1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

16 508 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 187,41 KB

Nội dung

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Hoàng Đức Minh – STT 97 Nhóm 10, Đêm 5, K21 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2012 2 Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó MỤC LỤC Mở đầu …………………………………………………………………………… 1 Chương I: Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII ………………………………………………………………………. 2 I.1. Điều kiện lịch sử ……………………………………………………………. 2 I.2. Các nhà triết học tiêu biểu ……………………………………………. 2 I.3 Các hệ tư tưởng cơ bản …………………………………………………… 3 a) Tư tưởng duy vật chiến đấu của Điđrô …………………………………… 3 b) Tư tưởng duy vật chiến đấu của Hônbach ………………………………… 5 Chương II: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỉ XVIII ……………………………………………………………………… 9 II.1. Vũ trụ quan của các nhà duy vật chiến đấu Pháp ………………………… 9 II.2. Quan niệm về bản thể luận …………………………………………………. 10 II.3. Quan niệm về vấn đề con người …………………………………………….10 II.4. Quan niệm về vấn đề nhận thức ……………………………………………. 10 II.5. Quan niệm về vấn đề tôn giáo; chính trị-xã hội ……………………………. 11 Kết luận ………………………………………………………………………… 13 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………14 MỞ ĐẦU Triết học Khai sáng Pháp là trào lưu tư tưởng nảy sinh và phát triển trong một bối cảnh lịch sử đặc thù – những biến động mạnh mẽ của xã hội Pháp trong thế kỷ XVIII – đã làm lung lay tận gốc rễ những thiết chế đang thống trị, tạo tiền đề cho cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 bùng nổ như một tất yếu lịch sử. Những thay đổi mang tính chất nền tảng diễn ra trong suốt thế kỷ XVIII khiến cho toàn bộ hệ giá trị tinh thần cũ – hệ giá trị của thời kỳ phong kiến, của các tầng lớp thống trị (quý tộc và tăng lữ) – trở thành đối Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó tượng phê phán; đồng thời, đặt ra nhu cầu xây dựng hệ giá trị mới – hệ giá trị của giai cấp tư sản đang lên. Triết học Khai sáng đã đáp ứng nhu cầu này. Triết học khai sáng Pháp đề cao lý trí, văn minh, giáo dục, đào tạo, thoát thời kì tôn giáo chi phối tư tưởng con người. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp là một nhánh của triết học khai sáng Pháp. Cái tên duy vật chiến đấu được Lê Nin đặt để chỉ ra sự quyết liệt, triệt để, mạnh mẽ chống lại duy tâm, tôn giáo, thể hiện rõ trong triết học của Điđrô và Hônbach. Với nguồn tài liệu ít ỏi từ một số giáo trình và một số tài liệu tham khảo được trên internet, nhóm chúng tôi đã cố gắng để khắc họa được một bức tranh rõ nét về chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII; nhằm giúp người đọc có thể nắm bắt được những tư tưởng triết học cơ bản, những nhà triết học tiêu biểu, cũng như những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII. Trong quá trình làm không thể tránh được sai sót, mong được bỏ qua và mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ thầy và các bạn. Chương I: Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỉ XVIII I.1. Điều kiện lịch sử: Tình hình đấu tranh giai cấp ở Pháp thế kỷ XVIII: Xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XVIII với mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc phong kiến đứng đầu là vua Louis XVI với giai cấp tư sản cách mạng và nhân dân lao động rất gay gắt. Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó Đối tượng cách mạng là chế độ phong kiến quý tộc. Trên có tư sản quý tộc hóa và đại tư sản. Đại biểu cho tư sản quý tộc hóa là Montesquieu. Đại biểu cho đại tư bản là Voltaire. Những người này có tính chất tiến bộ, nhưng họ cũng đã có nhiều đặc quyền về chính trị và kinh tế, liên quan với chế độ quân chủ. Sau đến là tư sản thường tức là tư sản công thương, đại biểu là những nhà duy vật chủ nghĩa: Điđơrô, Hônbach, Henvêtiuyt Hônbach là một người Đức sang Pháp rồi Pháp hóa, đã mang cho tư tưởng Pháp một tính chất khoa học của tư tưởng Đức, tuy có phần nặng nề nhưng có hệ thống và chính xác. Dưới tư sản là đại bộ phận tiểu tư sản, đối lập với chế độ phong kiến, nhưng thực tế không có điều kiện để nắm chính quyền, trong khi đó lại bị phương thức sản xuất tư sản đe dọa, đi đến phá sản. Tiểu tư sản đối lập với chiều đi lên của lịch sử. Tư sản lên, làm tiểu tư sản phá sản, do đó mà họ có hướng đi tới cộng sản chủ nghĩa. Đại biểu cho tầng lớp tiểu tư sản là Rútxô, Mably, Morelly. Nói chung, về mặt đấu tranh xã hội thì chế độ phong kiến là kẻ thù chủ yếu, nhưng riêng về mặt tư tưởng thì kẻ thù trực tiếp chính là Giáo hội, vì Giáo hội là tổ chức tư tưởng để phục vụ, bảo vệ chế độ phong kiến. Chống Giáo hội theo lập trường nào thì do thành phần giai cấp quyết định. I.2. Các nhà triết học tiêu biểu thời kỳ này: Hônbach (Holbach, 1729-1789) Điđơrô (Dennis Điđơrô, 1713-1764) Henvêtiuyt (Helvétius, 1715-1771) I.3. Các hệ tư tưởng cơ bản: c) Tư tưởng duy vật chiến đấu của Điđrô Ñiñôroâ, nhà triết học, người lãnh đạo phái Bách khoa toàn thư, đồng thời là nhà văn lớn, đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp, sinh ngày 5-10-1713 tại thành phố Langres, trong một gi đình thợ thủ công. Đầu tiên, ông theo học trường trung học Louis Đại đế ở Paris, một trường học nổi tiếng thời đó, rồi định học làm Mục sư theo ý gia đình. Nhưng sau thấy không thể nào tán thành những nguyên lý của nhà thờ, ông không muốn trở thành Mục sư nữa. Năm 1746, Điđơrô cho ra đời tác phẩm “ Những tư tưởng triết học ”, một trong những tác phẩm triết học đầu tay có giá trị đã bị Nghị viện Paris cấm lưu hành và ra lệnh đốt hết. Tiếp đó là công trình Bức thư về những người mù Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó dành cho kẻ sáng mắt (1749) với nội dung duy vật và vô thần, mà vì nó ông bị bắt giam 3 tháng. Ở tù ra, ông trở thành người chủ biên và tổ chức biên soạn bộ Bách khoa toàn thư, thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Bộ sách này là một công trình tập thể của các nhà khai sáng Pháp được xuất bản vào những năm 1751 - 80, gồm 35 tập. Đó là một vũ khí chính trị chuẩn bị một hệ tư tưởng để tiến hành cuộc Cách mạng 1789, tràn đầy tư tưởng tiến bộ. Nó không chỉ chống lại những quan điểm cổ hủ, thiên kiến mà còn tuyên truyền những tư tưởng mới. Điđơrô là nhà triết học duy vật chiến đấu, bộ óc bách khoa toàn thư nổi tiếng của dòng triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỉ XVIII.  Quan niệm về thế giới: Điđrô cho rằng, trong thế giới, vạn vật đều được hình thành từ một thực thể duy nhất - thực thể vật chất mà bản tính cố hữu của nó là vận động. Vận động là sinh lực sống động của thế giới vật chất; nó không chỉ hiện hữu trong các vật đang chuyển động mà còn có mặt trong cả các vật thể đứng yên. Chuyển động chỉ là một dạng của vận động. Thế giới vật chất luôn vận động, và quá trình vận động của thế giới vật chất đưa đến sự phát triển. Trong quá trình phát triển của mình, thế giới vật chất, trước hết là giới tự nhiên, sẽ loại bỏ những gì không cần thiết, và chọn lọc lưu giữ những gì cần thiết để giúp nó ngày càng hoàn thiện chính mình. ( Giới vô cơ  giới hữu cơ  sự sống  con người ).  Quan niệm về con người: Con người là sự thống nhất hữu cơ giữa thể xác và linh hồn. Linh hồn là tổng các hiện tượng tâm lý, là một đặc tính của thể xác. Không có thể xác của con người thì không có linh hồn. Sự chuyển hóa từ vật thể vô tri vô giác đến thể xác biết cảm giác và có tư duy (linh hồn) là kết quả quá trình phát triển bản thân của vật chất từ vô cơ sang hữu cơ - sự sống và từ sự sống đến con người. Đây là một quá trình tự nhiên hợp quy luật xảy ra trong thế giới. Điđrô chống lại quan niệm duy tâm coi cái tôi của con người như một thực thể. Ông cho rằng cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức, tức của các quá trình tâm lý. Nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, ông vẫn chưa hiểu hoàn cảnh và môi trường xung quanh lại chinh là sản phẩm của hoạt động con người. Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó  Quan niệm về nhận thức: Điđrô luôn dựa trên lập trường duy vật để phê phán các hệ thống siêu hình học - chủ nghĩa duy lý cực đoan, nghĩa là phê phán các hệ thống triết học tư biện coi thường cảm tính trong hoạt động nhận thức. Khi coi thế giới vật chất là nguyên nhân duy nhất của cảm giác, là nguồn gốc của mọi nhận thức, ông cho rằng phương pháp triết lý đúng đắn phải là phương pháp cho phép bằng trí tuệ kiểm tra trí tuệ, bằng trí tuệ và thực nghiệm kiểm tra cảm tính, và bằng trí tuệ, thực nghiệm, cảm tính nhận thức thế giới vật chất - giới tự nhiên. Do bản thân thế giới vật chất – giới tự nhiên luôn nằm trong quá trình vận động và phát triển vô tận nên quá trình nhận thức của con người về thế giới vật chất cũng diễn ra vô tận, nhưng về nguyên tắc, con người có thể nhận thức hoàn toàn đầy đủ thế giới.  Quan niệm về tôn giáo: Điđrô không chỉ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế từ lập trường duy vật và quan điểm khoa học mà còn phê phán cả nền giáo dục và đạo đức tôn giáo. Ông cho rằng, Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện hiện thực của con người. Không phải Thượng đế sáng tạo ra con người, mà ngược lại, chính con người đã sáng tạo ra Thượng đế. Lý tính khoa học và tính ngưỡng tôn giáo không thể kết hợp được với nhau, vì lý tính khoa học mang lại cho con người hiểu biết đúng đắn về thế giới để làm tăng sức mạnh của họ trong thế giới tự nhiên, trong khi đó, tín ngưỡng tôn giáo chỉ mang lại cho con người những ảo tưởng và làm suy yếu sức mạnh của chính mình; khoa học phục vụ cuộc sống thực trên trần gian, trong khi đó, tôn giáo chỉ lo cho cuộc sống ảo trên trời… Nền giáo dục tôn giáo làm cho con người cả tin vào số mệnh. Tôn giáo dùng Thiên đàng và Địa ngục ảo tưởng để ban thưởng và trừng phạt con người, điều đó chẳng khác nào dùng dây cương yếu ớt để ngăn chặn hành vi tội lỗi của họ. Ông luôn khẳng định chinh nền giáo dục lạc hậu, hệ thống đạo đức giả dối của tôn giáo, những đạo luật dốt nát của Nhà thờ và Nhà nước đã làm cho môi trường và hoàn cảnh xung quanh con người ngày càng khốn khổ. Do vậy mà Điđrô đòi hỏi phải tách tôn giáo ra khỏi nhà trường, loại bỏ thần học ra khỏi giáo dục đại học, nhà thờ ra khỏi nhà nước. Nền giáo dục và đào tạo phải hướng đến việc xây dựng mỗi người công dân thành một nhà khoa học, một nhà duy Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó vật và vô thần. Để thực hiện được điều này, theo ông, không thể không xóa bỏ tôn giáo, tiêu diệt giới tu hành, mở rộng khoa học và thực hành giáo dục toàn dân…  Tư tưởng triết học của Điđơrô đầy tính duy vật chiến đấu. Sự phê phán gay gắt tôn giáo của ông đã ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng tư sản Pháp (1789). d) Tư tưởng duy vật chiến đấu của Hônbach Hônbach, nhà triết học duy vật Pháp gốc Đức, nhà vô thần, một trong những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản cách mạng. Hônbach đã cộng tác tích cực với Điđơrô trong "Bách khoa toàn thư" và là người đã hệ thống hóa các quan điểm của các nhà duy vật Pháp thế kỉ 18. Về lí luận nhận thức, Hônbach theo thuyết cảm giác chống lại thuyết không thể biết. Trong khi giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội, ông bảo vệ nguyên lí duy vật về vai trò của hoàn cảnh đối với việc hình thành nhân cách. Đồng thời, dựa vào quan điểm siêu hình về bản chất con người, Hônbach lại quy cái xã hội về cái cá nhân, tán thành lí luận duy tâm về khế ước xã hội. Về chính trị, Hônbach chủ trương chế độ quân chủ lập hiến, trong một số trường hợp thì chủ trương chế độ chuyên chế sáng suốt. Tư tưởng của Hônbach đã ảnh hưởng tới chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỉ XIX. Hônbach đã viết nhiều tác phẩm vô thần được hâm mộ. Trong các cuốn "Đạo Cơ Đốc bị vạch trần" (1761), "Tập sách thần học bỏ túi" (1768), "Lẽ phải thông thường" (1772), Hônbach đã phê phán tôn giáo và triết học duy tâm, đặc biệt là học thuyết Beccơli. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phái Khai sáng Pháp, là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là một cộng tác viên đắc lực của Nhóm bách khoa toàn thư.  Quan niệm về thế giới vật chất: Hônbach khẳng định: Giới tự nhiên - vật chất tồn tại vĩnh viễn, không được sáng tạo và không bị hủy diệt; là nguyên nhân của mọi sự tồn tại, thay đổi của vạn vật. Quảng tính, tính vận động, tính có thể chia được, tính rắn chắc, trọng lực, quán tính và cả những trạng thái do những cái đó sinh ra như: mật độ, hình dạng, màu sắc, trọng lượng… đều là những đặc tính phổ biến, có trước của các vật thể vật chất. Chúng là thực tại khách quan, tác động đến giác quan của con người. Do sức mạnh của Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó bản thân mình mà giới tự nhiên – vật chất luôn vận động; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Vũ trụ là sự kết hợp vĩ đại tất cả những vật đang tồn tại, thay đổi. Bất cứ ở đâu trong vũ trụ, đều là vật chất vận động. Toàn thể vũ trụ chỉ là một dây chuyền nhân quả bất tận với các sự vật, hiện tượng xảy ra không ngừng.  Quan điểm về nhận thức: Hônbach khẳng định, con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên, phục tùng qui luật của tự nhiên, thậm chí, tư tưởng của con người cũng không thể thoát khỏi tự nhiên; ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao; trí lực của con người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn con người. Năng lực cảm giác của con người giúp con người nhận thức được thế giới và qui luật của nó. Không có linh hồn bất tử và tư tưởng bẩm sinh mà mọi tư tưởng, quan niệm của con người không thể rút ra từ bản thân linh hồn, mà phải khái quát từ thế giới bên ngoài thông qua linh hồn của chúng ta. Từ cảm giác - kết quả tác động của sự vật lên giác quan của chúng ta, mà tư duy hình thành và hoạt động. Nhờ vào hoạt động của tư duy mà những biến hóa mới trong tâm hồn chúng ta đưa đến sự xuất hiện ý nghĩ, tư tưởng, kí ức, trí tưởng tượng, phán đoán, nguyện vọng, hành động… Mặc dù vẫn coi chân lý là sự phù hợp giữa ý niệm và sự vật, nhưng do quan niệm siêu hình chi phối mà ông chỉ dừng lại ở chỗ coi nhận thức chỉ là sự kết hợp các cảm giác và các khái niệm mà không thấy được nhận thức là một quá tình phức tạp. Hônbach đối lập quyết định luận máy móc của mình với mục đích luận. Dù coi hiện tượng mà con người chưa nhận thức được là ngẫu nhiên nhưng ông chưa hiểu được tính khách quan của hiện tượng ngẫu nhiên.  Quan niệm về xã hội: Ông coi quá trình phát triển xã hội như một quá trình do định mệnh chi phối. Là nhà triết học khai sáng, ông khẳng định loài người có thể thoát ra khỏi ách phong kiến bằng việc phổ cập giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung đại. Ông muốn có sự quá độ hòa bình từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản bằng con đường lập pháp hóa.  Quan niệm về tôn giáo: Khi bàn về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, Hônbach cho rằng, do nhân dân cách nước quan niệm xã hội bị các lực lượng siêu nhiên thần thánh chi phối, nên họ không nhìn thấy những lực lượng tự nhiên trần tục đang gây ra những hành động mạnh mẽ trên Trái Đất. Vì vậy, họ thường hướng cặp mắt đầy lo sợ và dàn dụa Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó nước mắt lên trên bầu trời, cố tìm trên bầu trời những lực lượng thù địch đã làm tiêu tan hạnh phúc của họ trên Trái Đất này. Ngu dốt, lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là nguồn gốc của những quan niệm đầu tien của con người về thần linh. Tôn giáo được bịa đặt ra để đặt các vua chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc, vua chúa dưới quyền uy của Thượng đế. Từ khi các dân tộc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổ cực của mình trên Trái Đất này và tìm cách thay đổi nó thì người ta đã lấy Thượng đế để đe dọa họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và im tiếng. e) Nhận xét chung: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII đã: - Vạch trần các thế lực đen tối (Nhà thờ TCG & Nhà nước PK) thời bấy giờ. - Giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập hợp các tầng lớp bị áp bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc CMTS Pháp (1789-1794). - Trào lưu triết học tiên tiến nhất ở Tây Âu: Đem lại những thành quả lớn cho nền lý luận nhân loại; làm giàu thêm kho tàng văn hóa thế giới; ảnh hưởng lớn về tư tưởng – hành động đối với nhân loại. - Tuy nhiên, các nhà triết học của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII chưa thoát ra khỏi quan niệm siêu hình, máy móc về thế giới và nhận thức thế giới. [...]... học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó Chương II: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỉ XVIII II.6 Vũ trụ quan của các nhà duy vật chiến đấu Pháp a) Về vũ trụ quan, các nhà duy vật Pháp có quan niệm duy vật Tư tưởng của con người có thể so với một bài nhạc do một cây đàn tự nhiên gẩy Sự gẩy này là do ảnh hưởng của những vật. .. nó lại đối lập Cho nên đối với nhân dân, nó chỉ có những quan niệm, những chủ trương duy tâm thôi Muốn thực hiện một xã hội mới mà không dựa vào nhân dân, thì chỉ còn dựa vào minh quân mà thôi Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó Kết luận Triết học chiến đấu Pháp thế kỷ XVII -XVIII là thế giới quan của giai cấp tư sản đang lên, có chức năng... 2005, tr.50) Hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII là chưa thoát khỏi quan niệm siêu hình, máy móc về thế giới & nhận thức thế giới Phần hạn chế này đã được khắc phục dần bởi nền triết học cổ điển Đức Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó Tài liệu tham khảo 1 TS Bùi Văn Mưa (chủ biên) – Triết học – Phần I,II – Đại cương... một thuộc tính của vật chất, nhưng lại quan niệm duy vật một cách máy móc, không phân biệt được trình độ biến chuyển của vật chất, cho nên cho rằng từ vật vô cơ đến hữu Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó cơ, đến người đều có cảm tính Nó không quan niệm cảm tính là do một sự xuất hiện đột biến trong quá trình tiến triển của vật chất mà có,... thống nhất giữa tư duy với nhận thức cảm tính và coi thực nghiệm là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý Phương pháp triết lý đúng đắn phải là phương pháp cho phép bằng trí tuệ kiểm tra trí tuệ, bằng trí tuệ và thực nghiệm Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó kiểm tra cảm tính, và bằng trí tuệ, thực nghiệm, cảm tính nhận thức thế giới vật chất giới tự... được thôi Họ không thấy một chủ trương xã hội phải căn cứ vào quyền lợi giai cấp, chứ không do một trí óc thông minh nào đấy có chủ trương giáo dục khôn khéo Xét về nội dung, họ khởi Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó điểm từ quyền lợi cá nhân Mọi người đều ham muốn khoái lạc cá nhân, đều tha thiết đến hạnh phúc của mình Nếu người ta hiểu... trong của vật chất Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII nhìn chung là siêu hình và máy móc II.8 Quan niệm về vấn đề con người Về con người, các nhà duy vật chiến đấu Pháp coi con người là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất giữa cơ thể và ý thức Họ bác bỏ linh hồn bất tử, linh hồn tách rời cơ thể Nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục Họ chống lại quan niệm duy tâm... lý luận của nó thì chủ nghĩa xã hội hiện đại (học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội – T.G) lúc đầu xuất hiện như một sự phát triển tiếp tục và dường như triệt để hơn những nguyên lý mà các nhà triết học Khai sáng vĩ đại Pháp hồi thế kỷ XVIII đã nêu lên” [2] (C.Mác và Ph.Ăngghen Sđd., t 19, tr.275) Như vậy, “trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ... Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v.” [3].(V.I.Lênin Toàn tập, t.23 Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr.50) Hạn chế của chủ nghĩa duy vật. .. tưởng duy tâm trên cơ sở duy vật máy móc Đó là phần tích cực, phần giá trị của nó b) Phần hạn chế: Đã nhận rằng vận động là thuộc tính căn bản và tự nhiên của vật chất, nhưng không quan niệm vận động đi từng bước từ thấp lên cao, có những trình độ khác nhau, mà chỉ quan niệm có biến lượng không có biến chất Do đó, nó quan niệm quan hệ giữa tinh thần và vật chất không có đến một giải pháp duy vật, nói . TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Hoàng Đức Minh – STT 97 Nhóm 10, Đêm 5, K21 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu luận triết. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và những giá trị, hạn chế của nó Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2012 2 Tiểu luận triết học: Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII và. đang lên. Triết học Khai sáng đã đáp ứng nhu cầu này. Triết học khai sáng Pháp đề cao lý trí, văn minh, giáo dục, đào tạo, thoát thời kì tôn giáo chi phối tư tưởng con người. Chủ nghĩa duy vật chiến

Ngày đăng: 21/11/2014, 19:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w