Một số cách tính năng suất phổ biến

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 29)

2.3.1 Năng suất lao động

Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lƣợng giá trị sử dụng (hay lƣợng giá trị) đƣợc tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lƣợng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phƣơng thức sản xuất. Năng suất lao động đƣợc quyết định bởi nhiều nhân tố, nhƣ trình độ thành thạo của ngƣời lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tƣ liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

Năng suất lao động theo khái niệm của OECD3 là tỷ lệ giữa lƣợng đầu ra trên đầu vào, trong đó, đầu ra đƣợc tính bằng GDP (Gross Domestic Products) hoặc GVA (Gross Value Added), đầu vào thƣờng đƣợc tính bằng giờ công lao động, lực lƣợng lao động và số lƣợng lao động đang làm việc.

Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, đặc trƣng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Đó là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lƣợng lao động – yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay.

Năng suất lao động đƣợc tính dựa trên số lƣợng lao động sẽ đƣợc tính nhƣ sau:

Năng suất lao động = (3.1)

Tỷ số này cao chỉ ra năng suất lao động cao, thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hay tạo ra của cải vật chất. Tỷ số thấp nghĩa là các quá trình làm việc không thuận lợi nhƣ: lãng phí thời gian, sử dụng nhân lực không hiệu quả, chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao, …

Năng suất lao động là một trong những phƣơng pháp đo năng suất phổ biến nhất vì cách này tính toán không phức tạp. Ở cấp độ doanh nghiệp, năng suất lao động cho biết tổng sản lƣợng

3

OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development), trong cuốn sách “Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành - 2002” .

17

tạo ra trên một nhân công lao động. Ở cấp độ quốc gia, năng suất lao động thể hiện tổng thu nhập tạo ra bởi một ngƣời lao động (Lieberman & Kang, 2008). Tuy nhiên, năng suất lao động chỉ phần nào thể hiện năng suất của riêng ngƣời lao động, mà bỏ qua các yếu tố đầu vào quan trọng khác.

2.3.2 Năng suất vốn

Năng suất vốn thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn trong việc tạo ra giá trị gia tăng. Công thức tính năng suất vốn nhƣ sau:

Năng suất vốn = =

FA VA

(3.2)

Trong đó VA là Giá trị gia tăng và FA là giá trị tài sản cố định. Năng suất vốn thể hiện một đồng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định sẽ có khả năng đem lại bao nhiêu giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình. Về cơ bản, tỷ số này càng cao thì phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Để có đƣợc giá trị cao sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

Đầu tƣ đúng hƣớng: sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

Chất lƣợng sản phẩm đảm bảo, quan tâm đến sự phát triển và đổi mới từ đó, dẫn đến duy trì và phát triển đƣợc khách hàng, có khả năng tiêu thụ cao.

Sử dụng lao động có tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ, thiết bị, đảm bảo đƣợc quá trình sản xuất ổn định, tránh đƣợc lãng phí, khai thác đƣợc tài sản một cách ổn định và lâu dài.

Bố trí sản xuất phù hợp, sản xuất có kế hoạch, kiểm soát chặt quá trình, đảm bảo khai thác đƣợc tối đa năng lực của thiết bị.

2.3.3 Năng suất đa nhân tố (TFP)

Cả năng suất lao động và năng suất sử dụng vốn chỉ dựa trên một yếu tố đầu vào duy nhất là lao động hoặc là vốn. Việc so sánh dựa trên năng suất lao động hay năng suất vốn chỉ có ý nghĩa khi giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi. Trong thực tế, hai năng suất này không độc lập với nhau. Ví dụ, một công ty đầu tƣ vốn nhiều hơn thì thƣờng có năng suất lao động cao hơn. Ngƣợc lại, một dây chuyền hay nhà máy sử dụng nhiều lao động hơn thì thƣờng năng suất vốn cũng tăng lên. Để đánh giá mức độ tƣơng tác của hai năng suất này, chúng ta có thể vẽ chúng trên cùng một đồ thị (xem hình 1):

18

Hình CHƢƠNG 2-1: Đồ thị Năng suất Vốn và Lao động (VKL)

Hình CHƢƠNG 2-1Hình 2-1 mô tả năng suất tƣơng đối của 3 công nghệ khác nhau: công

nghệ A có năng suất vốn cao, công nghệ B có năng suất lao động cao và công nghệ C có năng suất vốn và lao động đều thấp. Nhƣ vậy, công nghệ A sẽ hiệu quả hơn C về mặt vốn, và B hiệu quả hơn C về mặt sử dụng lao động. Đồ thị Năng suất Vốn và Lao động (gọi tắt là VKL) chỉ rõ là cả công nghệ A và B đều hiệu quả hơn công nghệ C, nhƣng không giúp chúng ta lựa chọn giữa A và B vì mỗi công nghệ đều có những ƣu khuyết điểm riêng.

Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần phải đánh đổi một cách tối ƣu giữa năng suất vốn và năng suất lao động.

