Đánh giá hiệu quả lựa chọn ngành theo tiêu chí năng suất TFP

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 140)

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp hoặc một ngành công nghiệp, chúng ta có thể sử dụng các tiêu chí nhƣ năng suất TFP, năng suất vốn, năng suất lao động. Trong thực tế, các tiêu chí này thƣờng hay đƣa ra các lựa chọn khác nhau. Ví dụ, có một số ngành kinh tế có năng suất vốn cao, nhƣng lại có năng suất lao động thấp. Những ngành này rõ ràng sẽ đƣợc chọn nếu chỉ dựa trên tiêu chí năng suất vốn, nhƣng có thể sẽ không đƣợc chọn nếu dựa trên tiêu chí năng suất lao động. Ở góc độ vĩ mô, nhà nƣớc cần ƣu tiên những ngành có hiệu quả tổng thể cao, tạo ra nhiều GTGT cho xã hội. Vì vậy, lựa chọn một ngành kinh tế cần đƣợc dựa trên hiệu quả tạo ra GTGT của ngành đó. Trong phần này chúng ta sẽ so sánh hiệu quả chọn ngành theo tiêu chí TFP so với hiệu quả chọn ngành theo các tiêu chí khác.

Vì GTGT có ba yếu tố chủ yếu là lợi nhuận của nhà đầu tƣ, thu nhập ngƣời lao động, và đóng góp cho nhà nƣớc (thuế, phí)8

nên chúng ta sẽ đánh hiệu quả thƣớc đo TFP so với các thƣớc đo thành phần của ba yếu tố này. Cụ thể, hiệu quả nhà đầu tƣ sẽ đƣợc đo bằng ROE và ROA. Hiệu quả đối với ngƣời lao động đƣợc đo bằng thu nhập bình quân của ngƣời lao động. Hiệu quả đóng góp cho nhà nƣớc đƣợc đo bằng khả năng tạo thuế trên một đồng vốn đầu tƣ (thuế/ vốn) và khả năng đóng thuế của một ngƣời lao động (thuế/ lao động).

Phần dƣới đây sẽ trình bày các bƣớc đánh giá hiệu quả của tiêu chí TFP.

Bƣớc 1: tính năng suất TFP trung bình 10 năm của mỗi phân ngành cấp 3. Trong ngắn hạn, năng suất TFP cũng nhƣ các tiêu chí khác đo hiệu quả nhƣ năng suất vốn, năng suất lao động, ROE, thu nhập bình quân,… đều nhạy cảm với thay đổi của chu kỳ kinh tế. Vì vậy chúng ta sử dụng năng suất trung bình trong 10 năm để hạn chế ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, vì ta quan tâm đến chiến lƣợc dài hạn nên cần phải sử dụng năng suất trung bình trong dài hạn.

8 Khấu hao về bản chất là khoản thu hồi vốn bị hao mòn nên theo theo một số tác giả không nên xem khấu hao là một thành phần của GTGT. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn đang được tranh cãi nên trong nghiên cứu này chúng ta vẫn xem khấu hao là một thành tố của GTGT.

128

Bƣớc 2: Xếp 489 ngành công nghiệp cấp 3 (SIC3) theo TFP từ cao đến thấp. Các ngành này đƣợc chia làm 10 nhóm (đƣợc gọi là danh mục). Danh mục 1 (tóp) bao gồm 4 ngành có TFP cao nhất và danh mục 10 ( Đáy) bao gồm 4 ngành có TFP thấp nhất. Các danh mục từ 2 đến 9 đều gồm 5 phân ngành trong từng danh mục.

Bƣớc 3: tính hiệu quả trung bình của từng danh mục theo các tiêu chí khác nhau nhƣ năng suất vốn, năng suất lao động, ROE,… Bảng CHƢƠNG 8-1Bảng CHƢƠNG 8-1

trình bày kết quả phân loại theo tiêu chí TFP. Chi tiết thành phần của các danh mục đƣợc trình bày trong phụ lục 9.

