1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

111 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

Lời giới thiệu 6 Lịch sử 8 Đặc điểm 11  Cách vẽ In ấn  Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh  Bố cục của tranh Đề tài – Nội dung 14 Những dòng tranh chính 16 Bảo tồn và gìn giữ 36 Tính minh triết trong 43 LỜI GIỚI THIỆU T ranh dân gian xuất hiện cách đây từ nhiều thế kỷ, là kho tàng quý giá của nền văn hóa dân tộc Việt. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử cũng như những thăng trầm của đất nước, dòng tranh này vẫn giữ được vẻ vui tươi dí dỏm, sự hiền lành đôn hậu, thể hiện giá trị nhân văn và tinh thần của làng quê Việt Nam. Nghề làm tranh dân gian Việt Nam là một nghề thủ công mỹ thuật truyền thống ở Việt Nam, chuyên làm ra các loại tranh dân gian Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ xã hội. Nghề làm tranh dân gian Việt Nam có từ lâu đời, gắn bó với nghề khắc ván in chữ, in tranh. Về nội dung, tranh dân gian Việt Nam có thể chia 4 nhóm:Tranh thờ,Tranh chúc tụng,tranh sinh hoat,tranh minh họalịch sử.Và được chia ra 4 dòng tranh chính:Tranh Kim Hoàng,tranh Làng Sình,dòng tranh Hàng Trống,và đặc biệt là dòng tranh Đông Hồ. Mỗi dòng tranh Dân gian ngoài điểm chung giống nhau, lại có những điểm khác nhau. Sự khác nhau đó chính là tô đậm sự phong phú kho tàng Nghệ thuật Tranh Dân gian Truyền thống (có khởi điểm từ cuối thế kỷ XVI) cách ngày nay khoang năm trăm năm lịch sử. Tranh Dân gian từ xưa sáng tạo và được bán trong những ngày giáp tết, dân chúng mua về treo, dán trong nhà đón Tết năm mới, vì vậy còn được gọi là tranh Tết.Và có thể nói một vài tờ tranh dân gian bên cạnh mâm ngũ quả ngày Tết sẽ là thứ mà các bà nội trợ ngày xưa không thể quên khi đi chợ trong những ngày áp Tết. Sự hiện diện của một bức tranh dân gian trên vách trong ba ngày Tết là một ấm áp có thể cảm nhận được dễ dàng trong bất cứ gia đình Việt Nam nào.

Trang 2

Trường: ĐH HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH



Tiểu luận môn:

Trang 5



Trang Lời giới thiệu 6

Lịch sử 8

Đặc điểm 11

 Cách vẽ - In ấn

 Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh

 Bố cục của tranh

Đề tài – Nội dung 14

Những dòng tranh chính 16

Bảo tồn và gìn giữ 36

Tính minh triết trong 43

Trang 6

LỜI GIỚI THIỆU

ranh dân gian xuất hiện cách đây từ nhiều thế kỷ, là kho tàng quý giá của nền văn hóa dân tộc Việt Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử cũng như những thăng trầm của đất nước, dòng tranh này vẫn giữ được vẻ vui tươi dí dỏm, sự hiền lành đôn hậu, thể hiện giá trị nhân văn và tinh thần của làng quê Việt Nam.

T

Nghề làm tranh dân gian Việt Nam là một nghề thủ công mỹ thuật truyền thống ở Việt Nam, chuyên làm ra các loại tranh dân gian Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ xã hội Nghề làm tranh dân gian Việt Nam có từ lâu đời, gắn bó với nghề khắc ván in chữ, in tranh.

Về nội dung, tranh dân gian Việt Nam có thể chia 4 nhóm:Tranh thờ,Tranh chúc tụng,tranh sinh hoat,tranh minh họa-lịch sử.Và được chia ra 4 dòng tranh chính:Tranh Kim Hoàng,tranh Làng Sình,dòng tranh Hàng Trống,và đặc biệt là dòng tranh Đông Hồ.

Mỗi dòng tranh Dân gian ngoài điểm chung giống nhau, lại có những điểm khác nhau Sự khác nhau đó chính là tô đậm sự phong phú kho tàng Nghệ thuật Tranh Dân gian Truyền thống (có khởi điểm từ cuối thế kỷ XVI) - cách ngày nay khoang năm trăm năm lịch sử

Tranh Dân gian từ xưa sáng tạo và được bán trong những ngày giáp tết,

Trang 7

dân chúng mua về treo, dán trong nhà đón Tết năm mới, vì vậy còn được gọi là tranh Tết.Và có thể nói một vài tờ tranh dân gian bên cạnh mâm ngũ quả ngày Tết sẽ là thứ mà các bà nội trợ ngày xưa không thể quên khi đi chợ trong những ngày áp Tết Sự hiện diện của một bức tranh dân gian trên vách trong ba ngày Tết là một ấm áp có thể cảm nhận được dễ dàng trong bất cứ gia đình Việt Nam nào.

