1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm

81 490 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 6,56 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.Đặt vấn đềTheo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch đầu tư xâ

Trang 1

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa rồi,được sự quan tâm của thầy cô và nhàtrường và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã hoàn thành đềtài tốt nghiệp của mình Trong quá trình làm đồ án, em đã được vân dụng,thực hành cáckiến thức cũng như kĩ năng đã được học trong nhà trường vào một đồ án mang tính thựctiễn cao; đồng thời cũng rút ra cho mình được những kinh nghiệm và những khuyết điểmcủa bản thân để có thể hoàn thiện thêm bản thân khi ra trường

Để có được thành quả này trước hết em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến gia đình,người thân của mình, những người đã luôn ủng hộ và quan tâm em suốt quãng đường họcvấn của mình Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo nhà trường,quý thầy cô bộmôn những người đã truyền dạy dạy kiến thức và quan tâm em trong thời gian học tạitrường, đồng gởi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn Th.s Hoàng Lê Quân đã hướngdẫn,chỉ bảo em nhiệt tình trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp

Trang 2

CHƯƠNG 1 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2.Mục tiêu của đồ án 1

1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 3

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 3

2.1.1 Vị trí địa lý 3

2.1.2 Địa hình 3

2.1.3 Khí hậu 3

2.1.4 Dân số 4

2.1.5 Kinh tế, xã hội 4

2.2 Phương tiện giao thông 5

2.3 Cơ sở hạ tầng giao thông 5

2.3.1.Mạng lưới đường bộ 5

2.3.2 Bãi đậu xe 7

2.3.3 Bến xe 8

CHƯƠNG 3 9

3.1 Vị trí 9

3.2 Tình hình thực hiện 9

3.3.Quy mô dự án 10

3.4.Công trình nhà ga 11

3.5 Kết nối giao thông quanh nhà ga 12

3.5.1 Ga Tao Đàn 12

3.5.2 Ga Dân Chủ 13

3.5.3 Ga Bảy Hiền 14

Trang 3

3.5.5 Ga Phạm Văn Hai 15

3.5.6 Ga Nguyễn Hồng Đào 16

3.5.7 Ga Bà Quẹo 17

3.5.8 Ga Phạm Văn Bạch 18

3.5.9 Ga Tân Bình 18

3.6 Đánh giá, nhận xét 19

CHƯƠNG 4 20

4.1 Quy hoạch 20

4.1.1 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 20

4.1.2 Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 22

4.2 Nghiên cứu, dự án liên quan 24

4.2.1 Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông vận tải đô thị khu vực TP Hồ Chí Minh (Houtrans) 24

4.2.2 Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 25

4.2.3 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 27

4.2.4 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3a và 3b 27

4.2.5 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 4 28

4.2.6 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 30

4.2.7 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 6 31

CHƯƠNG 5 33

5.1 Mục đích khảo sát 33

5.2 Phương pháp khảo sát 33

5.3 Nhận xét, đánh giá 33

5.3.1.Đối tượng hành khách tiềm năng 33

5.3.2 Khu vực xuất phát chuyến đi 35

Trang 4

5.3.4 Dịch vụ xe buýt 36

5.3.5 Khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt 37

5.3.6 Thông tin về tuyến tàu điện ngầm số 2 38

CHƯƠNG 6 40

6.1 Mạng lưới xe buýt hiện hữu 40

6.1.1 Các tuyến buýt qua khu vực nghiên cứu 40

6.1.2 Hệ thống nhà chờ xe buýt xung quanh nhà ga dự kiến 42

6.1.3 Đánh giá, nhận xét 42

6.2 Các loại hình kết nối 43

6.3 Phạm vi tổ chức kết nối 46

6.4 Phương án điều chỉnh tổng thể 48

6.5 Phương án điều chỉnh cụ thể 50

6.5.1 Ga Dân Chủ 50

6.5.2 Ga Hòa Hưng 51

6.5.3 Ga Lê Thị Riêng 52

6.5.4 Ga Phạm Văn Hai 54

6.6 Nhận xét 58

6.7 Kiến nghị đề xuất 59

CHƯƠNG 7 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

A) Các tài liệu tham khảo và các nghiên cứu liên quan 61

B) Các website tham khảo 61

PHỤ LỤC 62

PHỤ LỤC 1 63

PHỤ LỤC 2 65

PHỤ LỤC 3 67

Trang 6

Bảng 2.1: Số lượng xe mô tô và ô tô được đăng ký sử dụng hàng năm 5

Bảng 2.2: Thống kê hệ thồng tuyến đường trong khu vực nghiên cứu 6

Bảng 3.1: Các thông số về nắng lực chuyên chở của đoàn tàu 10

Bảng 3.2: Vị trí nhà ga của tuyến tàu điện ngầm số 2 12

Bảng 5.1: Phân chia khu vực xuất phát chuyến đi 35

Bảng 6.1: Đặc điểm nhóm xe buýt trong khu vực nghiên cứu 40

Bảng 6.2: Tuyến xe buýt và mạng lưới đường giao cắt với tuyến metro 41

Bảng 6.3: Các loại hình tuyến buýt kết nối các nhà ga metro 44

Bảng 6.4: Thống kê số lượng các tuyến buýt qua các nhà ga metro 46

Bảng 6.5: Phân tích khả năng kết nối giữa nhà ga metro số 2 với nhà ga lân cận 48

Bảng 6.6: Phương án điều chỉnh tổng thể mạng lưới xe buýt 49

Danh mục các hình ảnh Hình 2.1: Mật dộ đường thành phố Hồ Chí Minh 6

Hình 3.1: Mặt bằng hướng tuyến và vị trí nhà ga của tuyến metro số 2 9

Hình 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư của tuyến tàu điện ngầm số 2 10

Hình 3.3: Vị trí nhà ga Tao Đàn 12

Hình 3.4: Vị trí nhà ga Dân Chủ 13

Hình 3.5: Vị trí nhà ga Bảy Hiền 14

Hình 3.6: Vị trí nhà ga Hòa Hưng 15

Hình 3.7: Vị trí nhà ga Lê Thị Riêng 15

Hình 3.8: Vị trí nhà ga Phạm Văn Hai 16

Hình 3.9: Vị trí nhà ga Nguyễn Hồng Đào 17

Hình 3.10: Vị trí nhà ga Bà Quẹo 17

Hình 3.11: Vị trí nhà ga Phạm Văn Bạch 18

Hình 3.12: Vị trí nhà ga Tân Bình 18

Hình 4.1: Quy hoạch giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh 20

Trang 7

Hình 4.3: Mạng lưới đường sắt đô thị đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ 22

