Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán r
Trang 11 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
Bài làm
Con người ta ai cũng muốn thành đạt Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh cokhúc khuỷu và lắm chông gai Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu Đầu kim nhọn sắt Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời Còn sắt là vật liệu làm nên kim Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ Nhưng có đi có lại Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước
lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồilần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ
thông Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làmsao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước
mơ thành hiện thực
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật
bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
………
Trang 22.THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
Bài làm
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ.Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công Vậy mà câu tục ngữ lại khẳng định thất bại là mẹ thành công-một điều hết sức mâu thuẫn.Hẳn ai cũng biết mẹ là người sinh ra, tạo ra.Tổng kết lại, ta hiểu rằng có thất bại thì ta mới có kinh nghiệm, từ đó dẫn tới thành công Vậy đúng là thất bại
đã sinh ra thành công, có bại mới có thắng Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thật ra nó lại là 1 kinh nghiệm sống mang ý nghĩa thực tế: Thất bại dạy cho ta những bài học
để ta vượt lên và tiến tới thành công
Tại sao vậy? Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công Nguyên nhân của thành công có nhiềuyếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:- Có năng lực- Chớp được thời cơ
Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành côngthì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công
- Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã
đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian) Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ) Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy
- Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.Ý NGHĨA của nó như thế nào?
- Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy
và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được.- Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người
ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.Câu nói trên chỉ có tác dụng đốivới người có ý chí và lòng đam mê mà thôi
Từ khái niệm "tài" và "đức", từ yêu cầu của cuộc sống, Bác đã đưa ra kết luận: "Có tài mà không có đức là người vô dụng" Một con người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho cuộc sống Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, em đều thấy lời dạy của Bác hoàn toàn đúng, nó thể hiện cách đánh giá giá trị của con người Có tài, có hiểu biết,
có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân, làm đẹp giàu cho đất
Trang 3nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô vụng mà thôi Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ở đây không đáng được trân trọng nữa Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còngặp khó khăn rất nhiều Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cải cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bị bỏ đi Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn Một người có tài, trong khi đật nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo thu vén
cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước Bác nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng" thậtkhông sai chút nào!
Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất Mất đạo đức, con người khác nào loài vật Song, không có tài năng thì con người làm việc cũng rất khó khăn, chật vật Tài năng giúp cho chúng ta hoàn thành tốt mọi công việc Có đức, muốn phục vụ tốt cho đất nước nhưng tài năng không có thì họ không đạt được những ý muốn của mình Nhiều khi vì không
có tài năng, họ đã làm hỏng việc mà làm hại đến cả sự nghiệp chung Một người cán bộ quản
lí hợp tác xã có tinh thần, ý chí và trách nhiệm cao nhưng tài năng kém sẽ làm cho công việc lúng túng, sai sót và vất vả Trong một nhà máy, người lãnh đạo sống mẫu mực nhưng không
có tài thì nhà máy sẽ làm ăn thua lỗ và dẫn đến bờ vực phá sản Quả thật, ngoài đạo đức, tài năng cũng là một vấn đề rất cần thiết, nó phục vụ chính cuộc sống của chúng ta Vì vậy "tài" luôn luôn đi đôi với "đức", một người có đức chưa đủ à còn có cả tài năng và khi chúng ta rènluyện thì phải rèn luyện cả "đức" lẫn "tài"
Rõ ràng "đức" và "tài" là hai mặt không thể thiếu nhau được trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới Hai nhân vật này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên phẩm chất của con người phát triển toàn diện Từ xưa, các cụ giá thường nói: "Tiên học lễ", điều trước tiên đối với con người phải là vấn đề đạo đức Vấn đề đó là gốc, là yếu tố quyết định,
"tài" là biểu hiện cụ thể cu ả "đức", không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm
Vì vậy "tài" và "đức" phải hài hoà trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới, giúp họ làm đẹp cho quê hương và đất nước Anh Hồ Giáo là một hình ảnh điển hình Anh tận tuỵ say
mê với công việc, đem hết tài năng, sức lực của mình vào công việc lai tạo giống bò cho đất nước Đó là hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Anh đã chọn cho mình cuộc sống cống hiến thầm lặng cho đất nước mặc dù phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét Với lòng say mê nghề nghiệp áp dụng với việc làm, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghiệp ápdụng vào việc làm, góp phần không nhỏ vào công cuộc chiến đấu bảo vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc Đó cũng chính là hình ảnh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống thành thị, dấm vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đem hết tài năng và sức lực để phục vụ nhân dân và đất nước Họ là những hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức Những hình ảnh trên một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn trong lời dạy của Bác Những con người có tài, có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao
Bác hồ là một tấm gương sáng về tài và đức Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thế hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện về cả đức lẫn tài Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hoà giữa tài năng và phẩm chất đạo đức Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất, trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mỗi con người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một người toàn diện
Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của bác về tài và đức vẫn vang vọng cho đến tận bây giờ và ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hoà để tạo nên nhân cách con
Trang 4người mới Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đứclẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sống.
Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất
cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước
và giữ nước Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên
Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước'' Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng Đó là ''Chủ nghĩadân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản” Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Đó là truyền thống
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng” Vì thế, năm
1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi Người cho rằng: “Trong bầu trời không có
gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân” Và “Đại đoàn kết là một lực luợng tất thắng Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất” Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các
tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên
bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên ) Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”
Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc
Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và
xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc độngviên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân
Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo Người kêu gọi phải đoàn kết,
Trang 5không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời” Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn Người luôn nhắc nhở: “ đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết” Thậm chí, trước lúc đi xa, trong
di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục
vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đãđoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”
Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến lược của cách mạng Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”
Vì thế, có thể khẳng định rằng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của Hồ Chí Minh Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần,trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam Đoàn kết là một lực lượng vô địch
hôm nay tôi xin lấy tiêu đề là: “Khiêm tốn là cách tốt nhất để tiến bộ” Có lẽ nhiều bạn
cũng nghĩ điều này là đương nhiên, tuy vậy khi phân tích một cách biện chứng và sâu sắc thì
ở đây tôi không chỉ nói đến tiến bộ cá nhân, mà còn là nói đến tiến bộ của tập thể, rộng hơn ra
là tiến bộ của địa phương, của đoàn thể, cơ quan, thậm chí là của quốc gia Vì sao lại như vậy?
Thế nào là khiêm tốn?
Cần phải phân biệt giữa khiêm tốn thực chất hay khiêm tốn hình thức Hãy nhớ đến 5 điều bác
Hồ dạy thì điều thứ 5 là gì: Khiêm Tốn – Thật Thà – Dũng Cảm, trong triết học chúng ta có tam diện nhất thể Tức ba mặt nhưng chung một bản thể Ở đây câu nói của cụ Hồ, theo thiển
ý của tôi, thực sự sâu sắc vì Khiêm Tốn là phải đi liền với Thật Thà, với Dũng Cảm Một,
nếu Khiêm Tốn mà không có Thật Thà thì đó là Khiêm Tốn hình thức, là thế hiện Khiêm Tốn.Hai là Khiêm Tốn phải đi với Dũng Cảm Bạn dám nhận rằng bạn không biết, bạn không hiểucái đó đó mới là Khiêm Tốn Bạn không dám nhận thì là bạn chưa thực sự khiêm tốn rồi Điềunày chúng ta phải phân biệt rõ Vậy nên Khiêm Tốn thực sự nói thì rất dễ mà làm thì rất khó:
- Muốn Khiêm Tốn được thì trước hết bạn phải biết mình là ai, mình ở đâu và mình đến đâu Nếu bạn không biết mình là ai, mình thực sự ở đâu thì bạn sẽ không khiêm tốn được Hãy
Trang 6nhìn nước Nhật qua hai lần cải cách kinh tế, dưới thời Minh Trị và sau thế chiến thứ 2, họ đềuthành công Họ biết họ là ai, họ đang ở đâu, họ có những gì và họ cần phải làm gì.
- Muốn Khiêm Tốn thì phải Thật Thà, bạn không Thật Thà thì làm sao mà bạn Khiêm Tốn được Không Thật Thà thì sự Khiêm Tốn chỉ là hình thức Bạn cứ thử nghĩ mà xem, điều đó
có đúng không Khiêm Tốn thật tức là chúng ta thật thà mà nói là ta kém thật Bạn còn nói dốitức là còn che dấu cái kém của mình Nếu đã che dấu thì làm sao Khiêm Tốn được vì chẳng qua bạn không muốn mất thể diện trước mặt người khác Có những người nghĩ rằng: Khiêm Tốn là người khác khen ta giỏi thì ta nói rằng ta không giỏi; hoặc ta tự cho mình kém Đó cũng không phải là đúng Thật thà là khi bạn có gì nói đó, không thêm cũng không bớt Còn nếu bạn nói thiếu và nghĩ rằng đó là Khiêm Tốn thì thực ra không phải Khiêm Tốn mà là bạn đang cầu cái danh “người Khiêm Tốn” mà thôi Cái danh này rất vi tế, không phải ai cũng biếtđược Bậc vĩ nhân Khiêm Tốn cũng khác người bình thường, khi họ nhận họ kém về khoản nào đó thì cũng tức là họ kém thật, họ không nói thêm, cũng chẳng nói bớt, cứ thật thà mà nhận thôi Đối người tiếp vật đều là Thật thà cả
- Khiêm Tốn mà không Dũng Cảm thì Khiêm Tốn chỉ là một nửa Bạn không Dũng Cảm nhậnmình không biết trước mặt mọi người thì làm sao người ta biết mà chỉ cho bạn để bạn tiến bộ Bạn không Dũng Cảm nhận tức bạn vẫn còn thích cái danh, bạn vẫn còn thích được khen và bạn sợ lời chê bai nhắc nhở Thế thì làm sao có thể là Khiêm Tốn được
Tại sao Khiêm Tốn giúp tiến bộ?
- Khi bạn Khiêm Tốn thì tự khắc sẽ biết bạn đang kém ở đâu Từ đó, bản thân tự trau dồi ở những mặt yếu kém Như vậy là bạn sẽ tiến bộ
- Khi bạn Khiêm Tốn người thầy sẽ chân thành mà dạy hết cho bạn Ngược lại, không thật thàthì tức là bạn có tà tâm Vậy thì làm sao người thầy không thể yên tâm mà truyền đạt hết cho bạn được
- Càng kiêu căng, ngã mạn thì người giỏi càng xa lánh bạn Trong khi đó, những kẻ bợ đỡ, xu nịnh sẽ đến gần bạn, không thì cũng là người kém hơn bạn Bạn thử nghĩ xem, nếu xung quanh mình toàn những người kém hơn mình thì bạn liệu có học được không, có tiến bộ được không Một ví dụ khá điển hình của việc kiêu căng là mặc dù đến thế kỷ 18-19, văn minh - khoa học Á Đông đã thua xa châu Âu Tuy nhiên, người Á Đông vẫn cho chúng ta là mạnh nhất, chúng ta không cần ai dạy nên chúng ta bế quan tỏa cảng Chính tư tưởng này khiến cho các nước Á Đông ngày càng tụt lùi, cuối cùng làm thuộc địa cho châu Âu bao nhiêu năm ngoại trừ Nhật Bản Qua đó phải thấy kiêu căng ngã mạn là mầm mống của tai họa Một người kiêu căng thì người đó tụt hậu, một nước kiêu căng thì nước đó diệt vong Khiêm tốn trong từng lời nói, cử chỉ của người Nhật chính là điều mà chúng ta cần học tập Họ cúi đầu chào chúng ta và chúng ta ngẩn đầu nhìn họ
Hiện tại, tôi thấy ngay trên mạng, nhiều bạn rất thích nói chuyện chính trị, rất thích tỏ ra hiểu biết chính trị Họ nói rất nhiều, bàn rất nhiều và cho ý kiến của mình là đúng Cái tư tưởng đó
là mầm mống của tụt hậu của diệt vong, nhưng họ vẫn bám lấy, nó ăn vào nhiều thế hệ trong người Việt Nam ta Cứ thử nghĩ mà xem có đúng không
Thứ nhất đó là hiện tượng vĩ cuồng: một số người không muốn thông qua con đường học
tập nghiên cứu để trở thành bác học Ngược lại, họ muốn thành bác học bằng việc phê phán các nhà bác học Có một vị từng khá nổi danh, từng là viện trưởng viện Marx-Lenin, nhưng
đã công khai phê phán Marx [Hoàng Minh Chính] Đến khi bị chỉ ra ông không hiểu gì về
Marx thì ông tức giận và nói rằng: “Marx chỉ là một thằng Do Thái” Ông ta chỉ là một trong
vô số những người thích chế Marx mà không hiểu gì về Marx Họ gán cho Marx những cái không phải do Marx nghĩ ra Nếu bạn xem ngay cả có những người, từng tự nhận làm cố vấn cho Thủ Tướng, viết bài lên New York Times về bàn chân giận dữ cũng từng nói: “Marx rất
vĩ đại nhưng thế giới không có ông ta thì tốt hơn” Các “luận điểm của Marx” mà vị “giáo sư” này đưa ra khiến tôi nghĩ, Marx sống dậy chắc cũng phải nói: “Tôi có viết những này đâu!” Giới trí thức già đã thế, giới trẻ cũng nhiều cái đáng nói Có người muốn làm công tác
giáo dục cho cả xã hội, nhưng anh ta nghĩ cái anh ta biết là chân lý, anh ta phủ nhận tất cả những gì anh ta cho là sai, dù anh ta chẳng biết gì về nó Phê phán đạo Phật dù không biết gì
về Phật giáo, ai nói trái ý thì anh ta bảo là mê tín, cuồng tín Sự không khiêm tốn khiến cho cái nhìn của anh ta nằm gọn ở trong cái mép của bờ giếng và nghĩ bầu trờ chỉ là như thế Những ví dụ trên đều là thật, tôi không nhắc tên nhưng đưa ra để các bạn thấy nhìn vào họ
Trang 7không phải là chê họ, mà là nhắc nhở mình Giống như Đường Thái Tông năm xưa từng nói: trông vào lịch sử, thấy người xưa sai cái gì để biết mà sửa mình.
