Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 56)

5.2.1 Số lượng doanh nghiệp trong ngành

Bảng CHƢƠNG 5-12: Thay đổi số lƣợng doanh nghiệp trong các ngành trong giai đoạn 2000-2009 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TP đồ uống 200 223 288 317 362 347 477 557 737 1.006 Dệt may 323 395 530 625 795 795 999 1.195 1.444 2.177 Hóa chất 322 396 511 580 636 692 819 1.001 962 1.746 VLXD 58 71 79 86 96 96 122 138 150 220 Điện tử 40 50 61 70 77 78 84 101 134 242 Cơ khí 318 384 517 611 715 755 920 1.171 1.306 2.475 Tổng 6 ngành 1.261 1.519 1.986 2.289 2.681 2.763 3.421 4.163 4.733 7.866

Nhƣ hình trên cho thấy, trong ngành thực phẩm đồ uống, số lƣợng doanh nghiệp có xu hƣớng tăng dần qua các năm, ngoại trừ năm 2005 lƣợng doanh nghiệp có giảm nhẹ thì các năm khác số doanh nghiệp đều tăng trên 10%, đặc biệt năm 2006 số doanh nghiệp thực phẩm đồ uống tăng đến 37,5% so với năm 2005, hai năm 2008, 2009 ngành này cũng chứng kiến tốc độ tăng khá cao về số lƣợng doanh nghiệp. Số lƣợng doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống có xu hƣớng tăng trƣởng khá giống nhƣ tổng số doanh nghiệp trong 6 ngành đƣợc nghiên cứu, dù tốc độ tăng trƣởng có phần thấp hơn (chỉ trừ năm 2006), đặc biệt là năm 2009 (tốc độ tăng trƣởng số doanh nghiệp của ngành thực phẩm đồ uống là 36,5%, còn tốc độ tăng trƣởng số doanh nghiệp của tổng 6 ngành là 66,2%).

Trong ngành dệt may, số lƣợng doanh nghiệp có xu hƣớng tăng dần qua các năm, ngoại trừ năm 2005 lƣợng doanh nghiệp có giảm nhẹ thì các năm khác số doanh nghiệp đều xấp xỉ 20%, đặc biệt năm 2009 số doanh nghiệp dệt may tăng đến 50,8% so với năm 2008.

Trong ngành hóa chất, từ năm 2000 đến năm 2009, số lƣợng doanh nghiệp tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng lên. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, lực lƣợng doanh nghiệp ở hầu hết các ngành đều tăng mạnh về quy mô, trong đó có ngành hóa chất. Nếu nhƣ trong năm 2000, trong ngành có khoảng hơn 300 công ty hoạt động thì đến năm 2007 và 2008, con số này đã tăng lên gần 1.000 công ty, đặc biệt đến năm 2009 tổng số công ty trong ngành đạt khoảng 1.700. Tuy số lƣợng công ty trong ngành hóa chất tăng lên hàng năm, nhƣng tỉ lệ số doanh nghiệp trong ngành trên tổng số doanh nghiệp trong 6 ngành

44

chế biến lƣơng thực thực phẩm, dệt may, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và cơ khí lại có xu hƣớng giảm do tốc độ tăng số lƣợng công ty bình quân trong 6 ngành cao hơn ngành hóa chất (24% so với 22%). Cụ thể từ năm 2000 đến năm 2002, số công ty hoạt động trong ngành hóa chất chiếm khoảng 26% trong toàn bộ 6 ngành kinh tế. Từ năm 2003 đến năm 2007, tỉ lệ này giảm xuống còn 24%-25%. Đến năm 2008 và 2009, số doanh nghiệp trong ngành hóa chất chỉ còn chiếm lần lƣợt là 20% và 22%.Sở dĩ tỉ lệ doanh nghiệp ngành hóa chất so với toàn bộ 6 ngành giảm là do các doanh nghiệp ngành cơ khí và dệt may tăng rất nhiều trong 10 năm qua. Cụ thể nhƣ ngành cơ khí, số doanh nghiệp hoạt động trong ngành này chiếm khoảng 21% từ năm 2000-2002, 24% từ năm 2003-2007 và 27% trong năm 2009. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may chiếm khoảng 26% từ năm 2000-2002, 29% từ năm 2003-2007 và 28% trong năm 2009.