Hình 4.4: Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố 23

Hình 4.5: Hành lang giao thông chính trong khu vực trung tâm 24

Hình 4.6: Các tuyến chạy trên trục chính nằm trong vành đai 2 giai đoạn 2015 25

Hình 4.7: Quy hoạch các điểm đỗ xe cá nhân tại các ga/trạm dừng VTHKCC 26

Hình 4.8: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 1 27

Hình 4.9: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a 28

Hình 4.10: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a 28

Hình 4.11: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 4 29

Hình 4.12: Hướng tuyến và vị trí các vị trí các nhà ga của tuyến metro số 5 30

Hình 4.13: Hướng tuyến metro số 6 31

Hình 6.1: Sơ đồ các tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố 40

Hình 6.2: Nhà chờ xe buýt 42

Hình 6.3: Mạng lưới xe buýt trong khu vực trung tâm 43

Hình 6.4: Các tuyến buýt kết nối tàu điện ngầm ở Stockholm (Thụy Điển) 44

Hình 6.5: Mạng lưới xe buýt và tàu điện ngầm ở Manhattan, New Yord, Hoa Kỳ 45

Hình 6.6: Mô hình các tuyến buýt nội quận 45

Hình 6.7: Sơ đồ tuyến xe buýt số 7 hiện hữu 50

Hình 6.8: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 7 51

Hình 6.9: Sơ đồ tuyến xe buýt số 149 hiện hữu 52

Hình 6.10: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 149 52

Hình 6.11: Sơ đồ tuyến xe số 30 hiện hữu 53

Hình 6.12: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 30 53

Hình 6.13: Sơ đồ tuyến xe buýt số 59 hiện hữu 54

Hình 6.14: Sơ đồ điều chỉnh tuyến tuyến xe buýt số59 55

Hình 5.15: Sơ đồ tuyến xe buýt số 145 hiện hữu 56

Trang 8

Hình 5.17: Sơ đồ tuyến xe buýt số 148 hiện hữu 57

Hình 5.18: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số148 57

Hình 5.19: Sơ đồ tuyến xe buýt hiện hữu và các nhà ga metro dự kiến 58

Hình 5.20: Sơ đồ tuyến xe buýt hiệu chỉnh và các nhà ga metro dự kiến 59

Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 5.1: Độ tuổi của hành khách 33

Biểu đồ 5.2: Cơ cấu ngành nghề hành khách sử dụng xe buýt 34

Biểu đồ 5.3: Mục đích chuyến đi 34

Biểu đồ 5.4: Phân bố nơi xuất phát của hành khách theo vùng 35

Biểu đồ 5.5: Phương tiện đi lại hàng ngày của người sử dụng xe buýt 36

Biểu đồ 5.6: Mức độ của các lý do chọn dịch vụ xe buýt 36

Biểu đồ 5.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đi lại bằng xe buýt 37

Biểu đồ 5.8: Khoảng cách từ nơi ở hành khách đến trạm dừng gần nhất 38

Biểu đồ 5.9: Mức độ phổ cập thông tin về tuyến tàu điện ngầm số 2 38

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.Đặt vấn đề

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

và tầm nhìn sau 2020, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch đầu tư xây dựng 6 tuyếnmetro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm thành phố và 03 tuyến xe điện mặt đấthoặc monorail

Cũng theo quy hoạch tổng thể giao thông đô thị TP.HCM năm 2020 đã đưa ra cácđịnh hướng phát triển cho giao thông vận tải của thành phố ,với những chính sách nhằm

ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng với mục tiêu dự kiến tăng tỉ lệ người dân

sử dụng phương tiện công cộng là 40 ~ 50% vào năm 2025 so với hiện nay là khoảng 5%

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tích hợp hài hòa,hợp lí giữa các phương thứcvận tải hành khách công cộng mà trong đó hệ thống đường sắt đô thị là mắt xích quantrọng nhất

Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương

đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, bao gồm 10 nhà ga ngầm và 1 nhà gatrên cao Sau khi tuyến tàu điện ngầm số 2 hoạt động, hệ thống tuyến xe buýt dọc tuyến

và đi ngang tuyến sẽ đóng vai trò hỗ trợ, thu gom hành khách cho tuyến metro số 2 Việcxác định và hợp lý hóa hướng tuyến xe buýt cùng với các biện pháp kết nối với các nhà ga

là cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tuyến tàu điện ngầm số 2 nói riêng và hệthống vận tải hành khách công cộng của thành phố nói chung

1.2.Mục tiêu của đồ án

Nghiên cứu, tổ chức giao thông công cộng trong phạm vi sáu quận 1,3,10,12,TânBình,Tân Phú mà tuyến tàu điện ngầm số 2 đi qua nhằm hỗ trợ khả năng kết nối mạnglưới xe buýt với tuyến tàu điện ngầm số 2 và thu hút hành khách,người dân đang sử dụngphương tiện cá nhân sang sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng

1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đồ án tập trung vào hai nội dung chính sau:

- Phân tích và đánh giá kinh tế, xã hội, hạ tầng giao thông, kế hoạch phát triển,cácquy hoạch liên quan để xác định các mặt hạn chế và yêu cầu đặt ra với tổ chức giao thôngcông cộng trong phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu, đề xuất các khả năng kết nối của tuyến tàu điện ngầm số 2 với mạnglưới xe buýt hiện hữu

Trang 10

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đồ án sẽ được thực hiện bằng các phương pháp sau

- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để thựchiện nội dung 1

- Phương pháp phân tích, đánh giá để thực hiện nội dung 2

Trang 11

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam,phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnhĐồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An vàTiền Giang

Khu vực nghiên cứu là phạm vi các quận huyện dọc theo tuyến tàu điện ngầm số 2.Đây là tuyến hành lang vận tải chính của thành phố, có hướng chạy từ Đông sang Tây,xuyên tâm đi qua địa bàn các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, dọc theo tuyến đườngCách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, cụ thể là bắt đầu từ ga trung tâm Bến Thành theođường Phạm Hồng Thái, qua Ngã sáu Phù Đổng, dọc theo đường Cách Mạng Tháng Tám,qua Công Trường Dân Chủ, ngã tư Bảy Hiền , đường Trường Chinh đến sát cầu ThamLương

2.1.2 Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và ĐồngBằng Sông Cửu Long Địa hình có dạng thoải, dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đôngsang Tây chia làm ba tiểu vùng địa hinh như sau:

- Vùng cao nằm ở phía Bắc-Đông Bắc và một phần phía Tây Bắc(Bắc huyện CủChi,Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9) với dạng địa hình lượn sóng độ cao trung bình 10-25m xen kẽ là những đồi,gò cao

