Khi phân tích xây dựng chiến lƣợc phát triển một ngành công nghiệp chúng ta cần phải xác định giới hạn của ngành đó. Nếu giới hạn rộng (sử dụng phân ngành cấp 1) thì mức độ tổng quan lớn, nhƣng mức độ chính xácthƣờng bị kém vì có thể có nhiều khác biệt lớn giữa các phân ngành trong cùng một ngành rộng. Ngƣợc lại, khi đi sâu vào một phân ngành hẹp thì đặc trƣng của ngành sẽ thể hiện rõ hơn, nhƣng có thể thiếu dữ liệu để phân tích đánh giá. Chúng ta cần phải lựa chọn cấp độ phân tích ngành phù hợp, đảm bảo dữ liệu phân tích và mức độ đặc trƣng của ngành không bị ảnh hƣởng. Để xác định cấp độ ngành tối ƣu khi phân tích chiến lƣợc, chúng ta cần phải tìm hiểu ảnh hƣởng của việc phân tích ngành hẹp đến dữ liệu có trong từng ngành. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu mức độ đồng nhất về hiệu quả năng suất TFP trong từng cấp ngành khác nhau.
Về mặt lý thuyết, số lƣợng công ty trong khảo sát thống kê càng nhiều thì số thống kê của ngành càng gần với thực tế. Tuy ta không có thông tin chính xác về số công ty trong từng ngành, nhƣng nếu số công ty quá ít (nhỏ hơn 5 hoặc 10) thì đó là dấu hiệu của thiếu dữ liệu trong ngành đó. Bảng CHƢƠNG 8-10Bảng CHƢƠNG 8-10 mô tả tỷ lệ số ngành có tổng số công ty ít hơn 5 hoặc 10 trong giai đoạn 2000-09. Ở ngành cấp 3, có 25% tổng số ngành (12 ngành trên tổng số 48 ngành cấp 3) có số công ty ít hơn 5 trong năm 2000. Tỷ lệ này giảm xuống còn 4% trong 3 năm cuối. Tỷ lệ tƣơng ứng của ngành cấp 5 lần lƣợt là 50%, 23%- 15%. Tỷ lệ này tăng đáng kể khi ngƣỡng số công ty đƣợc nâng từ 5 lên 10. Điều này cho thấy nếu ta phân tích ngành ở cấp 5 thì dữ liệu thống kê trong từng ngành có thể không đủ tính đại diện.
136
Qua khảo sát sơ bộ dữ liệu, chúng tôi phát hiện một số ngành có năng suất TFP cao nhƣng lại chứa đựng các phân ngành có TFP thấp, và ngƣợc lại, một số ngành có TFP thấp nhƣng lại có các phân ngành TFP cao. Nhƣ vậy kết luận chung dựa trên phân tích một ngành rộng có thể lại không phù hợp đối với một số phân ngành hẹp của nó. Hình 8.1 bên dƣới cho thấy ngành Thực phẩm đồ uống và Điện tử là hai ngành hiệu quả nhất vì có giá trị TFP trung bình cao nhất. Tuy nhiên, giá trị trung bình TFP của ngành Điện tử cao chủ yếu là nhờ TFP của phân ngành 264 “Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng” rất lớn (khoảng 2,68), vƣợt trội hơn hẳn so với tất cả các phân ngành cấp 3 khác. Trong khi đó, tất cả các phân ngành cấp 3 còn lại đều có giá trị TFP thấp hơn 1,7.