Thứ hai là sự giấu dốt Có người từng làm cải cách kinh tế Giá – Lương – Tiền Vì làm sai
nên kinh tế đình đốn, chính ra phải nhìn vào đó mà biết mà sửa đổi Nhưng vị này lại không
tự mình nhận sai, mà quay ra nói Marx dạy thế Cái khổ là Marx không có dạy thế Cãi nhauvới người chết bao giờ cũng dễ nhất vì họ không thể tranh luận ngược lại với mình Và giờông ta thành người đi bêu xấu học thuyết Marx Ông ta đang làm tấm gương xấu cho ngườihọc về hai điều: Một là về sự không Dũng Cảm, không dám nhận sai, giấu dốt Hai là về tạo
ấn tượng sai về Marx và học thuyết của ông khiến con đường tiếp cận với cách hiểu đúng bịhẹp dần Thầy không khiêm tốn thì trò hỏng, trò hỏng thì đất nước tụt lùi Vậy nên những aiđịnh làm thầy thì hãy suy nghĩ thật kỹ, hãy kiểm điểm để còn làm gương cho các thế hệ họctrò Thêm một hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay là trong tranh luận, đặc biệt các vấn
đề chính trị, nhiều bạn không tranh luận hay thảo luận để tìm ra cái đúng, cái chính xác màchỉ biết gân cổ lên cãi, cãi cùn cũng được miễn là thắng Khi người khác không nói nữa họnghĩ họ đã thắng Họ không hiểu rằng dành thời gian cho những người như họ là một sự phí
phạm
Thứ ba, sự không Khiêm Tốn dẫn đến việc nói thì nhiều mà làm thì ít Một số người cho
mình cái quyền chê bai, quyền nói mà kể cả nói không đúng Họ bất mãn với đất nước và rồichửi lãnh đạo Tôi tự hỏi họ đã đóng góp được gì nhiều cho đất nước chưa, hay họ chỉ thíchnói, chỉ cần nói là được Nếu tự nhận thấy mình còn kém, còn chưa làm được gì thì hãy imlặng mà làm Nếu nói mà thay đổi được đất nước thì chắc Việt Nam thành cường quốc số 1thế giới Thực tại, hiện nay chúng ta đang là cường quốc chém gió số 1 thế giới mà thôi Đấtnước tiến lên là do con người có làm hay không chứ không phải có nói hay không Nói nhiềukhông đẻ ra hạt gạo để ăn Hơn thế, nó chỉ làm tốn thêm gạo Tôi đặt câu hỏi, tại sao có những
vị muốn thay Hiến Pháp, muốn đòi tự do ngôn luận? Trước tiên là cho họ cái quyền được tự
do nói, nói lung tung, nói sai quấy, noi dối mà không chịu sự quản thúc Lời nói cần cẩntrọng Tự do ngôn luận có nguy cơ mở màn cho một xã hội giả dối Vậy nên nếu tự mìnhkhông ý thức được trong lời nói thì cần phải có kỷ cương xã hội để chế định Nếu không thì sẽ
có những việc như có con bé cần tiền mà tuyên truyền bán nước lại được nhóm nhóm các vịnhân sĩ trí thức tôn lên giống như nhà cách mạng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hayanh hung tuổi thiếu niên Trần Quốc Toản Tự do ngôn luận mà đổi trắng thay đen, nói dối như
Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trongmối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trongvài trường hợp đặc biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người
có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh
Trang 8Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúpchúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thànhnhân cách.