Trang 8

Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của dân gian Việt

Nam

ranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ Sở dĩ tranh dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loạichính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên

T

Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cảmột làng chuyên làm khắc ván, làm tranh Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh

Tời thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in củaTrung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp Cùng với đó là

sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét

Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớpquý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán

Trang 9

Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, đã cónhững phong cách riêng của mình Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng

V N QUÝ TRANH DÂN GIANỐ

Như chúng ta đã biết tranh dân gian xuất hiện cách đây từ nhiều thế kỷ, nó là kho tàng quý giá của nền văn hoá dân tộc Việt Nam Các tranh thờ, vẽ hay in gỗ của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan thường là tranh tôn giáo, gắn liền với đạo Phật hay đạo Lão Một số bức như "Cầu Hoa" của dân tộc Tày, thờ "Mé Hoa" cầu sinh con cái, "Bàn Cổ" thờ thủy tổ của dân tộc Dao, "Thần Nông" thường là thờ vị thần cày cấy trồng trọt của dân tộc Cao Lan Phần lớn tranh vẽ bằng bột màu, trên giấy dó, bồi dày Màu sắc, đường

Trang 10

và thể hiện ước vọng ấm no, yên vui, qua khỏi bệnh tật của người dân tộc vùng cao.

Do nhu cầu tín ngưỡng và nhất là thú chơi tranh ngày Tết, tranh vẽ tay không đủ đáp ứng,các nghệ nhân phải tìm cách in tranh thành nhiều bản Từ đó tranh dân gian bằng kỹ thuật

in bản gỗ ra đời Vì vậy, tranh dân gian có mang yếu tố nghệ thuật đồ hoạ

Tranh dân gian vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống" Đường nét hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật Đó cũng là xu hướng vươn tới của hội hoạ hiện đại

Và thích thú khi ngắm tranh, liệu có ai đồng cảm với Đông Hồ, một vùng quê chất phác, hồn hậu và mộc mạc:

" Ai về bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

Những cô hàng xóm răng đen

Cười như mùa thu toả nắng

Những cô nàng cắn chỉ môi trầu

Những cụ già bồng bềnh tóc trắng

Những em sột soạt quần nâu

Bây giờ đi về đâu, về đâu?"

Trang 11

Đặc điểm

ranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết

kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn

T

 Cách vẽ, in ấn:

Do đặc điểm của tranh dân gian là để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần củanhân dân, phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải có số lượng lớn mà giá cả không được đắt Vì thế mà người làm tranh đã sử dụng

phương pháp khắc ván rồi từ đó sao in ra nhiều bức tranh

Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì

Trang 12

người thợ không cần tô vẽ thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong Nghệ thuật

in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuát hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác

Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh

vẽ tay của các nghệ nhân Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ởvùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao

Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh:

Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy Loại giấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng in hình Đặc điểm của loại giấy này là

độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc gòn gẫy, ẩm nát Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không

bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian

Mỗi dòng tranh thường có cách tạo màu, pha chế màu sắc riêng, nhưng nhìn chung thì màu sắc cho những bức tranh thường được tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản, dân dã bằng rất nhiều phương pháp khác nhau

Ví dụ như trong tranh Đông Hồ, thường chỉ có 3 đến 4 màu mà thôi, màu sắc được tạo nên từ:

• Than xoan tạo màu đen,

• Rỉ đồng tạo màu xanh,

• Hoa hòe tạo màu đỏ,

• Lá chàm tạo màu xanh mát,

• Màu vàng ấm lấy từ hoa hoè hay quả dành dành,

• Màu trắng óng ánh thì dùng vỏ trai điệp ở biển nghiền mịn

Trang 13

Còn với tranh Hàng Trống, thì:

• Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và

ủ kỹ,

• Màu vàng cũng tạo nên từ hoa hoè,

• Màu chàm từ các nguyên liệu của rừng núi,

• Màu son của sỏi đồi tán nhuyễn

Những màu sắc đó lại được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh Hàng Trống một vẻ óng ả và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có được

Bố cục của tranh:

Hầu hết tranh dân gian được vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống" Đường nét của mỗi bức tranh hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xemhơn là vẽ đúng luật Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau

Trang 14

Đề tài và nội dung

của tranh dân gian

o ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú Tranh phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ

Trang 15

Về nội dung, tranh dân gian Việt Nam có thể chia 4 nhóm:tranh thờ,tranh chúc tụng,tranh sinh hoạt và tranh minh họa lịch sử.

Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người,mang trong

nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn",hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ,và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng) Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên

nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/

Quên cả chị bên đường đang đứng gọi"

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành

Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống

Trang 16

 Những dòng tranh chính

ùng với những đổi thay của đất nước, tranh dân gian cũng vậy, có nhiều dòng tranhxuất hiện Có dòng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh chóng biến mất Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn của mỗi dòng tranh vẫn còn đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, nó sẽ vãn mãi là di sản của dân tộc Việt Nam

Trang 17

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông

Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng

Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm

lại lột bỏ, dùng tranh mới Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu:

Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Om sòm trên vách bức tranh gà

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện

địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầuHồ

Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, Thành phố Hồ

hoặc phòng ăn lớn Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện

Hồ-huyện lỵ Thuận Thành Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ Cũng có thể đi hết phố Hồ,lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ đường xuống làng Đông Hồ

Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng:

Trang 18

Cô kia mà thắt lưng xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có sông tắm mát có nghề làm tranh

Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh" Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa

Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải

giữ lấy lề Chữ lề ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng

danh dự, khí tiết Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau

Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh Nhưng đếnnay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ

Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng 3 âm lịch Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ Làng còn có các làn điệu dân

ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Trang 19

Đừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều

Đặc điểm in ấn

Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và bản nét

đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bịhạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều

Giấy in và màu sắc

Trong bài thơ Bên kia Sông Đuống Hoàng Cầm viết:

Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong,

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo

tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá

vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có

Trang 20

thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá

chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi

Nội dung tranh

Nội dung tranh gồm có 5 thể loại:

1 Tranh thờ: bộ ngũ sự

2 Tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu

3 Truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh

4 Phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa-Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn

(xem thêm Bảy bức tranh gà)

5 Tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sáo, Nhà Nông, Đám cưới Chuột,

hết Ví dụ như tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc có chú thích chữ "nhân nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái Nhân,

dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng Chính vì vậy tranh vẽ hình em

bé ôm con cóc một cách trìu mến Không có sự giải thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao giờ

Các tranh khác, đặc biệt là tranh sinh hoạt thì có nhiều cách giải thích hơn, cho tới nay có những cách phân tích khác nhau hoàn toàn (ví dụ tranh Đánh ghen)

Trang 21

Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi thể hiện mong muốn

về sự sung túc

Thay đổi gần đây

Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình học Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã Nghề giấy dó ở làng Yên Thế

văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu

Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy đểbớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản

cổ Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là:

1 Có một thời chữ Hán (và chữ Nôm) bị coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục

3 Cũng do không đọc hiểu được nên các ván khắc truyền lại "tam sao thất bản", đến mức còn lại các ký tự nhưng không đọc được ra chữ gì

Trang 22

Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung tranh khắc gỗ màu

của Việt Nam với của Trung Quốc, có những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam

Bức "Hứng dừa" dí dỏm, hài hước, với hai câu thơ:

"Khen ai khéo dựng lên dừa

Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi"

Chị nông dân trẻ, phốp pháp, yếm hở mình, tóc xoã ngang lưng, với bộ mặt vênh vênh hồn nhiên, hớn hở vén váy hứng đón dừa Một anh trai tráng vạm vỡ, cởi trần đang trèo lên ngọn dừa có mấy buồng trĩu quả rũ xuống, tay phải bám thân dừa, tay trái cầm trùm dừa 2 qủa với bỏ xuống Đường nét giản dị mà sinh động, màu son đỏ tươi trên nền vàng giấy dó quét điệp

Ngược với "Hứng dừa" nhẹ nhàng tình tứ, bức "Đánh ghen" khôi hài, gây hấn, nực cười Một người đàn ông, đứng giữa hai người đàn bà, tay trái đang đặt lên ngực người đàn bà cởi trần, tay phải giang ra như đang đỡ chiếc kéo của người đàn bà đứng trước mặt (chắc

là vợ cả) đang giơ lên để cắt tóc người đàn bà cởi trần (chắc là vợ hai) Bức tranh sinh động, châm biếm cảnh đa thê:

"Thôi thôi bớt giận làm lành

Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta"