Ngành Thực phẩm đồ uống cũng có giá trị TFP bình quân cao nhất trong 6 ngành công nghiệp đang xem xét của TPHCM. Tuy nhiên nếu phân tích sâu hơn phân ngành cấp 3 thì phân ngành 105 “Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa” có giá trị TFP vƣợt trội hơn hẳn đạt khoảng 2,98, kế đến là phân ngành 110 “Sản xuất đồ uống” với TFP = 2,47 và 120 “Sản xuất thuốc lá” với TFP = 2,68. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 A. Ngành cấp 3 Tổng số ngành cấp 3 48 48 48 48 48 48 48 48 48 48 Số ngành có it hơn 5 doanh nghiệp 12 10 9 7 10 6 4 2 2 2 % Số ngành có it hơn 5 doanh nghiệp 25% 21% 19% 15% 21% 13% 8% 4% 4% 4% Số ngành có it hơn 10 doanh nghiệp 21 20 16 15 13 12 12 12 8 5 % Số ngành có it hơn 10 doanh nghiệp 44% 42% 33% 31% 27% 25% 25% 25% 17% 10% B. Ngành cấp 5 Tổng số ngành cấp 5 124 124 124 124 124 124 124 124 124 124 Số ngành có it hơn 5 doanh nghiệp 62 51 46 40 39 35 33 29 26 19 % Số ngành có it hơn 5 doanh nghiệp 50% 41% 37% 32% 31% 28% 27% 23% 21% 15% Số ngành có it hơn 10 doanh nghiệp 90 86 76 70 68 65 58 49 47 33 % Số ngành có it hơn 10 doanh nghiệp 73% 69% 61% 56% 55% 52% 47% 40% 38% 27%
137
Hình CHƢƠNG 8-2: Năng suất TFP của các ngành cấp 3 thuộc sáu ngành công nghiệp, 2000-09
Nếu dựa vào tiêu chí TFP trung bình của ngành cấp 1 (ngành rộng) để quyết định chọn ƣu tiên phát triển ngành thì sẽ dẫn đến việc phát triển dàn trải, thiếu tập trung và gây lãng phí vì sẽ phải đầu tƣ vào cả những phân ngành hẹp kém hiệu quả. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả và xây dựng chiến lƣợc ngành không nên chỉ dựa trên ngành cấp 1. Chúng tôi đề xuất nên phân tích đánh giá hiệu quả ngành cấp 3 thì mới đảm bảo kết quả tin cậy.
Tóm lại, dựa trên kết quả phân tích ở chƣơng này, chúng ta có các kết luận sau đây:
Có nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả của ngành nhƣ nhƣ năng suất vốn, năng suất lao động, suất sinh lợi ROE, ROA, thu nhập bình quân của ngành,.. Mỗi tiêu chí này phản ảnh hiệu quả ở một góc độ khác nhau. Ví dụ, năng suất vốn đo hiệu quả sử dụng vốn trong việc tạo ra GTGT, nhƣng lại không tính đến hiệu quả sử dụng lao động. Suất sinh lợi ROE đo hiệu quả đối với chủ đầu tƣ, nhƣng không tính tới lợi ích cho ngƣời lao động, và đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc.
Tiêu chí năng suất TFP giúp lựa chọn ngành có hiệu quả tổng hợp cao cho các đối tƣợng khác nhau nhƣ nhà đầu tƣ, ngƣời lao động, và nhà nƣớc. Các ngành có năng suất TFP cao thì cũng mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tƣ, nhiều lợi ích cho ngƣời lao động và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nƣớc. Trong khi đó, nếu lựa chọn
138
ngành theo các tiêu chí khác (không phải TFP) thì có thể hiệu quả ở phƣơng diện này, nhƣng lại kém ở phƣơng diện khác.
Năng suất TFP không có tƣơng quan với tốc độ tăng trƣởng của ngành. Các ngành có năng suất cao không tăng trƣởng cao hơn các ngành có năng suất thấp. Nhà nƣớc cần phải đƣa ra các giải pháp để khuyến khích tăng trƣởng ở những ngành có năng suất cao.
Việc thực hiện phân tích ngành và xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành nên thực hiện ở ngành cấp 3 để đảm bảo đặc trƣng của ngành và hạn chế việc thiếu dữ liệu.
Từ các kết quả trên, chúng tôi đề nghị việc lựa chọn các ngành kinh tế trọng điểm cần phải dựa trên khung phân tích năng suất TFP kết hợp với phân tích tăng trƣởng ở ngành cấp 3. Trong chƣơng sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả phân tích cụ thể dựa trên khung phân tích này.
139
140
Chƣơng này tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chung cho các ngành công nghiệp. Những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn cùng với hƣớng nghiên cứu tiếp theo cũng đƣợc trình bày.
KẾT LUẬN
Quyết định số 53/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thƣơng về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm 2020 đã nêu rõ cần tập trung đầu tƣ áp dụng công nghệ cao vào một số ngành công nghiệp ƣu tiên, mũi nhọn và có vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Đó phải là các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và có xu hƣớng phát triển mạnh trong tƣơng lai. Bộ Công thƣơng đã chỉ ra sáu ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm: (1) điện tử tin học, (2) cơ khí, (3) luyện kim, (4) hóa chất, (5) chế biến thực phẩm và (6) năng lƣợng. Tƣơng tự, Quyết định số 164/2006/QĐ- UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định một trong những nhiệm vụ của Thành phố là phải thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hƣớng ƣu tiên phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật có năng suất lao động, giá trị gia tăng cao và có lợi thế cạnh tranh, cụ thể là bốn ngành công nghiệp sau đây: (1) cơ khí, (2) điện tử - công nghệ thông tin, (3) hóa chất và (4) chế biến tinh lƣơng thực thực phẩm.