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Và :
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đốivới việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt
vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đìnhcũng vậy, cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận, thì gia đình sẽ có nhữngngười con ngoan
Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bèđúng đắn,thân ái đoàn kết, thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trongquan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tậpđược những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu cha mẹkhông quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng
dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra nhữnghành vi phạm pháp
Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp.Trong xã hội cũcũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp
và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển Có lúc, có nơi, cái chưa lànhmạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh Đó là lúc môi trường xã hội khôngthuận lợi cho việc hình thành nhân cách
Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có phẩm chất caođẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính trong môi trường khôngthuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh.Đó là những conngười biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được những việc có ích cho đất nước vàcho chính bản thân mình
Ngày nay, trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốtđẹp Do đó,bất cứ lúc nào, vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen,gần đèn mà vẫntối tăm
Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng khônglành mạnh, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích,cócách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách củabản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác độngtiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cựcthì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước nhữngtác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” vàchúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng
………
Trang 97.Lí tưởng là ngon đèn soi sáng
Bài làm
Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới Để tồn tại và có một cuộcsống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lítưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói:
“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,
mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu mỗi ngườikhông có lí tưởng xác định?Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đíchkhông rõ ràng và chỉ cho bản thân mình?
Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đíchcủa cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng đểthắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh
“Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cáchquyết tâm và không thay đổi "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ làcuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại Cuộcsống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng Qua đó, ta thấy câu nói của LépTôn-xtôi mang một nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng chomình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất “Lí tưởng” rất quantrọng với chúng ta Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định nhữngviệc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơichốn Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta
dễ buông xuôi và không chịu cố gắng Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảmthấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn Chẳng hạn ta muốn trở thànhbác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đườnghọc vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biếtbao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng” Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồnchán với chính cuộc đời của mình Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính
là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành,thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sựnghiệp chung Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận
sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời Đôi khi lí tưởng của mộtngười chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện đượcthì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừngnhư rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh
Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửacuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-
1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra conđường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bềnvững” Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến Nhưng ngày nay khiđất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên
đã khác đi rất nhiều Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộcvào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụcho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ
và cá nhân Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lí tưởng chung là: không ngừng phấn đấu
vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Màmuốn có được những lí tưởng có nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi ngườinhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mìnhmục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khảnăng của mình có thực hiện được hay không Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên củanhững người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chínhmình Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng caođẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người
Trang 10Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khiông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng vớiphương hướng kiên định và cuộc sống Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần
có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành
lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệpchung của dân tộc Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lítưởng cuộc đời
Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đangtồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạtđược trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tàinăng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đichăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau
Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thấtbại, không dám theo đuổi ước mơ Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở nhữngviệc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiếncủa mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của mộtnhà khoa học hay một nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rấtnhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại
và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móngvững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định
rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trongcuộc đời, sự nghiệp Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắncủa chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân
Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năngquyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết Những sự lửachọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn banngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyếtđoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này
Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta
đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi Kế đến,người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sứcvới họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồnđộng lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dùthành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, pháthiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng takhông biết
Trang 11Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta
có thể biết kĩ năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tựtin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt
để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc
Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng
ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi vềngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thànhcông trong việc học ngoại ngữ Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không
tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta
Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người Thếnhưng không phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sátthấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻkhác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết Điển hình là một số bạn trẻ,
dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để màkiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô íchnhư một người thừa của xã hội
Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong côngviệc, để học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, khôngtin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm được Trong việc chọn ngành nghề củahọc sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinh đều thi vào những trường như Kinh
tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà khôngnghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tựtin vào năng lực thực của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác
Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bảnthân mình, xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác Ắt hẳn khi còn bé,chúng ta đã đều được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua
ê chề trong cuộc đua với Rùa Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại.Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có
sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả sựgiúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau
Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện Là một họcsinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thậtvững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân Từ đó, em có thể thựchiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến củamình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽtham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xungphong nhận lãnh những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó Đến kì thi Đạihọc, sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theođuổi ước mơ của chính em
Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tincho con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng,khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên,
an ủi chúng khi cần thiết Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành chogiới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi màkhông cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng em, chú trọnghơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học sinh
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rènluyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tạimột niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời
Trang 12có ảnh hưởng đến học tập và công tác.
Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tựtin trong công việc tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn khiêm tốn là nhúng nhường, khôngkhoe khoang khiêm tốn là một đức tính tốt , giúp người ta được lòng mọi người , được mọingười ủng hộ nên rất dẽ thành công trong công việc Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tintưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình Họ nhút nhắt thường tránh xanhững chỗ đông người Không dám mạnh dạng đảm nhận trách nhiệm được giao Vì thế họthường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc Vì sợ thất bại nên họ thườngkhông có sự mạnh dạng trong công việc nên không bao giờ họ thành công vì tính nhút nháttránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khithất bại Những kẻ ti thường nhút nhát không dám đảm nhận công việc , làm ảnh hưởng đếntập thể chung và bản thân
Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào tự phụ là thái độ đề cao quá mứcbản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác tự phụ hoàn toàn khác với tự hào
Tự hào là niêm kiêu hảnh, hảnh diện về bản thân vì đã thành công, niêm vui sướng hạnh phúckhi giúp ích cho bản thân ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị
xa lánh , chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập Người tự phụ luôn tựcho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khácphục thường hay bảo thủ Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường , lên mặtvới người khác, tự cho mình là giởi giang Những tính xáu này thường có ảnh hưỡng rất lớnđến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủkhông nghe ý kiến người khác dể khắc phục bản thân Chia rẻ mất đoàn kết gây ảnh hưởngxấu đến học tập và công việc
Tóm lại chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân Tự tin nhưng không tự ti
tự hào nhưng không tự phụ có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mớiphát huy tốt sở trường của mình
Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đangtồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạtđược trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tàinăng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đichăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau Tự tin trái ngược với sự hèn
Trang 13nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ.
Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyếttrình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đếnnhững việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà văn cho rađời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộcsống mà chúng ta không thể kể hết
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại
và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móngvững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định
rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trongcuộc đời, sự nghiệp Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắncủa chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống haycông việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phảinhững vấn đề cần sự giải quyết Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong mộtbài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tươnglai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng tađạt được sau này Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trongkhi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theođuổi Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó
có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin nhưmột nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộcsống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thứcmới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâunaychúng ta không biết Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thìlàm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quantrọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khókhăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trongcông việc Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lầnđứng ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp nhữnglỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt đượcthành công trong việc học ngoại ngữ Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng takhông tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người Thếnhưng không phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sátthấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻkhác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết Điển hình là một số bạn trẻ,
dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để màkiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô íchnhư một người thừa của xã hội Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhậnnhững thử thách trong công việc, để học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốnnắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm được.Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinhđều thi vào những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật
“hot” có thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trùcủa những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực thực của mình mà chỉ muốn a dua theo
kẻ khác Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bảnthân mình, xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác Ắt hẳn khi còn bé,chúng ta đã đều được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua
ê chề trong cuộc đua với Rùa Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại.Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có
sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả sựgiúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau
Trang 14Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện Là mộthọc sinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thứcthật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân Từ đó, em có thểthực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiếncủa mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em
sẽ tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xungphong nhận lãnh những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó Đến kì thi Đạihọc, sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theođuổi ước mơ của chính em Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rènluyện đức tính tự tin cho con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làmviệc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biếtlắng nghe, động viên, an ủi chúng khi cần thiết Về phía nhà trường và xã hội, cần có nhữngbuổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sàichung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sốngcủa chúng em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương laicho học sinh
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rènluyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tạimột niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời
"Học vẹt" là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thứcnhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó Biểu hiện của nó là lý thuyếtthì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì "bó tay" "Học tủ" hơi khác so với
"học vẹt" "Học tủ" là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằngkiến thức đó sẽ có trong kỳ thi
Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùngmột nguyên nhân Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp "học vẹt", "họctủ" là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn Họ học chỉ là để đối phó, kiếmcái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ
dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi Một nguyên nhân nữa đó là họ lườihọc, lười suy nghĩ Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thứcmột cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, tròchơi không lành mạnh cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ
"Học vẹt", "học tủ" mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc
"Học trước quên sau", kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầmthường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự Không những thế, "học tủ"còn gây thêm hạinữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được Mọi công sức, nỗ lực dạy
dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị "lệch tủ"thì "xôi hỏng bỏng không"
Trang 15Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyềnnhiễm nghiêm trọng Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có "sức
đề kháng" cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họhọc theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ
Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn "trứng nước" thì "học vẹt", "học tủ" sẽ mang lạihậu quả rất nghiêm trọng Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọngcủa học vấn Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình,chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được
sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp họcđúng đắn Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ chohọc sinh ngày nay khi còn nhỏ Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn
để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trícho việc học tập
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việclàm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh "học vẹt", "học tủ"nữa Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bướcvào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh
………
12 LÒNG YÊU NƯỚC
Bài làm
Văn hào Nga Ylia Erenbua đã từng viết trong một bài luận văn nổi tiếng Lòng yêu nước:
“Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu
Tổ quốc”.