Trong ngành vật liệu xây dựng, từ năm 2000 đến năm 2009, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên đáng kể. Nếu nhƣ trong năm 2000, trong ngành có chỉ có hơn 50 công ty hoạt động thì đến năm 2007 và 2008, con số này đã tăng lên lần lƣợt là 138 và 150 công ty, đặc biệt đến năm 2009 tổng số công ty trong ngành đạt khoảng 220 công ty. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, lực lƣợng doanh nghiệp ở hầu hết các ngành đều tăng mạnh về quy mô, trong đó có ngành vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn 2000-2004, số lƣợng công ty trong ngành vật liệu xây dựng luôn chiếm trung bình 4% trong tổng số lƣợng doanh nghiệp trong 6 ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm, dệt may, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2005-2009, số doanh nghiệp hoạt động trong ngành vật liệu xây dựng chỉ còn chiếm khoảng 3% trong tổng số công ty hoạt động ở 6 ngành kinh tế đang xem xét. Điều này cho thấy tỉ trọng các doanh nghiệp xây dựng trong tổng thể 6 ngành có xu hƣớng giảm dần trong 10 năm qua. Lý do là vì số doanh nghiệp trong các ngành cơ khí và dệt may tăng nhiều. Ngành điện từ có số lƣợng doanh nghiệp tăng gấp 5 lần trong giai đoạn 2000-2009. Theo đó giai đoạn 2000-2003 và 2007-2009 là giai đoạn tăng trƣởng về mặt số lƣợng, đặc biệt là năm 2009 số liệu ghi nhận có sự đóng góp về tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp bằng một nửa so với toàn giai đoạn 2000-2009. Còn giai đoạn 2004-2006 là giai đoạn ổn định về tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên xét về con số tuyệt đối ta thấy số lƣợng doanh nghiệp của phân ngành chiếm rất thấp so với toàn bộ 6 phân ngành đang xem xét. Điểm đáng lƣu ý là số lƣợng doanh nghiệp trong ngành đủ điều kiện phân tích đã tăng gấp 6 lần trong kỳ nghiên cứu, cùng tốc độ tăng với số lƣợng doanh nghiệp trong toàn bộ 6 ngành.

45

Ngành cơ khí có số lƣợng doanh nghiệp trong ngành đã tăng đều đặn qua các năm, trong đó năm 2009 cũng đánh dấu mức tăng đột biến của số lƣợng trong ngành, làm cho số lƣợng doanh nghiệp tăng lên gấp 8 lần so với năm 2000.

5.2.2 Mức độ tập trung trong ngành

Bảng CHƢƠNG 5-13: Mức độ tập trung của các ngành - HHI (Herfindahl–Hirschman Index) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TP đồ uống 0,04 0,06 0,06 0,05 0,04 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 Dệt may 0,03 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 Hóa chất 0,04 0,04 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 VLXD 0,16 0,16 0,14 0,13 0,12 0,13 0,11 0,13 0,16 0,13 Điện tử 0,12 0,12 0,11 0,14 0,13 0,14 0,14 0,18 0,16 0,17 Cơ khí 0,03 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,09 Tổng 6 ngành 0,07 0,07 0,07 0,06 0,06 0,07 0,06 0,07 0,07 0,08

Chỉ số HHI trung bình 6 ngành đang xem xét dao động từ 0,06 đến 0,08. Từ năm 2007 đến năm 2009, chỉ số HHI có xu hƣớng tăng. Ngành vật liệu xây dựng và điện tử luôn có chỉ số HHI cao hơn trung bình của 6 ngành. Ngành thực phẩm đồ uống, dệt may và hóa chất có chỉ số HHI thấp hơn trung bình của 6 ngành cho thấy mức độ cạnh tranh của các ngành này là cao hơn trung bình 6 ngành. Ngành cơ khí từ năm 2000 đến năm 2008 luôn có chỉ số HHI thấp, nhƣng đến năm 2009, chỉ số này lại tăng mạnh, gần bằng với mức trung bình của 6 ngành. Lý do chính là ở năm 2009 khi số lƣợng doanh nghiệp trong ngành tăng gần gấp đôi trƣớc đó thì chỉ số này lại giảm mạnh thể hiện mức độ cạnh tranh của ngành giảm. Khi xem xét sâu hơn về tình hình biến động của số lƣợng doanh nghiệp đƣợc đƣa vào mẫu tính toán thì ta thấy có sự nhiễu động rất lớn về số doanh nghiệp đƣa vào và ra khỏi mẫu tại năm 2009.

46

5.2.3 Quy mô vốn

Bảng CHƢƠNG 5-14: Qui mô vốn của các ngành giai đoạn 2000-2009 (tỷ VND)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TP đồ uống 3.922 4.429 4.685 4.971 5.359 5.268 5.326 7.552 8.982 10.333 Dệt may 3.913 4.681 5.496 6.417 7.069 7.220 7.067 7.245 6.606 6.572 Hóa chất 3.673 4.431 4.855 5.689 6.056 6.392 6.610 7.370 7.455 8.808 VLXD 5.848 6.131 6.304 6.269 6.267 6.145 5.384 5.381 4.967 5.174 Điện tử 667 661 729 880 937 858 788 943 867 1.100 Cơ khí 4.276 5.447 5.692 6.192 6.970 6.967 6.305 6.852 8.769 8.599 Tổng 22.299 25.781 27.761 30.418 32.658 32.850 31.480 35.344 37.645 40.586

