Các nƣớc phát triển trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về năng suất cũng nhƣ các phƣơng pháp đo lƣờng nó từ rất lâu. Khái niệm năng suất đã ra đời từ hơn hai thế kỷ trƣớc, do Quesnay sử dụng vào năm 1766 (Tangen, 2005). Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoan đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố đƣợc coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, ngƣời ta thƣờng hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác nhƣ vốn, năng lƣợng và nguyên vật liệu cũng đƣợc xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong nhiều năm đã đƣa ra quan điểm tiến bộ hơn về năng suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lƣợng, thông tin và thời gian chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động. Nhƣng nếu chỉ dừng ở quan điểm nhƣ vậy thì năng suất chỉ xét đến các yếu tố đầu vào mà chƣa đề cập đến giá trị đầu ra. Mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ hiện nay. Vì năng suất là một quan điểm nên mỗi ngƣời sẽ có nhiều cách hiểu về nó khác nhau tùy thuộc vào những khía cạnh mà họ nhìn nhận và quan tâm đến.
Khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới
Định nghĩa năng suất theo đúng bản chất đƣợc hiểu một cách đơn giản là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào đƣợc sử dụng để hình thành đầu ra đó. Năng suất liên quan đến hiệu quả sản xuất ở đầu ra (nhà máy, công ty, hay ngành công nghiệp,...) so với những đầu vào
1
14
thích hợp (nhân công, vốn,... ) để hình thành đầu ra đó (Apostolides, 2008). Nhƣ vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới hai khía cạnh: đầu vào và đầu ra. Đầu ra, chẳng hạn nhƣ số lƣợng xe hơi đƣợc sản xuất bởi một nhà máy trong một năm, hay lƣợng hành khách chuyên chở của một công ty hàng không trong năm... Đầu vào đƣợc sử dụng để tạo thành đầu ra cho nhà máy ô tô hay công ty hàng không là: nhân công, vốn (máy móc sử dụng trong sản xuất,...), đất đai (để làm nơi sản xuất...), và các đầu vào trung gian (nhƣ mua nguyên vật liệu và năng lƣợng...).
Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phƣơng thức để tối đa hóa đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra đƣợc diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế - xã hội. Đầu ra thƣờng đƣợc gọi với những cụm từ nhƣ tập hợp các kết quả. Đối với doanh nghiệp, đầu ra đƣợc tính bằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lƣợng hàng hóa tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô, thƣờng sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu vào trong khái niệm này đƣợc tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra nhƣ lao động, nguyên vật liệu, vốn, máy móc thiết bị, năng lƣợng, kỹ năng quản lý2. Nhƣ vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới hai khía cạnh, khía cạnh đầu vào và đầu ra. Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Khía cạnh đầu ra thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, những cách tiếp cận mới gần đây nhấn mạnh hơn vào khía cạnh đầu ra của năng suất để đáp ứng đƣợc với những thách thức mới của môi trƣờng cạnh tranh và những mong đợi của xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, năng suất đƣợc gắn chặt với các hoạt động kinh tế, đó là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lƣợng đầu vào hạn chế. Cải tiến năng suất cho phép tăng trƣởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội. Đối với các doanh nghiệp, tăng năng suất làm tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện tốt hơn. Năng suất còn đƣợc hiểu là một tƣ duy hƣớng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể. Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vƣơn tới sự tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Điều này có thể thực hiện đƣợc nhờ vào các nỗ lực cá nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật và các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo cũng nhƣ việc quản lý công việc tốt hơn,
2
15
phƣơng pháp làm việc tốt hơn, giảm thiểu chi phí, giao hàng đúng hạn, hệ thống và công nghệ tốt hơn để đạt đƣợc sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng cao, thị phần lớn hơn và mức sống cao hơn.
Tăng trƣởng năng suất tạo cơ sở cho những tiến bộ trong thu nhập và phúc lợi xã hội. Tăng trƣởng năng suất thấp sẽ giới hạn tốc độ tăng của thu nhập cũng nhƣ tăng khả năng xung đột của những nhu cầu liên quan đến phân phối thu nhập. Đo đạc tăng trƣởng năng suất, do đó, tạo thành những chỉ báo kinh tế quan trọng.
Có nhiều cách đo đạc tăng trƣởng năng suất khác nhau, việc chọn lựa cách tính nào phụ thuộc vào mục đích của việc đo đạc năng suất, và trong nhiều trƣờng hợp, việc lựa chọn chủ yếu phụ thuộc vào loại dữ liệu mà ta thu thập đƣợc. Nhìn chung, đo đạc năng suất có thể đƣợc chia làm 2 loại:
(1): đo đạc năng suất đơn nhân tố (tính năng suất dựa trên một yếu tố đầu vào).
(2): đo đạc năng suất đa nhân tố (tính năng suất tổng hợp dựa trên nhiều yếu tố đầu vào). Một cách phân biệt khác, liên quan đến đo đạc năng suất theo mức độ ngành hay công ty, đó là tính tổng sản lƣợng (gross output) từ một hoặc nhiều đầu vào hay sử dụng khái niệm giá trị gia tăng (value-added) để theo dõi sự biến động đầu ra. Sau đây là bảng liệt kê một số cách tính năng suất dựa trên hai tiêu chuẩn này:
Bảng CHƢƠNG 2-1: Tổng quan một số cách tính năng suất phổ biến.
Yếu tố đầu ra
Yếu tố đầu vào
Lao động Vốn Lao động và
vốn
Lao động, vốn và các yếu tố đầu vào trung gian (năng lƣợng, nguyên vật liệu, dịch vụ …)
Tổng sản lƣợng
Năng suất lao động (Labor productivity) Năng suất vốn (Capital Productivity) Năng suất vốn – lao động (capital – labor TFP)
Năng suất vốn – lao động – năng lƣợng – nguyên vật liệu (capital – labor – energy – materials TFP hay viết tắt là KLEMS TFP)
Giá trị GT
Năng suất lao
động Năng suất vốn Năng suất vốn – lao động Cách tính năng suất dựa trên
một yếu tố đầu vào
Cách tính năng suất đa nhân tố dựa trên nhiều yếu tố đầu vào
16