Tranh "Đám cưới chuột", có người còn gọi là "Nghè chuột vinh quy", đề tài này cả hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống đều có Bố cục tranh phóng túng, táo bạo, cắt đám cưới ra làm hai giai đoạn mà vẫn đảm bảo tính nghệ thuật cả về hình thức lẫn nội dung Người xem tranh vẫn thấy đám cưới vẫn tiếp diễn một cách đều đặn chứ không bị gián đoạn trong sự chia cắt Chủ đề phần trên là "giữ thân", có hai chú chuột thổi kèn và chú chuột đi trước, một chú sách con cá chép to tướng, một chú hai tay bưng con chim câu béo ("Gà trống thiến"- tranh Hàng Trống), trước mặt chúng là một anh mèo đẫy đà đang ngồi chễm chệ chắn đường, tay phải giơ ra nhận của lễ Chủ đề phần dưới "Nghênh hôn",một chú chuột cưỡi ngựa đi trước đang quay đầu nhìn lại ra hiệu là lễ đã xong, được phép

đi qua, một chú chuột đi sau cầm lọng che, chú thứ ba cầm tấm biển gỗ có chữ chúc mừng, và sau cùng là bốn chú chuột khiêng kiệu, trên kiệu là một chú chuột chễm chệ cân đai, áo mũ chỉnh tề Bức tranh đả kích tệ nạn tham nhũng của giai cấp thống trị Người dân phải lo lót biếu xén bọn cường hào, quan lại sâu mọt

Trang 23

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: các bức tranh trên xuất hiện rất sớm, có thể là những năm đầu thế kỷ XI (đời Lý) hoặc trước đó.

Bộ tranh Tố Nữ (Tứ Bình), mỗi bức vẽ một cô gái xinh đẹp đang độc diễn sáo, xênh phách, cầm quạt hát, gẩy đàn và 4 bài thơ tứ tuyệt kèm theo Xin trích bài tứ tuyệt về cô cầm quạt:

"Môi son vừa hé nụ anh đào

Răng ngọc hai hàng nhả điệu cao

Trước gió nghìn cành hoa nhún nhảy

Gót sen lần nhịp đến Dương Châu"

Bộ tranh rất đẹp, đậm nét văn hoá dân tộc Nhiều nhà thơ từ thế kỷ XVIII đã cảm khái đề thơ, trong đó có nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

"Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

Chị cũng xinh mà em cũng xinh

Đôi lứa như in tờ giấy trắng

Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh"

Bức "Gà đàn" tả một gia đình gà đông vui, gà mẹ kiếm mồi cho đàn gà con, gà trống đứng hùng dũng bảo vệ, các chú gà con tính cách tinh nghịch

Sang giai đoạn văn hoá thị trường, kỹ thuật in ấn phát triển thì làng tranh chỉ còn mươi gia đình trên 4000 dân theo nghề, và cũng chỉ còn khoảng chục nghệ nhân tường tận nghềtranh Lẽ nào "mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa trăm ngả Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu" (Bên kia sông Đuống)?

Trang 24

Chất liệu tranh Đông Hồ bắt nguồn từ các sản phẩm của thiên nhiên, gắn bó gần gũi với đời sống người Việt Nam như vỏ cây dó dùng để làm giấy, lá tre, viên sỏi, hoa hiên, bột nếp dùng làm màu, gỗ thị làm bản khắc,… Nhìn vào một bức tranh dân gian Đông Hồ, người xem không khỏi trầm trồ, thú vị trước những màu sắc phong phú, tươi tắn; những hình khối, đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực, gần gũi vớiđời sống của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ Những người nghệ nhân Đông Hồ đã chứng tỏ sự tài hoa, sáng tạo khi làm ra những bức tranh như vậy Mỗi bức tranh có từ bẩy đến tám màu nhưng mỗi màu phải in theo một trình tự nhất định: đầu tiên là màu đỏ, rồi xanh, tiếp đến là trắng, hồng hoặc vàng và cuối cùng là màu đen (bản nét) Mỗi một màu của bức tranh lại đi kèm với một bản khắc bằng gỗ thị Ví dụ như bức tranh Đám cưới chuột có bốn màu đỏ, xanh, vàng và đen thì có bốn bản khắc các chi tiết khác nhau

đi kèm với các màu tương ứng

Với những màu sắc tươi sáng, các nhân vật sống động, tranh dân gian Đông Hồ chuyển tải nhiều nội dung sâu sắc về tín ngưỡng, đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam Mảng đề tài tranh đời sống, sinh hoạt có rất nhiều bức tranh nổi tiếng như Hứng dừa, Đánh đu, Mục đồng thổi sáo hay Hiếu học Tuy nhiên, tranh Đông Hồ còn có một mảng

