Văn bản Sang thu Cho hai câu thơ sau: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 1: Nét đặc sắc trong cách diễn đạt của tác giả ở 2 câu thơ trên là gì?. Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng
Trang 1NHÓM NGỮ VĂN THCS QUẢNG NINH
CÂU HỎI Ở CẤP ĐỘ THÔNG HIỂU
1 Văn bản Sang thu
Cho hai câu thơ sau:
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
Câu 1: Nét đặc sắc trong cách diễn đạt của tác giả ở 2 câu thơ trên là gì? Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được tác giả sử dung ở 2 câu
thơ trên?
2 Văn bản Ánh trăng:
Cho khổ thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Câu 1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ “ Ngửa mặt lên nhìn
mặt - có cái gì rưng rưng”?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ
trên?
Câu 3: Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua từ
rưng rưng?
ĐÁP ÁN
1 Văn bản Sang thu
Câu 1 (2,0 điểm): Nét đặc sắc trong cách diễn đạt của tác giả ở 2 câu thơ
trên:
- hình ảnh liên tưởng độc đáo mới lạ : đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu-> tạo liên tưởng trên bầu trời như có ranh giới giữa hai mùa hạ - thu
- biện pháp nhân hóa qua việc sử dụng từ “ vắt”: diễn tả được sự uyển chuyển, mềm mại, trải dài của đám mây đồng thời như thổi hồn vào cảnh vật làm đám mây như có hồn trở nên tinh nghịch…
Trang 2Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ:
- Biện pháp nhân hóa qua việc sử dụng từ “ vắt”: diễn tả được sự uyển chuyển, mềm mại, trải dài của đám mây đồng thời như thổi hồn vào cảnh vật làm đám mây như có hồn trở nên tinh nghịch…
2 Văn bản Ánh trăng
Câu 1( 1,0 điểm): Ý nghĩa của 2 câu thơ: Niềm xúc động của nhà thơ khi
bất ngờ gặp lại hình ảnh vầng trăng tình nghĩa một thời
Câu 2( 2,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng
trong khổ thơ:
- biện pháp tu từ nhân hóa: trăng được nhân hóa cùng đối diện đàm tâm với con người, là người bạn thức tỉnh con người khiến con người xúc động nghẹn ngào khi bất ngờ gặp lại quá khứ nghĩa tình
- biện pháp điệp ngữ, hình ảnh so sánh liên tưởng: khơi gợi, làm sống dậy trong người lính bao hình ảnh của quá khứ tuổi thơ và thời chiến sĩ, bao hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu
Câu 3( 1,0 điểm): Cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từ rưng rưng: đó là sự
xúc động nghẹn ngào từ tận đáy lòng đến không nói được nên lời…