- Vùng trũng ở phía Nam,Tây Nam và Đông Nam(quận 7,8,9,huyện BìnhChánh ,huyện Cần Giờ,huyện Nhà Bè) với độ cao trung bình khoảng 1m

- Vùng có độ cao trung bình là địa phận các quận nội thành cũ,khu vực trung tâmthành phố,một phần quận 2,Thủ Đức,toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn với độ cao trungbình 5-10m

2.1.3 Khí hậu

TPHCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam

Bộ đặc điểm chung của khí hậu thời tiết là nhiệt độ cao đều trong năm và có 2 mùa mưa khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan Mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùakhô từ tháng 12 - 4 năm sau

Trang 12

-Số giờ nắng trung bình/tháng là 160 - 270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 270C,nhiệt độ cao nhất 400C, thấp nhất 13,80C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4(28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1(25,70C);

Lượng mưa cao, bình quân/năm là 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) vànăm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90%lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5-11, trong đó 2 tháng 6

và 9 có lượng mưa cao nhất Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bổkhông đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Đông Nam - Tây Bắc

2.1.4 Dân số

Theo thống kê của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố năm

2010 là 7.396.446 người Dân số thành phố có chiều hướng tăng nhanh trong những nămgần đây, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32%

số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm Dân cư phân bố không đồng đều tập,mật độ cao ở những quận như 1, 3, 4, 10 với mật độ khoảng trên 40.000 người/km²

2.1.5 Kinh tế, xã hội

TPHCM là trung tâm phát triển kinh tế lớn của đất nước và khu vực với tốc độ pháttriển kinh tế đạt mức 12,6% năm 2007, GDP đã đạt 14,2 tỷ USD chiếm 20% so với cảnước Giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu từ các hoạt động tài chính chiếm đến1/3 toàn quốc, trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.Thành phố là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, chủ yếu là dệt, hóa chất,đóng tàu, sản xuất cơ khí, xay xát gạo, bia và nước giải khát, tinh luyện đường và cácngành công nghiệp khác Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức 5,8 tỷ USD năm 2007chiếm 23% giá trị cả nước

Trong những năm gần đây, công nghiệp dịch vụ hiện đại của thành phố đang pháttriển rất nhanh, gồm kinh doanh và thương mại, tài chính, viễn thông, giao thông vận tải,giải trí và du lịch với tổng giá trị đạt 7,43 tỷ USD năm 2007, tỷ lệ trong đó 6,83 tỷ USD là

từ các doanh nghiệp của tư nhân Nhờ vào sự phát triển nhanh của lĩnh vực dịch vụ, cơ cấukinh tế của toàn thành phố hợp lý hơn

Thành phố cũng là cửa ngõ và cầu nối với ngành du lịch toàn quốc cũng như kinh tế,thương mại và xuất nhập khẩu, dựa trên nền tảng phát triển nhanh kinh tế xuất khẩu Năm

2007, tổng khối lượng ngoại thương đạt 24,750 tỷ USD, trong đó khối lượng hàng hóa xuấtkhẩu đạt 14,924 tỷ USD Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn trongviệc xuất khẩu Ngành viễn thông cũng có sự phát triển nhanh, năm 2007 mật độ máy điệnthoại là 18 máy/ 100 người

Trang 13

2.2 Phương tiện giao thông

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, quá trình cơ giới hoá cũng đang có bước tiến triển mạnh

mẽ trên phạm vi cả nước, nhất là những thành phố lớn như Hà nội, Tp.Hồ Chí Minh Tốc độ tăng trưởng xe ô tô bình quân cả nước khoảng 6,7%/năm, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh Theo thống kê đến tháng 9/2011, toàn thành phố có tổng cộng 5.364.226 các loại phương tiện, trong đó có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô, gắn máy

Ô Tô Mô tô Tổng số Ô Tô Môtô Tổng số

Bảng 2.1 : Số lượng xe môtô và ôtô được đăng ký sử dụng hàng năm

2.3 Cơ sở hạ tầng giao thông

2.3.1.Mạng lưới đường bộ

Mạng lưới đường hiện hữu có dạng hỗn hợp không thống nhất, cụ thể gồm dạng bàn

cờ tại khu vực quận 1,3 và kết hợp tại các quận còn lại (rẽ quạt, xuyên tâm) Mật độ mạnglưới phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở quận 1, 3, 10 thưa dần ở các quận ven đô

và ngoại thành (Hình 2.1)

Trang 14

Hình 2.1: Mật độ đường thành phố Hồ Chí Minh

tuyến

Chiềudài (m)

Phân loại đường theo

Trang 15

Khu vực đường phố tuyến tàu điện ngầm số 2 đi qua nhiều đoạn có chiều rộng hẹp,hai bên đường nhà cửa san sát nhất là đường Cách Mạng Tháng Tám Mật độ giao thôngtrên các tuyến đường rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Hệ thống đường chính giao cắt với tuyến tàu điện ngầm số 2 bao gồm đường TrầnHưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, 3 Tháng 2, Võ Thị Sáu, Hoàng VănThụ, Lý Thường Kiệt, Cộng Hòa Đây là những tuyến đường quan trọng trong khu vựcnghiên cứu, có bề rộng mặt đường lớn và lưu lượng giao thông cao, đặc biệt là đườngTrần Hưng Đạo và Trường Chinh (đoạn Cộng Hòa- Cầu Tham Lương) có bề rộng rất lớn

>30m Đây cũng là một trong những hành lang vận tải chính của thành phố Tuyến đườngchủ đạo và xuyên suốt là tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh,hướngtuyến metro số 2 cũng được bố trí đi ngầm dọc theo 2 tuyến đường này

2.3.2 Bãi đậu xe

Công tác tổ chức đậu xe dưới lòng đường đã được triển khai trên địa bàn quận 1 vàquận 5 từ năm 2005, cụ thể là trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn VănCừ Tại một số khu vực như bệnh viện Từ Dũ, công viên 23/9, vỉa hè được sử dụng đểcho phép đậu xe ôtô có thu phí

Năm 2009, thành phố đã ban hành 73 tuyến đường được quy hoạch tổ chức đậu xedưới lòng đường có thu phí, trong đó tập trung nhiều ở quận 1, 5, 10, 11 Danh sách nàyvẫn còn một số tuyến đường có bề rộng lòng đường chưa đáp ứng được tiêu chí quy định,

cụ thể là đường Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Ánh Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế nênviệc tổ chức đậu xe trên các tuyến đường có bề rộng nhỏ hơn quy định, các đường hẻm lớn(có tính chất mật độ giao thông thấp) vẫn được thực hiện