đề tài khá đặc sắc mà ít người chú ý là mảng tranh có ý nghĩa tín ngưỡng là tranh thờ Bộ tranh hoàn chỉnh bày trên bàn thờ gia tiên gồm 8 bức, trong đó có bộ tranh chủ (5 bức) và

3 chữ đại tự (3 bức) Bộ tranh chủ là đôi câu đối Tứ thời xuân tại thủ - Ngũ phúc thọ vi tiên (Trong nhà bốn mùa là mùa xuân – Nhà có năm thế hệ cùng chung sống là có phúc)

Ba chữ đại tự có thể là 3 chữ Thọ hoặc Phúc – Mãn - Đường, Tích - Thiện - Đường hoặc Đức – Lưu – Quang Đặc biệt, các chữ này đều được vè theo kiểu long – ly – quy -

phượng, bốn con vật cao qúy trong tín ngưỡng của người Việt

Trang 25

Ngày xưa, mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có thói quen mua tranh Đông Hồ về treo Trong số những bức tranh ấy, không thể thiếu được là hai bức Vinh hoa – Phú quý vẽ hai em bé trai và gái hôm hai con gà vịt Ý nghĩa của hai bức tranh tưởng chừng đơn giản này thực ra rất độc đáo: mong năm mới gia đình được bình yên, làm ăn khấm khá hơn, có con cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ xưa.

Đám cưới chuột

Chuột vinh quy Chuột rước rồng Bịt mắt bắt de

Đánh đu Đấu vật

TRANH HÀNG TRỐNG

Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh

Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Pháp, tổng Tiêu Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm

Trang 26

hẳn Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này.

Sơ lược

Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là

vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngày, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần rất cầu kỳ Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quí,

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày

Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng tới thế

kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam hầunhư các nhà làm tranh đều bỏ nghề Nhiều nhà còn đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một phần do thú chơi tranh của người Hà Nội đã đổi khác, một phần

do việc làm tranh không có thu nhập cao nên nhiều người đã chuyển nghề

Cách in ấn và vẽ

Trang 27

Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu

là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cỡn nửa

ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.

Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất Sau đó là công đoạn bồi giấy Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ mầu lại Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh

Tranh được in trên giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dầy, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị

Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị Mực in truyền thống dùng bằng nhữngchất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác

Màu sắc và cách tạo màu

Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng

Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn

Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ, màu vàng từ

Những màu sắc đó được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh một vẻ óng ả

và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có được

Trang 28

Đề tài và nội dung tranh

Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc

hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông hoàng Bẩy Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như: Tố nữ, Bốn mùa (mỗi bản bốn vế), Tranh Kiều, Nhị độ mai; hoặc những bức phỏng theo các vở tuồng Có những bức dùng để chơi Tết như tranh Gà, Cá chép trông trăng

Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón của Hà Nội Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác

Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh

hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công phu, không bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa

Tranh được tạo hình không giống tranh hiện đại mà cũng không giống tranh cổ điển Với các gam màu chủ yếu là lam, hồng, đôi lúc có thêm lục, đỏ, da cam, vàng Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn

Khác với dòng tranh Đông Hồ, nó không được in tất cả bằng ván khắc mà chỉ in "một nửa", in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại, cụ thể kỹ thuật tranh Hàng Trống kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệtphẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất uyển chuyển Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ.Tranh thờ Ngũ Hổ

Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón của Hà Nội Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác

Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh

hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công phu, không bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa

Trang 29

Tranh được tạo hình không giống tranh hiện đại mà cũng không giống tranh cổ điển Với các gam màu chủ yếu là lam, hồng, đôi lúc có thêm lục, đỏ, da cam, vàng Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

Khác với dòng tranh Đông Hồ, nó không được in tất cả bằng ván khắc mà chỉ in "một nửa", in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại, cụ thể kỹ thuật tranh Hàng Trống kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệtphẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất uyển chuyển Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ

Tranh Hàng Trống nhìn chung có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, tiêu biểu như Tam hoà Thánh mẫu, Tứ phủ, Ngũ hổ…hay đi sâu vào những bộ Tứ bình về người đẹp (Tố nữ) và cảnh đẹp (Tứ quy)

Hình tượng tương đối giản dị nhưng thể hiện khá công phu, sắc thái uy vệ về ý nghĩa Tranh được in trên giấy xuyến chỉ và sau này là giấy báo khổ rộng Về màu sắc, tỷ lệ không đúng với công thức chuẩn, chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn

Kỹ thuật tranh kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt phẩm nước, tạo những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế Nhờ vậy, tranh Hàng Trống đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ

TRANH KIM HOÀNG

Tranh Kim Hoàng là sản phẩm tranh ra đời từ sự hợp nhất 2 làng Kim Bảng và Hoàng Bảng vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701) Dân làng thường làm tranh từ Rằm tháng 11 âm lịch cho tới Tết Nguyên Đán

Điểm khác biệt của dòng tranh này là nó không sử dụng giấy in quyét điệp như tranh

Trang 30

Đông Hồ mà cũng không sử dụng giấy xuyên như tranh Hàng Trống mà in trên giấy Đỏ, giấy Hồng Điều hay giấy Tàu vàng.

Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ

Tây cũ, nay là Hà Nội

Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo

mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòngtranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sơ lược

Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống) Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng

Đề tài và nội dung tranh

Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà, lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo Ngoài ra, tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có Đó là những câu thơ Hán tự được

Trang 31

viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.

Cách in ấn và vẽ

Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tầu Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ, mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in Nhưng ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người Vì thế, mỗi bức tranh có một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh KimHoàng

Màu sắc và cách tạo màu

Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên Màu trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm Màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa dành dành

Tranh Kim Hoàng là sản phẩm tranh ra đời từ sự hợp nhất 2 làng Kim Bảng và Hoàng Bảng vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701) Dân làng thường làm tranh từ Rằm tháng 11 âmlịch cho tới Tết Nguyên Đán

Điểm khác biệt của dòng tranh này là nó không sử dụng giấy in quyét điệp như tranh Đông Hồ mà cũng không sử dụng giấy xuyên như tranh Hàng Trống mà in trên giấy Đỏ, giấy Hồng Điều hay giấy Tàu vàng

Trang 32

Tranh Kim Hoàng phát triển từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, là sản phẩm từ sự hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng Tranh Kim Hoàng khắc họa những gì quen thuộc, mộc mạc, đơn sơ của người nông dân, làng quê, cảnh ngày Tết.

Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ còn màu sắc tươi tắn như tranh Hàng Trống Tranh dùng mực tàu, thạch cao và phấn là chính, in trên giầy hồng điều, tàu vàng Điểm đặc biệt là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo

Cả thơ và hình tạo nên một chính thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh

TRANH LÀNG SÌNH

Làng Sình tên chữ là Lại Ân có từ trước thế kỷ XVI, nơi đây có nghề in tranh mộc bản dân gian nổi tiếng Làng Sình ở ngoại vi thành phố Huế,

thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào

khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa

Nghề làm tranh ra đời tại làng không biết từ bao giờ, và tranh làm ra chủ yếu là để phục

vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần

đi yếu tố truyền thống xưa Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới

Trang 33

đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống.

Cách in ấn và vẽ tranh

Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23) hay pha tư (25x17) Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên Bản in đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu.Bản khắc của tranh được làm từ gỗ mít

Nguyên liệu và cách tạo màu

Giấy in tranh là giấy mộc quét điệp, màu sắc trước đây được tạo từ các sản phẩm tự nhiênnhư từ :thực vật, kim loại hay từ sò điệp Một số loại màu pha chế tự nhiên: màu vàng nhẹ (lá đung giã với búp hòe non), màu xanh dương (hạt mồng tơi), màu vàng đỏ (hạt hòe), màu đỏ (nước lá bàng, đá son), màu đen (tro rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành một thứ mực đen bóng) Màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi

Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên từ phẩm hóa học

Trang 34

Đề tài và nội dung tranh

Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội

Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:

• Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm y rực

rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng

đế, tượng chùa, và tượng ngang Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh phền vẽ

bé trai bé gái

Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh vẽ Táo quân)

• Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà,

áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình thường là tranh cỡ nhỏ

• Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết

Trang 35

Bảo tồn, gìn giữ vốn quý về tranh dân gian và tất cả những cái gì liên quan đến nó là một nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu văn hóa Vì trong thời kỳ hội nhập, chúng ta không chỉ hội nhập về kinh tế mà còn là cả về văn hóa, mà trong đó, vốn quý về tranh dân gian là một nét son đáng tự hào Trong những nhà nghiên cứu

có tấm lòng gìn giữ những vốn cổ đó, có Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng Ông hiện giữ và nghiên cứu về bộ sưu tập gồm hơn 4.700 bức ký họa do các nghệ nhân dân gian vô danh của Việt nam vẽ dưới sự chỉ đạo của nhà nghiên cứu Pháp về

phương Đông Henri Oger Bộ tranh phản ánh về nhiều mặt họat động của xã hội Việt nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ 20.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng hiện là hiệu trưởng Đại học dân lập Hồng Bàng Côngviệc quản lý một trường Đại học vô cùng bận rộn, nhưng nhiều năm nay, ông vẫn giành thời gian để miệt mài nghiên cứu về những bức ký họa dân gian Việt Nam độc đáo

Chân dung Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng

Ông cho biết, vào dịp tháng 10 năm 2006, tại Paris (Pháp), Trường Viễn Đông Bác cổ

Pháp và Hội những người bạn của phương Đông đã tổ chức hội thảo về “Xã hội VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 qua ký họa của Henri Oger” Tại hội thảo, ông đã có dịp giới

thiệu kỹ bộ sưu tập gồm hơn 4.000 bức ký họa dân gian do nhà nghiên cứu Pháp về phương Đông Henri Oger (1885-1936) tham gia chỉ đạo thực hiện trong thời gian ông làm việc ở Việt Nam

Trang 36

Vì sao các nhà nghiên cứu văn hóa lại quan tâm đến những bức tranh dân gian này? Có thể thấy, các bức ký họa của các họa sĩ dân gian trong bộ sưu tập của Henri Oger có giá trị rất lớn về lịch sử và mỹ thuật dân gian Các nhà sử học VN có thể căn cứ trên các bức tranh của họa sĩ dân gian Việt Nam nói chung và của Henri Oger nói riêng để tái hiện hình ảnh xã hội VN trong một giai giai đoạn đặc biệt của xã hội cổ truyền Việt nam đang chuyển mình sang thời cận hiện đại.

Hơn 4000 bức tranh như một bộ sưu tập lịch sử bằng hình ảnh về đời sốngcủa nhân dân

ta xưa , từ các ngành nghề khác nhau trong xã hội cho đến những sinh họat tinh thần và đời sống mà các nghệ nhân tranh dân gian đã thể hiện một cách hết sức tài tình mà cô đọng Công trình được chia ra làm 11 tiểu mục như TẾT VÀ LỄ HỘI, CÁC LỌAI NGHỀ NGHIỆP, CÁC PHONG TỤC…

Qua những bản vẽ sống động, có thể thấy những phong tục tập quán của dân ta trong một giai đọan lịch sử đã qua, giai đọan thực dân nửa phong kiến , mà hầu hết những hình ảnh này đã không còn trong xã hội chúng ta ngày nay nữa

Xem tranh thấy hiện lên cuộc sống nông nghiệp cổ truyền của dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với thiên tai, bão lụt, đó là chưa nói đến chiến tranh, giặc giã, cho nên có bao nhiêu kỹ thuật được lưu truyền từ ngàn đời rất độc đáo, từ những nghề như ngư , tiều,canh mục , kỹ thuật võ nghệ, viết chữ… và cả một đời sống tâm linh với bao ước mơ về việc phát tài phát lộc , về một đời sống bình an, có cơm ăn áo mặc thảnh thơi…

Trang 37

Không phải là kỹ thuật, mà chính những ước mơ ẩn giấu trong tranh đã đem lại giá trị và

ý nghĩa cho bộ ký họa dân gian đồ sộ của những nghệ nhân dân gian Việt Nam đầu thế kỷ

Thời gian trôi qua, cuộc sống của người dân Việt nam đã có nhiều thay đổi, đặc biệt khi đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Nhưng, những vốn cổ , những phong tục được gìn giữ qua những nét vẽ độc đáo của những nghệ sĩ dân gian

vô danh vẫn làm chúng ta cảm động khi như được chứng kiến lại một phần cuộc sống tinh thần, vật chất cũng như không gian tâm linh của cha ông ngày xưa

Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ý nghĩa của bộ ký họa dân gian này cũng như tìm hiểu cái hay, cái đẹp các phong tục của dân tộc với tinh thần gạn đục khơi trong, tước bỏ những gì lạc hậu, phát huy những nét tinh hoa tốt đẹp để hội nhập cùng nền văn hóa thế giới luôn là một việc cần làm

Trang 39

tỏ tính trùng khớp hợp lý và là sự tiếp tục của sự minh chứng đã trình bày trước đó trong những sách đã xuất bản của người viết.