Xét về quy mô vốn của ngành thực phẩm- đồ uống, hầu nhƣ có sự tăng trƣởng về quy mô vốn qua các năm, ngoại trừ năm 2005 có giảm nhẹ. Trong khoảng 2000-2004, tốc độ tăng trƣởng trung bình là 8,15% còn trong khoảng 2005-2009 tốc độ trung bình là 15,03%, vì năm 2007 tốc độ tăng trƣởng quy mô vốn là đặc biệt lớn (>40%). So với tốc độ tăng trƣởng quy mô vốn của tổng 6 ngành, ngành thực phẩm-đồ uống có tốc độ tăng chậm hơn trong khoảng 2000- 2005, còn từ năm 2006 trở đi, ngành này có quy mô vốn tăng nhanh hơn hẳn quy mô vốn tổng 6 ngành.

Ngoại trừ năm 2009, quy mô vốn của ngành dệt may luôn cao hơn quy mô vốn trung bình của 6 ngành trong nghiên cứu. Từ năm 2000 đến năm 2004 quy mô vốn của ngành tăng với tốc độ khá cao, trong khoảng 10%-20%/năm, đó là khoảng thời gian ngành tăng cƣờng đầu tƣ vào máy móc, trang thiết bị, tuy nhiên tốc độ tăng quy mô vốn trong khoảng thời gian này vẫn có xu hƣớng giảm dần. Trong những năm tiếp theo, quy mô vốn của ngành tăng chậm và giảm, đặc biệt năm 2008 giảm mạnh (-8,81%). Trong khi đó, quy mô vốn của tổng 6 ngành chỉ giảm vào năm 2006 (-6,17%) và hầu nhƣ không đổi vào năm 2005, còn các năm khác đều tăng hơn 6%.

Quy mô vốn của ngành hóa chất tăng nhanh qua 10 năm, nếu nhƣ năm 2000, quy mô vốn đạt khoảng 3673 tỷ đồng, thì đến năm 2009, quy mô vốn tăng gấp đôi đạt gần 8808 tỷ đồng. Xét về tổng thể toàn ngành, tổng tài sản trong ngành hóa chất trong giai đoạn 2000 – 2004 chiếm khoảng 17% - 18% tổng tài sản của 6 ngành kinh tế, hàng năm đạt từ 3.700 tỷ đồng đến 6000 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2005 - 2009, quy mô vốn của ngành hóa chất tăng lên, chiếm gần 19% - 22% tổng tài sảncủa 6 ngành, hàng năm đạt từ 6400 tỷ đồng đến 8800 tỷ đồng. Từ năm 2000-2009, trung bình một công ty hoạt động trong ngành hóa chất có tổng tài sản từ 5 đến

47

11 tỷ đồng. Quy mô vốn trung bình của từng doanh nghiệp có xu hƣớng giảm dần, đạt mức cao nhất là 11 tỷ trong năm 2000 và thấp nhất là 5 tỷ trong năm 2009. Các công ty hóa chất phải thu hẹp quy mô vốn chủ yếu là do ảnh hƣởng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Tổng vốn trong ngành vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2000 – 2004 chiếm khoảng 23% quy mô vốn của 6 ngành kinh tế, hàng năm đạt từ 5.800 tỷ đồng đến 6.300 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2005 - 2009, quy mô vốn của ngành vật liệu xây dựng có xu hƣớng giảm dần, chỉ còn chiếm khoảng 15% tổng tài sản cố định của 6 ngành, hàng năm chỉ đạt trên dƣới 5.000 tỷ đồng. Quy mô vốn trung bình trên một công ty hoạt động trong ngành vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2000-2009 là rất lớn do tính chất của ngành này đòi hỏi vốn đầu tƣ nhiều. Hàng năm, quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp trong ngành luôn cao hơn quy mô vốn bình quân của toàn bộ 6 ngành kinh tế đang xem xét. Tuy nhiên, quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp lại có xu hƣớng giảm khá mạnh từ năm 2006 đến năm 2009. Năm 2000, trung bình một doanh nghiệp có vốn đạt trên 100 tỷ đồng. Nhƣng đến năm 2009, bình quân một doanh nghiệp có vốn đạt khoảng 20 tỷ đồng. Cuộc khủng hoảng tài chính, bùng nổ bong bóng bất động sản và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2007 đã có ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế các nƣớc, tác động xấu lên nhiều ngành nghề trong đó ngành vật liệu xây dựng là một trong những ngành chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Các loại vật liệu xây dựng đã đầu tƣ và đang đầu tƣ sản xuất có sản lƣợng cao, cung vƣợt cầu nhƣ xi măng, gạch lát, thép… Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập WTO, ngành xây dựng lại bị trực tiếp ảnh hƣởng bởi sự cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu (thép, gạch lát, kính… ). Do đó, kể từ sau năm 2007, để đảm bảo phát triển ổn định trong tƣơng lai, các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng đã lên kế hoạch thu hẹp quy mô sản xuất để giảm bớt lƣợng hàng tồn kho.