Trƣớc đây cũng đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả các ngành công nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, các nghiên cứu này phần lớn dựa trên khảo sát ý kiến chủ quan của chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp... Một số nghiên cứu khác chỉ tập trung vào doanh thu, lợi nhuận của ngành. Tuy đã có một vài nghiên cứu tính toán năng suất TFP nhƣng đều dừng ở qui mô ít công ty. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan và toàn diện hiệu quả của 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, nghiên cứu này còn đánh giá thêm 2 ngành công nghiệp khác là Dệt may và Vật liệu xây dựng (VLXD) để tạo ra cơ sở so sánh với 4 ngành công nghiệp trọng điểm.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 6 ngành công nghiệp và từng phân ngành trực thuộc bằng cách sử dụng bộ dữ liệu do Cục Thống kê TP.HCM cung cấp, bao gồm báo cáo thống kê của 15.261 công ty hoạt động trong 6 ngành công nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 10 năm 2000-2009.
141
Nghiên cứu này đã góp phần trả lời một số câu hỏi quan trọng trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển ngành. Sau đây là một số tóm tắt cho các câu hỏi quan trọng trong nghiên cứu.
1. Làm thế nào để đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng dữ liệu thống kê?
Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào phân tích dữ liệu từ khảo sát ở các doanh nghiệp do Cục Thống kê TP.HCM thực hiện. Vì đây là dữ liệu khảo sát trên phạm vi toàn thành phố nên không thể tránh đƣợc sai sót dữ liệu. Để tăng độ tin cậy của nghien cứu, chúng tôi đã sàng lọc loại bỏ các quan sát không hợp lệ hoặc có giá trị cực biên. Kết quả là mẫu nghiên cứu hợp lệ chỉ còn 69% số quan sát trong mẫu dữ liệu thô. Tuy nhiên, tổng giá trị doanh thu, vốn, số lao động và GTGT của các công ty trong mẫu hợp lệ chiếm 92 – 98% tổng giá trị tƣơng ứng trong mẫu dữ liệu thô. Các tỷ lệ các quan sát bị loại trong từng ngành là không khác biệt đáng kể. Nên có thể kết luận là việc sàng lọc dữ liệu góp phần giảm nhiễu nhƣng lại không thay thay đổi đáng kể các đặc trƣng quan trọng của mẫu nhƣ doanh thu, vốn, lao động, và GTGT. Kết quả nghiên cứu này có thể đƣợc mở rộng cho mẫu tổng thể.
Nghiên cứu này đã tính toán năng suất vốn, năng suất lao động và năng suất TFP của từng ngành, phân ngành thuộc 6 ngành công nghiệp trong giai đoạn 10 năm (2000 -2009). Các giá trị vốn và GTGT trong thƣớc đo năng suất đều đã đƣợc hiệu chỉnh cho ảnh hƣởng của lạm phát. Tất cả giá trị gia tăng và giá vốn tài sản cố định đều đƣợc qui về mức giá ngày 1/1/2000.
2. Hiệu quả năng suất lao động và năng suất vốn của 6 ngành công nghiệp nhƣ thế
nào?
Hình 1 mô tả năng suất lao động và năng suất vốn trung bình trong giai đoạn 2000 - 2009. Diện tích hình tròn thể hiện qui mô GTGT trung bình của ngành. Trục tung và trục hoành cắt nhau tại mức năng suất lao động bình quân và năng suất vốn bình quân của sáu ngành. Các ngành có năng suất vốn cao là Điện tử, Thực phẩm Đồ uống (TPĐU) và Dệt may. Một trăm đồng vốn đầu tƣ vào các ngành này tạo ra GTGT từ 71 - 88 đồng/năm, so với bình quân của tổng sáu ngành là 58 đồng/năm. Ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) có năng suất vốn thấp nhất, tỷ lệ GTGT/vốn chỉ là 22%, thấp hơn rất nhiều năng suất vốn của 5 ngành còn lại. Mặc dù qui mô GTGT của VLXD chỉ chiếm khoảng 7% tổng GTGT của sáu ngành nhƣng vì qui mô đầu tƣ vốn lớn nên ảnh hƣởng đáng kể đến năng suất vốn bình quân của sáu ngành.
