1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012

94 550 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 814,99 KB

Nội dung

Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác cùng hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những vấn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Trần Đức Long

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn Thạc

sỹ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy, cô Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các lãnh đạo, đồng nghiệp nơi tôi công tác Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, PGS TS Lương Văn Hinh người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp tôi suốt một thời gian từ tháng 5 năm

2012 đến nay để tôi hoàn thành đề tài này

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, tập thể giáo viên khoa sau Đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Ban GPMB và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt đề tài

Tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này

Vĩnh Phúc, ngày 4 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Trần Đức Long

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.1.Mục đích, yêu cầu của đề tài 3

1.1.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

1.1.2 Yêu cầu 3

1.2.3 Ý nghĩa lý luận thực tiễn 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 6

1.1.3 Căn cứ pháp lý trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 7

1.1.4 Công tác bồi thường và GPMB đất trên thế giới 8

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam: 14

1.2.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993: 14

1.2.2 Thời kỳ 1993 đến 2003 15

1.2.3 Từ khi có Luật đất đai năm 2003 15

1.2.4 Công tác giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh thành của Việt Nam 16 1.3 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của tỉnh Vĩnh Phúc: 18

1.3.1 Chính sách bồi thường: 18

1.3.2 Tình hình thực hiện công tác GPMB của thành phố Vĩnh Phúc 24

1.4 Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu 26

Chương: 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu 27

Trang 5

2.2 Phạm vi nghiên cứu 27

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27

2.3.1 Địa điểm 27

2.3.2 Thời gian thực hiện đề tài 27

2.4 Nội dung nghiên cứu 27

2.5 Phương pháp nghiên cứu 28

2.5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống 28

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28

2.5.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: 29

2.5.4 Phương pháp thống kê tổng hợp 29

2.5.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29

2.5.6 Phương pháp kế thừa 29

2.5.7 Phương pháp chuyên gia 29

2.5.8 Phương pháp minh họa 29

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực tổ chức thực hiện Dự án 30 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 36

3.2 Hiện trạng công tác quản lý sử dụng đất của vùng Dự án 48

3.3 Khái quát về Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc 50 3.3.1 Căn cứ pháp lý 51

3.3.2 Vị trí, quy mô, tính chất của dự án: 52

3.4 Đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng 52

3.4.1 Quy trình thu hồi đất, bồi thường GPMB thực tế của dự án Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc 52

3.4.2 Kết quả các bước triển khai thực hiện Dự án 55

3.4.3 Đánh giá kết quả BT, GPMB và TĐC của Dự án 56

3.4.4 Tổng hợp các loại đất bị thu hồi tại khu vực GPMB: 64

Trang 6

3.4.5 Tổng hợp kinh phí bồi thường GPMB của dự án 65

3.5 Tác động của việc thực hiện chính sách BT, GPMB dự án xây dựng mới Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống của các hộ dân có đất bị thu hồi 67

3.5.1 Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân bị thu hồi đất 67

3.5.2 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân bị thu hồi đất 68

3.5 Những thuận lợi và hạn chế 70

3.5.1 Thuận lợi 70

3.5.2 Hạn chế, khó khăn 70

3.5.3 Nguyên nhân 71

72

3.6 Đề xuất giải pháp tiến hành trong công tác GPMB của Ban GPMB và PTQĐ trong thời gian tới 74

3.6.1 Quy trình thực hiện công tác GPMB: 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

1 Kết luận 76

2 Kiến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XHCN : Xã hội chủ nghĩa NĐ-CP : Nghị định Chính phủ

GPMB : Giải phóng mặt bằng HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân QĐ-UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân QSDĐ : Quyền sử dụng đất

BT, HT : Bồi thường, hỗ trợ

KT-XH : Kinh tế xã hội

ADB : Ngân hàng phát triển châu á

WB : Ngân hàng thế giới QH-KH : Quy hoạch kế hoạch

TĐC : Tái định cư

PTQĐ : Phát triển quỹ đất

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Số lao động Tam Dương và Yên Lạc 2006-2010 41

Bảng 3.2: Diện tích các loại đất cần thu hồi và GPMB của Dự án 50

Bảng: 3.3 Đối tượng và điều kiện bồi thường 57

Bảng 3.4: Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ I của Dự án 59

Bảng 3.5: Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ II của Dự án 60

Bảng 3.6: Bảng đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả 63

Bảng 3.7: Các loại đấtbị thu hồi của dự án 64

Bảng: 3.8: Kinh phí thực hiện phương án bồi thường GPMB 66

Bảng 3.9: Hình thức bồi thường cho hộ gia đình bị thu hồi đất 67

Bảng 3.10: Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân bị thu hồi đất 68

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân bị thu hồi đất 68

Bảng 3.12: Tình hình việc làm và hỗ trợ việc làm sau khi thu hồi đất 69

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt, nắm chắc tài nguyên đất đai Mỗi thời kỳ lịch sử với chế độ chính sách khác nhau xong đều phải có chính sách quản lý đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó

Từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời (nay là Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ban hành Hiến pháp và đến nay đã sửa đổi bốn lần ( Hiến pháp 1946; 1959; 1980; 1992 ) Tại điều 20 Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm”

Tại chương 2 Điều 17, 18 Hiến pháp năm 1992 quy định “ Đất đai thuộc

sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch - kế hoạch của pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”

Pháp luật về đất đai bao gồm các quy phạm quản lý về sử dụng đất đai với các hình thức như: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, vv Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ về đất đai

Quyết định số: 201/QĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/7/1980 về thống nhất và tăng cường công tác quản lý đất đai trong cả nước “Toàn bộ quỹ đất trong cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch -

kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đi lên hướng sản xuất lớn XHCN”

Cùng với một số văn bản hướng dẫn của hiến pháp Luật đất đai ra đời

và sửa đổi bổ sung (một số lần) cho phù hợp với các thời kỳ phát triển kinh tế

xã hội của đất nước Luật đất đai năm 1988 là một trong những luật đất đai cụ

Trang 10

thể hoá được nhiều điều quan trọng Tại Điều 9 Luật đất đai năm 1988 thể hiện 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Luật đất đai năm 1993 tại Điều 8 quy định: “ Chính phủ thống nhất quản

lý đất đai trong cả nước UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về đất đai trong địa phương theo thẩm quyền được quy định tại luật này Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai ở trung ương chịu trách nhiệm trước chính phủ, thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp trong việc quản lý nhà nước về đất đai”

Luật đất đai năm 2003 ra đời gồm 146 điều nó vừa mang tính kế thừa, hoàn thiện và có tầm nhìn mở rộng hơn một số điều khoản nhằm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, tại khoản 2 điều 6 quy định: Nội dung quản

lý nhà nước về đất đai được cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật Trong đó: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗi trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy CNQSDĐ, trình tự thực hiện thủ túc BT, HT tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, đấu giá thu hồi đất, BT, HT và tái định cư Trên cơ sở đó các tỉnh, thành ban hành các quyết định liên quan đến giá đất hàng năm, đơn giá bôì thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất vv

Có thể nói đây là cẩm nang, pháp lý quan trọng để cho các tổ chức làm nhiện vụ GPMB trên phạm vi toàn tỉnh Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai vì đặc điểm đa dạng và phức tạp, công tác BT, GPMB đòi hỏi nhiều về chuyên môn hoá, xã hội hoá và kỹ thuật hoá, phẩm chất đạo đức của người cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ này Thực tế trong những năm qua nhiều dự án được các tổ chức làm nhiện

vụ GPMB nhận bàn giao được mặt bằng, thu hút được nhiều nhà đầu tư góp

Trang 11

phần phát triển KT-XH, nhưng cũng không ít các dự án khó khăn không giải phóng được mặt bằng Như vậy, ngoài những nguyên nhân khách quan như đơn giá, hạng mức, chế độ chính sách Thì còn nguyên nhân chủ quan nào ?

Để tổ chức, cá nhân được giao nhiện vụ GPMB triển khai thực hiện một dự án vừa đạt được tiến độ, rút ngắn được thời gian lại đúng với quy định của pháp luật hiện hành Xuất phát từ những đặc điểm tình hình thực tế về công tác GPMB trong cả nước nói chung, Ban GPMB và PTQĐ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

" Đánh giá công tác Giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2012 "

1.1 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.1.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá thực trạng công tác GPMB Dự án Xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012

- Đánh giá việc thực hiện chính sách BT, GPMB và sự tác động việc thực hiện chính sách BT, GPMB đến đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và trở ngại trong quá trình thực hiện công tác GPMB của Dự án

- Đề xuất giải pháp nhằm tiến hành công tác GPMB trong thời gian tới hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương Vĩnh Phúc

Trang 12

là: "lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của ngươi dân có đất bị thu hồi"

- Các tài liệu, số liệu khảo sát được phải đúng, phản ánh đúng quy trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án đang được thực hiện, được phân tích, đánh giá một cách khách quan, trung thực

1.2.3 Ý nghĩa lý luận thực tiễn

- Đánh giá một cách chính xác về cái được, cái chưa được trong việc thu hồi đất, GPMB để phục vụ các công trình phúc lợi, an ninh quốc phòng, sản xuất kinh doanh

- Tham mưu cho địa phương trong lĩnh vực quản lý về đất đai theo hướng tiết kiệm, khoa học và bền vững

- Chú trọng đến đời sống của người dân có đất bị thu hồi, tình hình an ninh, trính trị của địa phương nơi có đất thu hồi

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1.1 Khái niệm chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

* Bồi thường

- Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra Đền bù trả lại tương xứng

với giá trị hoặc công lao

- Bồi thường là trả lại giá trị tài sản gắn liền với đất hoặc công lao cho một

chủ thể nào đó bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất

- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền

sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất Trong đó, giá

trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một phần

diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định

* Hỗ trợ

- Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào

- Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là giúp thêm một khoản tài chính cho

chủ thhhểểể nnnàààooo đđđóóó bbbịịị ttthhhiiiệệệttt hhhạạạiii nnnhhhưưư::: Diii ccchhhuuuyyyểểểnnn ccchhhỗỗỗ ởởở mớớớiii,,, ổổổnnn đđđịịịnnnhhh đđđờờờiii sssốốốnnnggg sssảảảnnn xxxuuuấấấttt,,,

đ

đđàààooo tttạạạooo ccchhhuuuyyyểểểnnn đđđổổổiii nnnggghhhềềề nnnggghhhiiiệệệppp vvvààà tttạạạooo vvviiiệệệccc lllàààm kkkhhhiii Nhhhààà nnnưưướớớccc ttthhhuuu hhhồồồiii đđđấấấttt

* Tái định cư

- Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh

sống và làm ăn Bằng một trong các hình thức sau: " giao nhà ở tái định cư; giao

đất ở mới đề tự xây; trả bằng tiền để tự lo chỗ ở mới"

1.1.1.2 Đặc điểm của quá trình giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là một quá trình đa dạng và phức tạp Nó thể hiện

khác nhau đối với mỗi một dự án , nó liên quan đến trực tiếp lợi ích của các bên

tham gia và lợi ích của toàn xã hội

Comment [U1]: Phan nay bo cuc NHU SAU:

1.1.co so khoa hoc cua de tai 1.2 Co so phap ly 1.3 Can cu thuc tien: Co phu hop voi cac quy hoach Tong the PTKTXH?

Quy hoach su dung dat, quy hoach MT, …? 1.4.Tinh hinh nghien cuu tren TG va VN

Trang 14

- Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành , mật độ dân cư khác nhau , ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo những cách khác nhau

Do đó, giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt

- Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị đặc biệt, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội đối với mọi người dân ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trinh độ sản xuất của người dân còn thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp chưa cao Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Vấn đề bồi thường GPMB ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm , Nghị định 151/Ttg ngày 14/4/1959 đã đặt ra vấn đề trưng dụng đất; Thông tư 1972/Ttg ngày 11/01/1970 của Chính phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối, hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mới Sau khi luật đât đai ra đời và bước vào thời kỳ đổi mới thì bồi thường GPMB đã được chú trọng xử lý đồng bộ hơn để phù hợp với giai đoạn mới Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác cùng hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những vấn đề có liên quan như giá đất, quy hoạch đã hình thành một

hệ thống chính sách và tổ chức cho công tác bồi thường GPMB và cho đến nay sau nhiều lần bổ sung chúng ta đang áp dụng Nghị định 197/2004 /NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Trong giai đoạn hiện nay thì các chính sách của Nhà nước cần phải được thực hiện đồng bộ và minh bạch trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ cảu nhà đầu tư cũng như người chịu ảnh hưởng được thực hiện một cách thông suốt vì lợi ích phát triển chung

Trang 15

Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở nước ta

Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.Trong những năm qua việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở nước

ta đã đạt được những hiệu quả nhất định Việc thu đất để thực hiện các dự án đã góp phần quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay

Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi

là 336,44 nghìn ha ( chiếm gần 4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước) Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp

và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha Trong đó Vĩnh Phúc chiếm 5.573 ha theo

số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 16 tỉnh trọng điểm

1.1.3 Căn cứ pháp lý trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Trên cơ sở Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp

thứ X thông qua ngày 25/12/2001 Để cụ thể hóa công tác GPMB Các Nghị định, Thông tư đã hướng chi tiết và thể chế hóa trong công tác GPMB bao gồm: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP: Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP Quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư;

Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; NĐ số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012:

Về quản lý và sử dụng đất trồng lúa

Trang 16

Đặc biệt do đặc thù của tỉnh Vĩnh phúc đã có những cơ chế chính sách riêng nhằm phù hợp đảm bảo các lợi ích trong quá trình thu hồi đất đã ban hành các Quyết định gồm: Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 55/2012/ QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v ban hành quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012; Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc chi trả đất dịch vụ cho các hộ có đất bị thu hồi;

1.1.4 Công tác bồi thường và GPMB đất trên thế giới

1.1.4.1 Chính sách GPMB của một số nước trong khu vực Châu Á

* Tại Trung Quốc

Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về chế độ sở hữu và các hình thức sử dụng đất đai Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu: chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể Hiến pháp lần sửa đổi mới nhất năm 2005 quy định: "Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích công cộng, có thể căn cứ vào pháp luật mà trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường" Các nhà làm luật giải thích rằng trưng thu áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải chuyển quyền sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nước, còn trưng dụng đối với đất thuộc sở hữu nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia… thìNhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức tái định cư cho người bị thu hồi đất Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau:

Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả Tiền bồi thường bao gồm các khoản như

lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có

Trang 17

đất bị thu hồi Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy định mức nộp

lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp, khoảng từ 442.000 - 2.175.000 nhân dân tệ/ha

Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp tái định cư, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất

Ở Trung Quốc, Nhà nước quan tâm tới nông dân, tạo điều kiện cho họ được hưởng những thành quả công nghiệp hóa, đô thị hóa khu thu hồi đất Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp hoặc là thu hồi đất ở thuộc khu vực nông thôn để sử dụng vào mục đích khác thì người nông dân được lưu ý, quan tâm về lợi ích cũng như được bồi thường một cách hợp lý Một vấn đề rất quan trọng đó là gắn công tác bồi thường với việc giải quyết các vấn đề xã hội Thông thường khi bị thu hồi đất, người nông dân khó tìm được việc làm thích hợp với khả năng của mình Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã

thực hiện chế độ dưỡng lão đối với người già (phụ nữ từ 45 tuổi và nam giới

từ 50 tuổi trở lên) và hỗ trợ tiền cho những người đang trong độ tuổi lao động

để các đối tượng này tự tìm việc làm mới Tiền dưỡng lão được trả từ 90.000 - 110.000 nhân dân tệ/một lần cho Cục Bảo hiểm xã hội và Cục Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trả tiền dưỡng lão hàng năm cho những người thuộc diện này; tiền hỗ trợ khoảng 100.000 - 120.000 nhân dân tệ/người

Nhìn chung hệ thống pháp luật về bồi thường và TĐC của Trung Quốc đều nhằm bảo vệ những người mà mức sống có thể bị giảm do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án Theo một nghiên cứu gần đây của WB thì các luật

về TĐC của Trung Quốc đối với các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và

Trang 18

giao thông “đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WB trong tài liệu hướng dẫn thực hiện TĐC”

* Tại Nhật Bản

Luật Trưng thu đất đai của Nhật Bản ban hành năm 1951 quy định

việc trưng dụng đất có bồi thường để xây dựng công trình hạ tầng trọng yếu được pháp luật cho phép, chẳng hạn đường xá, công viên theo luật quy hoạch đô thị, đê điều, hồ chứa nước theo luật sông ngòi, cảng biển theo luật cảng biển…

Trình tự trưng dụng như sau: 1/ Xin phép trưng dụng; 2/ Đăng ký đất đai

và công trình trong diện trưng dụng; 3/ Bên trưng dụng và bên bị trưng dụng thương lượng thoả thuận; 4/ Trình Hội đồng trưng dụng thẩm định; 5/ Ra quyết định trưng dụng; 6/ Hoàn tất trưng dụng

Nhật chỉ trưng dụng đất khi giao dịch đất đai thông thường bị trở ngại và được Bộ trưởng xây dựng hoặc tri huyện cho phép khi thấy phù hợp lợi ích công cộng và hội đủ điều kiện cần thiết

Việc bồi thường thực hiện bằng tiền Mức bồi thường tính toán tại thời điểm công bố trưng dụng, có điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá trước lúc ra quyết định trưng dụng

Giải quyết lao động, việc làm trong quá trình thu hồi đất: Quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng trong nông nghiệp Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm Sau khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng Ngoài ra Nhật Bản còn phân

bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn

Trang 19

Chính phủ Nhật bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua Internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình Chính phủ cũng bồi thường những công nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáp dục đào tạo trên

cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc đang phát triển

Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng để xoá

bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác Luật về ổn định việc làm của người lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và thuê mướn lại những người cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện đại hoặc từ các công ty chi nhánh Nhiều chính sách được đưa ra như các chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên Các loại hình tuyển dụng và thuê mướn được đa dạng hoá, coi trọng các công việc làm thêm không chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường Chế độ tuyển dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương

Trong những năm 1960, 1970, các lĩnh vực như phúc lợi y tế, công nghệ tin học và môi trường đang giữ một vai trò quan trọng then chốt trong việc

mở ra những thị trường mới ở Nhật Bản Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các dịch vụ liên quan được khuyến khích phát triển Việc phát triển khoa học và công nghệ địa phương được đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm

ổn định chính thị trường lao động ở tầm vĩ mô, nhưng để có thể tham gia được vào thị trường lao động thì bản thân mỗi người lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề nghiệp của mình thông qua việc tự đào tạo lại; các công ty, tổ chức cũng phải ủng hộ điều này một cách tích cực

Trang 20

* Tại Thái Lan:

Hiến pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc

thực hiện trưng dụng đất của ngành mình

Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án

Ví dụ: trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự

án bồi thường TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án

Trang 21

1.1.4.2 Chính sách tài chính của một số ngân hàng quốc tế về thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất:

Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), mục

tiêu của các quy định trong việc bồi thường tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB) là việc bồi thường tái định

cư sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án, phải đảm bảo cho các hộ di chuyển được bồi thường và hỗ trợ sao cho tương lai, kinh tế và xã

hội của họ được thuận lợi tương tự như trong trường hợp không có dự án

Các biện pháp thu hồi được cung cấp là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp thuận, giao đất tái định cư với thời hạn ngắn nhất

Đối với đất đai và tài sản được bồi thường theo các quy định của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện

Khôi phục thu nhập là một yếu tố quan trọng của tái định cư khi những người bị ảnh hưởng bị mất cơ sở sản xuất, công việc kinh doanh, việc làm thay thế những nguồn thu nhập khác, bất kể là họ có mất nơi ở hay không

WB và ADB quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường tái định cư của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của người

bị thu hồi trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường tái định cư cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch

Trang 22

Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường tái định cư được WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác động của dự

án Kế hoạch bồi thường tái định cư phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn được chuẩn bị sẵn

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam:

1.2.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993:

Thực chất giai đoạn trước 1993 việc trưng dụng và bồi thường về thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã được quy định theo luật cụ thể:

- Nghị định 151/TTg ngày 15/4/1959 của Hội đồng Chính phủ quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất; thông tư 1424/TT-LĐ ngày 06/7/1959 của liên

bộ UBKH nhà nước và Nội vụ đã hướng dẫn thực hiện Nghị định 151/TTg

- Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 1/7/1980 của Chính phủ quy định về thống nhất và tăng cường công tác quản lý đất đai trong cả nước trong đó có

quy định" người có đất bị thu hồi, trưng dụng mà cần có đất sử dụng thì được

cấp đất khác và tài sản được bồi thường chính đáng"

- Nghị định số 186/ NĐ- HĐBT/ ngày 31/5/1990 quy định bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác trong đó có quy

định " mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất rừng khi trưng

dụng để sử dụng vào mục địch khác, được đền bù về đất nông nghiệp, đất có rừng được đền bù về tài sản tên đất thu hồi"

Như vậy về nguyên tắc khi Nhà nước thu hồi, trưng dụng đất vẫn "đền bù"bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người có đất bị thu hồi

Trang 23

1.2.2 Thời kỳ 1993 đến 2003

Trong công tác GPMB luật đất đai 1993 vừa kế thừa và hoàn thiện một

số chính sách liên quan đến công tác BT, HT và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như:

- Nghị định số 90/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định

về chủ thể SDĐ, cơ sở pháp lý của thửa đất để lập kế hoạch BT, HT và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ quy định về đền bù khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phong, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Tuy nhiên cả 02 Nghị định này đều có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa có các quy định chi tiết cho BT về các loại đất, HT các hạng mục trên đất thu hồi, vấn đề công ăn việc làm và tái định cư cho người có đất bị thu hồi

1.2.3 Từ khi có Luật đất đai năm 2003

Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ 01/7/2004 Gồm 146 điều những vấn đề liên quan đến công tác GPMB được hoànthiện và có tầm nhìn mở rộng, một số điều phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Cụ thể: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗi trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy CNQSDĐ, trình tự thực hiện thủ túc BT, HT tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, đấu giá thu hồi đất, BT, HT và tái định cư; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của

Trang 24

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán,

sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất

1.2.4 Công tác giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh thành của Việt Nam

1.2.4.1 Công tác giải phóng mặt bằng ở thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là nơi thực hiện công tác BT&GPMB nhanh gọn và hiệu quả nhất trong toàn quốc UBND thành phố Đà Nẵng đã thành lập Ban giải toả mặt bằng để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về công tác BT&GPMB Tuỳ theo quy mô từng dự án mà UBND thành phố thành lập hội đồng GPMB cấp thành phố do phó Chủ tịch UBND thành phố làm Chủ tịch hội đồng Các hoạt động của cơ quan chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng GPMB, hàng tuần giao ban một lần và nghe báo cáo về những vấn đề vướng mắc phát sinh

Chuẩn bị đất tái định cư cho các hộ đi trước một bước Đây là vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu trong toàn bộ các bước công việc để đảm bảo cho việc giải toả được nhanh chóng Nếu không có tái định cư thì không thể triển khai GPMB được Căn cứ vào nhu cầu giải toả thành phố chủ động lập các khu tái định cư để phục vụ cho việc GPMB, đồng thời có chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất cho các hộ giải toả Bên cạnh đó thành phố còn xây dựng nhiều khu nhà chung cư cao tầng sử dụng cho người có thu nhập thấp thuê hoặc cho các hộ giải toả mượn sử dụng không phải trả tiền, nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB Một số dự án còn xây nhà tạm phục vụ cho các hộ trong thời gian các hộ chưa được giao đất

Giải quyết những vướng mắc khiếu nại của hộ giải toả thực hiện theo luật khiếu nại tố cáo có phân công cụ thể như sau: Khiếu nại và thẩm định áp dụng giá bồi thường thì Ban quản lí dự án, chủ đầu tư, Ban giải toả bồi

Trang 25

thường có nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết và trả lời các hộ bằng văn bản đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về kết quả giải toả

Nếu thắc mắc về chủ trương giả toả, bồi thường thì UBND các cấp có nhiệm vụ giải thích, vận động đến từng hộ giải toả hoặc ra văn bản trả lời, nếu các hộ chưa đồng ý với trả lời và quyết định giải quyết thì khiếu nại lên UBND tỉnh hoặc toà án cùng cấp

Đối với các hộ đã được vận động và có quyết định giải quyết cuối cùng

mà vẫn cố tình không chấp hành thì xử lí bằng biện pháp cưỡng chế Nếu thắc mắc liên quan đến tính pháp lí về đất, mức bồi thường, vị trí đất thì sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giải thích

1.2.4.2 Công tác GPMB tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

“Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc GPMB đối với việc phát triển đô thị, công tác BT&GPMB luôn được các cấp Uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, tập trung công sức chỉ đạo giải quyết Thành phố đã thành lập được ban chuyên trách công tác BT&GPMB đến nay đã được 5 năm (từ năm 2001-2006) Theo báo cáo số 79/BC - GPMB ngày 30 tháng 05 năm 2005 của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố cho thấy, năm 2005 Thành phố đã triển khai BT&GPMB tổng số 55 dự án trong đó có 3 dự án của Trung Ương,

12 dự án của tỉnh và 23 dự án của Thành phố, 8 dự án của doanh nghiệp, các

dự án khác là 9 dự án Tính đến cuối năm 2005 có 22 dự án đã hoàn thành cơ bản, 20 dự án tiếp tục thực hiện và 13 dự án tiếp tục triển khai Nhìn chung, việc triển khai các dự án đều được nhân dân đồng tình ủng hộ và được các cấp, các ngành quan tâm nên cơ bản công tác BT&GPMB đã bám sát được tiến độ đề ra Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn vướng mắc đòi hỏi phải được nghiên cứu xem xét tháo gỡ

Về quyền lợi bồi thường, phần lớn các trường hợp trong diện GPMB đều không đồng tình với mức bồi thường do UBND tỉnh quy định họ cho rằng mức bồi thường theo quy định là thấp Đối với đất ở do việc áp dụng mức giá bồi

Trang 26

thường theo Quyết định 582/2005/QĐ ngày 28 tháng 02 năm 2005 của UBND tỉnh về đơn giá, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Chưa đảm bảo được quyền lợi và sự công bằng đối với các hộ dân, do việc phân loại vị trí đường phố vẫn còn chung chung Đối với hạng đất nông nghiệp được xây dựng từ rất lâu (từ năm 1994) do vậy không tránh khỏi có nơi không phù hợp Ngoài ra, sự lạc hậu của bảng giá bồi thường các tài sản khác so với biến động thị trường cũng là một thực tế

Vấn đề tiếp theo là những vướng mắc liên quan tới những bất hợp lý của bản thân công tác lập dự án và xét duyệt dự án, những bất cập của công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện tại”

1.3 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của tỉnh Vĩnh Phúc:

1.3.1 Chính sách bồi thường:

- Quyết định 18/2001/QĐ-UBND ngày 20/4/20011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về thực hiện BT, HT và tái định cư và đơn giá BT, HT tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012;

- Quyết định 06/2012/QĐ-UBND ngày 23/3/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy dịnh hỗ trợ đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh có đất nông nghiệp bị thu hồi;

- Các Điều, khoản không quy định tại các Quyết định của tỉnh thì thực hiện theo các văn bản của Trung ương

* Tình hình triển khai công tác GPMB của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo số liệu mới nhất về công tác GPMB 6 tháng đầu năm 2012 do Ban GPMB và Phát triển quỹ đất tổng hợp tính đến thời điểm 30/6/2012 tỉnh Vĩnh Phúc có 221 Dự án/ 2.176,8 ha/ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất

Trang 27

chưa sử dụng đang GPMB để phụ vụ các công trình trọng điểm như: Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn, sản xuất kinh doanh vv trong đó chuyển tiếp từ nhưng năm trước là

129 Dự án, tỉnh giao thực hiện năm 2012 là 92 Dự án Nhìn chung các Dự án đều nằm trong QH-KH sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

* Bồi thường đất:

Giá để tính bồi thường về đất là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi, do UBND tỉnh quyết định và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng

Nhà nước thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng tiền hoặc bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian sử dụng đất

* Bồi thường tài sản:

Bao gồm nhà cửa, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định, đối với tài sản, vật kiến trúc trên đất không đủ điều kiện bồi thường thì tuỳ trường hợp để hỗ trợ, mức hỗ trợ không quá 100% giá bồi thường

Đơn giá bồi thường được tính cho từng loại tài sản, thực hiện theo mức giá quy định tại các bảng đơn giá được quy định

* Chính sách hỗ trợ:

Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích:

- Diện tích tính hỗ trợ là diện tích được đo đạc thực tế, giá đất tính hỗ trợ bằng 100% giá đất nông nghiệp liền kề tại vị trí thu hồi đất

Trang 28

* Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà:

Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi 3km được hỗ trợ 4.000.000đ/hộ; di chuyển trên 3km được hỗ trợ 5.000.000đ/hộ

Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt

Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác, trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong 06 tháng, mỗi tháng 1.000.000 đ/hộ

Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyểnbằng mức quy định tạikhoản 1 Điều này

Trường hợp tái định cư tại chỗ (không phải di chuyển sang nơi ở khác), nhưng phải tháo dỡ toàn bộ nhà ở chính thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở hoặc làm nhà tạm trong 06 tháng, mỗi tháng 1.000.000đ/hộ

Thời gian thuê nhà ở tối đa là 6 tháng kể từ ngày được giao đất tái định

cư Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm nhưng không quá 3 tháng, thời gian hỗ trợ thêm do cơ quan phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định;

Nhân khẩu được hỗ trợ: Là số nhân khẩu thường trú thực tế của hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm thông báo thu hồi đất

Trang 29

* Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở:

Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà

ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất

ở của thửa đất đó Diện tích được hỗ trợ không quá 03 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 2,0 lần giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với diện tích đất bị thu hồi Nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ tại các xã, phường, thị trấnnơi có đất bị thu hồi

* Các khoản hỗ trợ khác:

Hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường và giao đất cho các dự án theo đúng thời gian và kế hoạch thì được hỗ trợ bằng hình thức thưởng giải phóng nhanh mặt bằng nhanhtheo qui định dưới đây:

+ Mức thưởng 2.000đ/m2

đối với tất cả các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp trồng rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình 50 năm;

+ Mức thưởng 1.000đ/m2đối với đất nông nghiệp còn lại gồm: Đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm thuộc các nông lâm trường quản lý có hợp đồng canh tác sản xuất đối với các hộ gia đình;

+ Mức thưởng 20.000 đ/m2

đối với đất ở;

Trang 30

+ Mức thưởng 2.000.000đ/hộ đối với các hộ phải di chuyển nhà ở Tất cả mức thưởng trên chỉ áp dụng đối với những hộ thực hiện giao trả đất đúng thời gian, đúng kế hoạch

+ Gia đình chính sách, hộ gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước theo xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội khi phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi nhà ở, đất ở được hỗ trợ như sau:

+ Người hoạt động Cách mạng trước năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lao động; thân nhân của liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên được hỗ trợ 7.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

+ Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% đến dưới 81% được hỗ trợ 6.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

+ Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 41% đến dưới 61% được hỗ trợ 5.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

+ Gia đình Liệt sĩ, người có công giúp đỡ Cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 21% đến dưới 41% được hỗ trợ 4.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

+ Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội khác của Nhà nước được hỗ trợ 3.000.000đ/chủ hộ sử dụng nhà, đất;

Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người thuộc diện được hưởng một trong các mức hỗ trợ trên thì hộ gia đình chỉ được tính hỗ trợ một lần theo mức cao nhất

* Hỗ trợ di chuyển mồ mả:

-Mộ đã có người nhận, đã cải táng trên đắp đất 3.100.000đ/ngôi

Trang 31

- Mộ đã có người nhận, chưa cải tác trên đắp đất:

+ Chôn trên 36 tháng: 3.500.000đ/ngôi

- Mộ chưa có người nhận, đã cải táng 1.700.000đ/ngôi

- Mộ chưa có người nhận, chưa cải táng 2.400.000đ/ngôi

* Tái định cƣ:

- Đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư

- Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái

định cư trong các trường hợp sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư) b) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi

d) Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền

sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để xem xét bố trí tái định cư cho phù hợp

Trang 32

- Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở tái định cư mà số tiền được bồi thường,

hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó Trường hợp không nhận đất ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó

Diện tích một suất tái định cư tối thiểu quy định là 50m2

- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở

mà tự lo chỗ ở (không nhận đất ở tái định cư) thì được hỗ trợ một khoản tiền trừ trường hợp đã nhận tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 3 Điều này, như sau:

a) Các xã, phường thuộc thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên là: 50 triệu đồng/ hộ ;

1.3.2 Tình hình thực hiện công tác GPMB của thành phố Vĩnh Phúc

1) Kết quả thực hiện những năm gần đây

Sau khi khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh chuyển về địa giới thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc nhanh chóng mở rộng một số khu và cụm công nghiệp trọng điểm nhằm tiếp tục thu hút đầu tư như Khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên, Khu công nghiệp Bình Xuyên, cụm kinh tế Hợp Thịnh – Tam Dương – Lập Thạch

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, trên địa bàn tỉnh một số dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Khu công nghiệp Chấn Hưng; Cụm kinh tế xã hội Tân Tiến; xí nghiệp ô tô Xuân Kiên;

Trang 33

quốc lộ 2A(BOT) 2B, nhiều dự án đô thị Vì vậy, nhà đầu tư không thể triển khai xây dựng công trình đúng tiến độ quy định

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, chuyển đổi nghề, tái định cư, đất dịch vụ chưa đồng bộ, chưa có chính sách ổn định, bền vững đối với người

bị thu hồi đất tạo nên tâm lý bất an khi thu hồi đất trong nhân dân

Việc thực hiện quy chế công khai, dân chủ, các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước chưa phù hợp, nhất quán làm giảm lòng tin với nhân dân Một bộ phận nhân dân chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, cố tình dây dưa kéo dài đòi hỏi chế độ gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Hơn nữa, chính quyền một số địa phương tham gia chưa tích cực và còn “khoán trắng” cho chủ đầu tư tự thực hiện

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nông dân trong việc thu hồi đất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề ; tiếp tục hoàn thiện chính sách giao đất dịch vụ cho nông dân; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán

bộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai làm cho người sử dụng đất cũng như người quản lý về đất đai thực hiện đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc đang kiến nghị sớm sửa đổi bổ sung một số luật đất đai năm 2003 cho phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Trang 34

của địa phương Hoàn thiện các chính sách pháp luật đất đai theo hướng ổn định, đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

2) Thuận lợi, khó khăn

- Những mặt đạt được: Tạo được quỹ đất sạch thực hiện được nhiều Dự án trọng điểm, thu hút đầu tư đưa nền kinh tế của tỉnh ngày một phát triển

- Hạn chế: Chính sách còn bất cập, giá BT, HT còn thấp chưa tạo được việc làm ổn định, phù hợp cho người dân có đất bị thu hồi

1.4 Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu

- Bồi thường GPMB khi thu hồi đất là vấn đề tất yếu trong quá trình phát triển KT-XH của bất kỳ quốc gia nào

- Bồi thường GPMB là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế-

xã hội

- Một trong những vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội và môi trường bền vững là đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất

để phát triển công nghiệp và đô thị

- Chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất

- Từ đó cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn nữa, thực tiễn hơn, khoa học hơn của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB, đảm bảo các lợi ích khi thu hồi đất, chú trọng đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác bồi thường, GPMB Dự án xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi

tỉnh Vĩnh Phúc

Dự án xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc: là dự án tầm

quốc gia được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 35/2011/QĐ-TTg ngày

19/3/2001, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng UBND tỉnh Vĩnh phúc thành

lập mới bệnh viện Sản – Nhi tỉnh tại Quyết định số 2708/2009/QĐ-CT ngày

19/8/2009 Với quy mô gần 10 ha và được đầu tư xây dựng 1.4000 tỷ VNĐ do

nguồn vốn chủ yếu từ trái phiếu chính phủ và ngân sách của địa phương được

phân thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 8 năm 2013 bắt đầu khởi công

khu khám chữa bệnh và dự kiến tháng 12 năm 2015 hoàn thành đi vào sử

dụng, giai đoạn 2 từ tháng 01 năm 2016 – tháng 12 năm 2018 hoàn chỉnh khu

điều dưỡng và đưa vào khai thác sử dụng

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Bồi thường, GPMB Dự án xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh

Phúc thực hiện từtháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tiến hành 4 nội dung nghiên cứu sau:

Nội dung 1: Tình hình cơ bản của hai huyện Tam Dương và Yên

Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí hậu; Thủy văn;

Comment [U2]: Giua Noi dung nghien cuu va

muc dich nghien cuu khong phu hop voi nhau Can sua noi dung nghien cuu cho phu hop voi muc dich NC

Trang 36

- Đặc điểm về kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế; Thực trạng phát triển các

ngành; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Dân cư; lao động và đời sống; Cơ sở hạ tầng xã hội

- Hiện trạng sử dụng đất

- Tình hình quản lý đất đai

Nội dung 2: Thực trạng công tác GPMB dự án xây dựng mới Bệnh

viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2012

- Kết quả bồi thường: đất, tài sản

- Kết quả hỗ trợ: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ ổn định đời sống

sản xuất; Hỗ trợ di chuyển ;…

- Kết quả thu hồi và tái định cư

Nội dung 3: Đánh giá việc thực hiện chính sách BT, GPMB dự án

xây dựng mới Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc và sự tác động ảnh

hưởng đến đời sống người dân bị thu hồi đất

- Ảnh hưởng đến kinh tế và thu nhập

- Ảnh hưởng đến việc làm

- Ảnh hưởng đến trật tự trị an

- Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng , công trình công cộng

Nội dung 4: Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp đẩy

mạnh công tác GPMB đối với dự án xây dựng mới Bệnh viện Sản – Nhi

tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống từ cơ sở lý luận tới thực tiễn; từ chính

sách pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp

luật, trong mối liên hệ với pháp lý, hành chính và kinh tế;

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới vấn

đề nghiên cứu Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương

trình , dự án, đề tài khoa học có liên quan

- Thu thập dữ liệu về chính sách pháp luật và quá trình đổi mới;

- Thu thập tài liệu về các kinh nghiệm, kết quả thử nghiệm;

Comment [U3]: PHUong phap:

1.1THU thap so lieu thu cap:

DKTNKTXH o dau? Ve 2 du an nay o dau? 1.2 Thu thap so lieu so cap: Phieu dieu tra ? Chon

ho dieu tra ? dieu tra bao nhieu ? 1.3 Sau do den cac PP khac

Trang 37

2.5.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

- Phỏng vấn những người có liên quan tới công tác thu hồi đất và bồi thường , hỗ trợ , tái định cư theo mẫu phiếu

- Thu thập và đánh giá các phiếu điều tra xã hội học đối với những người liên quan tới cơ chế Nhà nước thu hồi đất và bồi thường , hỗ trợ , tái định cư cho người có đất bị thu hồi

2.5.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phân tích logic định tính về số liệu;

- Phân tích số liệu thống kê định lượng;

- Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft excel

2.5.6 Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu phương án các Dự án khác trong khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho việc thực hiện dự án tiếp theo Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình dự án, đề tài khoa học có liên quan

2.5.7 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các chuyên gia có kinh nghiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai đặc biệt là người có kinh nghiệm trong công tác GPMB; các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tin học

2.5.8 Phương pháp minh họa

- Bằng bản đồ;

- Bằng hình ảnh;

- Bằng hệ thống biểu

Trang 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực tổ chức thực hiện Dự án

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Dương và Yên Lạc là hai huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh

Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 20.718,55 ha; phía Bắc giáp huyện Tam

Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên;

phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh

Tường Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hòa,

các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy

Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu

Comment [U4]: Phan ket qua phai bo xung noi

dung : DANH GIA CHINH SACH ANH HUONG DEN DOI SONG NGUOI DAN : Phong van nguoi dan ?

co so lieu va co danh gia de logic voi phan ket luan anh ah

Trang 39

Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương

- Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội Tam Dương

và Yên Lạc giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị kinh tế

xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di tích lịch sử

và danh lam thắng cảnh

Trên địa bàn hai huyện Tam Dương và Yên Lạc, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua Triển vọng có tuyếnđường cao tốc Hà Nội-Lao Cai được xây dựng mới Các tuyến quốc

lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội-Lao Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và2C tại địa bàn huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng

và hoàn thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dương và Yên Lạc có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác

Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện có hai dự án đầu tư xây dựng hai trường đại học là Đại học Công lập Dầu khí và Đại học dân lập Trưng Vương tại xã Kim Long

- Những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nằm ở vùng địa hình trung

du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương và Yên Lạc có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia

Trang 40

cầm, gia súc, thuỷ sản Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quĩ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các KCN, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệpcơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển TTCN làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH-HĐH

So với năm 2005, năm 2010 cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 29,3% lên 41,96% năm 2010, Nông ,Lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 47,9% xuống còn 36,89%, ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 22,8% lên 41,96% Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 ước đạt 250,58 tỷ đồng, gấp 4,59 lần so với năm tỉ lệ hộ nghèo (chuẩn mới) 2010 giảm còn 11% Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 19 triệu đồng/người/năm Tổng sản lượng lương thực có hạt ước năm 2010 đạt 39.000 tấn Giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác 2010 ước đạt 57 triệu đồng (giá hiện hành) Như vậy kinh tế - xã hội huyện Tam Dương có sự phát triển vượt bậc so với đầu thời kỳ (năm 2005) Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ 27 và chỉ tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đến 2010 đặt ra Tuy nhiên, Tam Dương vẫn thuộc huyện nghèo, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân đầu người/ năm mới đạt bằng 2/3 mức bình quân đầu người của cả tỉnh Vĩnh Phúc

Vị trí để xây dựng bệnh viện nằm ở vị trí trung tâm của hai xã Đồng Văn, Yên Lạc và Hợp Thịnh, Tam Dương, đặc biệt là có hệ thống giao thông liên tỉnh chạy qua thuận lợi phù hợp cho việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong và ngoài vùng

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Tam Dương và Yên Lạc cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Toàn huyện được chia ra làm

ba vùng sinh thái chính:

Ngày đăng: 22/11/2014, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật khiếu nại tố cáo năm 201; 3. Luật đất đai năm 2003 Khác
4. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP: Hướng dẫn thi hành Luật đất đai Khác
5.Nghị định số 188/2004/NĐ-CP: Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Khác
6. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP: Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Khác
7. Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước Khác
8. Nghị định 123 /2007/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Khác
10. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư Khác
11. Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Khác
12. Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Khác
13. Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v ban hành quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013./ Khác
14. NĐ số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012: Về quản lý và sử dụng đất trồng lúa Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Số lao động Tam Dương và Yên Lạc 2006-2010 - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.1 Số lao động Tam Dương và Yên Lạc 2006-2010 (Trang 49)
Bảng 3.2:Diện tích các loại đất cần thu hồi và GPMB của Dự án - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.2 Diện tích các loại đất cần thu hồi và GPMB của Dự án (Trang 58)
Bảng 3.4: Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ I của Dự án - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.4 Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ I của Dự án (Trang 67)
Bảng 3.5: Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ II của Dự án - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.5 Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ II của Dự án (Trang 68)
Bảng 3.6:  Bảng đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.6 Bảng đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả (Trang 71)
Bảng 3.9:  Hình thức bồi thường cho hộ gia đình bị thu hồi đất - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.9 Hình thức bồi thường cho hộ gia đình bị thu hồi đất (Trang 75)
Bảng 3.10:  Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.10 Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ (Trang 76)
Bảng 3.11:  Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân bị - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng mới bệnh viện sản - nhi tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân bị (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w