Quy mô vốn của ngành điện tử cho thấy có sự tăng lên đều đặn qua các năm từ năm 2000 - 2005, tuy nhiên trong những năm 2005 – 2008 có sự trồi sụt thất thƣờng của vốn đầu tƣ trong ngành này. Nếu so sánh về qui mô trung bình của doanh nghiệp trong 6 ngành thì qui mô của doanh nghiệp trong ngành này mang tính trung bình vì tỷ lệ vốn của ngành so với tổng 6 ngành là khoảng 1/40, cũng tƣơng đƣơng với tỷ lệ số doanh nghiệp của ngành so với 6 ngành. Quy mô vốn của ngành cơ khí cho thấy có sự tăng lên đều đặn qua các năm từ năm 2000 - 2004, tuy nhiên trong những năm 2005 – 2008 có sự trồi sụt thất thƣờng của vốn đầu tƣ trong ngành này. Khi so sánh với qui mô vốn của ngành so với tổng 6 ngành là khoảng 1/5. Tuy nhiên khi xem xét lƣợng vốn tăng lên của năm 2009 so với số lƣợng doanh nghiệp gia tăng trong ngành của cùng năm thì ta có thể kết luận lƣợng doanh nghiệp mới gia nhập trong năm

48

này có qui mô vốn thấp hơn so với trƣớc đó làm cho tổng vốn của ngành tăng lên không tƣơng ứng.

5.2.4 Quy mô lao động

Bảng CHƢƠNG 5-15: Qui mô lao động trong các ngành (1.000 ngƣời)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TP đồ uống 52 55 59 61 68 63 63 65 66 70 Dệt may 128 143 162 191 227 234 250 265 245 244 Hóa chất 41 49 56 61 65 71 74 79 76 84 VLXD 9 12 12 16 18 16 17 18 16 18 Điện tử 5 7 8 9 13 13 15 16 16 18 Cơ khí 42 50 59 69 78 87 91 104 114 118 Tổng 278 314 356 408 469 484 510 548 532 552

Quy mô lao động của ngành thực phẩm-đồ uống chỉ giảm vào năm 2005 (-8.43%), các năm còn lại đều tăng. Trong đó năm 2004 lƣợng lao động tăng nhiều nhất, từ 61 ngàn ngƣời lên 68 ngàn ngƣời, tức tỉ lệ tăng là gần 13%. Trong khoảng 2000-2004, tốc độ tăng bình quân của lƣợng lao động ngành này là 6,98%, còn trong khoảng 2005-2009 là 0,68%. So với tăng trƣởng quy mô lao động của cả 6 ngành thì lao động trong ngành thực phẩm-đồ uống thƣờng tăng ít hơn (tƣơng ứng với hai khoảng thời gian nói trên, tốc độ tăng trƣởng trung bình lƣợng lao động của cả 6 ngành là 13,97% và 3,37%. Tuy nhiên, ta có thể thấy là tốc độ tăng trƣởng lao động của ngành cũng theo cùng xu hƣớng với tổng 6 ngành, khi quy mô lao động tăng chậm hẳn vào khoảng 2005-2009 so với khoảng 2000-2004.Điều này là khá hợp lý khi ngành đã tập trung đầu tƣ mạnh vào vốn trong khoảng 2005-2009.

Quy mô lao động của ngành dệt may luôn lớn hơn quy mô lao động bình quân của 6 ngành trong nghiên cứu, qua 10 năm tỉ lệ này xấp xỉ 2,8, trong đó từ năm 2004-2007, tỉ lệ này luôn lớn hơn 2,9. Xét về tỉ lệ tăng trƣởng lao động trong ngành dệt may, năm 2004 lƣợng lao động tăng nhiều nhất, từ 191 ngàn ngƣời lên 227 ngàn ngƣời, tức tỉ lệ tăng là gần 19%, nhƣng sau đó tỉ lệ tăng trƣởng giảm hẳn, thậm chí âm vào năm 2008 và 2009. Trong khoảng 2000-2004, tốc độ tăng bình quân của lƣợng lao động ngành này là 15,44%, còn trong khoảng 2005-2009 là 1,59%. Tƣơng ứng với hai khoảng thời gian nói trên, tốc độ tăng trƣởng trung bình lƣợng lao động của cả 6 ngành là 13,97% và 3,37%. Tuy nhiên, ta có thể thấy là tốc độ tăng trƣởng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 56)