D. Đối tượng chịu tác động là môi trường nước.
B. Các biện pháp phòng ngừa sự cố trong giai đoạn hoạt động.
Biện pháp phòng ngừa sự cố tai nạn giao thông.
- Quy hoạch giao thông theo quy hoachj1/500 đã được duyệt;
- Đảm bảo chất lượng đường giao thông trong khu dân cư;
- Hợp tác với sở giao thông công chánh lắp đặt đầy đủ các biển báo giao thông trong khu dân cư;
- Quy định tốc độ di chuyển của các phương tiện trong khu dân cư;
- Giáo dục về nâng cao nhận thức về an toàn giao thông đối với dân cư trong khu dân cư.
Biện pháp phòng ngừa cháy nổ.
• Biện pháp phòng ngừa
- Thiết kế, bố trí, xây dựng các bể nước dự trữ cho phòng cháy chữa cháy, thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và hệ thống thông gió theo tiêu chuẩn SSCP13;
- Trên mạng lưới cấp nước bố trí trụ cứu hỏa P100 với khoảng cách từ 100-150m/trụ, trụ cứu hỏa bố trí cách mép bó vỉa 1m và gần các ngã tư;
- Trang bị đầy đủ và thường xuyên kiễm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện PCCC;
- Dán các số điện thoại cần thiết ( bệnh viện, đội PCCC…) tại các vị trí ở cửa thoát hiểm, lối ra vào;
- Tổ chức các buổi học về PCCC cho nhân dân trong khu dân cư;
- Tổ chức các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy cho nhân dân và nhân vidaantrong khu dân cư theo định kỳ.
• Biện pháp ứng cứu.
Bất kỳ cá nhân nào khi thấy cháy phải thực hiện các hành động sau:
- Thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy đã được trang bị trong khu dân cư;
- Gọi cho đội PCCC gần nhất hoặc số 114 nếu trường hợp nghiêm trọng mà tòa nhà không xử lý được;
- Tắt cầu dao tại chỗ và cầu dao tổng;
- Tổ chức cho các người có mặt tại các tòa nhà bị cháy thoát hiểm về điểm tập kết;
- Tiến hành sơ cứu nạn nhân bị nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.