0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Các nguyên tắc của nền kinh tế phát triển bền vững

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Trang 30 -30 )

b) Môi trờng là nơi cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế

1.4.1. Các nguyên tắc của nền kinh tế phát triển bền vững

Từ mô hình biểu thị mối quan hệ giữa môi trờng và hệ thống kinh tế (hình 1.5) cho thấy, để nền kinh tế phát triển bền vững phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau :

Nguyên tắc 1 : Mức khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo (h) phải luôn nhỏ hơn mức tái tạo của tài nguyên (y), tức là h < y.

Nguyên tắc 2 : Luôn luôn duy trì lợng chất thải vào môi trờng (W) nhỏ hơn khả năng hấp thụ (đồng hóa) của môi trờng (A), tức là W < A.

Thoạt nhìn, hai nguyên tắc này có vẻ đơn giản, dễ áp dụng nhng trong thực tế, rất khó xác định mức tăng trởng tài nguyên tái tạo và mức đồng hoá chất thải. Ngay cả khi xác định đợc chúng thì việc quản lý, điều hành hệ kinh tế đáp ứng hai nguyên tắc trên cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, việc ớc tính gần đúng mức tái tạo đối với mỗi loại tài nguyên nh rừng, thuỷ sản, động, thực vật, đất, … đã giúp chúng ta có quy hoạch khai thác, nuôi dỡng tài nguyên hợp lý hơn. Mức đồng hoá chất thải đối với một số thành phần riêng của môi trờng cũng đợc xác định để có giải pháp hạn chế lợng thải chất ô nhiễm. Ví dụ, chúng ta có thể xác định mức độ nhạy cảm, chịu đựng của các hệ sinh thái đối với SO2 lắng đọng để có kế hoạch hạn chế lợng nhiên liệu hoá thạch đem đốt.

Để nền kinh tế phát triển bền vững, vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên phải luôn đợc duy trì ổn định theo thời gian. Đối với tài nguyên không tái tạo đợc, khi sử dụng hết phải tìm đợc loại tài nguyên khác có thể thay thế. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nếu mức khai thác, tiêu thụ than đá đợc sử dụng để so sánh mức độ phát triển công nghiệp của các nớc, thì ngày nay, con ngời lại có xu hớng sử dụng nguồn năng lợng khác sạch hơn.

Những điểm cần ghi nhớ khi xem xét nền kinh tế bền vững :

- Tài nguyên không tái tạo nh dầu mỏ, than đá, khí đốt có thể bị cạn kiệt. Do đó, con ngời phải tìm tài nguyên thay thế (nh trồng rừng) hoặc tìm công nghệ sử dụng các loại năng lợng đợc coi là vĩnh cửu ( nh năng lợng gió, mặt trời, thuỷ triều, …). Với trình độ khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều thiết bị sử dụng các loại năng lợng này đã hiện hữu và ngày càng phát triển nh pin mặt trời, ô tô chạy điện, cánh quạt biến năng lợng gió thành điện tại nơi có sức gió lớn, … Đó là dấu hiệu cho phép chúng ta vững tin và tiếp sức cho những nghiên cứu sâu hơn theo hớng này.

- Con ngời có thể kiểm soát đợc khả năng phục hồi tài nguyên tái tạo (y) và khả năng hấp thụ của môi trờng (A). Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới, việc khai thác tài nguyên ở mức cao và không hợp lý đang làm giảm khả năng phục hồi. Tuy nhiên, nếu chúng ta quy hoạch, sử dụng tốt tài nguyên, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến thì vẫn có thể nâng cao khả năng phục hồi tài nguyên.

- Nâng cao trách nhiệm của con ngời đối với thiên nhiên, ý thức quản lý môi trờng có thể nâng cao vai trò cung cấp tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ của môi trờng.

- Kiểm soát mức tăng dân số. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi vì, việc tăng dân số, tăng mức sống chắc chắn sẽ tác động đến môi trờng ngày một cao hơn. Nếu trớc đây, vấn đề kiểm soát dân số vẫn còn nan giải thì nay, kế hoạch hoá gia đình đã thu đợc kết quả đáng khích lệ ở nhiều nớc. Ngay tại Trung Quốc, nớc đông dân nhất thế giới, mức tăng dân số đã đợc kiểm soát đến đáng ngạc nhiên. ở nhiều quốc gia, tỷ lệ tăng dân số còn ở mức rất thấp, dân số ổn định. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ khả năng ổn định dân số trên phạm vi toàn thế giới trong tơng lai.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Trang 30 -30 )

×