142
Hình 31: Năng suất lao động và năng suất vốn trung bình trong giai đoạn 2000 – 2009 (tính theo giá 1/1/2000)
Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả lao động thì ngành VLXD có năng suất lao động cao nhất, bình quân mỗi năm một lao động tạo ra GTGT 85 triệu đồng. Các ngành có năng suất lao động cao là Thực phẩm đồ uống (74 triệu đồng/ngƣời lao động), Điện tử (62 triệu đồng/ngƣời lao động), và Hóa chất (59 triệu đồng/ngƣời lao động). Dệt may là ngành có năng suất lao động thấp nhất (21 triệu đồng/ngƣời lao động) vì ngành này sử dụng nhiều lao động. Xét về từng khía cạnh, thì ngành VLXD hiệu quả nhất về năng suất lao động nhƣng lại kém hiệu quả nhất về năng suất vốn, trong khi ngành Dệt may tƣơng đối hiệu quả về mặt vốn đầu tƣ nhƣng lại rất kém hiệu quả về mặt sử dụng lao động. Các ngành Thực phẩm đồ uống, Điện tử, và Hóa chất nói chung có hiệu quả vốn và lao động tƣơng đối tốt. Nhƣ vậy, ta thấy rằng việc so sánh hiệu quả giữa các ngành chỉ dựa trên năng suất vốn hay năng suất lao động sẽ cho kết quả không chính xác. Năng suất vốn và năng suất lao động chỉ phản ảnh một khía cạnh hiệu quả của ngành, nhƣng không giúp chúng ta đánh giá hiệu quả toàn diện. Để đánh giá hiệu quả toàn diện chúng ta cần phải cân nhắc cả hiệu quả vốn và hiệu quả lao động cùng lúc.
3. Nên lựa chọn tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả kinh tế ngành?
1-Thực phẩm đồ uống 2-Dệt may 3-Hóa chất 4-VLXD 5-Điện tử 6-Cơ Khí 6 NGÀNH 0.15 0.25 0.35 0.45 0.55 0.65 0.75 0.85 0.95 1.05 15 25 35 45 55 65 75 85 95 Năng suất của vốn ($ GTGT/$ vốn) Năng suất lao động (Triệu ĐVN/lao động)
143
Có nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả của ngành nhƣ nhƣ năng suất vốn, năng suất lao động, suất sinh lợi ROE, ROA, thu nhập bình quân của ngành,.. Mỗi tiêu chí này phản ảnh hiệu quả ở một góc độ khác nhau. Ví dụ, năng suất vốn đo hiệu quả sử dụng vốn trong việc tạo ra GTGT, nhƣng lại không tính đến hiệu quả sử dụng lao động. Suất sinh lợi ROE đo hiệu quả đối với chủ đầu tƣ, nhƣng không tính tới lợi ích cho ngƣời lao động, và đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc.
So với các tiêu chí đánh giá hiệu quả phổ biến ở Việt nam hiện nay nhƣ năng suất vốn, năng suất lao động (NSLĐ), suất sinh lợi trên vốn (ROE), suất sinh lợi trên tài sản (ROA), thu nhập bình quân ngƣời lao động, tỷ lệ đóng góp thuế trên vốn hoặc trên đầu ngƣời lao động thì chỉ tiêu năng suất tổng hợp TFP theo GTGT giúp đánh giá hiệu quả ngành một cách toàn diện nhất vì nó bao gồm quyền lợi của doanh nghiệp, ngƣời lao động và chính phủ. Trong khi đó, nếu lựa chọn ngành theo các tiêu chí khác (không phải TFP) thì có thể hiệu quả ở phƣơng diện này, nhƣng lại kém ở phƣơng diện khác. Nghiên cứu này đã chứng minh tính hiệu quả của tiêu chí năng suất TFP so với các tiêu chí đo hiệu quả khác (xem bảng 8.1, trang 146). Đây là lý do chúng tôi đề xuất sử dụng năng suất tổng hợp (TFP) để đánh giá hiệu quả ngành.
4. Hiệu quả năng suất tổng hợp của 6 ngành công nghiệp nhƣ thế nào?
Năng suất tổng hợp TFP hay còn đƣợc gọi là MFP (Multi Factor Productivity) là phần giá trị tăng thêm của đầu ra (ví dụ: GTGT) sau khi đã trừ đi các yếu tố đầu vào tăng thêm (ví dụ: vốn hay lao động tăng thêm). Năng suất TFP của một ngành sẽ bị ảnh hƣởng nhiều nếu ngành đó sử dụng vốn hoặc lao động một cách kém hiệu quả. Năng suất TFP phản ánh ảnh hƣởng của tất các các yếu tố ngoài vốn và lao động đến tăng trƣởng của GTGT. Nhƣ vậy, bên cạnh các yếu tố cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý còn có những yếu tố khác nhƣ phản ứng chậm đối với biến động của môi trƣờng kinh doanh có thể ảnh hƣởng đến năng suất TFP.