Khả năng duy trì vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế môi trường kinh tế vi mô và kinh tế môi trường (Trang 33)

b) Môi trờng là nơi cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế

1.4.3. Khả năng duy trì vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên

Nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế bền vững là duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở đó có hành động, biện pháp thực hiện phù hợp nh :

- Thay thế tài nguyên thiên nhiên (KN) bằng tài nguyên nhân tạo (KM) : Điều này chỉ có thể đạt đợc trong một chừng mực nào đó. Việc thay thế chỉ có ý nghĩa khi vốn tài nguyên nhân tạo (KM) có năng suất cao hơn so với vốn tài nguyên thiên nhiên (KN) đợc sử dụng để tạo ra vốn nhân tạo đó. Tài nguyên thiên nhiên ngoài chức năng kinh tế (cung cấp nguyên, nhiên liệu) còn có chức năng nâng đỡ cuộc sống nh điều hoà khí hậu, ngăn lũ lụt, duy trì các nguồn gen,… mà tài nguyên nhân tạo không thể có đợc. Tài nguyên thiên nhiên còn có chức năng quan trọng là thực hiện chu trình sinh địa hoá (chu trình chuyển hoá C, N, O, H, S, P trong thiên nhiên), chức năng này tài nguyên nhân tạo không thể thay thế đợc.

- Tiến bộ công nghệ : Tiến bộ công nghệ là một biện pháp nhằm giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, đầu vào cho hệ sản xuất, đảm bảo nâng cao đời sống (SOL). Thực tế đã chứng minh, nhờ công nghệ tiên tiến (cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào những năm 50 của thế kỷ XX), năng suất đợc tăng nhanh, giảm bớt đợc tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu trong quá trình hoạt động hệ thống kinh tế. Đồng thời cũng nảy sinh một số vấn đề :

- Tiến bộ công nghệ có kéo dài mãi không ?

- Các công nghệ mới có chắc chắn gây ít ô nhiễm không ?

Sơ đồ hoán đảo

Vùng phát triển bền vững Z X SOL O Q P W SOL* A B Y Kmin KN* KN

Tài nguyên không tái tạo sẽ cạn kiệt theo thời gian, phải chăng, đến lúc nào đó, vốn dự trữ tài nguyên cho con ngời chỉ còn là tài nguyên tái tạo và do đó, nhiều ngời cho rằng công nghệ sinh học sẽ là cứu cánh cho nhân loại trong việc duy trì và phát triển cuộc sống sau này.

- Khả năng phát triển kéo dài : Trong công cuộc phát triển kinh tế, các nớc nghèo phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên - vốn rất hạn hẹp - nhiều hơn các nớc giàu có nên sự phát triển của họ chủ yếu phụ thuộc vào việc duy trì dự trữ vốn tài nguyên. Song, vì nghèo đói nên họ phải khai thác một cách thiếu cân nhắc nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình. Vì vậy, vốn dự trữ tài nguyên suy giảm nhanh chóng và khi gặp các biến cố về thiên tai, chiến tranh,… các nớc nghèo khó khôi phục trở lại mức phát triển ban đầu. Nếu vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên lớn sẽ dễ dàng điều chỉnh, càng nhiều vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên, càng có khả năng phát triển kéo dài vì những nớc này có ít vốn nhân tạo. Các nớc châu Phi hiện nay đang ở trong bối cảnh nh vậy.

- Công bằng giữa các thế hệ : Một trong những lý do phải duy trì vốn tài nguyên thiên nhiên là đảm bảo tính công bằng trong sử dụng vốn tài nguyên thiên nhiên giữa các thế hệ. Hơn nữa, chúng ta có thể tạo đợc vốn tài nguyên nhân tạo (KM) dễ dàng hơn nhiều so với việc tạo ra tài nguyên thiên nhiên (KN).

- ý nghĩa đối với đời sống sinh vật : Việc duy trì, dự trữ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống của sinh vật, nếu con ngời làm giảm vốn dự trữ tài nguyên cũng có nghĩa là đã làm mất đi nơi sinh sống của sinh vật, đời sống sinh vật bị đe doạ.

- ý nghĩa của việc sử dụng quỹ vốn thiên nhiên - lợi ích và chi phí : Các nhà kinh tế học cho rằng, khi khai thác vốn tài nguyên luôn luôn kéo theo cả chi phí và lợi ích. Giảm quỹ tài nguyên luôn nhằm một mục đích nào đấy ; ví dụ, việc phá rừng nhiệt đới là nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp. Nh vậy, khi làm mất đi tài nguyên đều mang lại lợi ích do sử dụng vùng đất đó. Ví dụ, khi sử dụng đại dơng hoặc khí quyển để chứa đựng chất thải cũng nhằm mang lại nhiều lợi nhuận thay vì phải dùng các phơng pháp xử lý khác tốn kém hơn. Việc phá huỷ môi trờng cũng

gây ra những chi phí, vì rất nhiều ngời cùng sử dụng môi trờng (để ngắm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học, …).

Hình 1.9 biểu diễn lợi ích thu đợc và chi phí khi vốn dự trữ tài nguyên (KN) đợc duy trì ở mức nào đấy. Trục hoành biểu thị vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên (KN). Trục tung chỉ lợi ích (B) và chi phí (C) khi khai thác nhng vẫn đảm bảo vốn dự trữ tài nguyên ổn định. Khi quỹ vốn tài nguyên (KN) tăng, lợi ích cũng tăng ; nói cách khác, lợi ích thu đợc do sử dụng vốn tài nguyên tăng. Mặt khác, chi phí khai thác và duy trì vốn tài nguyên (C) cũng tăng khi vốn dự trữ tăng.

Từ hình 1.9 cũng cho biết miền giới hạn (B - C) của hai đờng lợi ích và chi phí là miền sử dụng vốn tài nguyên mang lại hiệu quả. Mức sử dụng tài nguyên KN* là mức tối u nhất, vì lúc này hiệu số B - C là lớn nhất ; tại đây, hai tiếp tuyến trên hai đờng cong B và C song song với nhau.

Cũng nh trờng hợp chọn hớng phát triển, giá trị KN* (hình 1.8) đảm bảo tính an toàn đối với tài nguyên khi gặp bất trắc, thiên tai thì KN* (hình 1.9) lại đảm bảo cho lợi nhuận thu đợc đạt mức lớn nhất. Tất nhiên, hai giá trị này có thể khác nhau, nhng nếu xác định đợc, chúng ta có thể lựa chọn để có KN* chung cho cả hai mục đích trên. Một điểm nữa cần lu ý là các giá trị này đều có ý nghĩa tơng đối, nghĩa là phải hiểu nó trong một khoảng giá trị nào đấy.

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế môi trường kinh tế vi mô và kinh tế môi trường (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w