Bảng CHƢƠNG 8-1: Phân loại ngành cấp 3 theo tiêu chí TFP (2000-09)

Ghi chú:_TFP: năng suất TFP, VA/K: năng suất vốn, VA/L: năng suất lao động, PM: Lợi nhuận biên, STA: doanh thu trên Tổng tài sản, ROA: suất sinh lợi trên tài sản, ROE: Suất sinh lợi trên vốn cổ đông, LBQ: logarit của bình quân thu nhập năm, VAG: tốc độ tăng trưởng GTGT giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09, SG: tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09.

Ta thấy khi các danh mục đƣợc xếp theo năng suất TFP giảm dần thì hầu hết các thƣớc đo hiệu quả nhƣ năng suất vốn, năng suất lao động, ROE, ROA, LBQ, Thuế/Vốn (Tax/K), Thuế/Lao động (Tax/L) đều giảm (ngoại trừ một vài danh mục tô mờ). Nói một cách khác,

một phân ngành có TFP lớn sẽ tạo ra hiệu quả cao cho tất cả nhà đầu tƣ, ngƣời lao

động, và nhà nƣớc.

Tƣơng tự nhƣ vậy, ta lập danh mục dựa trên năng suất vốn. Kết quả đƣợc trình bày trong

Bảng CHƢƠNG 8-2Bảng CHƢƠNG 8-2.

9 Tuy có 50 phân ngành cấp 3 trong mẫu thống kê nhưng 2 phân ngành không đủ quan sát nên bị loại.

Danh mục MFP VA/K VA/L ROE ROA LBQ Tax/K Tax/L VA/TA VAG SG

1 (top) 2.79 1.49 214.99 0.23 0.13 54.14 0.22 0.55 0.27 0.06 0.07 2 2.39 0.97 123.01 0.24 0.12 39.14 0.11 0.43 0.32 0.08 0.12 3 1.96 1.12 55.47 0.10 0.05 28.50 0.05 0.10 0.26 0.23 0.21 4 1.83 1.11 47.75 0.10 0.04 26.14 0.03 0.08 0.21 0.23 0.24 5 1.67 0.69 42.15 0.08 0.03 22.54 0.03 0.09 0.17 0.06 0.11 6 1.57 0.63 42.13 0.08 0.04 20.70 0.02 0.07 0.25 0.10 0.15 7 1.50 0.41 32.00 0.07 0.03 21.81 0.02 0.22 0.15 0.06 0.11 8 1.44 0.53 32.05 0.04 0.02 21.31 0.02 0.05 0.16 0.09 0.14 9 1.28 0.43 27.88 0.04 0.02 17.40 0.01 0.05 0.16 0.10 0.10 10 (đáy) 1.03 0.40 25.82 (0.08) (0.01) 15.75 0.01 0.09 0.18 0.30 0.34

129

Bảng CHƢƠNG 8-2: Phân loại ngành cấp 3 theo tiêu chí năng suất vốn (2000-09)

Ghi chú:_TFP: năng suất TFP, VA/K: năng suất vốn, VA/L: năng suất lao động, PM: Lợi nhuận biên, STA: doanh thu trên Tổng tài sản, ROA: suất sinh lợi trên tài sản, ROE: Suất sinh lợi trên vốn cổ đông, LBQ: logarit của bình quân thu nhập năm, VAG: tốc độ tăng trưởng GTGT giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09, SG: tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa 2 giai đoạn 2000-04 2005-09.Error! Not a valid link.

Ta thấy, khi năng suất vốn tăng dần, hiệu quả theo nhiều tiêu chí khác nhƣ TFP, năng suất lao động, ROE, ROA, LBQ, thuế không nhất thiết tăng. Điều này phản ánh rằng năng suất vốn không phải là một tiêu chí hiệu quả để phân loại các nhóm ngành.

Khi phân loại theo tiêu chí năng suất lao động (VA/L), ta cũng thấy một số bất cập tƣơng tự nhƣ khi phân loại theo năng suất vốn. Ví dụ, khi năng suất lao động tăng, năng suất vốn không tăng, ROE của danh mục 6 (10%) lớn gấp đôi ROE của danh mục 5 (5%). Nhƣ vậy, so với năng suất TFP thì năng suất lao động không phải là một tiêu chí hiệu quả để phân loại ngành.

Khi phân loại theo tiêu chí hiệu quả trên đồng vốn của nhà đầu tƣ (ROE) (xem Bảng

CHƢƠNG 8-4Bảng CHƢƠNG 8-4), ta cũng thấy có khá nhiều bất cập ở năng suất TFP,

năng suất vốn, năng suất lao động, thu nhập ngƣời lao động và thuế. Ví dụ, khi ROE của danh mục giảm thì năng suất vốn, thu nhập ngƣời lao động, … ở một số danh mục lại tăng lên. Nhƣ vậy, so với năng suất TFP thì ROE không phải là một tiêu chí hiệu quả để phân loại ngành.

Danh mục MFP VA/K VA/L ROE ROA LBQ Tax/K Tax/L VA/TA VAG SG

1 (top) 2.35 1.94 88.09 0.13 0.08 33.62 0.16 0.27 0.31 0.27 0.20 2 2.26 1.35 74.50 0.18 0.08 33.44 0.11 0.22 0.30 0.11 0.15 3 1.86 0.98 51.59 0.09 0.03 30.51 0.06 0.12 0.23 0.17 0.20 4 2.08 0.73 148.78 0.17 0.09 39.33 0.06 0.32 0.24 0.10 0.15 5 1.59 0.65 40.27 0.12 0.06 19.19 0.02 0.08 0.20 0.06 0.11 6 1.83 0.61 75.06 0.12 0.06 25.76 0.05 0.23 0.21 0.13 0.15 7 1.49 0.56 35.76 0.06 0.03 20.41 0.03 0.09 0.17 0.10 0.10 8 1.37 0.43 32.86 0.04 0.02 19.11 0.01 0.06 0.17 0.19 0.21 9 1.20 0.38 35.09 (0.05) (0.00) 21.29 0.01 0.06 0.14 0.14 0.21 10 (đáy) 1.41 0.23 38.41 0.05 0.02 21.90 0.01 0.26 0.15 0.05 0.07

130

Bảng CHƢƠNG 8-3: Phân loại ngành cấp 3 theo tiêu chí năng suất lao động (2000-09)

Ghi chú:_TFP: năng suất TFP, VA/K: năng suất vốn, VA/L: năng suất lao động, PM: Lợi nhuận biên, STA: doanh thu trên Tổng tài sản, ROA: suất sinh lợi trên tài sản, ROE: Suất sinh lợi trên vốn cổ đông, LBQ: logarit của bình quân thu nhập năm, VAG: tốc độ tăng trưởng GTGT giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09, SG: tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa 2 giai đoạn 2000-04 2005-09.Error! Not a valid link.

Bảng CHƢƠNG 8-4: Phân loại ngành cấp 3 theo tiêu chí ROE (2000-09)

Ghi chú:_TFP: năng suất TFP, VA/K: năng suất vốn, VA/L: năng suất lao động, PM: Lợi nhuận biên, STA: doanh thu trên Tổng tài sản, ROA: suất sinh lợi trên tài sản, ROE: Suất sinh lợi trên vốn cổ đông, LBQ: logarit của bình quân thu nhập năm, VAG: tốc độ tăng trưởng GTGT giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09, SG: tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09.

