1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lớp 3 tuần 26

46 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Tuần 26 Tập đọc –kể chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử I/ Mục tiêu : *Tập đọc : 1. Rèn kó năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh đòa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng đòa phương: lễ hội, Chữ Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn,bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh, - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Rèn kó năng đọc hiểu : - Hiểu các từ ngữ trong bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh, … - Nắm được cốt truyện và ý nghóa của câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. 3. Thái độ: - GDHS lòng kính yêu, biết ơn những người có công với đất nước như vợ chồng Chử Đồng Tử. II/ Chuẩn bò : 1. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 2. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : Ngày hội rừng xanh ( 4’ ) - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài và hỏi về nội dung bài. - Giáo viên nhận xét, cho điểm - Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 2’ ) - Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? - Giáo viên giới thiệu: Ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vò thần hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Chữ Đồng Tử” để hiểu thêm về một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân. - Ghi bảng.  Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. - Nắm được nghóa của các từ mới. • Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại • GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn: - Đoạn 1: nhòp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về - Hát - 2 học sinh đọc - Học sinh trả lời - Học sinh quan sát và trả lời - Học sinh lắng nghe. quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chữ Đồng Tử. - Đoạn 2: nhòp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt của Chữ Đồng Tử khi thấy thuyền của công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chữ Đồng Tử trong khóm lau thưa. - Đoạn 3 và 4: giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính. • Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghóa từ. - GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài - Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhòp đọc thong thả, chậm rãi. - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. - Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. - Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. - Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy - GV kết hợp giải nghóa từ khó: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh - Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe - Giáo viên gọi từng tổ đọc. - Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. - Cho cả lớp đọc Đồng thanh  Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. • Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chữ Đồng Tử rất nghèo khổ. - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử diễn ra như thế nào ? + Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chữ Đồng Tử ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Chữ Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ? - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi : + Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chữ Đồng Tử ? - Cá nhân - Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - Cá nhân - Cá nhân, Đồng thanh. - HS giải nghóa từ trong SGK. - Học sinh đọc theo nhóm ba. - Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. - Cá nhân - Đồng thanh -Học sinh đọc thầm. - Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chữ Đồng Tử thương cha, đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không. - Chữ Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. nước dội làm trôi cát, lộ ra Chữ Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. - Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chữ Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng. - Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chữ Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. - Nhân dân lập đền thờ Chữ Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông. Tập đọc –kể chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử I/ Mục tiêu : *Kể chuyện : 1. Rèn kó năng nói : - Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ. - Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 2. Rèn kó năng nghe : - Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bò : 3. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 4. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :  Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. • Phương pháp : Thực hành, thi đua - Giáo viên chọn đọc mẫu 1 – 2 đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. - Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối - Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.  Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử • Phương pháp : Quan sát, kể chuyện - Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. - Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài - Giáo viên cho học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện, đặt tên cho từng đoạn. - Giáo viên cho học sinh nêu tên truyện mà học sinh vừa đặt - Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại tên đúng. - Học sinh các nhóm thi đọc. - Bạn nhận xét - Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. - Cá nhân - Học sinh nêu: • Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau • Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Ở hiền gặp lành - Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :  Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?  Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?  Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? - Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. - Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. • Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng cấy / Giúp dân • Tranh 4: Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn / Lễ hội hằng năm. - Cá nhân - Cá nhân 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học. - Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. - Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : giúp học sinh - Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. - Rèn kó năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vò là đồng. - Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ. 2. Kó năng : Biết cách sử dụng các loại giấy bạc, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vò là đồng, giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ nhanh, đúng, chính xác. 3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bò : • GV: đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập • HS: vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1) Khởi động : ( 1’ ) 2) Bài cũ : Tiền Việt Nam ( 4’ ) - GV sửa bài tập sai nhiều của HS - Nhận xét vở HS 3) Các hoạt động :  Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )  Hướng dẫn học sinh thực hành (33’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. - Rèn kó năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vò là đồng. - Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ • Phương pháp: thi đua, trò chơi • Bài 1 : Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất: - GV gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ví và đọc số tiền có trong mỗi ví. + Muốn biết chiếc ví nào có ít tiền nhất, ta làm như thế nào ? - Cho học sinh tìm xem mỗi ví có bao nhiêu tiền - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả - Giáo viên cho lớp nhận xét - Hát - HS đọc. - Ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền. - HS làm bài và thi đua sửa bài - Học sinh đọc kết quả • Chiếc ví thứ nhất có 8500 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 2000 đồng + 500 đồng = 8500 đồng. • Chiếc ví thứ hai có 4700 đồng. Ta tính nhẩm: 1000 đồng + 1000 đồng + 2000 đồng + 200 đồng + 500 đồng = 4700 đồng. • Chiếc ví thứ ba có 6400 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 6400 đồng • Chiếc ví thứ tư có 6000 đồng. Ta tính nhẩm: 2000 đồng + 2000 đồng + 1000 đồng + 500 đồng + 500 đồng = 6000 đồng • Bài 2 : Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu ) - GV gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. - Yêu cầu HS làm bài. - GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài. 1000 đồng 2000 đồng 2000 đồng 5000 đồng 500 đồng 200 đồng 200 đồng 6100 đồng 2000 đồng 2000 đồng 1000 đồng 1000 đồng 500 đồng 100 đồng 4500 đồng 1000 đồng 2000 đồng 5000 đồng 5000 đồng 500 đồng 500 đồng 200 đồng 3200 đồng • Bài 3 : Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm : - Cho HS đọc yêu cầu bài - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật. - Giáo viên giảng: mua vừa đủ tiền tức là mua hết tiền không thừa không thiếu - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời phần a: + Bạn Lan có bao nhiêu tiền ? + Lan có vừa đủ tiền để mua được cái gì ? - Giáo viên cho học sinh làm bài. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình. - Giáo viên nhận xét. • Bài 4 : - GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ? - Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi học sinh lên sửa bài. - Giáo viên nhận xét - HS đọc - HS làm bài - Học sinh thi đua sửa bài - Lớp Nhận xét - Học sinh đọc - Học sinh nêu: vở học sinh giá 2000 đồng, trái banh giá 5000 đồng, xe tải giá 6000 đồng, bút chì giá 1500 đồng, bàn chải giá 5600 đồng, cục gôm giá 3000 đồng. a) Bạn Lan có 3000 đồng - Lan có vừa đủ tiền để mua được một cái cục gôm. - HS làm bài. - Cá nhân b) Cúc có 2000 đồng. Cúc có vừa đủ tiền để mua được một quyển vở học sinh. c) An có 8000 đồng. An có vừa đủ tiền để mua được xe tải, quyển vở. - HS đọc - Mẹ mua rau hết 5600 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng. - Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ? - Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là bao nhiêu. - HS làm bài Bài giải Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là: 5000 + 2000 = 7000 ( đồng ) Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là: 7000 – 5600 = 1400 ( đồng ) Đáp số: 1400 đồng - Lớp Nhận xét 4) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bò : Làm quen với số liệu thống kê. Chính tả Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 2. Kó năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh ). 3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bò : - GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 - HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : ( 4’ ) - GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ưt/ưc. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 1’ ) - Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh ).  Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết • Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử ( 20’ ) • Phương pháp: Vấn đáp, thực hành • Hướng dẫn học sinh chuẩn bò - Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. - Gọi học sinh đọc lại bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vò trí nào ? - Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai - Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. • Đọc cho học sinh viết - GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. - Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho - Hát - Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con - Học sinh nghe Giáo viên đọc - 2 – 3 học sinh đọc - Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. - Học sinh đọc - Học sinh viết vào bảng con - Cá nhân học sinh viết vào vở. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. • Chấm, chữa bài - Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. - GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. - GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. - Sau mỗi câu GV hỏi : Bạn nào viết sai chữ nào? - GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. - GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )  Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ ) • Mục tiêu : Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d/gi ; ên/ênh ) • Phương pháp : Thực hành, thi đua • Bài tập a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a - Cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Hoa giấy đẹp một cách giản dò. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. • Bài tập b : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b - Cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình : Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông. - HS chép bài chính tả vào vở - Học sinh sửa bài - Học sinh giơ tay. - Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi: - Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh : 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc Đi hội chùa Hương I/ Mục tiêu : 1. Rèn kó năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh đòa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng đòa phương: nườp nượp, trẩy hội, xúng xính, gặp gỡ, cởi mở, cổ tích, bổi hổi, vương, , - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Rèn kó năng đọc hiểu : - Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: nườp nượp, xúng xính - Hiểu nội dung chính của bài: tả hội chùa Hương. người đi trẩy hội không để lễ Phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người 3. Thái độ: - Giúp học sinh thêm yêu đất nước và con người Việt nam II/ Chuẩn bò : 1. GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 2. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : Hội vật ( 4’ ) - GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử và trả lời những câu hỏi về nội dung bài - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 1’ ) - Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? - Giáo viên: Động Hương Tích là một trong những cảnh đẹp bậc nhất ở nước ta. Hằng năm, hội chùa Hương được mở suốt 3 tháng mùa xuân. Mọi người khắp nơi nô nức trẩy hội. Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Đi hội chùa Hương” để được hoà vào không khí nô nức cùng đoàn người trẩy hội. - Ghi bảng.  Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. - Nắm được nghóa của các từ mới. • Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại • GV đọc mẫu toàn bài: giọng đọc vui, êm nhẹ, say mê ở những khổ thơ đầu; tha thiết ở khổ thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nườp nượp, xúng xính, xa vời, cởi mở, say mê, bổi hổi,… • Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghóa từ. - GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ - Hát - Học sinh nối tiếp nhau kể - Học sinh quan sát và trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. - Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. - Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 - Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhòp, ý thơ - GV kết hợp giải nghóa từ khó: nườp nượp, xúng xính. - Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm - Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ - Cho cả lớp đọc bài thơ  Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. • Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận - Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi : + Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ? - Giáo viên: Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – mùa trẩy hội đã đến. Cảnh chùa Hương thơ mộng, huyền ảo: nơi đâu cũng vương vấn mùi thơm, trong động như có tiếng nhạc của đá, tiếng hát của gió + Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội. + Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì ?  Hoạt động 3 : Học thuộc lòng khổ thơ em thích ( 17’ ) • Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Đi hội chùa Hương. • Phương pháp : Thực hành, thi đua - Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - Giáo viên cho học sinh tự chọn khổ thơ mình thích - Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ - Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. - Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. - Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. - Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc - Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - Cá nhân - Cá nhân, Đồng thanh. - HS giải nghóa từ trong SGK. - Học sinh đọc theo nhóm ba. - Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. - Đồng thanh - Học sinh đọc thầm. - Rừng mơ thay áo mới / Xúng xính hoa đón mời / Lẫn trong làn hương khói / Một mùi thơm cứ vương / Động chùa Tiên, chùa Hương / Đá còn vang tiếng nhạc / Động chùa núi Hinh Bồng / Gió còn ngân khúc hát. • Cảm xúc hồ hởi, cởi mở đối với tất cả mọi người, với cảnh vật: Nơi núi cũ xa vời / Bỗng thành nơi gặp gỡ. / Một câu chào cởi mở / Hoá ra người cùng quê. • Mỗi bước đi là mỗi bước say mê, tự hào về cảnh đẹp đất nước: Bước mỗi bước say mê / Như giữa trang cổ tích. • Lòng bồi hồi bởi mùi hương lẫn trong làn sương khói: Dù không ai đợi chờ / Mà cũng lòng bổi hổi. - Mọi người đi trẩy hội chùa Hương không phải chỉ để thắp hương cầu Phật. Đi hội chùa Hương còn là một dòp đi ngắm cảnh đẹp của đất nước để thêm yêu đất nước, thêm yêu con người. - Học sinh lắng nghe - Học sinh tự chọn khổ thơ mình thích - HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV - Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. - Cá nhân - Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức [...]