CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

18 624 1
CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: “CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ” GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Lý STT: 94 Nhóm: 10 Lớp: Cao học Đêm 5 – K21 Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII 2 1.1 Tư tưởng chung của trường phái triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII 2 1.2.Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII 3 1.2.1 Tư tưởng triết học của Đênít Điđơrô 3 1.2.2 Tư tưởng triết học của Pôn Hăngri Đitơríc Hônbách 6 CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII 8 2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII 8 2.1.1 Giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập hợp các tầng lớp bị áp bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) 8 2.1.2 Trào lưu triết học tiên tiến nhất ở Tây Âu 9 2.1.3 Về thế giới quan 10 2.1.4 Về con người 10 2.1.5 Về nhận thức luận 10 2.1.6 Về chính trị - xã hội 11 2.1.7 Về tôn giáo 11 2.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII 11 2.2.1 Về thế giới quan 12 2.2.2 Về con người 12 2.2.3 Về nhận thức luận 12 2.2.4 Về xã hội - chính trị 13 2.2.5 Về tôn giáo 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ LỜI MỞ ĐẦU Thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự xuất hiện và phát triển nhiều xung đột, mâu thuẫn trong khắp các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần. Những cuộc xung đột và mâu thuẫn này đã làm nổ ra các cuộc cách mạng tư sản trên khắp các nước Tây Âu, đặc biệt là ở Pháp (1789-1794). Cuộc cách mạng tư sản đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển. Các ngành khoa học tự nhiên, trong đó, cơ học là ngành khoa học phát triển nhất và thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu tự nhiên phổ biến nhất. Vì vậy, quan điểm cơ học và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đã thấm vào hầu hết các hoạt động thực tiễn và tư tưởng của con người lúc bấy giờ. Triết học khai sáng Pháp mà điển hình là chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVII, đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này. Nó vạch trần thế lực đen tối thời trung đại, giương cao ngọn cờ tự do dân chủ tư sản nhằm tập hợp tất cả các tầng lớp bị áp bức để đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến – nhà thờ, tập hợp các lực lượng dân chủ, tiên tiến để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp. Tuy nhiên triết học này có hạn chế lớn nhất là quan niệm siêu hình về thế giới và nhận thức. Việc tìm hiểu tư tưởng này là một việc cần thiết để lý giải và nhằm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII, hiểu rõ giá trị và hạn chế của nó, qua đó tiếp thu những ưu điểm và phê phán những hạn chế và xem đó là bài học kinh nghiệm để học hỏi. _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 1 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ Đề tài sử dụng tài liệu tham khảo chính là sách Triết học, phần I, Đại cương về lịch sử triết học, do TS Bùi Văn mưa làm chủ biên – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, năm 2011. CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII 1.1 Tư tưởng chung của trường phái triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỉ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị tuyền thống. Nó bắt đầu từ việc phê phán không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Là vũ khí lí luận của giai cấp tư sản Pháp trong thời kì chuẩn bị cho cộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789, được hình thành bởi các nhà Khai sáng Pháp, triết học Khai sáng Pháp có nhiệm vụ thu hút, giác ngộ, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản. Chính vì vậy mà triết học Khai sáng Pháp có nội dung cơ bản là duy vật, tiến bộ, nó đề cập nhiều đến tiến bộ xã hội, tự do của con người Cùng với sự hưng thịnh của văn hoá Pháp thời kì này, trên lĩnh vực tư tưởng có nhiều nhà khai sáng, họ vừa là các nhà triết học, vừa là những người uyên bác về nhiều lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học. Tiêu biểu là Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689-1775), Phrăngxoa Mari Vônte (1694-1778), Giăng Giắc Rutxô (1712-1778), Đênít Điđơrô (1713-1784), Giulen Ôphrơ Lamettri (1709-1751), Hônbách (1729- 1789), Henvêtiúyt (1715-1771) _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 2 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ 1.2. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp là một trong các nhánh quan trọng nhất của triết học khai sáng. Các nhà triết học duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII mà các đại biểu xuất sắc là Điđơrô, Hônbách, Lamettri, Henvêtiúyt (nhóm Bách khoa toàn thư Pháp) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển triết học duy vật chiến đấu Pháp. Họ đấu tranh kiên quyết chống lại tôn giáo, kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu giới tự nhiên. Họ cho rằng, không nắm được các quy luật của tự nhiên thì con người không thể có hạnh phúc. Mục đích của khoa học và triết học là phải nhận thức và chinh phục giới tự nhiên 1.2.1 Tư tưởng triết học của Đênít Điđơrô Đênít Điđơrô (1713-1784) sinh tại một thành phố ở Đông Bắc nước Pháp, trong một gia đình thợ thủ công. Sau nhiều năm học ở Pari, do chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà khai sáng, ông từ bỏ ý định thành nhà hoạt động tôn giáo, như mong muốn của người cha. Ông là người khởi xướng và chủ biên bộ Bách khoa toàn thư của khoa học, nghệ thuật và thủ công nghiệp (1751-1780). Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp mà cả Tây Âu thế kỉ XVIII nói chung. Nó có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng và truyền bá thế giới quan khai sáng. Ông có nhiều tác phẩm như Tư tưởng triết học (1746), Cuộc dạo chơi của nhà hoài nghi luận hay là Alleax (1747), là tác giả nhiều tác phẩm văn học mang đầy tính triết lý như Nữ tu sĩ, Người cháu của ông Ramô a. Quan niệm về thế giới Điđơrô khẳng định tính vật chất của thế giới đồng thời phê phán mạnh mẽ những điểm không triệt để của chủ nghĩa duy vật Anh, mỉa mai quan niệm duy tâm chủ quan của G.Beccơli vì ông này đã quy toàn bộ thế giới thành các cảm giác của một chủ thể. Điđơrô ví chủ thể của G.Beccơli như một chiếc đàn pianô ngộ nhận rằng nó _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 3 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ là nhạc cụ duy nhất trên thế gian, và mọi sự hài hoà của vũ trụ đều diễn ra trong đó. Theo ông, trong vũ trụ chỉ có một thực thể, cả trong con người lẫn động vật và các sự vật khác, đó là vật chất. Điđơrô đã có bước tiến mới trong quan niệm về vận động, thừa nhận sự phát triển của thế giới. Ông cho rằng, bản tính cố hữu của vật chất là vận động. Chính vận động là năng lực sống động của vật chất. Ông quan niệm sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác không phải là vận động mà chỉ là sự di động, còn vận động thì có cả ở vật đang vận động lẫn vật đứng yên. Ông khẳng định, trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật nào không thích nghi hoặc không tuân theo quy luật của nó. Cấu trúc và trạng thái của các sinh vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Với quan niệm này, ông là bậc tiền bối của thuyết tiến hoá của Đácuyn. b. Quan niệm về con người Điđơrô cho rằng con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Thể xác và linh hồn thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn không có nguồn gốc từ chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâm lý. Bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất. Ông viết: "Không có cơ thể con người thì nó (tức linh hồn) không là cái gì cả. Tôi khẳng định rằng, không có cơ thể con người thì không thể giải thích được cái gì cả". Ông nhấn mạnh, cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức cũng như mọi quá trình tâm lý của anh ta. c. Quan niệm về nhận thức Cũng như các nhà duy vật khác, Điđơrô thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ông cho rằng quá trình chuyển biến từ vô tri vô giác tới khả năng cảm giác, tư duy gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ đến sự sống và cơ thể con người. Tuy nhiên, cũng như các nhà duy vật _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 4 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ trước Mác, ông chưa thấy được rằng, ý thức không chỉ là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Đề cao vai trò đặc biệt của quá trình nhận thức đối với sự phát triển của xã hội, Điđơrô đưa ra tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng tận trong sự phát triển của giới tự nhiên, cũng như quá trình nhận thức của con người. Tuy khả năng nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng đối với nhân loại về nguyên tắc có thể nhận thức được toàn bộ thế giới, mặc dù quá trình đó cũng là vô tận. d. Quan niệm về xã hội - tôn giáo Là nhà triết học duy vật triệt để và vô thần nhất của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, Điđơrô phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, coi Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người. Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà là con người sáng tạo ra tôn giáo. Ông viết: "Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật không thể dung hợp được với nhau… Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý huyền thoại, không tưởng". Ông chỉ ra sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo: Khoa học thì hướng tới vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm lên, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi. "Thượng đế của những người Cơ đốc giáo - đó là người bố chỉ coi trọng những đám mây, chứ chẳng để tâm gì đến những đứa con của mình" trên trần gian cả. Điđơrô kịch liệt phê phán những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con người tới chỗ cả tin vào số mệnh. Tôn giáo dùng Thiên đàng và Địa ngục ảo tưởng để ban thưởng và trừng phạt con người. Thực chất, tôn giáo chỉ là sợi dây cương yếu ớt ngăn chặn các hành vi phạm tội của con người. Khẳng định chính môi trường và hoàn cảnh tạo nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người, Điđơrô kêu gọi xoá bỏ các quan hệ phong kiến của nước Pháp, cái đã thông qua tôn giáo _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 5 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ làm hư hỏng con người, đồng thời kêu gọi xây dựng một cuộc sống hiện thực chứ đừng tin vào tôn giáo. Điđơrô đòi hỏi phải tách tôn giáo ra khỏi nhà trường, loại bỏ thần học ra khỏi giáo dục đại học, nhà thờ ra khỏi nhà nước. Nền giáo dục và đào tạo phải hướng tới việc xây dựng mỗi người công dân thành một nhà khoa học, một nhà duy vật và vô thần. Để thực hiện được điều này, theo ông, không thể không xóa bỏ tôn giáo, tiêu diệt giới tu hành, mở rộng khoa học và thực hành giáo dục toàn dân, … Tuy còn hạn chế như trên nhưng sự phê phán tôn giáo của Điđơrô đã mang nhiều yếu tố tích cực trong bối cảnh lịch sử lúc đó của nước Pháp và Tây Âu. 1.2.2 Tư tưởng triết học của Pôn Hăngri Đitơríc Hônbách Hônbách (1723-1789) là người Đức, sống và làm việc ở Pháp. Ông viết nhiều tác phẩm như Hệ thống của tự nhiên hay là bàn về các quy luật của thế giới vật chất và thế giới tinh thần (đồng tác giả), Sự đối lập của tư tưởng tự nhiên với tư tưởng siêu nhiên, Thần học bỏ túi … Hônbách là một trong những nhà lãnh đạo phái Khai sang Pháp, là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỷ XVIII, đồng thời là một cộng tác viên đắc lực của nhóm Bách khoa toàn thư. a. Quan niệm về thế giới vật chất Hônbách xây dựng triết học duy vật và chủ nghĩa vô thần của mình dựa trên những tri thức khoa học tự nhiên. Hônbách khẳng định: Giới tự nhiên – vật chất tồn tại vĩnh viễn, không được sáng tạo và không bị hủy diệt; là nguyên nhân của mọi sự tồn tại, thay đổi của vạn vật. Quảng tính, tính vận động, tính có thể chia được, tính rắn chắc, trọng lực, quán tính, và cả những trạng thái do những cái đó sinh ra như: mật độ, hình dạng, màu sắc, trọng lượng … đều là đặc tính phổ biến, có trước của các vật thể vật chất. Chúng là thực tại khách quan tác động đến giác quan của con người. Ông đã có một mệnh đề nổi tiếng về vật chất: "Đối với chúng ta thì vật chất nói chung là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó lên cảm giác của chúng ta". _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 6 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ Do sức mạnh của bản thân mình mà giới tự nhiên – vật chất luôn vận động; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là sự di chuyển của các vật thể trong không gian. Vũ trụ là sự kết hợp vĩ đại của những vật đang tồn tại, thay đổi. Bất cứ ở đâu trong vũ trụ, đều là vật chất vận động. Toàn thể vũ trụ chỉ là một dây chuyền nhân quả bất tận với các sự vật, hiện tượng xảy ra không ngừng. Theo ông, vận động là phương thức tồn tại của vật chất, nhờ vận động mà biết được bản chất của vật chất. Nhưng vận động trong quan niệm của ông xét đến cùng vẫn là vận động cơ giới. b. Quan niệm về nhận thức Hônbách khẳng định, con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên, phục vụ quy luật của tự nhiên, thậm chí, tư tưởng của con người cũng không thể vượt khỏi tự nhiên; ý thức là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao; trí lực của con người phụ thuộc vào cơ cấu của toàn con người. Năng lực cảm giác của con người giúp con người nhận thức được thế giới và quy luật của nó. Không có linh hồn bất tử và tư tưởng bẩm sinh mà mọi tư tưởng, quan niệm của con người không thể rút ra từ bản thân linh hồn, mà phải khái quát từ thế giới bên ngoài thông qua linh hồn của chúng ta. Từ cảm giác – kết của tác động của sự vật lên các giác quan của chúng ta, mà tư duy hình thành và hoạt động. Nhờ vào hoạt động của tư duy mà những biến hóa mới trong tâm hồn chúng ta đưa đến sự xuất hiện ý nghĩ, tư tưởng, ký ức, trí tưởng tượng, phán đoán, nguyện vọng, hành động … Lý luận nhận thức của ông dựa trên cảm giác luận duy vật. Lý luận phản ánh của Hônbách cũng mang tính trực quan giống như lý luận nhận thức của các nhà duy vật trước Mác. c. Quan niệm về xã hội – tôn giáo Hônbách coi quá trình phát triển xã hội như một quá trình do định mệnh chi phối. Là nhà triết học khai sang, ông khẳng định loài người có thể thoát ra khỏi ách phong kiến bằng việc phổ cập giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 7 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS. Bùi Văn Mưa _________________________________________________________________________ thời trung đại. Ông muốn có sự quá độ hòa bình từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản bằng con đường lập pháp hóa. Khi bàn về bản chất và nguồn gốc của tôn giáo, Hônbách cho rằng, do nhân dân các nước quan niệm xã hội bị lực lượng siêu nhiên thần thánh chi phối, nên họ không nhìn thấy những lực lượng tự nhiên trần tục đang gây ra những hành động mạnh mẽ trên Trái Đất. Vì vậy, họ thường hướng cặp mắt đầy lo sợ và dàn dụa nước mắt lên bầu trời, cố tìm kiếm trên bầu trời những lực lượng thù định đã làm tiêu tan hạnh phúc của họ trên Trái Đất này. Ngu dốt, lo sợ, đau khổ bao giờ cũng là nguồn gốc của những quan niệm đầu tiên của con người về thần linh. Tôn giáo được bịa đặt ra để đặt các vua chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc, vua chúa dưới quyền uy của Thượng đế. Từ khi các dân tộc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổ cực của mình trên Trái Đất này và tìm cách thay đổi nó thì người ta đã lấy Thượng đế để đe dọa bọn họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và im tiếng. Quan điểm xã hội của Hônbách mang tính duy tâm. Ông phê phán mạnh mẽ tôn giáo và nhà thờ. Tuy nhiên, ông không vạch ra được nguồn gốc xã hội của tôn giáo. CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII 2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII 2.1.1 Giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập hợp các tầng lớp bị áp bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Cũng như triết học khai sáng nói chung, chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thời kỳ này là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội tiến bộ khác trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời. Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhiều bình diện; duy vật chống duy tâm thần bí, khoa học chống chủ nghĩa giáo _________________________________________________________________________ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 8 [...]... sống hiện thực của con người Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà là con người sáng tạo ra tôn giáo 2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII Vào thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật Pháp là trào lưu triết học tiên tiến nhất ở Châu Âu; tuy nhiên triết học này có hạn chế lớn nhất là chưa thoát ra khỏi quan niệm siêu hình, máy móc về thế giới và nhận thức thế giới ... cao hình ảnh “con người lý trí” và các giá trị nhân văn chủ đạo _ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 9 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS Bùi Văn Mưa _ Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII đã xác lập được bức tranh vật lý mới về thế giới, nắm bắt những quy luật khách quan của nó, đào sâu một số vấn đề bản thể... _ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 14 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS Bùi Văn Mưa _ KẾT LUẬN Tóm lại, những tư tưởng triết học cơ bản chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII tuy có không ít hạn chế, nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận, gợi mở cho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động.. .Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS Bùi Văn Mưa _ điều và uy quyền tư tưởng, cải cách chính trị chống bảo thủ chính trị … Tính chất tiến bộ được minh chứng bằng tinh thần hoài nghi và phê phán khoa học, bằng ưu thế của chủ nghĩa duy vật trước chủ nghĩa duy tâm Nếu triết học thế kỷ XVIII chú trọng đến phê phán tri... Nguyễn Thị Lý Trang: 11 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS Bùi Văn Mưa _ 2.2.1 Về thế giới quan Sự phổ biến mạnh mẽ của cơ học, là ngành khoa học chiếm vị trí thống trị vào thế kỷ XVII – XVIII, đã ảnh hưởng đến cách thức tư duy của đa phần các nhà duy vật Dưới tác động của cơ học, các nhà triết học quy các quá trình của tự nhiên vào dạng vận động cổ... cho tôn giáo Những nhà duy vật Pháp không hiểu như thế mà cho là tính điên của con người _ SVTH: Nguyễn Thị Lý Trang: 13 Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII GVHD: TS Bùi Văn Mưa _ Họ có những chủ trương duy tâm và máy móc Chế độ mới có tính cách duy lý, xã hội bảo vệ cá nhân, bảo vệ tự do và hạnh phúc cho mỗi người Quan... triết học này đã để lại những tinh hoa, lý luận, quan điểm sâu sắc, những tư tưởng vượt thời đại làm nền tảng cho rất nhiều môn khoa học hiện đại ngày nay Thông qua tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII, chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những ưu điểm của trường phái triết học này và phê phán những hạn chế của trường phái này để giải quyết những vấn đề mới trong... sang Pháp và điển hình là chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII đã kết hợp phê phán tri thức với phê phán xã hội, từ đó hình thành hai xu hướng vận động song song với nhau – cải tổ hoạt động tinh thần và cải tổ môi trường xã hội Nó đã thu hút và tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế độ phong kiến – nhà thờ, khẳng định tự do cá nhân của. .. quan giống như lý luận nhận thức của các nhà duy vật trước Mác 2.2.4 Về xã hội - chính trị Đi sâu vào vấn đề tư tưởng thì lý luận máy móc của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII lại càng chuyển sang duy tâm, họ trả lời các câu hỏi: Tư tưởng người ta ở đâu mà ra? Vì sao mà người ta xấu hay tốt? Họ cho là do ảnh hưởng khách quan, do điều kiện xã hội, do sự giáo dục mà ra Đó là vì họ quan niệm... được cái cơ sở và cái thực chất của cái ảnh hưởng ấy Họ có mộng ảo nếu thay đổi phương pháp giáo dục người ta sẽ tốt, cho nên muốn làm cách mạng chỉ cần đấu tranh tư tưởng và giáo dục tư tưởng thì thay đổi con người Thay đổi được con người thì thay đổi được xã hội Mác đã phê bình những nhà duy vật Pháp: Nói người ta là do ảnh hưởng của giáo dục, nhưng vấn đề là ai giáo dục những nhà giáo dục? Đặt vấn . PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ” GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Nguyễn Thị Lý STT: 94 Nhóm: 10 Lớp: Cao học Đêm 5 – K21 Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG. bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1 794) 8 2.1.2 Trào lưu triết học tiên tiến nhất ở Tây Âu 9 2.1.3 Về thế giới quan 10 2.1.4 Về con. này đã làm nổ ra các cuộc cách mạng tư sản trên khắp các nước Tây Âu, đặc biệt là ở Pháp (1789-1 794) . Cuộc cách mạng tư sản đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của phương thức sản xuất

Ngày đăng: 21/11/2014, 19:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII

    • 1.1 Tư tưởng chung của trường phái triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII

    • 1.2. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII

      • 1.2.1 Tư tưởng triết học của Đênít Điđơrô

      • 1.2.2 Tư tưởng triết học của Pôn Hăngri Đitơríc Hônbách

      • CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII

      • 2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII

        • 2.1.1 Giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ nhằm tập hợp các tầng lớp bị áp bức, các lực lượng tiến bộ để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794).

        • 2.1.2 Trào lưu triết học tiên tiến nhất ở Tây Âu

        • 2.1.3 Về thế giới quan

        • 2.1.4 Về con người

        • 2.1.5 Về nhận thức luận

        • 2.1.6 Về chính trị - xã hội

        • 2.1.7 Về tôn giáo

        • 2.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII

          • 2.2.1 Về thế giới quan

          • 2.2.2 Về con người

          • 2.2.3 Về nhận thức luận

          • 2.2.4 Về xã hội - chính trị

          • 2.2.5 Về tôn giáo

          • KẾT LUẬN

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan