đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực tập. Bởi việc học hỏi thông qua phỏng vấn và quan sát sẽ giúp tôi nắm bắt nhanh tình hình thực tế tại doanh nghiệp và từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xử lý dữ liệu. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Được sử dụng trong đề tài khi nghiên cứu về thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nghiên cứu tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua ba năm, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm. Phương pháp kế toán - Phương pháp chứng từ - Phương pháp tài khoản và ghi đối ứng - Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán - Phương pháp tính giá Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 3 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành 1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của chi phí Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao các loại chi phí nguyên vật liệu, chi phí hao mòn tài sản cố định và các chi phí khác để tổ chức, quản lý và điều hành để sản xuất ra sản phẩm theo phương án kinh doanh đã được xác định trước. Trong quá trình sản xuất, ba yếu tố đầu vào gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động sẽ phối hợp với nhau tạo thành sản phẩm. Trên phương diện này chi phí được hiểu là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; Hoặc là những phí tổn về về nguồn lực, tài sản cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, chi phí được tài trợ bởi vốn kinh doanh và được bù đắp thông qua thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc và góc độ nhìn nhận chi phí trên những phương diện khác nhau: Trong kế toán tài chính, chi phí được nhận thức như những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Nó được định lượng bằng một lượng tiền chi ra, một mức giảm sút tài sản, một khoản nợ dịch vụ… những khoản phí tổn làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng không phải phân chia vốn hoặc hoàn trả vốn cho cổ đông. Như vậy, trong lĩnh vực kế toán tài chính chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và thường phải đảm bảo bởi những chứng từ nhất định chứng minh là những phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí nhận thức theo phương diện thông tin ra quyết định. Chi phí có thể là những phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 4 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện kiểm tra, ra quyết định; Chi phí có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tốn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh. Chi phí sản xuất trong các đơn vị xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa tính cho khối lượng sản phẩm có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Hao phí lao động sống đó là chi phí tiền lương, các khoản trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ. Hao phí lao động vật hóa là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định… Trong quản lý chi phí, nếu hiểu được tầm quan trọng của mỗi loại chi phí trong việc cấu thành sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp có các kế hoạch tăng thêm các chi phí cần thiết và cắt bỏ các chi phí không cần thiết… nhằm hạ giá thành sản phẩm. Do vậy phân loại chi phí là một vấn đề đáng quan tâm. 1.1.1.2 Phân loại chi phí Phân loại chi phí là cách sắp xếp chi phí theo các tiêu thức khác nhau nhằm quản lý tốt các chi phí, bảo đảm hiệu quả kinh doanh tối đa có thể. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí được phân loại theo các tiêu thức sau: Phân loại theo yếu tố chi phí Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có cùng tính chất kinh tế sẽ được sắp xếp chung vào một yếu tố chi phí ( không kể chi phí đó phát sinh ở đâu, kết cấu sản phẩm như thế nào). Bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ. + Chi phí nguyên vật liệu: Gạch, cát, xi măng, sắt thép + Chi phí công cụ, dụng cụ nhỏ như: Cuốc, xẻng, cofa, tời… - Chi phí nhân công bao gồm: Bao gồm toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công… - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí chi phí khấu hao mà doanh nghiệp đã trích dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 5 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm về các chi phí nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như: Điện nước, điện thoại, dịch vụ khác. - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh không thuộc các yếu tố trên: Như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, thuê quảng cáo… Phân loại theo công dụng kinh tế - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công ( Kể cả nhân viên vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp, công nhân chuẩn bị thi công và chi phí thu dọn hiện trường ), không bao gồm chi phí cho nhân công điều khiển máy thi công. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí cho các máy thi công, nhân công điều khiển máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Chi phí máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời + Chi phí thường xuyên: Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công bao gồm : Chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy…; chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài khác ( chi phí sửa chữa nhỏ máy thi công, điện nước, bảo hiểm xe máy…); chi phí khác bằng tiền. + Chi phí tạm thời: Chi phí tạm thời cho hoạt động của máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công ( đại tu, trung tu ) không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công; chi phí tạm thời cho máy thi công ( lều, lán, đường ray chạy máy…) - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ sản xuất xây lắp, những chi phí có tính chất dùng cho hoạt động xây lắp gắn liền với khối lượng công trình cụ thể, chi phí sản xuất của đội. Bao gồm lương nhân viên quản lý phân xưởng, đội xây dựng; khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 6 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp thuộc danh sách lao động của doanh nghiệp và nhân viên quản lý đội; khấu hao tài sản dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thi công một công trình, hạng mục công trình nhất định. Bao gồm nguyên vật liệu xây dựng, chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất, khấu hao máy móc, thiết bị thi công. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến việc thi công nhiều công trình, hạng mục công trình. Bao gồm chi phí quản lý ở đội, tổ sản xuất, các chi phí sản xuất chung… Khi các chi phí này phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo một tiêu thức hợp lý Ngoài ra còn có các cách phân loại chi phí khác, tùy theo mục đích của công việc quản lý mà người ta phân loại theo các tiêu thức phù hợp. 1.1.2 Tổng quan về giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm về giá thành Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính chất khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành kinh tế kĩ thuật của mỗi ngành sản xuất kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục chi phí khác nhau. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khác thì giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán. Còn đối với các doanh nghiệp xây lắp, do đặc thù của ngành nên sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp khi hoàn thành đều có một giá thành riêng. Giá bán sản phẩm xây lắp có ngay trước khi thi công công trình, vì thế giá thành thực tế của công trình quyết định đến lãi, lỗ của doanh nghiệp. Trong ngành xây lắp, giá thành sản xuất bao gồm các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 7 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân 1.1.2.2 Chức năng của giá thành a, Là thước đo bù đắp chi phí Giá thành sản phẩm là biểu hiện toàn bộ hao phí vật chất và lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí này được bù đắp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo nhu cầu tái sản xuất. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định đầy đủ, doanh nghiệp có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra theo yêu cầu kinh doanh. Một doanh nghiệp được xem là hoạt động có hiệu quả khi nó bù đắp được chi phí và có lãi. b, Chức năng lập giá Giá bán được hình thành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm đó. Khi xây dựng giá bán thì yêu cầu đầu tiên là giá bán phải có khả năng bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất trong tương lai. Các nhà quản trị căn cứ vào giá thành sản phẩm và lợi nhuận mục tiêu để từ đó định ra giá sát phù hợp với thị trường. 1.1.2.3 Phân loại giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp có các loại giá thành sau: - Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức, quy định của nhà nước và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán Giá trị dự toán Thu nhập của công trình = của công trình - chịu thuế (hạng mục công trình ) ( hạng mục công trình) tính trước - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực thi công công trình của từng doanh nghiệp xây lắp cụ thể. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán - Giá thành thực tế: Là tổng chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng, bàn giao khối lượng công trình mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản thiệt hại trong thi công xây dựng công trình, các khoản bội chi, lãng phí về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình xây lắp và quản lý doanh nghiệp được phép tính vào giá thành. Nếu phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí thì giá thành có hai loại: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 8 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân - Giá thành sản xuất: Là toàn bộ hao phí để hoàn thành khối lượng xây lắp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho công trình, hạng mục công trình. - Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ hao phí để hoàn thành và bàn giao sản phẩm xây lắp vào sử dụng, nó bao gồm: giá thành sản xuất và hai khoản chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình. Đây là hai giai đoạn liên hoàn kế tiếp nhau của một quá trình. Chi phí sản xuất và giá thành đều bao hàm các hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra sản phẩm. Giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở là chi phí sản xuất đã được tập hợp và số lượng sản phẩm hoàn thành. Khi nghiên cứu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn đi đôi với nhau. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những sự khác biệt nhất định: - Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ mà không tính đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm lại tổng hợp chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hoặc công trình, hạng mục công trình đã được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. - Chi phí sản xuất chỉ tính cho một tháng, một quý, năm còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang, chi phí sản xuất của kỳ này và chi phí sản xuất của kỳ này chuyển sang kỳ sau. - Chi phí sản xuất không gắn liền với số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành. Ngược lại, giá thành sản phẩm gắn liền với số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện thông qua công thức sau: Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX điều chỉnh sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang - giảm giá hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 9 Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: N.G.Ư.T Phan Đình Ngân 1.1.4 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí ( phân xưởng, đội sản xuất, quy trình sản xuất….) và nơi chịu chi phí ( công trình, hạng mục công trình…). Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc hết sức quan trọng mà các nhà quản lý quan tâm vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tính đúng, tính đủ chi phí và tính chính xác giá thành sản phẩm sau này, góp phần làm cho công tác quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế của doanh nghiệp khoa học và hợp lý. Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ trong doanh nghiệp xây lắp nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở đây cũng khác với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Như đã nói ở trên, sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp, sản phẩm mang tinh chất đơn chiếc lại có giá trị lớn, thường trải qua nhiều giai đoạn thi công. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình, cũng có thể là đơn đặt hàng, từng giai đoạn công nghệ, từng giai đoạn công việc. 1.1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng tính giá thành liên quan. Các phương pháp tập hợp chi phí đó là: a. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình Hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thi tiến hành tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm trong XDCB được hiểu là các sản phẩm kiến trúc có cùng thiết kế, kết cấu tương tự nhau, xây dựng trên một mặt bằng và cùng một phương pháp thi công. c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất sẽ được tập hợp cho các đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí đã được tập hợp chính là giá thành của đơn đặt hàng đó Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Quân – Lớp K40 Kế Toán 10 [...]... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY LẮP VINH THĂNG 2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần tư vần và xây lắp Vinh Thăng là doanh nghiệp được thành lập 2005 theo giấy phép kinh doanh số 27030002143 ngày 25/1/2005- do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp và hoạt động theo luật doanh... - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 622: Chí nhân công trực tiếp - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công - Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung - Tính giá thành sản phẩm và kết... hưởng đến công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Ngành xây lắp là ngành sản xuất độc lập có những đặc điểm, đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kĩ thuật chi phối trực tiếp đến tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Sự chi phối được thể hiện trong những khía cạnh sau: - Sản xuất xây lắp là... do sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp thường mang tính đơn chi c, đối tư ng tập hợp chi phí trùng với đối tư ng tính giá thành Giá thành Giá trị sản Sản phẩm = phẩm xây lắp Xây lắp chi phí sản xuất + phát sinh trong dở dang đầu kỳ kỳ Giá trị sản - phẩm dở dang cuối lỳ b Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp đối tư ng tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn công. .. xuất dở dang = đầu kỳ Cuối kỳ × Giá thành dự toán + Giá thành dự toán của KLXLHT - trong kỳ giá thành dự toán của KLXLDD cuối kỳ của KLXLDD CK Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Chi phí sản Khối lượng công việc Xuất dở dang = xây lắp dở dang Cuối kỳ Định mức chi phí sản xuất ( chi × phí NVLTT Chi phí NCTT, chi phí cuối kỳ MTC, chi phí SXC ) 1.1.5 Đối tư ng, phương pháp và kỳ tính giá thành. .. còn đối tư ng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn công việc Z = CPSXDDĐK + C1+C2+….+ Cn - CPSXDDCK Trong đó: Z : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành C1, C2,….Cn : Chi phí sản xuất giai đoạn 1, 2,….n n: Số giai đoạn sản xuất để hoàn thành sản phẩm CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở... chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm như chi phí quảng cáo, chi phí bao bì đóng gói, chuyên chở, bảo quản sản phẩm tiêu thụ Giá thành sản phẩm là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất được dùng cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong mối quan hệ với giá phí thì giá thành được xác định là bao gồm giá phí sản xuất và giá phí phân phối Giá thành = Giá phí sản xuất + Giá phí. .. các sản phẩm công nghiệp khác Do vậy, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành và kết quả thi công cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt từng công trình, từng hạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng trên một địa điểm nhất định - Đối tư ng sản xuất XDCB thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài Kỳ tính giá thành sản. .. thành dự toán cả nhóm sản phẩm Giá thành thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục: Giá thành thực tế của từng sản phẩm Giá thành dự = tỷ lệ giá toán của từng x thành từng sản phẩm khoản mục 1.1.5.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào chu kỳ sản xuất, đặc điểm tổ chức kỹ thuật, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách chính xác,... ) chi phí bảo hành Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331,111,112: Tổng giá thanh toán 1.3.6 Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và tính giá thành sản phẩm Xây lắp là ngành sản xuất mang tính đơn chi c, quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm hoàn thành là các công trình, hạng mục công trình đã xây lắp xong, cũng có thể là các giai đoạn công việc, bộ phận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành . tương đương Chi phí sản CPSXDD + CPSXPS giá thành dự toán xuất dở dang = đầu kỳ trong kỳ × của KLXLDD Cuối kỳ Giá thành dự toán + Giá thành dự toán cuối kỳ của KLXLHT của KLXLDD CK - Đánh giá. phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện thông qua công thức sau: Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX điều chỉnh sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang - giảm giá hoàn thành đầu kỳ trong. = CPSXDDĐK + C1+C2+….+ Cn - CPSXDDCK Trong đó: Z : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành C1, C2,….Cn : Chi phí sản xuất giai đoạn 1, 2,….n n: Số giai đoạn sản xuất để hoàn thành sản phẩm CPSXDDĐK: