1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

16 900 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 190,5 KB

Nội dung

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đ

ề tài số 10 :

“CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP

THẾ KỶ XVIII”

GVHD : TS BÙI VĂN MƯA

LỚP : CAO HỌC ĐÊM 5-K21 STT : 95- NHÓM 10

Tp Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỜNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVII ……… 2

1.1 Đặc điểm của triết học khai sáng Pháp ………… ……… 2

1.2 Đặc điểm của triết học duy vật chiến đấu Pháp ……… ……… 2

1.3 Các nhà triết gia tiêu biểu ……….3

1.3.1 Tư tưởng duy vật chiến đấu của Đidơrô………3

1.3.2 Tư tưởng vật chất của Pôn Hăng-ri-Hôn-Bách……… 6

CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII……… 9

2.1 Giá trị……….9

2.2 Hạn chế……… 11

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN………13

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ta biết rằng Triết học là sản phẩm tất yếu của sự phát triển và hoàn thiện của xã hội, triết học còn được xem như thành tố không tách rời văn hóa tinh thần, tinh hoa của mỗi dân tộc trên những chặng đường phát triển nhất định của lịch sử nhân loại Nghiên cứu triết học cho ta một cái nhìn tổng quan về thế giới quan, là cơ sở cho các ngành khoa học khác phát triển, hiểu đúng bản chất của triết học cho ta phương pháp luận logic trong việc giải quyết các vấn đề xã hội

Hiện nay nhà nước ta đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin là nền tảng cho mọi hoạt động lý luận cũng như thực tiễn, mà hạt nhân là chủ nghĩa duy vật biện chứng Để vận dụng đúng chủ nghĩa duy vật biện chứng chúng ta phải xem xét những giai đoạn phát triển của chủ nghĩa duy vật thời kỳ trước, đặt biệt

là triết học duy vật chiến đấu Pháp vì đây là thời kỳ chủ nghĩa duy vật phát triển một bước đột phá, làm sống lại những giá trị của nền triết học duy vật cổ đại Hy Lạp, nền kinh tế phát triển vượt bâc từ những thành tựu khoa học kỹ thuật, và do ảnh hưởng của những quan niệm mới mà trong xã hội hình thành trào lưu chiến đấu mạnh

mẽ bằng việc phê phán các quan niệm cũ về thế giới và con người, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, quyết liệt tấn công vào chế độ phong kiến và chủ nghĩa duy tâm thống trị hàng ngàn năm

Tuy có nhiều mặt tích cực đóng góp cho phong trào cách mạng tư sản Pháp thế

kỷ XVIII, nhưng nó cũng bộc lộ những quan niệm máy móc siêu hình trong việc xem xét sự vật, trong nhận thức của các triết gia thời bấy giờ

Để hiểu được đầy đủ bản chất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nhằm áp dụng vào công cuộc xây dựng nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, chống lại các thế lực thù địch trong và ngoài nước, mà nhóm đã chọn đề tài “Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII”

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC DUY

VẬT CHIẾN ĐẤU PHÁP THẾ KỶ XVIII 1.1 Đặc điểm của triết học khai sáng:

Khác với thời phục hưng, thời kỳ cận đại thế kỷ XVIII là thời kỳ thời kỳ giai cấp

tư sản đã dành được chính quyền, phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa đã được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa hoc tự nhiên, trong đó cơ học

đã đạt được trình độ phát triển vượt bậc, con người đã gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải… thời kỳ này là thời kỳ giai cấp tư sản đã phát triển mạnh mẽ trong lòng xã hội phong kiến thối nát Các triết gia duy vật đã đưa ra nhận thức mới

về thế giới quan, về con người, về nhận thức và tôn giáo, bước đầu đưa ra nhận định hợp lý về tự nhiên, phát triển tin thần hoài nghi và phê phán đối với giáo điều của nhà thờ và nhà nước phong kiến, đề cao khát vọng giải thoát con người, tham gia vào quá trình thiết lập nhà nước đề cao hình ảnh con người lý trí và các giá trị nhân văn chủ đạo điển hình triết học khai sáng Pháp, đây là thời đại ánh sáng, của chủ nghĩa thuần túy, khẳng định và bảo vệ vai trò hàng đầu của tư duy, là sự kế thừa và phát triển xưu hướng bài trừ siêu hình học thế kỷ qua theo hướng tích cực hơn Các nhà khai sáng coi phương tiện cơ bản để hoàn thiện bản thân và xã hội là phổ biến tri thức, phong trào khai sáng gắn liền với định hướng cải tạo xã hội theo thiết kế có căn cứ khoa học, nâng cao vị trí của giáo dục trong xã hội

1.2 Đặc điểm của triết học duy vật chiến đấu Pháp:

Xuất phát từ triết học khai sáng nhưng chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỷ XVIII hình thành trào lưu chiến đấu mạnh mẽ bằng việc phê phán các quan niệm

cũ về thế giới và con người, phê phán không thương tiếc tôn giáo và thần học, vạch trần thế lực đen tối của thời đại, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội,

Trang 5

quyết liệt tấn công vào chế độ phong kiến và nền tảng tin thần của nó, xác lập những chuẩn mực mới nhằm hướng họ tới cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản mới của giai cấp tư sản đang lên Đến giữa thế kỹ XVIII việc phê phán biến thành cuộc đấu tranh chống toàn bộ hệ tư tưởng phong kiến, nước Pháp trở thành trung tâm truyền bá chủ nghĩa duy vật và vô thần ở Châu Âu Các triết gia tiêu biểu thời kỳ này là Môngtecxkio, Vônte, Rútxo, Điđơro, hônbach vừa là những người uyên bác về nhiều lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học và là những nhà đấu tranh không mệt mõi thông qua những tư tưởng tiến bộ của mình Vì thế Chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế

kỷ XVIII được xem là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản, là luận chứng sắc bén về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và là bài học kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng sau này

1.3.Các nhà triết gia tiêu biểu:

1.3.1 Tư tưởng duy vật chiến đấu của Điđơrô(1713-1784): Ông là nhà tư

tưởng điển hình của triết học khai sáng hay chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp, sinh

ra trong một gia đình thợ thủ công ở vùng đông bắc Pháp, do chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà khai sáng, ông từ bỏ ý định thành nhà hoạt động tôn giáo như mong muốn của gia đình, Ông sống trong nghèo khó, suốt đời chiến đấu vì chủ nghĩa vô thần và quan niệm duy vật Ông là người khởi xướng

và chủ biên bộ Bách khoa toàn thư của khoa học, nghệ thuật và thủ công

nghiệp (1751-1780) Ông có nhiều tác phẩm như Tư tưởng triết học (1746), Cuộc dạo chơi của nhà hoài nghi luận hay là Alleax(1747)…

- Quan niệm về thế giới: Xuất phát từ lập trường duy vật ông cho rằng vạn vật

trong thế giới được hình thành từ thực thể duy nhất là thực thể vật chất, nó tồn tại khách quan trong trạng thái thường xuyên vận động chính vận động là thuộc tính của vật chất, là sinh lực sống động của vật chất Thế giới vật chất luôn vận động, và

Trang 6

quá trình vận động của thế giới vật chất đưa đến sự phát triển, qua đó giới tự nhiên vật chất tự hoàn thiện mình Vì vậy ông quan niệm sự dịch chuyển của vật thể từ

vị trí này sang vị trí khác không phải là vận động mà chỉ là sự di động, còn vận động thì có cả ở vật đang vận động lẫn vật đứng yên.Ông khẳng định, trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những yếu tố giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những vật nào không thích nghi hoặc không tuân theo quy luật của nó Cấu trúc và trạng thái của các sinh vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên Với quan niệm này, ông đã nhận thấy sự tiến hóa của sinh vật mang tính quy luật và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường tồn tại của sinh vật Ông xứng đáng là một triết gia vĩ đại có nhận thức sâu sắc về sinh học,

là cơ sở nền tảng cho học thuyết tiến hoá sau này Quan niệm về thế giới của ông là một bước tiến quan trọng trong việc đấu tranh chống lại quan điểm duy tâm thần học xem thế giới vật chất này là do chúa trời sáng tạo nên

- Quan niệm về con người : Con người là sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn,

linh hồn là các hiện tượng tâm lý, là một đặc tính của thể xác, không có thể xác thì không có linh hồn Linh hồn không có nguồn gốc từ chúa mà là một tổng thể các hiện tượng tâm lý được hình thành trong sự phát triển của vật chất để tạo ra một vật thể có suy nghĩ nên bản thân nó cũng là đặc tính của vật chất Thể xác là khí quan vật chất của linh hồn, là cơ sở của quá trình tâm lý, ý thức tư duy Ông khẳng định rằng, không có cơ thể con người thì không thể giải thích được cái gì cả, ông cho rằng nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh môi trường xung quanh Qua quan điểm này ông đã giải thích được bản tính tự nhiên của con người, nhưng ông chưa hiểu được rằng, bản thân môi trường và hoàn cảnh đó cũng là sản phẩm của hoạt động con người chịu sự tác động của con người, vì vậy, cả con người lẫn hoàn cảnh sống của nó đều mang tính lịch sử trong mỗi giai đoạn nhất định

Trang 7

- Quan niệm về nhận thức: Ông cho rằng nận thức là quá trình vô tận, qua đó

con người dần dần tìm hiểu đầy đủ thế giới vật chất Ông cho rằng quá trình chuyển biến từ vô tri vô giác tới khả năng cảm giác, tư duy gắn liền với quá trình phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ, hữu cơ đến sự sống và cơ thể con người Ông đưa ra

tư tưởng biện chứng khẳng định tính vô cùng tận trong sự phát triển của giơí tự nhiên, cũng như quá trình nhận thức của con người Ông cho rằng phương pháp triết

lý để nhận thức đúng đắn là trí tuệ kiểm tra trí tuệ, thực nghiệm để kiểm soát cảm tính, dùng trí tuệ, thực nghiệm và cảm tính để nhận thức thế giới vật chất xung quanh con người Ông cho rằng khả năng nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng đối với nhân loại về nguyên tắc có thể nhận thức được toàn bộ thế giới vật chất Quan niệm của ông đề cao vai trò đặc biệt của quá trình nhận thức đối với sự phát triển của xã hội đây là một tư tưởng tiến bộ Tuy nhiên, ông chưa thấy được rằng, ý thức không chỉ là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, mà còn là sản phẩm của sự phát triển xã hội nó chịu sự tác động của xã hội

- Quan niệm về tôn giáo : Là nhà triết học đứng trên lập trường duy vật

ông phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, coi Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người Không phải thượng đế sáng tạo ra con người mà là con người sáng tạo ra tôn giáo và thượng đế Lý tính và tính ngưởng không kết hợp được với nhau, vì lý tính khoa học mang cho con người hiểu biết đứng đắn về thế giới để phục vụ cuộc sống thực của con người, trong khi

đó tính ngưởng tôn giáo cho con người những ảo tưởng làm suy yếu sức mạnh của chính mình Ông cho rằng Thượng đế của những người Cơ đốc giá đó là người bố chỉ coi trọng những đám mây, coi trọng niềm tin chứ chẳng để tâm

gì đến những đứa con do mình sinh ra trên trần gian này cả Ông đã phê phán mãnh mẽ những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con người tới chỗ cả tin vào số mệnh, sống với đức chúa trời đặt trọn niềm tin vào chúa Do đó ông chủ trương tách tôn giáo ra khỏi trường học, loại bỏ thần học ra khỏi giáo dục đại học, nhà thờ ra khỏi nhà nước, đồng thời kêu nhà nước nên mở

Trang 8

rộng khoa học và công nghệ, thực hành nền giáo dục toàn dân, hướng tới xây dựng mọi người thành một nhà khoa học duy vật vô thần Mặc d ù phê phán mạnh mẽ tôn giáo nhưng ông chưa nhận thấy cơ sở kinh tế xã hội của sự tồn tại tôn giáo là nó đã thấm sâu vào cơ thể của mỗi người dân, người dân sống không thể thiếu tôn giáo và tôn giáo còn là đại diện cho một giai cấp nhất định trong xã hội, nó là chổ dựa cho giai cấp thống trị Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng sự phê phán tôn giáo của Điđơrô đã mang tính chiến đấu mạnh mẽ vô cùng quyết liệt của ông trong việc đấu tranh với tôn giáo trong bối cảnh lịch sử lúc đó là tôn giáo đang thống trị ở nước Pháp và các nước Tây Âu

1.3.2 Tư tưởng vật chất của Pôn Hăng-ri Hôn-bách (1723-1789): Ông vốn là

dòng dõi nam tước Đức, sau khi tốt nghiệp đại học ở quê nhà, ông đến Pháp và ở đó suốt đời Holbach không chỉ là một trong những trụ cột của phái Khai sáng Ông còn

tham gia tích cực vào phái Bách khoa toàn thư Các tác phẩm chính: Đạo Cơ đố bị

bóc trần (1761), Sách thần học bỏ túi hay là từ điển vắn tắc của đạo Cơ đốc (1768),

Hệ thống tự nhiên hay là quy luật của thế giới vật lý và của thế giới tinh thần

(1770).(Ba cuốn này đã bị nghị viện Paris kết án là phải đốt công khai và đã bị đốt

ngày 18/8/1770).Viện bảo tàng của các thiên thần (1770), Lẽ phải thông thường (1772), Hệ thống xã hội (1773), Luân lý tự nhiên (1776).

- Quan niệm thế giới vật chất: Thế giới quan của Hôn-bách được dựng lên từ nền

tảng vật chất Trong tác phẩm hệ thống tự nhiên hay là quy luật của thế giới vật lý

và của thế giới tinh thần, Hôn-bách đã chỉ ra rằng thế giới này không gì khác hơn đó

là thế giới vật chất Với sự nhận thức về thế giới vật chất ở thời kỳ Cận đại thì định nghĩa vật chất của Hôn-bách có thể xem là tính khái quát nhất “vật chất là tất cả những cái tác động bằng cách nào đó vào các giác quan của chúng ta, còn các đặc tính mà chúng ta gán cho các chất khác nhau hay những biến đổi khác nhau do chúng gây ra trong chúng ta” Vật chất tồn tại vĩnh viễn, không bị mất đi và không

bị hủy diệt Vật chất có đặc tính như: trọng lực, quán tính, không thể phân chia, hình

Trang 9

dáng…vật chất tồn tại bằng vận động Toàn thể vũ trụ là một dây chuyền nhân quả bất tận với các sự vật, hiện tượng xảy ra không nhừng

Giống như các nhà duy vật Pháp, Hôn-bách chưa vượt qua được giới hạn của chủ nghĩa cơ học nên lập trường của ông siêu hình và máy móc Theo ông căn cứ để phân loại thành vận động đơn giản và vận động phức tạp đơn thuần chỉ dựa vào số lượng nguyên nhân tác tác động vào vận động, trong đó vận động giản đơn do một nguyên nhân gây nên, còn vận động phức tạp là từ hai nguyên nhân tạo thành Chính

sự phân biệt như vậy nên ông không thấy tính biện chứng trong sự phát triển của giới tự nhiên Ông xem thế giới trong sự riêng lẻ, không tác động qua lại lẫn nhau, ông phủ nhận sự tồn tại của ngẫu nhiên Cho rằng cái thống trị trong thế giới này là cái tất nhiên Tư tưởng về vật chất của Holbach đã có giá trị quan trọng đối với việc phản bác các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm trong việc xem xét thế giới này là do thế lực siêu nhiên sáng tạo nên vạn vật trên thế giới mà đại diện là đức chúa trời

- Quan niệm về nhận thức: Hôn-bách cho rằng con người là sản phẩm của

giới tự nhiên, giống như các sinh vật khác, con người tồn tại trong tự nhiên Tư tưởng con người không thể vượt qua giới tự nhiên, từ giới tự nhiên con người tìm kiếm tri thức và giới tự nhiên ban ý thức cho con người chúng ta, tự nhiên chi phối con người thông qua hệ thống quy luật máy móc, bất di bất dịch của nó Hôn-bách phủ nhận tư tưởng bẩm sinh, khộng có linh hồn bất tử vì bộ não chính là linh hồn của con người Mọi tư tưởng quan niệm của con người không thể rút ra từ bản thân linh hồn, mà phải khái quát từ thế giới bên ngoài thông qua linh hồn của chúng ta Trong nhận thức, Hôn-bách là nhà duy cảm, mọi cảm giác của con người đều là những chấn động bên ngoài mà giác quan của chúng ta cảm nhận được, từ cảm giác-kết quả hoạt động của sự vật lên giác quan của chúng ta, mà tư duy hình thành

và hoạt động Nhờ hoạt động của tư duy mà biến hóa mới trong tâm hồn của

chúng ta đưa đến sự xuất hiện ý nghĩ, tư tưởng, ký ức, trí tưởng tượng, phán đoán, hành động…Về mặt nhận thức, Hônbách đã có những đóng góp đáng kể cho quan

Trang 10

điểm duy vật, coi chân lý là sự phù hợp giữa ý niệm và sự vật, nhưng do quan niệm siêu hình chi phối mà ông coi nhận thức chỉ là sự kết hợp giữa cảm giác và khái niệm mà không thấy được nhận thức là một quá trình phức tạp Ông không nhận thấy những bước chuyển biện chứng của con đường nhận thức từ cảm tính lên lý tính Ở ông chỉ thuần tuý là sự nâng cấp về mặt số lượng của cảm giác Mặc dù có lúc ông đã từng khẳng định: “Chân lý là sự liên hệ đúng đắn và chính xác của các ý niệm”

- Quan niệm về xã hội: Ông coi quá trình phát triển xã hội như một quá trình

định mệnh chi phối Với quan niệm xã hội Holbach đã tấn công mạnh mẽ vào chế độ phong kiến khẳng định loài người sẽ thoát khỏi chế độ phong kiến bằng giáo dục, làm cho lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung đại, ông muốn quá độ từ phong kiến sang chế độ tư bản bằng con đường lập pháp hóa bằng chế độ quân chủ lập hiến, hay chế độ chuyên chế sang suốt Mặc dù mang đầy đủ quan điểm của triết học duy vật đương thời nhưng Holbach duy tâm về xã hội Ông cho rằng con đường để giải phóng con người chỉ có thể là sự giáo dục và vì sự bất công do của chế độ phong kiến thống trị ở trần gian nên động lực của lịch sử là ở các nhà làm luật Với ông, xã hội tư bản đang phát triển là vương quốc của lý tính của con người Quan niệm của ông có ý nghĩa to lớn cho giai cấp tư sản trong việc vạch ra đường lối, đưa

ra những quan niệm tự do, giáo dục nhằm chống lại chế độ phong kiến đương thời

- Quan niệm về tôn giáo và thần học: Mặc dù còn có những hạn chế nhất

định, nhưng có lẽ Holbach là nhà triết học của thời kỳ cận đại viết về tôn giáo hay nhất Trước tiên ông đã chỉ cho chúng ta bản chất của cái gọi là khoa học thần học

đó là khoa học mang màu sắc thần thánh, dạy chúng ta suy nghĩ về những cái mà chúng ta không hiểu được và nó làm cho chúng ta mất quan niệm rõ ràng về những điều mà chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được về thế giới này Hôn-bách cũng đã chỉ

ra tôn giáo có mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo hội và chế độ chính trị lúc bấy giờ, là công cụ duy trì địa vị của tầng lớp quý tộc, của giai cấp thống trị Và Hôn-bách đi đến kết luận rằng chính sự ngu dốt, nghèo khó, đau khổ là nguồn gốc đầu tiên của

Ngày đăng: 21/11/2014, 19:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. V.I Lênin Toàn tập, nhà xuất bản CTQG Hà Nội năm 2005. Trích từ bài vết bàn “ Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” lời di chúc triết học của v.i lênin tại website: http://nguyennangnamhvkhqs.blogspot.com/2011/07/ban-ve-tac-dung-cua-chu-nghia-duy-vat.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” lời di chúc triết học của v.i lênin tại "website
Nhà XB: nhà xuất bản CTQG Hà Nội năm 2005. Trích từ bài vết bàn “ Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” lời di chúc triết học của v.i lênin tại "website:" http://nguyennangnamhvkhqs.blogspot.com/2011/07/ban-ve-tac-dung-cua-chu-nghia-duy-vat.html
5. Website: http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/TranDucThao/LichSuTuTuongTDThao-10.htm Link
1. PGS TS Nguyễn Tiến Dũng -Lịch sử triết học phương tây – nhà xuất bản tổng hợp TPHCM năm 2006 Khác
2. GS TS Nguyễn Ngọc Long- GS TS Nguyễn Hữu Vui- Giáo trình triết học Mác –Lênin, của Bộ Giáo Dục đào tạo năm 2007 Khác
3. TS. Bùi Văn Mưa(Chủ biên) – TS.Trần Nguyên ký-PGS TS Lê Thanh Sinh- TS Nguyễn Ngọc Thu-TS Bùi Bá Linh-TS Bùi Xuân Thanh -Giáo trình Đại cương về Lịch sử Triết học(dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), của Tiểu ban Triết Học -Khoa lý luận chính trị-trường đại học Kinh Tế năm 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w