Nhìn chung, việc tổ chức đậu xe dưới lòng đường là một giải pháp tạm thời do thuhẹp đến diện tích mặt đường dành cho giao thông bộ, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cókhả năng gây ùn tắc giao thông khu vực

Do thành phố chưa có bãi đậu xe ngầm hoặc cao tầng, các khu đất chưa được triểnkhai xây dựng công trình, khuôn viên trụ sở cơ quan, công trình công cộng như côngtrường Lam Sơn, công viên 23 Tháng 9, công viên Lê Văn Tám, công viên Lê Thị Riêng,công viên Kỳ Hóa… được sử dụng làm bãi đậu xe tạm thời nhằm đáp ứng một phần chonhu cầu thực tế Các bãi đậu xe này thường bị hạn chế về diện tích mặt bằng, chưa đápứng được các yêu cầu của bến bãi đậu xe chuyên nghiệp

Đa số bãi giữ xe môtô, xe đạp hiện nay chủ yếu là ở vỉa hè, khuôn viên của kháchsạn, nhà hàng, trung tâm thương mại Đối với xe ô tô, nếu không ở trong các bãi đậu xe thìtập trung chủ yếu trên các tuyến đường cho phép sử dụng một phần lòng đường hoặc vỉa

hè, công viên

Trang 16

2.3.3 Bến xe

Hệ thống bến đỗ xe ở thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4 bến xe ô tô liên tỉnh chính(Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe An Sương, Bến xe Ngã 4 Ga), 4 bến xebuýt (bến xe Chợ Lớn, bến xe quận 8, trạm điều hành Sài Gòn, bến xe Củ Chi), 1 bến xebuýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành và các điểm đầu cuối tuyến nằm trong các Bến

xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe Chợ Lớn, Bến xe An Sương, khuôn viên trườngĐại học Nông Lâm - Thủ Đức, các khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên , bãi đỗ xetải bố trí ở vành đai 2, 7 bãi đỗ xe taxi với tổng diện tích khoảng 3,2 ha và 6 bến kỹ thuậtdành cho xe buýt với tổng diện tích khoảng 8 ha ở quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 11,huyện Hóc Môn

Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít chỉ chiếm khoảng 0,1% diện tích đôthị Các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế vềmặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị

Trang 17

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 2 3.1 Vị trí

Tuyến tàu điện ngầm số 2 là tuyến xuyên tâm từ Tây sang Đông trong mạng lướiđường sắt đô thị của TPHCM qua 6 quận (1, 3, 10, 12, Tân Phú, Tân Bình), kết nối cáctrung tâm tập trung khách lớn của một số khu dân cư lớn ở thành phố, các trung tâmthương mại hành chính cấp thành phố và cấp quận/huyện, các trung tâm hoạt động côngcộng, các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp cũng như trung tâm văn hóa, thể thao vàcông viên giải trí như chợ Bến Thành, công viên Tao Đàn, chợ Hòa Hưng

Hình 3.1 : Mặt bằng hướng tuyến và vị trí nhà ga của tuyến metro số 2

Tuyến tàu điện ngầm số 2 nằm chủ yếu trên trục đường Cách Mạng Tháng Tám vàmột phần đường Trường Chinh Đây là trục đường có mật độ phương tiện giao thôngđường bộ rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông

3.2 Tình hình thực hiện

Dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại vào tháng 10 năm

2010 với tổng mức đầu tư là 26.116 tỷ đồng (1.246,9 tỷ USD) do Ngân hàng Phát triểnChâu Á, Ngân hàng Tái thiết Đức và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ (Hình 3.1)

Trang 18

Hình 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư của tuyến tàu điện ngầm số 2Hiện nay, dự án đang ở giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật Các quận 1, 3, 10, 12, TânBình, Tân Phú chuẩn bị thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án sẽ đượckhởi công chính thức vào năm 2013 và dự kiến hoàn thành năm 2018.

3.3.Quy mô dự án

Theo nghiên cứu, chiều dài tuyến tàu điện ngầm số 2 là 11,322 km, bao gồm 9,315

km đi ngầm, 0,232 km chuyển tiếp, 0,778 km đi trên cao và 0,997 km nối vào depot ThamLương Tổng số nhà ga trên tuyến là 11

Quy mô đoàn tàu dự kiến là 3 toa trong 10 năm đầu khai thác và tăng lên 6 toa từnăm 2025 Lưu lượng hành khách trong giờ cao điểm tăng từ 8.500 hành khách/1giờ/hướng (năm 2015) lên đến 30.200 hành khách/1 giờ/hướng (năm 2035) như trong bảng

3.1.

(HK/1h/1hướng)

Đoàntàu

Năng lực (HK/đoàn tàu)

Bảng 3.1: Các thông số về năng lực chuyên chở của đoàn tàu

3.4.Công trình nhà ga

Trang 19

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, tuyến tàu điện ngầm số 2 trung chuyển với tuyến

số 1, 4 tại ga Bến Thành, với tuyến số 3b tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Cách MạngTháng 8, với tuyến số 5 tại ngã tư Bảy Hiền và với tuyến số 6 tại ngã ba Bà Quẹo Ngoài

ra, tuyến tàu điện ngầm số 2 có khả năng kết nối với ga đường sắt quốc gia hiện tại (ga Sài Gòn).

đường Hòa Hưng, gần rạp Thanh Vân

800 Trong phạm vi ngã tư Bảy Hiền

8 Nguyễn Hồng Đào 1.250 Gần ngã 3 Trường Chinh- Nguyễn Hồng

Đào

9

Bà Quẹo

(Ga trung chuyển và

kết nối kỹ thuật với

tuyến số 6)

1.235 Giữa ngã 3 Bà Quẹo và ngã 3 Cộng Hòa

Trang 20

Bình)

Bảng 3.2: Vị trí nhà ga của tuyến tàu điện ngầm số 2Nghiên cứu xác định hệ thống nhà ga của tuyến tàu điện ngầm số 2 bao gồm 9 gangầm và 1 ga trên cao Các nhà ga được xác định, lựa chọn theo trên cơ sở đặc điểm địahình, sự thu hút hành khách, các điểm trung chuyển kết nối với các tuyến tàu điện ngầmkhác, tối ưu trong khai thác vận tải và cảnh quan môi trường… Vị trí các ga đươc bố tríhợp lý, phù hợp với cảnh quan khu vực, gần các khu vực đông dân cư, những nơi nhu cầu

đi lại lớn và đặc biệt giảm thiểu việc đền bù giải tỏa

Đối chiếu với mạng lưới tuyến xe buýt hiện hữu, nhận thấy rằng các vị trí dự kiếnxây dựng nhà ga của tuyến tàu điện ngầm số 2 đều có các tuyến xe buýt đi ngang qua Đốivới ga Hòa Hưng và ga Lê Thị Riêng, chỉ có tuyến xe buýt theo hướng đường Cách MạngTháng Tám đi qua và không có tuyến xe buýt nào cắt ngang khu vực hai nhà ga này

3.5 Kết nối giao thông quanh nhà ga

3.5.1 Ga Tao Đàn

Ga Tao Đàn được đặt tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai-Cách Mạng Tháng Tám.Đây là nhà ga ngầm thứ nhất của tuyến metro số 2 (không tính ga Bến Thành ) và đồngthời là ga trung chuyển với tuyến tàu điện ngầm số 3b

Hình 3.3: Vị trí nhà ga Tao Đàn Tại vị trí nhà ga Tao Đàn, có 7 tuyến buýt đi qua, trong đó có các tuyến có lưulượng hành khách lớn như 13, 65, 6, 14 Nhà ga được đặt tại vị trí rất thuận lợi, gần cácđiểm thu hút hành khách (công viên Tao Đàn, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, sânkhấu Trống Đồng) Các cầu thang dẫn xuống nhà ga cũng được bố trí hợp lí nên hành

Trang 21

khách có khả năng tiếp cận với tất cả các hướng của ngã tư này Tại lối lên xuống các cầuthang này đều có các trạm dừng, nhà chờ xe buýt của các tuyến buýt đã nêu trên nên rấtthuận lợi cho những hành khách trung chuyển giữa hai loại hình này.

3.5.2 Ga Dân Chủ

Số lượng tuyến buýt qua vị trí này là 8 tuyến Tuy nhiên đây là khu vực thườngxuyên xảy ra ùn tắc giao thông mặc dù có bố trí đảo vòng xuyến Nguyên nhân là dolượng phương tiện đổ về đây là rất đông trong khi khả năng thông hành của nút lại kém,đặc biệt tại đường Cách Mạng Tháng Tám (khu vực sân khấu Lan Anh) Do đường CáchMạng Tháng Tám chưa được mở rộng theo đúng lộ giới nên lòng đường hẹp, tổ chức giaothông 2 chiều dẫn tới tắc nghẽn cổ chai tại đây khi lượng phương tiện từ hai chiều đổ về

Hình 3.4 : Vị trí nhà ga Dân ChủNhà ga được bố trí ngầm ngay tại trung tâm của nút giao thông này Có 6 lối dẫn lênxuống nhà ga nên khả năng tiếp cận cho người đi bộ và giải phóng hành khách là khá tốt

3.5.3 Ga Bảy Hiền

Đây là khu vực tập trung đông các tuyến buýt đi qua,trong đó gồm các tuyến có lưulượng rất lớn như tuyến số 8, 65, 66, 145 và 94 Tại đây, tổ chức giao thông một chiều theotừng phân đoạn trên các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Xuân Diệu và Xuân

Trang 22

Hồng nên tất cả các tuyến buýt đi qua nút giao thông này đều phải đi vòng theo chiều kimđồng hồ theo phân đoạn các con đường tổ chức giao thông một chiều trên Cách tổ chứcgiao thông một chiều tại nút này là rất hợp lý, tuy quãng đường có dài hơn nhưng đảm bảođược khả năng thông hành cho các phương tiện qua nút.

Nhà ga ngầm metro được bố trí ngay tại trung tâm của nút này, xung quanh vị trí nhà

ga này là các điểm thu hút hành khách rất lớn và tiềm năng khi tuyến metro đi vào sử dụngnhư: Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền,Trường THCS Trường Chinh,Bệnh Viện ThốngNhất,Trường Trung Cấp Kế Toán Tin Học Sài Gòn, bệnh viện Tân Bình,Trung TâmVHTT Tân Bình, Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế TP.HCM, Nhà Thờ Đắc Lộ Nhà

ga có 4 lối lên xuống, trong đó 2 lối trên đường Trường Chinh và 2 lối trên đường HoàngVăn Thụ Tuy nhiên, cần có thêm 1 lối lên xuống nằm trên đường Hoàng Văn Thụ và đốidiện bệnh viên Thống Nhất để đảm bảo khả năng tiếp cận của xe buýt đi về hướng LýThường Kiệt hoặc Lạc Long Quân

Hình 3.5 : Vị trí nhà ga Bảy Hiến

3.5.4 Ga Hòa Hưng và ga Lê Thị Riêng

Tại vị trí nhà ga Hòa Hưng, nhà ga Lê Thị Riêng, có 3 tuyến buýt (tuyến số 13, 65,30) đi qua Không có tuyến xe buýt nào cắt ngang đường Cách Mạng Tháng Tám tại vị trínày Riêng tại vị trí nhà ga Lê Thị Riêng, có tuyến đường Trường Sơn rẽ ngang vào đườngCách Mạng Tháng Tám Các cầu thang dẫn lên xuống mỗi nhà ga được bố trí dọc theođường Cách Mạng Tháng Tám

Trang 24

Hình 3.8 : Vị trí nhà ga Phạm Văn Hai

3.5.6 Ga Nguyễn Hồng Đào

Tại vị trí nhà ga Nguyễn Hồng Đào, có 6 tuyến buýt (tuyến số 13, 23, 30, 65, 66, 94)

đi qua Tuyến xe buýt số 23 và 30 cắt đường Trường Chinh tại khu vực này Tại đây, cótuyến đường Nguyễn Hồng Đào, Bình Giã, Trương Công Định rẽ ngang vào đườngTrường Chinh Các cầu thang dẫn lên xuống nhà ga được bố trí dọc theo đường TrườngChinh

Trang 25

Hình 3.9 : Vị trí nhà ga Nguyễn Hồng Đào

3.5.7 Ga Bà Quẹo

Tại vị trí nhà ga Bà Quẹo, có 11 tuyến buýt (tuyến số 13, 23, 27, 48, 51, 62, 65, 66,

94, 103, 111) đi qua Tuyến xe buýt số 48 và 51 cắt đường Trường Chinh tại khu vực này.Tại đây, có tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý, Hồ Đắc Di rẽ ngang vào đường Trường Chinh.Các cầu thang dẫn lên xuống nhà ga được bố trí dọc theo đường Trường Chinh

Hình 3.10 : Vị trí nhà ga Bà Quẹo

Trang 26

3.5.8 Ga Phạm Văn Bạch

Tại vị trí nhà ga Phạm Văn Bạch, có 13 tuyến buýt (tuyến số 4, 13, 23, 27, 28, 62,

65, 66, 94, 103, 104, 111, 145) đi qua Tại đây, có tuyến đường Phạm Văn Bạch, Chế LanViên rẽ ngang vào đường Trường Chinh Các cầu thang dẫn lên xuống nhà ga được bố trídọc theo đường Trường Chinh

Hình 3.11 : Vị trí nhà ga Phạm Văn Bạch

3.5.9 Ga Tân Bình

Tại vị trí nhà ga Tân Bình, có 16 tuyến buýt (tuyến số 4, 13, 23, 27, 32, 41, 62, 65,

66, 94, 95, 65, 103, 104, 111, 145) đi qua Tại đây, có tuyến đường Tây Thạnh, Phan HuyIch rẽ ngang vào đường Trường Chinh Các cầu thang kết nối nhà ga được bố trí dọc theođường Trường Chinh

Hình 3.12 : Vị trí nhà ga Tân Bình

Trang 27

3.6 Đánh giá, nhận xét

Theo dự kiến tuyến tàu điện ngầm số 2 sẽ đi vào hoạt động và khai thác vào năm

2016 Do đó, việc nghiên cứu khả năng kết nối vận tải hành khách công cộng với tuyếntàu điện ngầm này cần được dựa trên các quy hoạch, kết quả nghiên cứu trong giai đoạnnày, đặc biệt là mạng lưới xe buýt Theo quy hoạch đến năm 2015 thì mạng lưới xe buýtkhông có xáo trộn nhiều so với mạng lưới hiện hữu chỉ dừng lại ở mức điều chỉnh lộ trìnhmột số tuyến chưa hợp lí và cắt giảm một số tuyến trùng lặp

Trang 28

CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH, NGHIÊN CỨU, DỰ ÁN LIÊN QUAN

Hình 4.1: Quy hoạch giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí MinhNội dung chính của quy hoạch là phát triển mạng lưới giao thông đường bộ (đườnghướng tâm, đường vành đai, đường phố chính nội đô, đường trên cao, nút giao thông, cầulớn, hầm vượt sông, đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, bến bãi đỗ xe), mạng lưới giaothông đường thủy (tuyến, luồng, cảng biển, cảng sông), hệ thống cảng hàng không (sânbay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành)

Trang 29

Về hệ thống đường sắt đô thị, quy hoạch xác định phải xây dựng 6 tuyến tàu điệnngầm (xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố); xây dựng 03tuyến đường sắt đô thị loại hình khác nhau như xe điện chạy trên mặt đất (tramway),đường sắt một ray tự động dẫn hướng đi trên cao (monorail)

Hình 4.2: Quy hoạch đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí MinhNăm 2009, thành phố đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến số 3 thành tuyến số 3a

và 3b, trong đó tuyến số 3a là đoạn kéo dài về phía Tây của tuyến đường sắt đô thị số 1(Bến Thành-Suối Tiên), tuyến số 3b là tuyến nối từ Quốc lộ 13- Bến xe miền Đông đếntuyến số 3a (Hình 4.3)

Trang 30

Hình 4.3: Mạng lưới đường sắt đô thị đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ

4.1.2 Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 24/QĐ-TTg, phê duyệt điềuchỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 Dự báo đếnnăm 2025, dân số của thành phố khoảng 10 triệu người (trong đó, dân số các quận nộithành khoảng 7 đến 7,4 triệu người); khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100.000ha

Trang 31

Hình 4.4: Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Theo quy hoach, thành phố phát triển theo mô hình đa cực, tập trung khu vực trungtâm là khu vực nội thành với bán kính 15km và 4 cực phát triển Thành phố phát triển theo

2 hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển hai hướng phụ là hướng Tây-Bắc,vàhướng Tây, Tây Nam

Quy hoạch xác định Khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội thành hiệnhữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng chính phía Đông(đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Xa lộ Hà Nội), hướngchính phía Nam (đường Nguyễn Hữu Thọ), hướng phụ phía Tây - Bắc (Quốc lộ 22 -đườngXuyên Á) và hướng phụ phía Tây, Tây – Nam (đường Nguyễn Văn Linh)

Vùng bảo tồn và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngậpmặn Cần Giờ trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ,các khu rừng đặc dụng,phòng hộ trênđịa bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh được giữ nguyên, không dành cho phát triển đô thị

Trang 32

Quy hoạch cũng đã cập nhật các nội dung liên quan trong Quyết định 101/QĐ-TTgngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển giao thôngvận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020

Các nhà ga đường sắt đô thị, đặc biệt các ga ngầm và ga chuyển tàu sẽ kết hợp hìnhthành các khu trung tâm thương mại - dịch vụ theo quy hoạch đô thị; phát triển các tuyếnđường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn đến khu cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, đếnkhu đô thị Tây - Bắc, huyện Củ Chi và ra cảng hàng không Quốc tế Long Thành dự kiến

4.2 Nghiên cứu, dự án liên quan

4.2.1 Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về giao thông vận tải đô thị khu vực

TP Hồ Chí Minh (Houtrans)

Quy hoạch này là kết quả của dự án nghiên cứu do Cơ quan Hợp tác quốc tế NhậtBản tài trợ Nghiên cứu bắt đầu triển khai vào tháng 8 năm 2002 và kết thúc vào tháng 6năm 2004 Nghiên cứu tập trung nhiều vào phát triển hạ tầng giao thông và giao thôngcông cộng

Khu vực nghiên cứu được thực hiện trên toàn TPHCM và các huyện giáp ranh thànhphố thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An Dân số trong khu vực nghiên cứu

là 7,5 triệu người, trong đó 5,3 triệu sống ở TPHCM

Hình 4.5: Hành lang giao thông chính trong khu vực trung tâmĐối với hành lang vận tải công cộng, Houtrans đã xác định 7 hành lang giao thôngchính ngoài khu vực trung tâm và 10 hành lang giao thông chính trong khu vực trung tâm.Trong số đó, trong đó có hành lang I 4 (Cách Mạng Tháng Tám-Hàm Nghi) trùng với

Trang 33

hướng tuyến metro số 2, 3 hành lang I1(Điện Biên Phủ/Võ Thị Sáu-3 Tháng 2), I7 (BạchĐằng-Cộng Hòa), I8 (Âu Cơ) có giao cắt và kết nối với hành lang I 4.

Nghiên cứu đề xuất chiến lược xác định một nhóm tuyến xe buýt trọng tâm có thểphát triển thành hành lang vận tải khối lượng lớn trong tương lai, trong đó có hành lang dựkiến phát triển tuyến metro số 1 và 2 Hai hành lang nàycần được phát triển thành đường

xe buýt giai đoạn 1 – theo hướng làn dành riêng cho xe buýt hay làn ưu tiên xe buýt Việcphát triển các tuyến thu gom và nhà ga cần được triển khai để tăng lượng hành khách trêncác tuyến này Khi lưu lượng giao thông đạt đến giới hạn trên của hệ thống vận tải xe buýtnhanh, thì có thể tiến hành chuyển sang giai đoạn 2 (đường sắt)

4.2.2 Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Quy hoạch này là kết quả của dự án do Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hànhkhách công cộng làm chủ đầu tư Mục tiêu của dự án là lập quy hoạch các phương thứcvận tải hành khách công cộng đến năm 2025 làm nền tảng cho sự phát triển một hệ thốnggiao thông đô thị bền vững

Hình 4.6: Các tuyến chạy trên trục chính nằm trong vành đai 2 giai đoạn 2015Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, nghiên cứu đã xác định 24 tuyến xe buýt chạytrên các hành lang trục chính giới hạn trong đường Vành đai 2 (Hình 4.5), trong đó cótuyến C4 với hành lang tuyến trùng với tuyến tàu điện ngầm số 2 Tuyến C4 có cự ly là22,6 km, lộ trình là ga metro quận 2- Bến Thành – Cách Mạng Tháng Tám – Bến xe AnSương Tuyến hiện trạng (tương tự tuyến C4) là tuyến 65 với cự ly 15 km và lộ trình làBến Thành – Cách Mạng Tháng 8 – Bến xe An Sương Đây là tuyến có sản lượng cao(tuyến cấp I) và hoạt động ổn định

Trang 34

Bên cạnh các điểm trung chuyển truyền thống như bến xe Miền Đông, bến xe miềnTây, bến xe Văn Thánh, bến xe An Sương nghiên cứu cũng đã đề xuất các nhà ga đườngsắt đô thị là các điểm trung chuyển mới nhằm kết nối giữa đường sắt đô thị với mạng lưới

18 nhà ga tuyến metro (Hình 4.7)

Hình 4.7: Quy hoạch các điểm đỗ xe cá nhân tại các ga/trạm dừng VTHKCC

Nghiên cứu xác định đến năm 2025 xe buýt vẫn là phương thức vận tải hành kháchcông cộng chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là giai đoạn đến năm 2020

xe buýt là phương thức chủ đạo Chiến lược đề ra để thực hiện mục tiêu này bao gồm:Điều chỉnh mạng lưới tuyến, phân chia thị trường và điều chỉnh cấu trúc lực lượng cung vànâng cao năng lực của cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhà nước

Trang 35

4.2.3 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1

Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) có tổng chiều dài là 19,7 km (2,6

km ngầm và 17,1 km trên cao), gồm 3 nhà ga ngầm (Bến Thành, Nhà hát Thành phố, BaSon) và 11 nhà ga trên cao Tuyến bắt đầu từ nhà ga Bến Thành, dọc theo đường Lê Lợi,Nguyễn Hữu Cảnh, Xa Lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Suối Tiên

Hình 4.8: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 1

Ngoài vai trò là nhà ga số 1 của tuyến đường sắt đô thị số 1, nhà ga Bến Thành còn lànhà ga chung với tuyến số 2, số 3a và số 4

4.2.4 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3a và 3b

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, tuyến tàu điện ngầm số 3 có hướng tuyến theoQuốc lộ 13, Bến xe Miền Đông, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú,Hùng Vương, Hồng Bàng, Cây Gõ Năm 2009, thành phố đã có điều chỉnh quy hoạchcục bộ tuyến số 3 thành tuyến số 3a và 3b, trong đó tuyến số 3a là đoạn kéo dài về phíaTây của tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), tuyến số 3b là tuyến nối từQuốc lộ 13- Bến xe miền Đông đến tuyến số 3a

Tuyến số 3a có tổng chiều dài là 9,7 km, đi qua 10 nhà ga ngầm (Bến Thành, chợThái Bình, Ngã 6 Cộng Hòa, công viên Hòa Bình, đại học Y Dược, Thuận Kiều Plaza, Bến

xe Chợ Lớn, Cây Gõ, vòng xoay Phú Lâm, Bến xe Miền Tây) và kết thúc tại depot TânKiên

Trang 36

Hình 4.9: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a

Tuyến số 3b có tổng chiều dài là 12,1 km, đi qua 9 nhà ga ngầm (Ngã 6 Cộng Hòa,bệnh viện Từ Dũ, Tao Đàn, hồ Con Rùa, sân vận động Hoa Lư, cầu Thị Nghè, Hàng Xanh,bến xe miền Đông, Hiệp Bình Chánh) và kết thúc tại depot Hiệp Bình Phước

Hình 4.10: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a

4.2.5 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 4

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, tuyến tàu điện ngầm số 4 có hướng tuyến là cầuBến Cát, đường Thống Nhất, đường 26 Tháng 3, Nguyễn Oanh, Nguyễn Kiệm, Phan Đình

Trang 37

Phùng, Hai Bà Trưng, Bến Thành, Nguyễn Thái Học, Khánh Hội, Lê Văn Lương, NguyễnVăn Linh

Hình 4.11: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 4

Theo nghiên cứu, tuyến tàu điện ngầm số 4 có tổng chiều dài 22,57 km, đi qua địabàn các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè Hệ thốngnhà ga bao gồm 15 nhà ga ngầm (An Nhơn, cư xá Lam Sơn, ngã sáu Gò Vấp, bệnh viện

175, công viên Gia Định, ngã tư Phú Nhuận, cầu Kiệu, Lê Văn Tám, nhà văn hóa Thanh

Trang 38

niên, Bến Thành, Hoàng Diệu, Tôn Đản, Tân Hưng, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Linh)

và 4 nhà ga trên cao (Giao Khẩu, Ngã tư Ga, cầu An Lộc, Phước Kiểng)

4.2.6 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, tuyến tàu điện ngầm số 5 có hướng tuyến là Bến

xe Cần Giuộc mới Quốc lộ 50 Tùng Thiện Vương Lý Thường Kiệt Hoàng Văn Thụ Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn Đây là tuyến bán vòng, kếtnối với tất cả các tuyến metro khác trong mạng lưới metro TPHCM (trừ tuyến số 6)

-Hình 4.12: Hướng tuyến và vị trí các nhà ga của tuyến metro số 5 Theo nghiên cứu, ga đầu của tuyến được đặt tại phía Đông Nam huyện Bình Chánh,chạy về phía Bắc dọc quốc lộ 50, đi dưới kênh Đôi, kênh Tàu Hủ và đi theo đường Lý

Trang 39

Thường Kiệt đến ngã tư Bảy Hiền Sau đó, tuyến đi về phía Đông bên dưới đường HoàngVăn Thụ và đi theo đường Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Điện Biên Phủ đến Tân Cảng.Cuối cùng, tuyến kéo dài qua sông Sài Gòn, tới quận 2 và kết thúc tại Thủ Thiêm.

Tuyến metro số 5 có tổng chiều dài là 30 km (phần tuyến nhánh sân bay Tân SơnNhất dài 3,2 km) Trong giai đoạn 1, tuyến metro số 5 có 7 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 bến

đỗ tàu Ga trung chuyển với tuyến metro số 2 đặt tại ngã tư Bảy Hiền và cũng là điểm bắtđầu của phần tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất

4.2.7 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 6

Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, tuyến tàu điện ngầm số 6 có hướng tuyến là BàQuẹo - Âu Cơ - Luỹ Bán Bích - Tân Hoá - Vòng xoay Phú Lâm

Hình 4.13: Hướng tuyến metro số 6

Trang 40

Theo nghiên cứu, dự kiến có 7 nhà ga trên toàn tuyến bao gồm các ga Bà Quẹo, Âu

Cơ, Thống Nhất, Tân Phú, Hòa Bình, Đầm Sen và Phú Lâm Tuyến metro số 6 có tổngchiều dài là 6 km xuất phát ngầm từ ga Bà Quẹo (ga trung chuyển với tuyến metro số 2),

đi ngầm song song với tuyến metro số 2 theo đường Trường Chinh, đến đường Âu Cơ thì

rẽ vào, tiếp tục đi ngầm về phía Nam dưới lòng đường Lũy Bán Bích, rạch Tân Hóa vàhướng về vòng xoay Phú Lâm và kết thúc tại ga Phú Lâm ( ga trung chuyển với tuyếnmetro số 3A)

Ngày đăng: 22/11/2014, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 : Mặt bằng hướng tuyến và vị trí nhà ga của tuyến metro số 2 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 3.1 Mặt bằng hướng tuyến và vị trí nhà ga của tuyến metro số 2 (Trang 14)
Hình 3.4 : Vị trí nhà ga Dân Chủ - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 3.4 Vị trí nhà ga Dân Chủ (Trang 18)
Hình 3.5 : Vị trí nhà ga Bảy Hiến - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 3.5 Vị trí nhà ga Bảy Hiến (Trang 19)
Hình 3.8 : Vị trí nhà ga Phạm Văn Hai - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 3.8 Vị trí nhà ga Phạm Văn Hai (Trang 21)
Hình 3.9 : Vị trí nhà ga Nguyễn Hồng Đào - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 3.9 Vị trí nhà ga Nguyễn Hồng Đào (Trang 22)
Hình 3.12 : Vị trí nhà ga Tân Bình - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 3.12 Vị trí nhà ga Tân Bình (Trang 23)
Hình 4.2:  Quy hoạch đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.2 Quy hoạch đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26)
Hình 4.3:  Mạng lưới đường sắt đô thị đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.3 Mạng lưới đường sắt đô thị đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ (Trang 27)
Hình 4.4: Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.4 Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố (Trang 28)
Hình 4.5: Hành lang giao thông chính  trong khu vực trung tâm - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.5 Hành lang giao thông chính trong khu vực trung tâm (Trang 29)
Hình 4.7: Quy hoạch các điểm đỗ xe cá nhân tại các ga/trạm dừng VTHKCC - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.7 Quy hoạch các điểm đỗ xe cá nhân tại các ga/trạm dừng VTHKCC (Trang 31)
Hình 4.9: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.9 Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a (Trang 33)
Hình 4.10: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.10 Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a (Trang 33)
Hình 4.11: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 4 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.11 Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 4 (Trang 34)
Hình 4.12: Hướng tuyến và vị trí các nhà ga của tuyến metro số 5 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.12 Hướng tuyến và vị trí các nhà ga của tuyến metro số 5 (Trang 35)
Hình 4.13: Hướng tuyến  metro số 6 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 4.13 Hướng tuyến metro số 6 (Trang 36)
Hình 6.1: Sơ đồ các tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.1 Sơ đồ các tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố (Trang 45)
Hình  6.2: Nhà chờ xe buýt - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
nh 6.2: Nhà chờ xe buýt (Trang 47)
Hình 6.3: Mạng lưới xe buýt trong khu vực trung tâm - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.3 Mạng lưới xe buýt trong khu vực trung tâm (Trang 48)
Hình 6.5:  Mạng lưới xe buýt và tàu điện ngầm ở Manhattan, NewYork, Hoa Kỳ - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.5 Mạng lưới xe buýt và tàu điện ngầm ở Manhattan, NewYork, Hoa Kỳ (Trang 50)
Hình 6.7 : Sơ đồ tuyến xe buýt số 7 hiện hữu - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.7 Sơ đồ tuyến xe buýt số 7 hiện hữu (Trang 55)
Hình 6.8: Sơ đồ điều chỉnh  tuyến xe buýt số 7 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.8 Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 7 (Trang 56)
Hình 6.9: Sơ đồ tuyến xe buýt số 149 hiện hữu - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.9 Sơ đồ tuyến xe buýt số 149 hiện hữu (Trang 57)
Hình 6.12: Sơ đồ điều chỉnh  tuyến xe buýt số 30 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.12 Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 30 (Trang 58)
Hình 6.14: Sơ đồ điều chỉnh  tuyến xe buýt số 59 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.14 Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 59 (Trang 60)
Hình 6.16: Sơ đồ điều chỉnh  tuyến xe buýt số 145 - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.16 Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 145 (Trang 61)
Hình 6.15: Sơ đồ tuyến xe buýt số 145 hiện hữu - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.15 Sơ đồ tuyến xe buýt số 145 hiện hữu (Trang 61)
Hình 6.19: Sơ đồ tuyến xe buýt hiện hữu và các nhà ga metro dự kiến - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.19 Sơ đồ tuyến xe buýt hiện hữu và các nhà ga metro dự kiến (Trang 63)
Hình 6.20: Sơ đồ tuyến xe buýt hiệu chỉnh và các nhà ga metro dự kiến - Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Tổ chức giao thông kết nối tầu điện ngầm
Hình 6.20 Sơ đồ tuyến xe buýt hiệu chỉnh và các nhà ga metro dự kiến (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w