Một hình tượng thể hiện trong di sản văn hóa (nói chung gồm ca dao, tục ngữ, văn

chương truyền miệng, sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, tranh dân gian v.v ) có thể có nhiều cách nhìn và cách hiểu khác nhau Có những bức tranh hình tượng thể hiện trực tiếp nội dung Cũng có những bức tranh hình tượng là biểu tượng, đòi hỏi phải suy lý và hoàn toàn mang tính chủ quan Đây là sự khó khăn lớn nhất cho việc phân tích và minh chứng cho cái nhìn của người viết về cội nguồn lịch sử và văn hóa dân tộc Bởi vậy sự hợp lý trong việc lý giải những vấn đề liên quan chính là điều kiện cần để thể hiện tính khách quan cho vấn đề được đặt ra

Vì cuốn sách này là sự tiếp tục thể hiện tính phát triển trong sự tương quan của những vấn đề đã minh chứng, trình bày trước đó Bởi vậy, trong sách này sẽ không lặp lại nhữngvấn đề đã trình bày Do đó, rất mong bạn đọc cần có ít nhất một trong hai cuốn đã xuất bản là “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” hoặc “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” để tiện tham khảo đối chiếu

Trong sách này sẽ không phân loại tranh theo từng dòng tranh đang lưu truyền trong dân gian, mà phân loại theo chủ đề nội dung những bức tranh đó thể hiện – theo cái nhìn của người viết Phần chính văn của người viết được thể hiện bằng kiểu chữ “VNI-Centur 12”;chữ trích dẫn được thể hiện bằng kiểu chữ “VNI-Helve 10”

Trong cuốn sách này, người viết chỉ trình bày một số tranh trong điều kiện sưu tầm được.Bởi vậy, còn khá nhiều những bức tranh khác, có thể còn mang trong hình thức và nội dung của nó những di sản văn hóa to lớn của người Lạc Việt Hy vọng rằng các độc giả

sẽ quan tâm xem xét

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Người viết rất mong sự lượng thứ của quí độc giả

Phần I

Thuyết âm dương ngũ hành và tranh dân gian Việt Nam

Trang 40

Lưỡng nghi sinh tứ trượng

Bức tranh này tự nó đã khẳng định nội dung triết học về sự khởi nguyên của vũ trụ qua ngay hàng chữ được ghi trên bức tranh Nhưng có vẻ như nó chỉ nhằm nói lại một câu trong Hệ từ của kinh Dịch: “Thị cố Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”.

Thực ra bức tranh này mang một nội dung minh triết sâu sắc.Đây chính là bức tranh minh họa và lý giải ý nghĩa đích thực nội dung của câu trên trong Hệ từ, khác hẳn sự lý giải của các nhà lý học Đông phương từ thời Hán đến nay

Trải hàng ngàn năm qua – kể từ đời Hán – các nhà lý học phương Đông đã có rất nhiều

cố gắng lý giải ý nghĩa của câu “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng,

Tứ tượng sinh Bát quái” Có người cho rằng: Thái cực là Thái nhất, là thái Hư Có người

cho rằng: Thái cực có nguồn gốc từ Vô cực, Thái cực động sinh Dương, Dương tịnh sinh

Âm, Âm Dương sinh ra Ngũ hành (Chu Hy – Dịch học khởi mông) Có người cho rằng:

Tứ tượng tức là Thái Âm, Thái Dương, thiếu Âm, thiếu Dương… Nhưng tất cả các cách giải thích của họ đều mơ hồ và mâu thuẫn Khiến cho đến nay nền văn hóa cổ Đông phương vẫn là một sự huyền bí, khó hiểu ngay từ nguyên lý khởi nguyên của nó (*)

Trong biểu tượng Âm Dương hiện nay tuy có thay đổi và mang tính minh triết hơn: Không diễn tả Thái cực như một thực tế tồn tại ngoài Âm Dương, thay vào đấy là một vòng tròn bao quanh Âm Dương Nhưng ở đồ hình này thuần túy chỉ là một biểu tượng; không hề có một cơ sở lý luận hợp lý chứng tỏ ý nghĩa của nó – cho đến tận ngày hôm nay, khi bạn đang đọc cuốn sách này Sai lầm của biểu tượng này – là sự thể hiện tiếp tục nhận thức sai lầm trải hàng ngàn

Ngày đăng: 21/11/2014, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Hà đồ cửu cung - TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
nh Hà đồ cửu cung (Trang 48)
Hình Ngũ Hổ hàng trống và cửu cung Hà đồ - TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
nh Ngũ Hổ hàng trống và cửu cung Hà đồ (Trang 53)
Hình minh họa sự tương quan giữa chòm sao Tiểu - TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Hình minh họa sự tương quan giữa chòm sao Tiểu (Trang 54)
Hình tượng con Gà trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Hình t ượng con Gà trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Trang 78)
Hình tượng Bà Triệu trên tranh có tư thế thoải mái, như đang múa một đường quyền trên - TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Hình t ượng Bà Triệu trên tranh có tư thế thoải mái, như đang múa một đường quyền trên (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w