D. Đối tượng chịu tác động là môi trường nước.
A. Giai đoạn xây dựng:
Sự cố cháy nổ :
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn trữ nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời…. có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:
− Các thùng chứa nguyên liệu tạm thời phục vụ cho thi công (xăng, dầu) là các nguồn có thể gây cháy nổ. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại;
− Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể xảy ra sự cố chập điện, cháy nổ…gây thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường;
Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhầm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này.
Tai nạn lao động
Đối với bất cứ các công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động cũng là vấn đề đặc biệt quan tâm từ nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công tại công trường. tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nào của dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động trên công trường xây dựng là:
− Tai nạn do bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công;
− Các tai nạn từ các công việc có liên quan đến điện như công tác thi công hệ thống điện, gió gây đứt dây điện…;
− Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn;
− Các loại phương tiện cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất cao có thể rơi vỡ. việc xây dựng các công trình cao tầng nhất thiết phải sử dụng cần cẩu để vận chuyển nguyên vật liệu và nhân công. Một số công trình xây dựng đã xảy ra tình trạng đáng tiếc như gãy cần cẩu, làm rơi vãi
nguyên vật liệu do các thiết bị nâng cần cẩu không đảm bảo kỹ thuật và biện pháp thi công không hợp lý.
− Việc thi công các công trình ở độ cao sẽ làm tăng khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên cáo giàn giáo, do vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt, thép,…) lên các độ cao;
− Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì nguy cơ gây ra tai nạn lao động có thể tăng cao do nền đất trơn trượt, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây khó khăn cho người lao động và các máy móc, thiết bị thi công…
− Các loại nguồn ô nhiễm như tiếng ồn, bụi, các khí ô nhiễm như SO2, CO, NOx… có khả năng làm ảnh hưởng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi và là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn.
Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Khi mật độ giao thông tại khu vực tăng cao do quy hoạch phát triển chung của vùng, các hoạt động ra vào của công nhân xây dựng cũng như các phương tiện vận chuyển sẽ là nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông. Nguyên nhân gây tai nạn có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật do hoặc do công nhân điều khiển không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông và cho công nhân.
Sụt lún các công trình lân cận
Một trong những nguyên nhân gây sụt lún là đào đất trúng mạch nước ngầm. Mực nước ngầm tại khu vực dự án theo khảo sát là đất nông nghiệp nên nguy cơ phun nước từ dưới đáy hố đào là rất cao. Sự cố vỡ mạch nước ngầm sẽ gia tăng nguy cơ sụt lún các công trình xung quanh. Tuy nhiên, sự cố này là khó xảy ra do các phương án thi công đã tính đến trường hợp này và sẽ khắc phục bằng các tường chắn đất bằng tường vây sẽ được sử dụng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến sự có sụt lún các công trình lân cận do các yếu tố sau:
− Chấn động phát sinh khi thi công: các chấn động phát sinh khí hạ cọc, hạ ống vách để khoan cọc nhồi có thể gây lún móng của các công trình lân cận tựa trên một số loại đất rời, kém chặt…;
− Chuyển vị của đất:
+ Khi thi công vào nền đất sâu, đất nền khu vực xung quanh bị bún xuống và chuyển dịch ngang về phía hố đào. Mức độ lún và chuyển vị ngang phụ thuộc vào độ dâu đào, đặc điểm của đất nền, kết cấu chống đỡ và quy trình đào đất. chuyển dịch lớn thường phát sinh khi thi công đào sâu trong đất yếu.
+ Khi bơm hút nước để thi công hố đào, mực nước ngầm bị hạ thấp làm tăng độ lún của đất nền ở khu vực xung quanh. Mức độ lún phụ thuộc vào mức độ hạ mực nước ngầm, đặc điểm của đất nền và thời gian thi công.