Giảm thiểu tác động nước thải 1 Trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯƠNG KDC VÂN MY (Trang 39 - 43)

D. Đối tượng chịu tác động là môi trường nước.

B. Giai đoạn hoạt động

4.1.2. Giảm thiểu tác động nước thải 1 Trong giai đoạn xây dựng

4.1.2.1. Trong giai đoạn xây dựng

-Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

+ Trang bị nhà vệ sinh di động cho công nhân xây dựng.

+ Nước thải trong các nhà vệ sinh di động này không được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà thuê đơn vị có chức năng hút đi xử lý.

+ Xây dựng các rãnh thoát nước mưa tạnh thời tại khu vực dự án. + Khai thông các vũng tồn đọng nước mưa trong công trường nếu có. + Quản lý tốt chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng.

+ Xây dựng các nhà kho chứa nguyên nhiên vật liệu tạm thời, thiết kế các rãnh thu nước thải xung quanh nhà kho với các hố ga để lắng cặn trong nước mưa.

4.1.2.2. Giai đoạn hoạt động

Trong giai đoạn dự án hoạt động tổng lưu lượng nước thải khoảng 34,2 m3/ngày chứa nhiều chất ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường vượt tiêu chuẩn quy định. Vì vậy dự án áp dụng các biện pháp quản lý, xử lý lượng nước thải sinh hoạt này.

+ Toàn bộ nước thải từ nhà vệ sinh của các hộ dân được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn.

+ Tất cả nước thải phát sinh từ hoạt động tắm giặt, sinh hoạt của người dân được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu dân cư để xử lý đạt QCVN 14 cột A trước khi thải ra môi trường.

Mô tả về hệ thống xử lý nước thải tập trung

Với lưu lượng nước thải khoảng 34,2 m3/ngày.đêm. Chủ dự án sẽ đầu từ một trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 40 m3/ngày.đêm.

Quy trình công nghệ hệ thống xử lý

Nước thải

Hố ga có lưới chắn rác

Bể điều hòa

Hóa chất khử trùng

Nước sau xử lý (đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A)

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải từ quá trình tắm rửa, vệ sinh, nước thải sau bể tự hoại… được thu gom dẫn về hệ thống xử lý. Trước khi về bể điều hòa, nước thải qua lưới chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn trong nước thải để không làm tắc nghẽn hệ thống cũng như ảnh hưởng đến các bước xử lý tiếp theo. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải. Nước thải được bơm qua bể lắng 1 để lắng các chất cặn. Sau đó được dẫn qua bể hiếu khí. Nước thải được phân bố đều tại đáy bể. Đi từ dưới lên, nước thải tiếp xúc với các chủng vi sinh vật trong bể hiếu khí. Các vi sinh vật hiếu khí này thực hiện phân hủy sinh học chất hữu cơ trong điều kiện có oxy, chúng chuyển các chất hữu cơ thành sinh khối cho chúng phát triển. Các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ đó nước thải được làm sạch. Nước thải tự chảy từ bể sinh học qua bể lắng đứng, bông bùn dưới tác động trọng lực sẽ lắng các bông cặn xuống đáy. Nước thải sau lắng được châm hóa chất khử trùng tại bể

Bể sinh học

Bể chứa bùn Bể lắng 2

khử trùng. Nhờ vậy, các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải được loại bỏ trước khi thải ra ngồn tiếp nhận. Bùn thu được tại bể lắng được hút đưa về bể chứa bùn, một phần bùn tuần hoàn lại bể sinh học.

Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A.

Bùn thu được từ hệ thống xử lý được lưu giữ theo chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯƠNG KDC VÂN MY (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w