Khi phân loại theo tiêu chí thu nhập ngƣời lao động (xem Bảng CHƢƠNG 8-5Bảng

CHƢƠNG 8-5), ta thấy dù thu nhập ngƣời lao động tƣơng quan cao với năng suất TFP nhƣng

lại không tƣơng quan cao với hầu hết các tiêu chí khác.. Ví dụ, khi thu nhập trung bình của ngƣời lao động giảm, ROE của 5 danh mục 2, 5-7, và 10 đều tăng. Nhƣ vậy, so với năng suất

Danh mục MFP VA/K VA/L ROE ROA LBQ Tax/K Tax/L VA/TA VAG SG

1 (top) 2.68 0.97 246.72 0.26 0.15 54.55 0.15 0.68 0.30 0.08 0.11 2 2.27 1.09 103.28 0.18 0.08 35.70 0.14 0.30 0.20 0.12 0.15 3 2.03 0.91 69.93 0.15 0.08 33.71 0.07 0.14 0.26 0.08 0.11 4 1.74 0.60 51.49 0.09 0.04 24.73 0.03 0.10 0.15 0.08 0.09 5 1.48 0.64 40.42 0.05 0.03 23.22 0.03 0.12 0.18 0.19 0.25 6 1.61 0.70 36.94 0.10 0.03 21.00 0.03 0.08 0.18 0.09 0.14 7 1.48 0.55 32.72 0.07 0.03 19.94 0.02 0.06 0.19 0.12 0.16 8 1.54 1.00 27.48 0.04 0.01 20.33 0.02 0.04 0.19 0.21 0.19 9 1.41 0.79 24.64 0.04 0.02 16.84 0.02 0.05 0.22 0.16 0.20 10 (đáy) 1.23 0.48 13.52 (0.06) (0.00) 17.94 0.01 0.20 0.28 0.17 0.16

Danh mục MFP VA/K VA/L ROE ROA LBQ Tax/K Tax/L VA/TA VAG SG

1 (top) 2.64 1.27 149.73 0.30 0.16 39.28 0.19 0.56 0.32 0.07 0.09 2 2.38 1.16 148.90 0.20 0.10 45.63 0.12 0.28 0.28 0.05 0.07 3 1.94 0.82 76.50 0.14 0.07 27.36 0.06 0.23 0.23 0.10 0.12 4 1.82 0.69 57.38 0.11 0.05 26.55 0.04 0.12 0.19 0.17 0.19 5 1.51 0.60 33.78 0.09 0.04 19.21 0.03 0.08 0.20 0.12 0.16 6 1.53 0.55 26.85 0.06 0.03 21.77 0.02 0.20 0.18 0.11 0.15 7 1.48 0.47 51.12 0.05 0.02 25.91 0.02 0.08 0.15 0.03 0.11 8 1.59 1.03 27.63 0.03 0.01 20.43 0.03 0.05 0.24 0.18 0.16 9 1.46 0.78 29.54 0.02 0.01 19.44 0.02 0.06 0.17 0.23 0.23 10 (đáy) 1.09 0.40 29.54 (0.09) (0.01) 19.65 0.01 0.07 0.17 0.25 0.30

131

TFP thì thu nhập trung bình của ngƣời lao động không phải là một tiêu chí hiệu quả để phân loại ngành.

Bảng CHƢƠNG 8-5: Phân loại ngành cấp 3 theo tiêu chí thu nhập bình quân của ngƣời lao động (2000-09)

Ghi chú:_TFP: năng suất TFP, VA/K: năng suất vốn, VA/L: năng suất lao động, PM: Lợi nhuận biên, STA: doanh thu trên Tổng tài sản, ROA: suất sinh lợi trên tài sản, ROE: Suất sinh lợi trên vốn cổ đông, LBQ: logarit của bình quân thu nhập năm, VAG: tốc độ tăng trưởng GTGT giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09, SG: tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa 2 giai đoạn 2000-04 và 2005-09.

Nói tóm lại, theo các phân tích ở trên, tiêu chí năng suất TFP giúp phân loại hiệu quả các ngành tốt hơn các tiêu chí khác.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)