... đọc yêu cầu + Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ? + Bài toán yêu cầu điều gì ? - Giáo viên cho học sinh làm bài - Gọi học sinh trình bày bài làm - Giáo viên nhận xét Bài 2 : - GV gọi HS đọc yêu cầu + Hãy đọc dãy số liệu của bài + Bài toán yêu cầu điều gì ? • - Giáo viên cho học sinh làm bài - Gọi học sinh trình bày bài làm - Giáo viên nhận xét - • Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học... nếp d) Ngày thứ hai bán được tất cả 430 0kg gạo tẻ và gạo nếp e) Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 230 0kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ hai 30 0kg gạo nếp - HS đọc - Bảng số liệu đưa ra tên các tháng và số điểm 10 đạt được trong mỗi tháng - Bảng có 5 cột và 2 hàng - Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các tháng - Hàng thứ hai của bảng cho biết số điểm 10 đạt được trong mỗi tháng - Hãy viết số thích... mỗi lớp - Bảng có 4 cột và 4 hàng - Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê - Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh nam của mỗi lớp - Hàng thứ ba của bảng cho biết số học sinh nữ của mỗi lớp - Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống - Học sinh làm bài Lớp Số học sinh nam Số học sinh nữ 3A 3B 3C 17 23 21 19 22 18 Chính tả Rước đèn ông sao I/ Mục tiêu : 4 Kiến thức: HS nắm... mỗi lớp - Bảng có 4 cột và 4 hàng - Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê - Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh nam của mỗi lớp - Hàng thứ ba của bảng cho biết số học sinh nữ của mỗi lớp - Bài toán yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống - Học sinh làm bài Lớp Số học sinh nam Số học sinh nữ 3A 3B 3C 17 23 21 19 22 18 ... ngày bán gạo và số kg của các loại gạo bán ra trong mỗi ngày - Bảng có 4 cột và 3 hàng - Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các ngày bán gạo - Hàng thứ hai của bảng cho biết số kg của loại gạo tẻ bán ra trong mỗi ngày - Hàng thứ ba của bảng cho biết số kg của loại gạo nếp bán ra trong mỗi ngày - Dựa vào bảng trên, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Học sinh làm bài c) Ngày thứ nhất bán được 38 00kg... khổ thơ - 2 - 3 học sinh thi đọc - Lớp nhận xét Toán Làm quen với thống kê số liệu I/ Mục tiêu : 1 Kiến thức: giúp học sinh bước đầu làm quen với dãy số liệu 2 Kó năng: học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu 3 Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bò : 1 GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 2 HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các... - Cho cả lớp nhận xét - Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ - Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ - Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay 4 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học Chuẩn bò bài : Rước đèn ông sao - Lớp nhận... lòng Ôn Toán - GV giúp học sinh biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu nhanh, đúng, chính xác • Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu + Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ? + Bài toán yêu cầu điều gì ? - Giáo viên cho học sinh làm bài - Gọi học sinh trình bày bài làm - Giáo viên nhận xét Bài 2 : - GV gọi HS đọc yêu cầu + Hãy đọc dãy số liệu của bài + Bài toán yêu cầu điều gì ? • - Giáo viên... đẹp, đúng chính tả Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : 1 Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kó năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu 2 Kó năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác 3 Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bò : • GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập • HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy... biết gì ? + Bài toán yêu cầu điều gì ? - Giáo viên cho học sinh làm bài - Gọi học sinh trình bày bài làm - Giáo viên nhận xét 8) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - GV nhận xét tiết học Chuẩn bò : Kiểm tra đònh kì giữa kì 2 - Học sinh làm bài Giải Môn Bơi Cờ vua 2 3 0 Nhất Nhì Ba Đá cầu 0 1 3 0 1 0 - Học sinh đọc - Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh nam, nữ của mỗi lớp - Bảng có 4 . đúng, chính xác. 3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bò : • GV: đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập • HS: vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt. thơ - Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. - Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay - Lớp nhận xét. - Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. - 2 - 3 học sinh. lập số liệu. 3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bò : 1. GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 2. HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt

Ngày đăng: 23/11/2014, 01:18

w