Giả sử nền kinh tế chỉ có 2 thành phần đầu vào là lao động (nhân công) và vốn (máy móc), và sản lƣợng đầu ra đƣợc quyết định bởi một sự phối hợp giữa các yếu tố đầu theo mô hình Cobb-Douglas nhƣ sau:

Q = A*Kβ*Lα (3.5) Trong đó:

Q: Đầu ra (đo bằng giá trị gia tăng). A: Hệ số Năng suất K: Vốn (Tài sản cố định ròng) L: nhân công A B C

Năng suất Vốn (VA/K)

19 α, β: hệ số đóng góp của lao động và vốn.

Chúng ta sẽ phối hợp sử dụng vốn và lao động sao cho tổng chi phí vốn và lao động thấp nhất. Giả sử w là đơn giá lƣơng của ngƣời lao động và r là chi phí sử dụng vốn. Tổng chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra để tạo ra đƣợc Q sản phẩm là:

TC L K

Tổng lợi nhuận tạo ra (π) là chênh lệch giữa giá trị của Q sản phẩm và tổng chi phí đầu vào TC, có thể đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

L K L K

Điều kiện để tối thiểu hóa chi phí là: 1 0 L K L 1 0 L K K

Từ 2 điều kiện trên, dễ dàng ta nhận đƣợc điều kiện tối ƣu nhƣ sau:

L K

Nếu α + β=1 (không có lợi thế theo qui mô) thì ta có:

L K L K GTGT Tong Luong Tong K L L _ _ 1

Nếu nguồn lực vốn K và lao động L đƣợc phân bổ tối ƣu trong nền kinh tế thì hệ số alpha (đóng góp của lao động) chính là tỷ lệ của tổng lƣơng trên tổng giá trị gia tăng. Đây là một giả định thƣờng gặp trong các nghiên cứu liên quan đến TFP (xem Liberman và Kang, 2008).

20

Trong trƣờng hợp hàm sản xuất không thay đổi theo qui mô (α + β =1), hàm sản xuất (3.5) có thể biểu diễn nhƣ sau:

Q = AK1-αLα (3.6) Lấy logarit cả hai vế của phƣơng trình 3.6 ta đƣợc:

lnQt= lnAt + (1-α)*lnKt + α*lnLt (3.7) lnAt = lnQt - (1-α)*lnKt - α*lnLt (3.8a)

Vế phải của phƣơng trình 3.8a so sánh sự tăng trƣởng yếu tố đầu ra (lnQt) với sự tăng trƣởng của các yếu tố đầu vào (lnKt và lnLt). Trong kinh tế học, vế phải của 3.8 thƣờng đƣợc gọi là năng suất đa nhân tố (Multi Factor Productivity, MFP) hoặc cũng có khi đƣợc gọi là năng suất tổng hợp (Total Factor Productivity, TFP). Trong nghiên cứu này chúng tôi thống nhất gọi là TFP:

TFPt = lnQt - (1-α)*lnKt - α*lnLt (3.8b) Nếu lùi lại một thời đoạn, phƣơng trình (3.8b) trở thành:

TFPt-1 = lnQt-1 - (1-α)*lnKt-1 - α*lnLt-1 (3.9) Trừ cả hai vế của (3.8) cho hai vế tƣơng ứng của (3.9), ta có:

TFPt - TFPt-1 = [lnQt - lnQt-1] - (1-α)*[lnKt - lnKt-1 ] - α*[lnLt - lnLt-1 ]

∆TFPt = ln(Qt /Qt-1) - (1-α)*ln(Kt/Kt-1)- α*ln(Lt /Lt-1) (3.10)

Vế phải của phƣơng trình 3.10 đƣợc gọi là tốc độ tăng trƣởng của năng suất đa nhân tố (ký hiệu ∆TFPt ). Lƣu ý là các thành phần ln(Qt /Qt-1), ln(Kt/Kt-1) và ln(Lt /Lt-1) lần lƣợt là phần trăm tăng trƣởng của đầu ra Q, đầu vào của vốn K và lao động L.

Năng suất đa nhân tố phản ánh hiệu quả tổng hợp của các yếu tố đầu vào hữu hình nhƣ nhƣ lao động, vốn, nguyên vật liệu trung gian và cả những yếu tố vô hình nhƣ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, công nghệ lên việc tăng tổng sản lƣợng trong quá trình sản xuất. Năng suất đa nhân tố sẽ cho ta cái nhìn tổng thể về việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để có thể tạo ra một lƣợng giá trị đầu ra cao. Đây là một công cụ quan trọng để đánh giá sự cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế, từ đó có thể giúp chúng ta xác định các ngành kinh tế cạnh tranh cao để phân bổ nguồn lực kinh tế xã hội hiệu quả hơn. Trong bài

21

toán so sánh công nghệ A và B ở trên, nếu ta so sánh năng suất TFP của công nghệ A với năng suất TFP của công nghệ B thì ta có thể xác định đƣợc công nghệ nào có hiệu quả tổng hợp cao hơn. Đây là ƣu điểm của năng suất TFP so với các năng suất thành phần.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)