Đó là người Nga yêu nước Nga, nhưng nguồn cội của tình yêu nước thì vẫn vậy, dù cái
cụ thể cho tình yêu này trao gửi có khác với VN ta Nếu là người VN, thì “Lòng yêu nước banđầu ” có thể sẽ là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chânruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏlúa
Cứ nghĩ xem, 4.000 năm qua từ thuở vua Hùng dựng nước, ông cha ta đã để lại nhữngbiểu tượng gì cho cháu con gửi vào đó lòng yêu nước sâu thẳm nhất? Vua Hùng đã đi càyruộng, và người dân ở thời đại Hùng Vương đã biết trồng lúa nước Lang Liêu đã dâng lênvua cha bánh chưng và bánh dầy, biểu tượng cho trời đất, nhưng cũng là biểu tượng cho làngquê trồng lúa nước Và cao hơn, là biểu tượng cho lòng tôn kính, yêu thương và biết ơn với tổtiên, với các đấng sinh thành ra mình Yêu cha mẹ, yêu ông bà, yêu tổ tiên cũng là bắt đầu chotình yêu Tổ quốc Cây lúa, chân ruộng chính là cái mà mười tám đời vua Hùng để lại chomuôn đời con cháu Nước ta có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng không thể, khôngbao giờ được để mất những biểu tượng, những hình ảnh của làng quê đã hình thành từ thờicác vua Hùng
Các dân tộc VN đa tôn giáo, nhưng người Việt có một tập tục thành kính và tuyệt đẹp,
đó là tục thờ cúng ông bà Mỗi khi chúng ta thắp nén hương trước bàn thờ các vua Hùng,trước bàn thờ tổ tiên ông bà, tự nhiên có cảm giác trong huyết quản ta đang lưu chuyển dòngmáu Việt tự nghìn năm, và ta lại có một phút thanh thản để tự soi xét mình và để nhận nhữnglời di huấn thiêng liêng từ tổ tiên ông bà: phải sống làm sao cho có nghĩa có nhân, cho ra mộtcon người thuộc dòng giống Lạc Việt Niềm tự hào chỉ đưa ta đi lạc hướng một khi ta khôngbiết mình tự hào về cái gì Còn khi đã xác định, thì niềm tự hào là con cháu vua Hùng, là
Trang 16người Việt mãi mãi là niềm tự hào chính đáng Không phải để hơn thua với ai, mà để tự tinvào những gì tốt đẹp mà mình đã được nhận, được trao truyền trong suốt cuộc đời này Từ cácvua Hùng, từ lũy tre xanh, từ chân ruộng tỏa mùi bùn non:
“Cứ gì mùi thơm mới khiến nhớ lâu
khi bùn non nối đời anh với đất
khi bàn chân dẫm gai cào đá sắc
là để cho bùn ruộng nhuyễn hơn thôi
cho đồng ta lúa chạy ngút chân trời
và gần lại dáng mẹ hiền xuống mạ”
và đầy ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học Vậy học là gì ?
Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do ngườikhác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyềnlại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình Thực tế ngày nay cho thấy các cách học củacác bạn chưa mang lại hiệu quả cao Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảngcủa thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trìnhthụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâucác bài giảng của thầy cô Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mườilăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan Màkhi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộcvào việc học thêm Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sáchtham khảo, văn mẫu, hướng dẫn dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm cácbài tập
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt":học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc họcxong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học
lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọingười đâm nãn chí Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không baogiờ cao
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rấtquan trọng Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp tathành công trong học tập Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽthành công và nâng cao được tri thức của chính mình Tự học giúp con người có được ý thứctốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm đượcbản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như